Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Thái độ của một số Phật tử Ðại thừa ngược lại xem những gì Tiểu thừa là thiển cận, nhỏ hẹp, không đáng học hỏi cũng là một thái độ nguy hiểm, nông nổi, nếu không phải là ngây thơ, phản trí thức. Nguy hiểm vì tự nhiên phủ nhận ba tạng Pàli, bốn bộ A Hàm và các luật tạng, những tinh hoa tốt đẹp nhất và nguyên thủy nhất của lời Phật dạy. Và làm vậy chúng ta mắc mưu các nhà Bà-la-môn giáo đã khôn khéo loại bỏ ra ngoài Phật giáo những tinh ba của lời Phật dạy, bằng cách gán cho danh từ "Tiểu thừa". Nông nổi và ngây thơ, vì thật sự danh từ Tiểu thừa và Ðại thừa không được tìm trong ba tạng Pàli và bốn bộ A Hàm và chỉ là những danh từ được tạo ra về sau. Hơn nữa, tìm hiểu quá trình lịch sử tư tưởng Phật giáo, chúng ta chỉ có thể hiểu được tư tưởng Ðại thừa sau khi chúng ta tìm hiểu được tư tưởng nguyên thủy. Loại bỏ tư tưởng nguyên thủy để tìm hiểu tư tưởng Ðại thừa cũng như thả mồi bắt bóng, và bắt bóng ở đây là bắt bóng tà ma ngoại đạo, mới thật sự nguy hiểm hơn. Các nhà gọi là Ðại thừa cần phải xác nhận một sự thật lịch sử, là các nước Tiểu thừa chống giữ sự xâm nhập của ngoại đạo tà giáo kiên trì và hữu hiệu hơn các nước Ðại thừa. Lý do chính là tư tưởng Ðại thừa và tà giáo ngoại đạo nhiều khi cách xa chỉ có gang tấc, và nhiều nhà tự cho là Ðại thừa lại sẵn sàng bước qua biên giới ấy.

Ngày nay, với sự tiến triển của khoa Phật học và ngôn ngữ học, các sinh viên Phật khoa cũng