TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Phầm 2 : PHÁ ĐẾN ĐI

PHÁ ĐẾN ĐI không phải là phủ định cái ĐẾN và ĐI đó, mà là phá đi sự CHẤP THỦ ở mỗi người, cho cái ĐẾN và ĐI đang thấy đây là thật, là có tự tánh.


Vì sao nói "phá đi sự chấp thủ" là phá đi quan niệm "cho pháp có tự tánh"?

Vì sự chấp thủ chỉ xảy ra khi ta thấy các pháp là thực (có tự tánh). Nếu thấy rõ các pháp không thực thì không có sự chấp thủ. Vì thế sự chấp thủ xuất hiện là dấu hiệu cho thấy ta đang gắn tánh cho pháp. Nhưng vạn pháp ở thế gian không pháp nào có tánh ... Ngoại tánh phi tánh! ;)

Tuy nói ĐI và ĐẾN, nhưng là muốn nói đến sự VẬN HÀNH DỊCH CHUYỂN của vạn pháp. Đây là một trong các duyên góp phần củng cố thêm cho quan niệm vạn pháp là thực có, khiến ta càng dễ tham đắm các pháp. Vì vậy mà PHÁ.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Đã đi không có đi
Chưa đi không có đi
Lìa đã đi chưa đi
Đang đi không có đi

ĐÃ ĐI là biểu hiện cho hành động đi xảy ra trong quá khứ.
CHƯA ĐI là biểu hiện cho hành động đi xảy ra trong tương lai.

QUÁ KHỨ qua rồi không còn nữa, nên nói KHÔNG CÓ ĐI.
TƯƠNG LAI chưa đến nên nói KHÔNG CÓ ĐI.

Chỉ còn HIỆN TẠI, là cái trước mắt, cái đang là. Nhưng Tổ cũng nói KHÔNG CÓ ĐI.

Nếu ngay đây liền nhận, thấy tất cả vạn pháp tuy đi mà không có đi, thì không có gì để bàn nữa. Như ngài Hám Sơn khi còn trẻ, đọc được một bài kệ trong Triệu Luận, khởi nghi tình với nghĩa BẤT CHUYỂN trong nhiều năm. Đến khi khắc lại luận đó, đọc lại bài kệ, hoát nhiên đại ngộ, đứng lên lễ Phật thì thấy thân mình không có tướng lễ lạy hay đứng lên. Nhìn trời thấy gió thổi lá rơi mà lá không có tướng nào động. Tiêu tiểu nhưng không thấy có tướng nước động. Mới nhủ với mình rằng "Nêu chỉ dùng cái tri thức đây để hiểu, mà không phải là chân tham ngộ thì không thể không khỏi nghi ..." và nhắn với mọi người rằng "Động tịnh đến cùng cực không dễ gì nói cho người khác tin. Những lời nói ấy (chỉ cho bài kệ của Triệu Luận) chỉ cốt người lìa ngôn nhận ý, không chấp theo ngôn từ mà đánh mất ý chỉ".

THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG, tức thứ gì là thực tướng thì nó không phải là tướng mà mình có thể thấy được (sở thấy), cũng không phải là chủ thể (năng thấy), dù nó không lìa hai thứ đó. Vì thế TƯỚNG TỊNH mà ngài Hám Sơn miêu tả cho ta thấy trên, chỉ là tướng tịnh DUYÊN KHỞI với tướng động mà thôi. Cái duyên khởi đó nói lên mặt không tánh của vạn pháp.

Đây, Tổ cũng dựa vào mặt DUYÊN KHỞI mà giải thích, nhưng là phần duyên khởi thô hơn, để giải thích vì sao nói ĐANG ĐI KHÔNG CÓ ĐI : Vì nó không LÌA ĐÃ ĐI CHƯA ĐI. Nói ĐANG là vì có ĐÃ và CHƯA. Như nói HIỆN TẠI là do có QUÁ KHỨ và VỊ LAI. Nếu không có quá khứ và vị lai thì không nói hiện tại.

DUYÊN KHỞI thì như Baby đã nói : Duyên sinh - không -> duy tâm.

Mọi thứ là đơn giản nếu như ta dã có một quá khứ tu tập sâu dày. Chỉ cần nghe một câu là như bị "kiên cắn". Bung tất cả mọi thứ, đủ niềm tin bằng chính cái thấy của mình. Nhưng vì quá khứ tu tập của mình chưa được sâu dày lắm, thành nói tới đó, mình chẳng ngộ được gì. Chỉ sinh lòng nghi, khởi liền trong đầu ý tưởng :

Chỗ động ắt có đi
Trong ấy có đang đi
Không đã đi chưa đi
Nhưng đang đi có đi

Ừ nói cái chưa đi và sẽ đi không có thì được. Chứ cái đang đi, nó đang tiếp diễn hoạt động như thế mà nói không có thì đúng là ... phản khoa học. Nói kiểu đó ai mà tin.
Đại khái là vậy

Vì không tin thành mới có vấn đề để bàn tiếp. Cũng là đi vòng vòng, lôi cho thiên hạ tập trung vào kinh luận, cho đỡ bớt những thứ phiền toái khác : ăn uống, ngủ nghỉ, yêu thương, giận hờn ... Những thứ không phải như NGỘ (chỉ hiện ra một lần), mà có thể hiện ra vô số vô số lần, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và bất cứ ở tuổi nào v.v... Mô Phật! Chỉ cần đủ nhân đủ duyên là nó phát sinh, bất kể đối tượng.

Cũng may là mọi thứ đều do duyên sinh. Duyên sinh thì không tánh. Không tánh thì "Niệm trước mê là chúng sinh. Niệm sau giác là Phật".


Giác giác mê mê
Lúc tỉnh lúc mê
Cứ thế mà bệnh
Con mắt lõm sau :roll:
Tội! :((


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Làm sao nơi đang đi
Mà lại có pháp đi
Nếu lìa khỏi pháp đi
Đang đi không thể đươc

Đây là phần phản bác quan niệm cho ĐANG ĐI LÀ CÓ ĐI vừa nói trên.

Khi nói ĐANG ĐI LÀ CÓ ĐI, là muốn nhấn mạnh cái ĐANG ĐI là CÓ chứ không phải không. Khi ta thấy CÓ, tức ta đã gắn tánh cho cái ĐANG ĐI đó. Luận chủ sẽ phân tích để thấy bản thân cái ĐANG ĐI đó là pháp Nhân Duyên. Là nhân duyên thì vô sanh. Vô sanh là sanh mà không có tánh sanh
(Đã chứng minh ở phẩm Phá Nhân Duyên).

LÀM SAO NÓI ĐANG ĐI MÀ LẠI CÓ PHÁP ĐI : Ý cũng chỉ như câu ĐANG ĐI LÀ CÓ ĐI.

PHÁP ĐI cùng nghĩa với chữ ĐI sau, là chỉ cho SỰ KIỆN ĐI hay HÀNH ĐỘNG ĐI.

Khi sự kiện đó gắn liền với các từ ĐÃ, CHƯA hay ĐANG, thì ta hình dung được thời gian mà sự kiện ấy xảy ra.

Như vậy ĐANG ĐI không phải là SỰ KIỆN ĐI, nhưng không có SỰ KIỆN ĐI thì ĐANG ĐI không thể có. Chúng không phải một nhưng không phải khác. Vì thế có hai câu sau : NẾU LÌA PHÁP ĐI RA, ĐANG ĐI KHÔNG THỂ ĐƯỢC. Nghĩa là không có PHÁP ĐI, thì cũng không có cái ĐANG ĐI.

Nếu nói đang đi đi
Người ấy chắc có lầm
Lìa đi có đang đi
Đang đi đi một mình

Nói ĐANG ĐI ĐI, nghĩa của nó cũng là nói ĐANG ĐI CÓ ĐI, ĐANG ĐI CÓ SỰ KIỆN ĐI v.v... Chỉ là muốn nhấn mạnh cái ĐANG ĐI là CÓ. Nếu ĐANG ĐI là có thì ĐANG ĐI là pháp có tự tánh. Có tự tánh tức không nhờ duyên mà tồn tại. Nghĩa là không cần đến cái duyên SỰ KIỆN ĐI mà ĐANG ĐI vẫn có, nên nói LÌA ĐI CÓ ĐANG ĐI, ĐANG ĐI ĐI MỘT MÌNH.

Nhưng ĐANG ĐI có đi một mình được không? Trên đã luận cho thấy, hai pháp đó không thể lìa nhau mà có. Phải có SỰ KIỆN ĐI thì mới có ĐANG ĐI. (Không và thời gian không thể tách lìa nhau). Vì thế ai đang thấy ĐANG ĐI CÓ ĐI là người đó đang lầm.

Ngài Hám Sơn có thể thấy được cả hai mặt ĐỘNG TINH duyên khởi cùng lúc của vạn pháp. Thì biết, một khi mình chỉ thấy được mặt ĐỘNG hay TỊNH của vạn pháp thì cũng có nghĩa mình vẫn còn bị nghiệp thức phàm phu chi phối. Nói dễ hiểu một chút là ta vẫn còn bị vô minh chi phối. Nếu ngay cái ĐỘNG đó mà quán chúng không tánh để ly dần, là bước đầu học tập trí tuệ của bậc thánh.
kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Phần tiếp đây, luận để thấy sự bất hợp lý khi ta gắn tánh cho pháp.

Nếu nói đang đi đi
Thì có hai thứ đi
Một là cái đang đi
hai là đi đang đi

Trên đã luận để thấy ĐANG ĐI nếu có, thì luôn phải có cái duyên là SỰ KIỆN ĐI (pháp đi) đi kèm. Không có SỰ KIỆN ĐI thì không có ĐANG ĐI. Có ĐANG ĐI là lập tức có SỰ KIỆN ĐI đi kèm.

Khi cho ĐANG ĐI là có, tức có tự tánh, thì ĐANG ĐI không còn là pháp duyên khởi với SỰ KIỆN ĐI, mà phải độc lập với SỰ KIỆN ĐI.
(Đây là một trong ba tính chất của pháp có tự tánh : duy nhất, độc lập và thường trụ). Đó là lý do vì sao nói : Khi nói ĐANG ĐI là có đi, thì có hai thứ đi. Một cái là ĐANG ĐI. Hai là SỰ KIỆN ĐI đang đi.

Nếu có hai thứ đi như vậy thì phải có hai chủ thể. Đây là điều hiển nhiên. Nên có 4 câu kệ tiếp là :

Nếu có hai sự đi
Thì có hai người đi
Vì lìa người đi ra
Sự đi không thể được

Tóm lại : CHƯA ĐI và ĐÃ ĐI nói không đã đành, mà ngay cả cái ĐANG ĐI, là thứ ta thấy diễn ra trước mắt, cũng không nốt. KHÔNG nói đây là không tánh.
kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Trên đã luận giải để thấy ĐANG ĐI không tánh.
Sau là luận để thấy NGƯỜI ĐI cũng không tánh.

Nếu lìa khỏi người đi
Pháp đi không thể được
Vì không có pháp đi
Sao có được người đi

Đây là nêu lên mặt NHÂN DUYÊN giữa NGƯỜI ĐI và HÀNH ĐỘNG ĐI
(pháp đi, sự kiện đi). Không có chủ thể thì không có hành động đi. Ngược lại không có hành động đi thì cũng không có người đi. Bởi nếu không có hành động đi, như chỉ có hành động ngồi hay nằm, thì lúc đó phải nói là người ngồi hay người nằm, không thể gọi là người đi.

Người đi thì không đi
Người không đi không đi
Lìa người đi, không đi
Không người đi thứ ba

Với nghiệp thức phàm phu hiện nay của ta, ta chỉ thấy có hai trường hợp xảy ra : Hoặc là có người đi, hoặc là không người đi. Nên nói KHÔNG NGƯỜI ĐI THỨ BA.

- Với NGƯỜI ĐI, trên đã nói không đi. Nên nói NGƯỜI ĐI THÌ KHÔNG ĐI.

- Với NGƯỜI KHÔNG ĐI, là không có HÀNH ĐỘNG ĐI, thì đương nhiên không có người đi. Nên nói NGƯỜI KHÔNG ĐI KHÔNG ĐI.

Trong mọi trường hợp, có hành động đi hay không có hành động đi, đều không tìm thấy người đi. Nói cách khác, NGƯỜI ĐI không có tự tánh, chỉ là pháp duyên hợp. Chỉ là vọng thấy chứ không có chất thật.

Nếu nói người đi đi
Làm sao có nghĩa này
Nếu lìa pháp đi ra
Người đi không thể có

Nêu lại mặt NHÂN DUYÊN giữa NGƯỜI ĐI và PHÁP ĐI : "Nếu lìa pháp đi ra, người đi không thể có". Là pháp NHÂN DUYÊN thì NGƯỜI ĐI không có tự tánh, vì thế không thể nói NGƯỜI ĐI ĐI.
( NGƯỜI ĐI ĐI đồng nghĩa với NGƯỜI ĐI CÓ ĐI, tức cho người đi là có, là thật, là có tự tánh).

Nếu người đi có đi
Thì có hai sự đi
Một là người đi đi
Hai là cái đi đi

Phần lý luận này tương tự như phần nói về cái ĐANG ĐI trên : NGƯỜI ĐI có là nhờ có HÀNH ĐỘNG ĐI. Không có HÀNH ĐỘNG ĐI thì không có NGƯỜI ĐI. Có NGƯỜI ĐI là có HÀNH ĐỘNG ĐI.

Khi cho người đi là thật có, thì vô tình ta đã tách HÀNH ĐỘNG ĐI độc lập khỏi NGƯỜI ĐI. Thế là thành hai cái đi : Một là NGƯỜI ĐI. Hai là HÀNH ĐỘNG ĐI. Hai cái đi đó độc lập với nhau, thì không có HÀNH ĐỘNG ĐI, NGƯỜI ĐI vẫn tồn tại. Đây là điều không thể có, nên có 4 câu kệ sau :

Nếu nói người đi đi
Người ấy chắc có lầm
Lìa đi có người đi
Nói người đi có đi.

Khi nào không có SỰ KIỆN ĐI mà NGƯỜI ĐI vẫn có, thì hãy nên nói NGƯỜI ĐI CÓ ĐI. Còn không có SỰ KIỆN ĐI, người đi không có, thì chúng là pháp Nhân duyên, không phải pháp có tự tánh. Không tự tánh mà ta cứ thấy chúng là thật, là ta đang gắn tánh cho chúng. Đó là ... NGƯỜI ẤY CHẰC CÓ LẦM

kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Trên, luận để thấy ĐANG ĐI và NGƯỜI ĐI không có tự tánh.
Đây, luận để thấy không có thời điểm khởi đầu và chấm dứt.

Với một hoạt động, mà trong đó người đi, đang đi cũng như sự chấm dứt và khởi đầu đều không, thì không thể nói hành động đó CÓ. Đây là điều mà phẩm PHÁ ĐẾN ĐI muốn nói.

tangbong KHÔNG CÓ THỜI ĐIỂM KHỞI ĐẦU

Đã đi không xuất phát
Chưa đi không xuất phát
Đang đi không xuất phát
Xuất phát vào lúc nào

Một hành động muốn CÓ thì phải tìm thấy chỗ khởi đầu. XUẤT PHÁT là chỉ cho lúc khởi đầu đó. Trong cả ba thời quá khứ vị lai và hiện tại đều không tìm thấy lúc khởi đầu này. Vì sao?

Chưa phát không đang đi
Cũng không có đã đi
Cả hai nên xuất phát
Chưa đi sao xuất phát

Không có lúc khởi đầu thì không có đang đi. Nhưng ngay khi ĐANG ĐI thì cũng không tìm thấy lúc khởi đầu.

ĐÃ ĐI thì hành động đã qua, cũng không tìm thấy lúc khởi đầu.

CHƯA ĐI thì viêc chưa tới, nên cũng không có lúc khởi đầu.

Thành tổng kết như sau :

Không đã đi chưa đi
Cũng là không đang đi
Tất cả không xuất phát
Vì sao lại phân biệt?

VÌ SAO LẠI PHÂN BIỆT, là nhắc chúng ta không nên vì những thứ không có chất thật đó mà sinh tâm phân biệt.TÂM PHÂN BIỆT, chính là TRÍ TƯỚNG, tướng đầu trong lục thô của luận Đại Thừa Khởi Tín. Nó là nền tảng để PHIỀN NÃO CHƯỚNG sinh khởi. Cái phân biệt dễ nhận thấy nhất là TA và NGƯỜI. Từ chỗ phân biệt này, mà sinh đủ thứ dây mơ rễ má ...

Phân biệt thô hơn là thấy tà - chánh, đúng - sai, xấu đẹp v.v... Vì thế muốn đạt đến chỗ tột cùng, ta phải có một khoảng thời gian "Ngu ngu ngơ ngơ ..." để phá cho được trí phân biệt này. Nói "khoảng thời gian", là để hiểu đó chỉ là một giai đoạn trong việc tu hành. Nó có thể là vài kiếp, có thể là một a tăng kỳ kiếp v.v...

tangbong KHÔNG CÓ THỜI ĐIỂM CHẤM DỨT

Người đi thì không đứng
Người không đi không đứng
Lìa người đi không đi
Người thứ ba nào đứng?

ĐỨNG đây là đứng lại, dừng lại. Chỉ cho việc chấm dứt của một hành động.

Không đi thì không có dừng lại. Vậy sự việc dừng lại chỉ xảy ra khi có đang đi.
Nhưng ĐANG ĐI thì đâu có dừng, nên cũng không có SỰ DỪNG với người đang đi.

Ngoài hai trường hợp đó, không có trường hợp nào khác để tìm thấy CÓ DỪNG.

Người đi nếu là đứng
Làm sao có nghĩa này
Nếu lìa sự kiện đi
Người đi không thể có.

Đây là giải thích vì sao nói NGƯỜI ĐANG ĐI thì không có đứng. Bởi không có HÀNH ĐỘNG ĐI thì không gọi là ĐANG ĐI. Không có ĐANG ĐI thì không có việc DỪNG LẠI.

Đã, chưa đi không đứng
Đang đi cũng không đứng
Mọi biến hành đình chỉ
Đều đồng với nghĩa đi

Đây là tổng kết, trong cả ba thời không tìm thấy ĐIỂM CHẤM DỨT.

Phần luận lý về cái ĐI và ĐẾN này, Tổ sư chỉ là mượn ngôn từ luận giải để nói lên chỗ thực chứng của chư vị về những thứ mình gọi là CÓ. Không phải chỉ là dựa vào những ngôn từ luận giải đó mà có phân kết quả này.

Với con mắt bình thường hiện nay của mình cũng như người xưa, ta luôn thấy có sự khởi đầu và chấm dứt ở một biến hành. Thấy như vậy nhưng để xác minh chính xác một sự khởi đầu hay chấm dứt, mà ta gọi là CÓ, thì không bao giờ xác minh được. Mọi thứ đều lệ thuộc vào duyên như vị trí của chủ thể quan sát v.v... Nghĩa là, nó chỉ mang tính tướng đối, không mang tinh phổ quát, để có thể nói là CÓ. Ngành vật lý hiện đại ngày nay đã thấy rõ điều này. kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Pháp đi là người đi
Việc ấy là không đúng
Pháp đi khác người đi
Việc ấy cũng không đúng

Nếu nói nơi pháp đi
Đó chính là người đi
Tác giả và tác nghiệp
Việc ấy ắt là một

Đi người đi là hai
Nếu một khác được thành
Hai món đều không thành
Làm sao lại có thành?

MỘT : Chỉ cho hai hay nhiều pháp có thể đồng nhất về mọi mặt.
KHÁC : Chỉ cho hai hay nhiều pháp tách biệt độc lập với nhau.

Với NGƯƠI ĐI và PHÁP ĐI (sự kiện đi) thì NGƯỜI ĐI rõ ràng không phải là PHÁP ĐI. Nên nói KHÔNG MỘT. Nhưng hai pháp đó tách riêng cũng không được, nên nói KHÔNG KHÁC.

Đoạn hai là luận để thấy NGƯỜI ĐI và PHÁP ĐI không phải MỘT.
Đoạn ba là luận để thấy NGƯỜI ĐI và PHÁP ĐI không phải KHÁC.

Theo cách giải của người xưa thì phần này luận để phá thuyết KẾT HỢP. Thuyết này nói như vầy : các pháp đều có tự tánh nhưng vẫn hòa hợp với nhau thành một pháp mới. Như NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI, tuy là hai thực thể, nhưng vẫn có thể kết hợp với nhau. Vì thế NGƯỜI ĐI vẫn là pháp có tự tánh, là thực không phải huyễn.

Đây phân tích để thấy chúng không thể là các thực thể để gọi là kết hợp.

HỎI : Phá thuyết kết hợp cũng chỉ là phá NGƯỜI ĐI, trên đã phá sao giờ còn lập lại.

ĐÁP : Khi nhìn một NGƯỜI ĐANG ĐI, ta cho rằng có một thực thể đang hoạt động. Qua những lý luận ở các phần trên, Luận chủ cho thấy, đó chỉ là pháp nhân duyên. NGƯỜI ĐI nhân nơi SỰ KIỆN ĐI mà lập. Chúng là pháp duyên khởi. Duyên khởi thì không tánh. Vì thế NGƯỜI ĐI không thể là một thực thể.

Đến đây thuyết Kết Hợp mới xuất hiện. Người hỏi không thể phản bác kết luận trên, nhưng để "Cứu vãn tình thế" mới nói đến chuyện kết hợp. Tức dùng pháp KẾT HỢP thay cho pháp DUYÊN SANH
(duyên sanh cùng nghĩa với duyên khởi . Đừng cho duyên sanh khác duyên khởi nghe. Sanh hay khởi gì cũng là sanh khởi mà thôi.Có người thấy khác rồi, thành chỗ này mới ghi chú ... hơi kỹ)

HỎI : Vì sao không kết hợp giữa NGƯỜI và SỰ KIỆN ĐI mà lại kết hợp giữa NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI, để rồi viện vào đó mà cho nó không một không khác?

ĐÁP : Muốn kết hợp hai pháp thì hai pháp đó phải CÓ rồi mới nói đến THUYẾT KẾT HỢP. NGƯỜI ĐI chỉ có khi đã có HÀNH ĐỘNG ĐI. Ngược lại, phải có HÀNH ĐỘNG ĐI mới có NGƯỜI ĐI. Chính vì thế phải kết hợp giữa NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI chứ không thể kết hợp giữa NGƯỜI và SỰ KIỆN ĐI được. Chính vì cái lắc léo này mà luận chủ nêu bày chúng là MỘT hay là KHÁC?
sâm sét quá ngừng nghe. Cháy máy một lần rồi!


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Trên đã luận để cho thấy người đi, đang đi, thời điểm khởi đầu, thời điểm chám dứt, và thuyết kếp hợp (biện cho vấn đề có tự tánh) đều không có tự tánh. Dưới, HIỂN BÀY THỰC TƯỚNG (thực tánh) của vạn pháp. Nói thực tánh hay thực tướng đều cùng nghĩa. Là chỉ cho "bản chất thật" của vạn pháp. Bởi tánh tướng không hai. Nhận ra, thì tánh tướng không hai, nói thực tướng thực tánh gì cũng xong. Chưa nhận ra mà chỉ thấy tướng rồi cho tướng đó là thực thì không xong.

Nhân đi biết người đi
Không thể dùng đi khác
Trước không có pháp đi
Nên không người đi đi

Đây gặp lại khái niệm NGƯỜI ĐI ĐI (Người đi có đi), chỉ cho người đi có tự tánh.

Có tự tánh thì NGƯỜI ĐI độc lập với SỰ KIỆN ĐI.

Độc lập thì nó có thể có trước, có đồng thời hoặc có sau NGƯỜI ĐI. ĐIỀU NÀY KHÔNG THỂ XẢY RA. Vì không có NGƯỜI ĐI, thì không có HÀNH ĐỘNG ĐI. Đó là ý nghĩa của hai câu sau : Trước không có pháp đi, nên không có người đi. Hành dộng đi không thể có trước, tức nó không độc lập với người đi. Chỉ là pháp duyên khởi : Nhân đi biết người đi, không thể dùng đi khác. Duyên khởi thì không tánh.

Nhân đi biết người đi
Không thể dùng đi khác
Vì trong một người đi
không có hai pháp đi

Đây là nương vào phần lý luận NGƯỜI ĐI và ĐANG ĐI trên, để hiển mặt DUYÊN KHỞI của NGƯỜI ĐI và PHÁP ĐI. Duyên khởi thì không có tự tánh, tức không thực có.

Người đi quyết định có
Không thể dùng ba đi
Người đi quyết định không
Cũng không dùng ba đi

Sự đi định không định
Người đi Không dùng ba
Nên sự đi người đi
Chỗ đi đến đều không

Dịch sát quá nên thành BA ĐI.

BA ĐI là chỉ cho ba cái đi xảy ra ở 3 thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Đây luận chủ dùng các từ ĐANG ĐI, ĐÃ ĐI và CHƯA ĐI để diễn tả về chúng.

QUYẾT ĐỊNH CÓ là muốn nói có tự tánh. Nếu người đi có tự tánh thì NGƯỜI ĐI và SỰ KIỆN ĐI không phải là pháp nhân duyên, nên nói không dùng ba sự đi.

Vì thế khi ta thấy có người đi, có lúc khởi đầu, có sự chấm dứt của một hành động như hiện nay thì biết tất cả đều không có tự tánh. Cái gọi là CÓ đó không thực. Chư vị dùng GIẤC MỘNG, thành CÀN THÁT BÀ, hoặc TRĂNG DƯỜI NƯỚC v.v... để chỉ cho các việc đó.

tangbong Nói chung, thứ gì có biến dịch thứ đó không có tự tánh.

Tướng thế gian vô thường - tức không thường hằng - vì nó luôn biến dịch. Chính vì biến dịch mới có tướng thế gian. Luận Đại Thừa Khởi Tín nói, bất giác tâm động mà có 9 tướng bất giác. Tường bất giác thứ ba (Cảnh giới tướng) chính là tướng cảnh giới thế gian.

SỰ ĐI ĐỊNH KHÔNG ĐỊNH là muốn nói dù sự kiện đi có tự tánh hay không có tự tánh, thì rốt cuộc rồi ... đều do TÂM BẤT GIÁC VỌNG HIỆN, như ngủ rồi mộng mà thấy đi đây đi kia, còn thực ra vẫn nằm trên giường.
Cái này ví dụ để tạm hiểu cái gọi là CHỖ ĐI ĐẾN ĐỀU KHÔNG. Còn cái thân nằm trên giường đó cũng là sản phẩm của vô minh mà thôi.


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

tangbong tangbong tangbong tangbong
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
baby
Bài viết: 60
Ngày: 01/01/08 05:20

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi baby »

Gửi bằng hữu Chanhientam,
Máy tui đã bị hư (không sửa được luôn vì quá già yếu), nên không thể tiếp tục tham gia diễn đàn và đọc Trung Quán Luận của HT pót nữa. Hẹn dịp khác vậy, mong HT thông cảm.
Đang tìm người để xin tiền mua máy mới :D


Rời bỏ miền quê đến thị thành
Nào đâu phải phụ cái xuân xanh
Bớt màu phàm tục thêm màu đạo
Mở cửa từ bi sáng cửa tình
Niệm Phật, trì kinh đền chín chữ
Tâm thanh, chiền vắng đáp ba sinh
Đời nay phụ nữ còn như thế
Ai người quân tử gắng xem kinh!
Tác giả: anvui
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN luận giải (2)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

./..,., Chỉ vì một cái máy già nua mà đành đoạn ... bỏ tui :(( :(( :((
Hic ... hic ... Thầy Nhuận Trượng hic ... hic ... bị mất luôn cái máy mà hic... hic ... đâu có zậy chớ!

:(( :(( :((

Niệm trước mê hic... hic... hic ... là chúng sanh.

Hic ... hic.. niệm sau hic ... giác hic... là Phật.


Đã khóc không có khóc
Chưa khóc không có khóc
Lìa đã khóc, chưa khóc
Đang khóc cũng không khóc

:shock:


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách