Hư không, không dấu chân,

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Kinh Tiểu Không (tiếp theo)

Bản Việt ngữ: http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ung121.htm
Bản Anh ngữ: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka ... .than.html

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

121. Kinh Tiểu không (The Lesser Discourse on Emptiness)
(Cùlasunnata sutta)


-Lâm tưởng:

Ví như lâu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội, và chỉ có một cái không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên chúng Tỷ-kheo; cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhơn tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên lâm tưởng. Tâm của vị ấy được thích thú hân hoan, an trú, hướng đến lâm tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên thôn tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có thôn tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có nhân tưởng". Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên lâm tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Như vậy, này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.


-Perception of wilderness:

Just as this palace of Migara's mother is empty of elephants, cattle, & mares, empty of gold & silver, empty of assemblies of women & men, and there is only this non-emptiness — the singleness based on the community of monks; even so, Ananda, a monk — not attending to the perception of village, not attending to the perception of human being — attends to the singleness based on the perception of wilderness. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, & indulges in its perception of wilderness.

"He discerns that 'Whatever disturbances that would exist based on the perception of village are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of human being are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the perception of wilderness.' He discerns that 'This mode of perception is empty of the perception of village. This mode of perception is empty of the perception of human being. There is only this non-emptiness: the singleness based on the perception of wilderness.' Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: 'There is this.' And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, & pure.


Đức Thế tôn giảng tiếp:

Ví dụ: Lâu đài Lộc Mẫu nơi Đức Thế Tôn và Ngài A nan Đa đang ở đây không có thú vật, người ta, hay vàng bạc . Do đó người tu (vị tỳ kheo) không nghĩ đến thú, người hay vàng bạc , nhưng lại nghĩ đến núi rừng (nơi lâu đài Lộc -- Nai -- Mẫu tọa lạc) đang trú ngụ . Trong trường hợp này, người tu (hay thiền sinh cũng vậy) bị lâm tưởng (wildness) không cho tâm thanh tịnh . Người tu nhận biết rõ ràng sự hiện diện của lâm tưởng, và sự vắng mặt của người (nhân tưởng), làng xóm (thôn tưởng).

Tương tự như vậy, từng đoạn trong bài Kinh dạy về:

-Địa tưởng (The Perception of Earth)
-Không vô biên xứ tưởng (The Perception of The Infinitude of Space)
-Thức vô biên xứ tưởng (The Perception of The Infinitude of Consciousness)
-Vô sở hữu xứ tưởng (The Perception of Nothingness)
-Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng (The Perception of Neither Perception nor Non-Perception)
-Vô tướng tâm định (Theme-Less Concentration)


Và cuối cùng:

-Giải Thoát (Release)

Cái gì không có mặt, vị ấy xem cái ấy là không có. Cái gì hiện hữu, vị ấy biết hiện hữu . Có sao thấy vậy . See things as they are .

----------------------------------------------------------------

Bài Kinh này có vài điểm đáng chú ý:

1/ Vị tỳ kheo (hay thiền sinh) hành Thiền Vắng Lặng (hay Thiền Chỉ) và chứng đắc các tầng thiền Sắc Giới và Vô Sắc Giới:

-Không vô biên xứ tưởng (The Perception of The Infinitude of Space)
-Thức vô biên xứ tưởng (The Perception of The Infinitude of Consciousness)
-Vô sở hữu xứ tưởng (The Perception of Nothingness)
-Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng (The Perception of Neither Perception nor Non-Perception)
-Vô tướng tâm định (Theme-Less Concentration)

Và sau cùng là vị tỳ kheo đạt giải thoát .

2/ Vị tỳ kheo (thiền sinh) đi từ môi trường xung quanh (lâm tưởng) và từ từ lên đến Định (vô tướng tâm định) rồi đạt quả cao nhất là Giải thoát .

3/ Dù ở trình độ nào chăng nữa , quan trọng vẫn là : Có gì biết nấy . See things as they are .

4/ Dù ở trình độ nào trong Thiền Sắc Giới và Thiền Vô Sắc Giới, Tưởng Uẩn (lâm tưởng, địa tưởng, ... ) luôn luôn hoạt động .

Như vậy, cho dù trong cuộc sống chúng ta nhìn mọi sự như ảo ảnh, như ánh chớp, đó cũng chỉ là hoạt động nhớ lại (Tưởng) do đọc sách hoặc do nghe giảng mà thôi .

5/ Thiền Định (Thiền Chỉ) của Phật giáo rất quan trọng . Tuy rằng chỉ Thiền Quán (Thiền Tứ Niệm Xứ) mới cho Đạo Quả , nhưng chúng ta không thể coi thường Thiền Chỉ .

Danh và sắc là pháp cần phải biến tri,
Vô minh và ái là pháp cần phải đoạn trừ,
Minh và giải thoát là pháp cần phải được chứng ngộ,
Chỉ và quán là hai pháp cần phải được tu tập.

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Kinh Đại Không

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Bản Việt ngữ: http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ung122.htm
Bản Anh ngữ: http://www.vipassana.info/122-mahasunnata-e.htm

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

122. Kinh Ðại không
(Mahàsunnata sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú giữa các dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tu viện Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên).

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kapilavatthu để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka để ở ban ngày. Lúc bấy giờ, tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka, có sắp đặt rất nhiều sàng tọa. Thế Tôn thấy rất nhiều sàng tọa tại trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka, thấy vậy Thế Tôn suy nghĩ: "Rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka. Không biết ở đấy có rất nhiều Tỷ-kheo ở không?"

Lúc bấy giờ Tôn giả Ananda cùng với rất nhiều vị Tỷ-kheo đang làm y (civarakamma) ở trú xứ của Thích-ca Ghataya. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến trú xứ của Thích-ca Ghataya, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

-- Này Ananda, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt tại trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka. Không biết có nhiều Tỷ-kheo trú ở đấy không?

-- Bạch Thế Tôn, có rất nhiều sàng tọa được sắp đặt ở trú xứ của Thích-ca Kalakhemaka; có rất nhiều Tỷ-kheo trú tại chỗ ấy. Bạch Thế Tôn, nay là thời chúng con làm y.


I heard thus.

At one time the Blessed One lived with the Sakyas in Nigrodha’s monastery in Kapilavatthu. The Blessed One put on robes in the morning, taking bowl and robes entered Kapilavatthu for alms. Gone the alms round and after the meal was over, approached the Sakya Kaalakhemaka’smonastery to spend the day. At that time many beds and seats were arranged in the Sakya Kaalakhemaka’s monastery. It occurred to the Blessed One: Many beds and seats are arranged in the Sakya Kaalakhemaka’s monastery. There should be many bhikkhus abiding here.

At that time venerable Aananda was in the Sakya Gha.taaya’s monastery engaged in preparing robes. The Blessed One getting up from the seclusion in the evening approached the Sakya Gha.taaya’s monastery sat on the prepared seat and addressed venerable Aananda ‘Aananda, many beds and seats are arranged in the Sakya Kaalakhemaka’s monastery. Are there many bhikkhus abiding there?’

‘Venerable sir, many beds and seats are arranged in the Sakya Kaalakhemaka’s monastery, there are many bhikkhus abiding there. Venerable sir, it is the time for preparing robes.’


Như các bài Kinh khác, đoạn trên giới thiệu bối cảnh (địa điểm và lý do) Đức Thế Tôn thuyết giảng bài Kinh Đại Không .

Địa điểm: trú xứ của Thích-ca Ghataya .
Lý do: rất nhiều Tỷ-kheo ở tại tu viện của Thích-ca Kalakhemaka .
Thính giả: Ngài A nan đa .

(còn tiếp)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Kinh Đại Không (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Kinh Đại Không (tt)

Bản Việt ngữ: http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ung122.htm
Bản Anh ngữ: http://www.vipassana.info/122-mahasunnata-e.htm

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

122. Kinh Ðại không
(Mahàsunnata sutta)


-- Này Ananda, một Tỷ-kheo không chói sáng nếu thích thú trong hội chúng của mình, nếu hân hoan trong hội chúng của mình, nếu hoan hỷ trong hội chúng của mình, nếu thích thú trong hội chúng của người, nếu hân hoan trong hội chúng của người, nếu hoan hỷ trong hội chúng của người. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo nào thích thú trong hội chúng của mình, hân hoan trong hội chúng của mình, hoan hỷ trong hội chúng của mình, thích thú trong hội chúng của người, hân hoan trong hội chúng của người, hoan hỷ trong hội chúng của người, có thể là một vị chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy không xảy ra. Nhưng này Ananda, Tỷ-kheo nào sống một mình, xa lánh tụ hội, thời vị ấy có hy vọng chứng đắc tùy theo ý muốn, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, viễn ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc; sự kiện như vậy có thể xảy ra.

‘Aananda, the bhikkhu does not shine, attached to, fond of, yoked to and delighting in company and society. It is not possible that a bhikkhuattached to, fond of, yoked to and delighting in company and society, should be a quick and easy gainer for nothing of pleasures of non sensuality, seclusion, appeasement and enlightenment. It is possible that a bhikkhu withdrawn from the crowd should be a quick, easy gainer for nothing, of the pleasures of non sensuality, seclusion, appeasement and enlightenment. It is possible that he should attain the desired release of mind in stages or attain the unshakeable state instantly and abide. (*1) Aananda, I do not see the attachment to a single matter, the change of which, thorough attachment would not arouse grief, lament, unpleasantness displeasure and distress.

Đoạn Kinh này tương đối dễ hiểu .

Đức Thế Tôn dạy vị tỳ kheo (thiền sinh) cần "sống một mình, xa lánh tụ hội" mới có thể chứng đắc không khó khăn .

Thế nào là sống một mình trong khi chúng ta sống trong gia đình, xã hội ?

Sống một mình có nghĩa là giữ Tâm trong Thân, hay biết những gì đang xảy ra trong Thân Tâm vào giây phút hiện tại . Điều này không khó làm . Cái khó là không hề xao lãng . Luôn luôn ghi nhớ hơi thở ra vào hoặc biết mình đang làm gì trong giây phút này là hai cách giúp chúng ta "sống một mình" .

(còn tiếp)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Kinh Đại Không (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Kinh Đại Không (tt)

Bản Việt ngữ: http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ung122.htm
Bản Anh ngữ: http://www.vipassana.info/122-mahasunnata-e.htm

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

122. Kinh Ðại không
(Mahàsunnata sutta)


Này Ananda, Ta không quán thấy một sắc pháp nào trong ấy có hoan hỷ, trong ấy có hoan lạc, chịu sự biến dịch, chịu sự đổi khác mà không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.

Aananda, I do not see the attachment to a single matter, the change of which, thorough attachment would not arouse grief, lament, unpleasantness displeasure and distress.

Attachment: dính mắc, liên hệ với tâm Tham . Như vậy, "hoan hỉ", "hoan lạc" nằm trong tâm Tham . Chúng ta nên nhớ Tham có tâm sở Si .

Nói cách khác, khi tâm khởi lên sự tham ái, dính mắc --> sầu, bi, khổ, ưu, não có mặt .

(còn tiếp)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Kinh Đại Không (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Kinh Đại Không (tt)

Bản Việt ngữ: http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ung122.htm
Bản Anh ngữ: http://www.vipassana.info/122-mahasunnata-e.htm

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

122. Kinh Ðại không
(Mahàsunnata sutta)




Nội Không (và Ngoại Không):

Nhưng sự (an) trú này, này Ananda, đã được Như Lai hoàn toàn giác ngộ, tức là sau khi không tác ý với tất cả tướng, chứng đắc và (an) trú nội không. Và nếu này Ananda, trong khi Như Lai an trú trong an trú này, nếu có những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, quốc vương, đại thần, ngoại đạo, ngoại đạo đệ tử đến yết kiến, trong khi ấy, này Ananda, Như Lai với tâm hướng đến viễn ly, thiên về viễn ly, nặng nề viễn ly, sống độc cư, hoan hỷ trong ly dục, làm cho đoạn tận tất cả các pháp dựa trên các lậu hoặc an trú, nói lên tại chỗ ấy những lời thuần túy liên hệ đến khích lệ.


Internal Voidity (and External Voidity):

Aananda, the Thus Gone One has realized this abiding, in which not attending to any signs, to abide internally in voidity. To meet the Thus Gone One abiding thus, bhikkhus, bhikkhunis, lay disciples male and female, kings, chief ministers of kings, those of other faiths and their disciples approach. To them the Thus Gone One speaks only words that slant and bend towards seclusion, withdrawl from sensuality and undoubtedly words turning away from desires.


An trú trong nội không: hướng đến viễn ly, thiên về viễn ly, nặng nề viễn ly, sống độc cư, hoan hỷ trong ly dục, làm cho đoạn tận phiền não .

Do vậy, này Ananda, nếu Tỷ-kheo ước vọng: "Sau khi chứng đạt nội không, ta sẽ an trú", vị Tỷ-kheo ấy, này Ananda, cần phải an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm. Và này Ananda, như thế nào Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm?

Therefore Aananda, the bhikkhu should desire to abide internally void. For that the bhikkhu should establish, settle, bring the mind to a single point and concentrate.

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm... Tam thiền... chứng và trú Tứ thiền. Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm.

Aananda, how does the bhikkhu establish, settle, bring the mind to a single point and concentrate?.The bhikkhu secluding the mind from sensual desires and demerit, with thoughts and discursive thoughts and with joy and pleasantness born of seclusion attains to the first jhaana. Overcoming thoughts and discursive thoughts, the mind internally appeased and brought to a single point and with joy and pleasantness born of concentration attains to the second jhaana. ...re....third jhaana...re.... fourth jhaana. Aananda, in this manner the bhikkhu establishes, settles, brings the mind to a single point and concentrates. Then he attends to internal voidity. (*2)

Chứng đạt nội không: chứng đạt và an trú Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền (các tầng thiền của thiền Sắc Giới) .

Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

When internal voidity is attended to, the mind does not spring, settle and is not released. When this is so, the bhikkhu should know, attending to internal voidity, my mind does not spring, settle and is not released .

Tác ý nội không (1): tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không.

Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động. Trong khi vị ấy tác ý bất động thời tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động". Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý bất động, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Becoming aware of this, the bhikkhu attends to external voidity and internal and external voidity. Attends to imperturbability. When imperturbability is attended to, the mind does not spring, settle and is not released. When this is so, the bhikkhu should know, attending to imperturbability, my mind does not spring, settle and is not released .

Tác ý bất động (1): không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến bất động .

Này Ananda, Tỷ-kheo ấy cần phải an trú, an tọa, chuyên nhất, và an định nội tâm trên định tướng (samadhinimitte) đã đề cập về trước ấy. Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý nội không, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Becoming aware of this, the bhikkhu should attend to the earlier sign of concentration, establish, settle, bring the mind to a single point and concentrate.Then he attends to internal voidity. When internal voidity is attended to, the mind springs, settles and is released. When this is so, the bhikkhu should know, attending to internal voidity, my mind springs, settles and is released .

Tác ý nội không (2): thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến nội không.

Vị ấy tác ý ngoại không. Vị ấy tác ý nội ngoại không. Vị ấy tác ý bất động. Trong khi vị ấy tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú hướng đến bất động. Sự kiện là như vậy, này Ananda, vị Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý bất động, tâm thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến bất động". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Becoming aware of this, the bhikkhu attends to external voidity and internal and external voidity. Attends to imperturbability . When imperturbability is attended to, the mind springs, settles and is released. When this is so, the bhikkhu should know, attending to imperturbability, my mind springs, settles and is released. The bhikkhu becmes aware of this.

Tác ý bất động (2): thích thú, tịnh tín, an trú hướng đến bất động.

-------------------------------------------------------------------

Chú ý:

Do an trú hoàn toàn vào đề mục, cũng như nhận biết rõ ràng sự kiện nào đang hiện hữu trong tâm hay không hiện hữu trong tâm, vị tỳ kheo (thiền sinh) lần lượt đạt 4 tầng thiền Sắc Giới (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, và Tứ thiền).

Có hai trường hợp thuộc tác ý nội khôngtác ý bất động: vị tỳ kheo (thiền sinh) cần nhận biết:

1/ Phủ định: không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến .

2/ Xác định: thích thú, tịnh tín, an trú, hướng đến .

(còn tiếp)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Kinh Đại Không (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

[quote="yen-phuong"]Kinh Đại Không (tt)

Bản Việt ngữ: http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ung122.htm
Bản Anh ngữ: http://www.vipassana.info/122-mahasunnata-e.htm

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

122. Kinh Ðại không
(Mahàsunnata sutta)


Phần còn lại của bài Kinh Đại Không (Việt ngữ) để làm tài liệu trong tương lai :


Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến ngồi, vị ấy ngồi và nghĩ rằng: "Trong khi ta đang ngồi, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không có chảy vào". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nằm, vị ấy nằm và nghĩ rằng: "Trong khi ta đang nằm, thời tham và ưu, các ác bất thiện pháp không chảy vào". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ananda, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy an trú trong sự an trú này, tâm vị ấy hướng đến nói, vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta sẽ không nói những câu chuyện hạ liệt, đê tiện, thuộc phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly dục, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ. Niết-bàn, như quốc vương luận, đạo tặc luận, đại thần luận, quân luận, bố úy luận, chiến tranh luận, thực vật luận, ẩm liệu luận, y phục luận, ngọa cụ luận, hoan man luận, hương liệu luận, thân thích luận, xa thừa luận, thôn luận, thị trấn luận, đô thị luận, quốc độ luận, nữ luận, anh hùng luận, hạng trung luận, thủy bình xứ luận, tiên linh luận, sai biệt luận, thế giới luận, hải thuyết luận, hữu vô hữu luận". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Nhưng này Ananda, đối với những lời nói nào khắc khổ, khai tâm, đưa đến nhứt hướng yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận, vị ấy nghĩ: "Ta sẽ nói các luận như vậy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ananda, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi an trú với sự an trú này, tâm hướng đến suy tầm (vitakka), vị ấy suy nghĩ: "Ðối với những suy tầm hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như là dục tầm, sân tầm, hại tầm, ta sẽ không suy nghĩ các loại suy tầm ấy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Nhưng này Ananda, đối với những suy tầm này, thuộc bậc Thánh, có khả năng cầu tiến, hướng dẫn (người suy nghĩ các suy tầm ấy) đến sự đoạn trừ hoàn toàn đau khổ, như là ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm, vị ấy nghĩ: "Ta sẽ suy tư các loại suy tầm này". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức; các hương do mũi nhận thức; các vị do lưỡi nhận thức; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này.

Từ đây Tỷ-kheo cần phải thường thường quán sát tự tâm như sau: "Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành gì với xứ (ayatana) này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng". Này Ananda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: "Trong tâm ta, có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng... ". Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Dục ái (chandaraga) này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, chưa đoạn diệt được". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Này Ananda, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát như vậy, tuệ tri rằng: "Trong tâm ta, không có khởi lên tâm hành với xứ này hay xứ khác của năm dục trưởng dưỡng...". Sự kiện là như vậy, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Dục tham này đối với năm dục trưởng dưỡng đối với ta, đã được đoạn diệt". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Này Ananda, có năm thủ uẩn. Ở đây, Tỷ-kheo cần phải đoạn tận chúng, khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt. Ðây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc. Ðây là thọ, đây là sự tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ. Ðây là tưởng... Ðây là hành... Ðây là thức, đây là sự tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.

Trong khi vị ấy an trú, tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn nào (asmimmano) (khởi lên) đối với năm thủ uẩn, ngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: "Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn (khởi lên) nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.

Những pháp này, này Ananda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc hiền, Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của ác ma.

-- Này Ananda, Ông nghĩ thế nào? Vì thấy lý do gì, một Thanh văn Ðệ tử tự nghĩ là xứng đáng (hợp lý) để đi theo một Ðạo sư dầu cho bị hất hủi?

-- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm lãnh đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này. Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.

-- Này Ananda, thật không xứng đáng cho một đệ tử bám sát theo vị đạo sư, nếu vì lý do được nghe giải thích khế kinh và phúng tụng. Vì cớ sao? Trong một thời gian lâu dài, các pháp đã được các Ông nghe, thọ trì, đọc lớn tiếng, suy tư với ý, khéo thấu hiểu với chánh trí. Nhưng này Ananda, đối với những lời nói nào, khắc khổ, khai tâm đưa đến nhất hướng viễn ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn như là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận. Này Ananda, do nhân duyên những loại thuyết luận như vậy, thật xứng đáng cho một Thanh văn đệ tử bám sát vị Ðạo sư dầu cho bị hất hủi.

Sự kiện là như vậy, này Ananda, thời có sự phiền lụy (upaddava) cho vị Ðạo sư; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy do đệ tử; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy cho các vị tu Phạm hạnh.

Và này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy cho vị Ðạo sư? Ở đây, này Ananda, có Ðạo sư lựa một trú xứ (senasanam) xa vắng trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của Ðạo sư. Vì sự phiền lụy của Ðạo sư, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của Ðạo sư.

Này Ananda, thế nào là sự phiền lụy của đệ tử? Này Ananda, đệ tử của một Ðạo sư, bắt chước đời sống viễn ly của Ðạo sư mình, lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân với quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây cung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của đệ tử. Vì sự phiền lụy của đệ tử, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai; các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của đệ tử.

Và này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh? Ở đây, này Ananda, Như Lai xuất hiện ở đời, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi Ngài sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc. Nhưng này Ananda, vị đệ tử của bậc Ðạo sư chủ tâm theo hạnh viễn ly của bậc Ðạo sư, bắt chước (theo hạnh ấy) lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời, trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Vì sự phiền lụy của Phạm hạnh, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh. Nhưng này Ananda, sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh là nhiều quả khổ hơn, nhiều quả não hơn đối với phiền lụy của Ðạo sư này và phiền lụy của đệ tử này, hơn nữa nó dẫn đến đọa lạc.

Do vậy, này Ananda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch, và như vậy các Ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài. Và như thế nào là các đệ tử đối xử vị Ðạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu? Ở đây, này Ananda, vị Ðạo sư ấy với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, mong cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Nhưng các đệ tử của vị ấy không chịu nghe theo, không chịu lóng tai, chú tâm vào hướng khác (annan), ngược lại, họ đi xa lời giảng dạy của vị Ðạo sư. Như vậy, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư với tâm thù nghịch, không với tâm thân hữu.

Và như thế nào, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư với tâm thân hữu, không với tâm thù nghịch? Ở đây, này Ananda, vị Ðạo sư với lòng từ mẫn thuyết pháp cho các đệ tử, tìm cầu hạnh phúc cho họ, vì lòng từ mẫn nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Các đệ tử của vị ấy chịu nghe theo, chịu lóng tai, không chú tâm vào hướng khác, và không ngược lại đi xa lời dạy của bậc Ðạo sư. Như vậy, này Ananda, là các đệ tử đối xử với bậc Ðạo sư, với tâm thân hữu, không phải với tâm thù nghịch. Do vậy, này Ananda, hãy đối xử với Ta với tâm thân hữu, chớ với tâm thù nghịch và như vậy sẽ là hạnh phúc, là an lạc lâu dài cho các Ông.

Ta không sách tấn các Ông như người thợ gốm đối với các đồ gốm chưa nung, chưa được nung chín. Ta sẽ nói hết lời chỉ trích này đến lời chỉ trích khác, hết lời tán thán này đến lời tán thán khác. Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ đứng vững tồn tại.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Kinh Đại Không (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

[quote="yen-phuong"][quote="yen-phuong"]Kinh Đại Không (tt)

Bản Việt ngữ: http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ung122.htm
Bản Anh ngữ: http://www.vipassana.info/122-mahasunnata-e.htm

Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

122. Kinh Ðại không
(Mahàsunnata sutta)


Phần còn lại của bài Kinh Đại Không (Anh ngữ) để làm tài liệu trong tương lai :


The mind of the bhikkhu abiding thus, bends to walking. He walks and becomes aware, when walking, coveting, displeased thoughts of demerit do not seep. He becomes aware of this. The mind of the bhikkhu abiding thus, bends to standing. He stands and becomes aware, when standing, coveting, displeased thoughts of demerit do not seep. He becomes aware of this. The mind of the bhikkhu abiding thus, bends to walking. He walks and becomes aware, when walking coveting, displeased thoughts of demerit do not seep. He becomes aware of this The mind of the bhikkhu abiding thus, bends to lying. He lies and becomes aware, when lying covetingdispleased thoughts of demerit do not seep. He becomes aware of this

The mind of the bhikkhu abiding thus, bends to talking He becomes aware, I will not talk such low things of the ordinary people not conductive, to good, to giving up, to detachment, to cessation, to appeasement, to knowledge, to enlightenment and extinction. Such as talk about kings, robbers, ministers, armies, fears, wars, eatables and drinks, clothes, beddings, flowers, scents, relatons, conveyances, villages, hamlets, towns, states, women, heroes, gossip at the street corner and at the well, of those dead and gone, various talk about the beginning of, the world, the ocean, talk of things that should and should not happen. Aananda, you should become aware, I will talk of austerities, talk, that is suitable to analyse the mind, talk conductive to only giving up, to detachment, to cessation, to appeasement, to knowledge, to enlightenment and extinction. Such as talk about few desires, satisfaction, seclusion, non attachment, talk that arouse, effort, virtues, concentration, wisdom, release and knowledge of release. The mind of the bhikkhu abiding thus, bends to thinking. Aananda, you should be aware, I will not think of .such low things of the ordinary people not conductive, to good, to giving up, to detachment, to cessation, to appeasement, to knowledge, to enlightenment and extinction. Such as sensual thoughts, angry thoughts and hurting thoughts. Becomes aware of his thoughts. Aananda, think thoughts that are noble, thoughts that lead to the destruction of unpleasantness when logically thought, such as thoughts of non sensuality, non anger, andnot hurting. Be aware in this manner.

Aananda, these five are the strands of sensual pleasures. What are the five? Agreeable pleasant forms cognizable by eye consciousness arousing fondness and sensusal desires agreeable pleasant sounds cognizable by ear consciousness arousing fondness and sensusal desires Agreeaable pleasant smells cognizable by nose consciousness arousing fondness and sensusal desires Agreeable pleasant tastes cognizable by tongue consciousness arousing fondness and sensusal desires Agreeable pleasant touches cognizable by body consciousness arousing fondness and sensusal desires. Aananda, these are the five strands of sensual pleasures, for which the bhikkhu should constantly search his mind. Is there the arising and behaviour of these five strands of sensual pleasures in one or the other of my mental spheres.

Aananda, if they are present, the bhikkhu knows, the interest and greed for the five strands of sensual pleasures are not dispelled in me. Thus he becomes aware of it. Aananda, when the bhikkhu reflects if he knows. There are no arisings and behaviours of any of the five strands of sensual pleasures in one or the other of my mental spheres.Then Aananda, the bhikkhu knows, the interest and greed for the five strands of sensual pleasures are dispelled in me. He becomes aware of it.

Aananda, these five are the holding masses, of which the bhikkhu should abide reflecting arising and fading. This is matter, this the arising of matter and this the fading of matter.These are feelings, this the arising of feelings and this the fading of feelings..These are perceptions, this the arising of perceptions and this the fading of perceptions.These are determinations, this is the arising of determinations and this is the fading of determinations.This is consciousness, this is the arising of consciousness and this the fading of consciousness.When abiding reflecting the arising and fading of the five holding masses, the conceit ‘I am’ gets dispelled. Then he becomes aware, the conceit ‘I am’ in the five holding masses is dispelled. Aananda, you should know that these things are completely merit, noble, beyond this world, not trespassed by Death.

Aananda, seeing what good, should the disciple follow after the Teacher even when chased away?

‘Venerable sir, the Blessed One is the origin of the Teaching, our refuge and leader, good that the meaning occurs to the Blessed One. Hearing it from the Blessed One we will bear it’

‘Aananda, it is not suitable that the disciple should follow the Teacher for explanatons of discourses and verses. What is the reason? You have heard this Teaching since long, borne it, recited it verbally, experienced it in the mind and penetratingly seen it. As for these talks of austerities, talk suitable to analyse the mind, talk conductive to giving up, to detachment, to cessation, to appeasement, to knowledge, to enlightenment and extinction. Such as talk about few desires, satisfaction, seclusion, non attachment, talk that arouse, effort, virtues, concentration, wisdom, release and knowledge of release. For such talk, it is suitable that the dicciple should follow the Teacher even when chased.

Even when this is so, there comes misfortune to the Teacher, misfortune to the disciple and misfortune to the holy life. Aananda, how comes, misfortune to the Teacher? A certain Teacher abounds a secluded dwelling, a remote place, the root of a tree, a mountain grotto, a mountain cave, a charnel ground, a jungle forest, an open space a heap of straw. When abiding thus secluded, he is enticed by brahmin householders of hamlets and states.thus possessed, he greeds for sensuality and turns to abundance. Aananda, this is the Teacher in misfortune. With the misfortune of the Teacher burst out defiled things of demerit with rebirth, troubles, unpleasant results of again and again birth decay and death. Aananda, these are the misfortunes of the teacher. Aananda, how comes, misfortune to the disciple? Ananda, that same teacher’s disciple as told by the Teacher abounds a secluded dwelling, a remote place, the root of a tree, a mountain grotto, a mountain cave, a charnel ground, a jungle forest, an open space a heap of straw. When abiding thus secluded, he is enticed by brahmin householders of hamlets and states.thus possessed, he greeds for sensuality and turns to abundance. Aananda, this is the disciple in misfortune. With the misfortune of the disciple burst out defiled things of demerit with rebirth, troubles, unpleasant results of again and again birth decay and death. Aananda, these are the misfortunes of the disciple. Aananda, how comes, misfortune to the holy life? Ananda, the Thus Gone One is born in the world, perfect, rightfully enlightened, well gone, knowing the worlds, the incomparable tamer of those to be tamed, Teacher of gods and men enlightened and blessed. He abounds a secluded dwelling, a remote place, the root of a tree, a mountain grotto, a mountain cave, a charnel ground, a jungle forest, an open space a heap of straw. When abiding thus secluded, he is enticed by brahmin householders of hamlets and states,.notpossessed, he does not greed for sensuality and turn to abundance. Aananda, that same Teacher’s disciple as yoked by the Teacher to seclusion abounds a secluded dwelling, a remote place, the root of a tree, a mountain grotto, a mountain cave, a charnel ground, a jungle forest, an open space a heap of straw. When abiding thus secluded, he is enticed by brahmin householders of hamlets and states.thus possessed, he greeds for sensuality and turns to abundance. Aananda, this is the misfortune of the holy life. With the misfortune of the holy life burst out defiled things of demerit with rebirth, troubles, unpleasant results of again and again birth decay and death. Aananda, these are the misfortunes of the holy life.Aananda, of misfortunes the worst is the misfortune of the holy life. It brings the worst of sharp unpleasant feelings and decrease. Therefore Aananda, associate me with friendliness without anger. It will be for your good and well being for a long time.Aananda how do the disciples of the Teacher associate the Teacher with anger and not with friendliness? The Teacher gives the Teaching with aroused compassion, saying this is for your good and well being. The disciples do not listen do not lend ear, do not attend to realize, they also leave the dispensation of the Teacher. Aananda, in this manner the disciples of the Teacher associate the Teacher with anger and not with friendlinessAananda how do the disciples of the Teacher associate the Teacher with friendliness and not with anger?The Teacher gives the Teaching with aroused compassion, saying this is for your good and well being. The disciples listen, lend ear, with attention to realize it, they do not leave the dispensation of the Teacher. Aananda, in this manner the disciples of the Teacher associate the Teacher with friendliness and withoutanger. Therefore Aananda, associate me with frienliesswithout angerIt will be for your good and well being for a long time.Aananda, I do not advance on you, as the potter would with the raw clay. I constantly press you blaming, saying take the essence’

The Blessed One said thus and venerable Aananda delighted in the words of the Blessed One.


Notes.

1.It is possible that he should attain the desired release of mind, in stages, or attain the unshakeable state instantly and abide ‘saamaayika.m vaa kanta.m cetovimutti.m upasampajja viharati asaamaayika.m vaa akuppanti’. The unshakeable state is perfection ‘arahanta’.

2. Then he attends to internal voidity ‘so ajjhatta.m su~n~nata.m manasikaroti’ To see the internal as void is to give up the self view. It has to be done with much practice. Here it was done practising the jhaanas.

3.The bhikkhu attends to external voidity, and internal and external voidity. ‘so bahiddhaa su~n~nata.m manasikaroti so ajjhattabahiddhaa su~n~nata.m manasikaroti’ External voidity is to see that there are no belongings of the person. This is the gradual training to dispel the self view.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Sau khi phân tích hai bài Kinh Tiểu Không và Đại Không, chúng ta thấy quan điểm Không của Phật giáo Nam Tông HOÀN TOÀN KHÁC với quan điểm Không của Phật giáo Bắc Tông .

Tỳ Kheo Thanissaro có bài viết rất hay về quan điểm Không của Phật Giáo Nguyên Thủy:

http://www.accesstoinsight.org/lib/auth ... iness.html

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Tham Khảo:

http://www.paliviet.com/phapcukinh/dhammapada.htm
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ctm-18.htm
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... pkk-18.htm

Hai bài kệ (gatha) thuộc Kinh Pháp Cú 254 và 255 liên hệ với nhau . Chúng ta nên chú ý hai Ngài Hòa Thượng Khantipalo và Narada đều dịch từ bản Pali sang Anh ngữ là "The Sky" (Bầu Trời), Ngài Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch là "hư không", và Bác Phạm Kim Khánh dịch là "Giữa không trung" .

Tích Truyện thuộc hai bài kệ 254 và 255: Khi Ðức Phật sắp nhập Niết-bàn, một khất sĩ du phương tên Subhāda đến hầu Ngài và bạch hỏi về những đạo sĩ và giáo chủ thuộc các hệ thống tín ngưỡng khác. Ðể trả lời, Ðức Phật đọc câu kệ trên.

Pali:
254. Ākāseva padaṃ natthi,
samaṇo natthi bāhire;
papañcābhiratā pajā,
nippapañcā tathāgatā.
(CSCD,U Goenka)


Anh Ngữ:
254. In the sky there is no track.
Outside there is no Saint.
Mankind delights in obstacles.
The Tathāgatas are free from obstacles.
(Ven. Nārada Mahāthero)

254. In the sky there is no track.
Outside there is no Saint.
Mankind delights in obstacles.
The Tathaagatas are free from obstacles.
(Ven Khantipalo)


Việt Ngữ:
254. Hư không, không dấu chân,
Ngoài đây, không sa môn,
Chúng sanh thích hý luận,
Như Lai, hý luận trừ.
(Ngài HT Minh Châu)

254. Hư không không dấu vết,
Ngoại đạo không sa môn,
Nhân loại thích chướng ngại.
Như Lai thoát chướng phiền.
(Ngài Tịnh Minh)

254. Giữa không trung không có dấu vết.
Bên ngoài không có bậc Thánh
nhơn loại thỏa thích trong chướng ngại
Các đấng Như Lai đã vượt khỏi mọi chướng ngại.
(Phạm Kim Khánh)


Chú thích:
Bên ngoài - tức bên ngoài Giáo Sự (sāsana) của Ðức Phật.
Bậc Thánh - Ở đây danh từ samaṇa, Sa-môn, chỉ các bậc thánh đã chứng ngộ bốn Ðạo và bốn Quả. Các Ngài là những bậc Thánh (Ariya) đã thành đạo quả Niết-bàn.
Chướng ngại - như ái dục, ngã mạn v.v...
Hữu lậu - hay tùy thế (saṅkhāra) là vật hay hiện tượng phải có một hay nhiều nguyên nhân làm điều kiện để phát sanh. Vật hữu lậu ở đây chỉ ngũ uẩn.





Pali:
255. Ākāseva padaṃ natthi,
samaṇo natthi bāhire;
saṅkhārā sassatā natthi,
natthi buddhānamiñjitaṃ.
(CSCD,U Goenka)


Anh Ngữ:
255. In the sky there is no track.
Outside there is no Saint.
There are no conditioned that are eternal.
There is no instability in the Buddhas.
(Ven. Nārada Mahāthero)

In the sky there is no track.
Outside there is no Saint.
There are no conditioned that are eternal.
There is no instability in the Buddhas.
(Ngài Khantipalo)


Việt Ngữ:
255. Hư không, không dấu chân,
Ngoài đây, không sa môn.
Các hành không thường trú,
Chư Phật không dao động.
(Ngài HT Minh Châu)

255. Hư không không dấu vết,
Ngoại đạo không sa môn,
Năm uẩn không vĩnh cửu,
Chư Phật không động sờn .
(Ngài Tịnh Minh)

255. Giữa không trung không có dấu vết.
Bên ngoài không có bậc Thánh.
Không có vật hữu lậu nào trường tồn.
Không có sự bất ổn trong chư Phật.
(Phạm Kim Khánh)


Bất ổn - Chư Phật không còn một chướng ngại nhỏ nhen nào tương tợ như ái dục hay ngã mạn để, xuyên qua màn vô minh của những dục vọng ấy, thấy các vật hữu lậu là thường còn. Các Ngài đã vững vàng ổn định, không loạn động, nên thấy được chơn tướng của vạn Pháp là vô thường. Không có uẩn nào trường tồn.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ttpc18.htm

12. Hư Không Có Dấu Chân?

Câu chuyện xảy ra, liên quan đến du sĩ Tu-bạt-đà-la (Subhadda). Khi đức Thế Tôn sắp nhập diệt, trong rừng Sa-la trong thành Câu-thi. Chuyện kể rằng khi trước con của Tu-bạt đã cúng dường chín lần những phẩm vật đầu mùa gặt cho đức Phật, còn Tu-bạt thì không ưng và từ chối, cuối cùng mới chịu cúng. Vì thế ông không gặp Thế Tôn lúc Ngài vừa thành đạo và giảng đạo. Ðến lúc cuối, Ngài gần nhập diệt, ông mới tự nghĩ: "Ta có ba điều nghi. Và đã hỏi các Trưởng lão để giải nghi. Lúc ấy Sa-môn Cồ-đàm còn trẻ nên ta không đến hỏi. Bây giờ thời gian Niết-bàn sắp đến, nếu ta không hỏi, sau sẽ ân hận".

Ông đi đến chỗ Phật. Tôn giả A-nan ngăn ông lại, nhưng Phật đã bảo:

- A-nan, chớ ngăn Tu-bạt-đà-la, hãy để ông vào thưa hỏi.

Tu-bạt vào, ngồi ở chân giường và hỏi Phật:

- Bạch Ngài, có con đường nào trên không trung? Có người nào được gọi Sa-môn khi ở ngoài chánh đạo? Pháp hữu vi có trường tồn?

Phật dạy ông những việc ấy không thể có, Ngài giảng bằng bài kệ:

(254) Hư không, không dấu chân,
Ngoài chánh đạo, không Sa-môn.
Chúng sanh thích hý luận,
Như lai, hý luận trừ.

(255) Hư không, không dấu chân,
Ngoài đây, không Sa-môn.
Các hành không thường trú,
Chư Phật không giao động.


tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Chanhientam đã viết:=D> Có điều, Không biết từ tiếng Phạn dịch ra tiếng Hán, chữ hư không này có vấn đề không nữa. Bởi Hoa Tạng giới tuy là cõi "không" nhưng là chân không, không phải không. Chữ là đối với chữ thực đó. Hư không là thứ duyên khởi với sắc. Nó vẫn là tướng hư huyễn. Vì thế trong luận Trung quán có phẩm phá hư không (phá lục chủng) là vậy.
"Hư không", "không trung" trong hai bài kệ 254 và 255 thuộc Kinh Pháp Cú được HT Thích Minh Châu và Bác Phạm Kim Khánh để dịch "the sky" (bầu trời) mà thôi, không hề dính líu chi đến "hư huyễn", "duyên khởi sắc", "Trung quán", "phá lục chủng" chi cả :D .

Phật Giáo Nguyên Thủy dùng chữ "không" (not) để chỉ sự không có mặt. Xin đọc lại hai bài Kinh Tiểu Không và Đại Không để hiểu rõ hơn .

Phật Giáo Nguyên Thủy không quan niệm "hư huyễn", "ảo ảnh", ... như bên Phật giáo Bắc Tông . Trái lại, PGNT nhấn mạnh rất nhiều đến Vô Ngã (Kinh Vô Ngã Tướng) .

cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Hư không, không dấu chân,

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Quá hay !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách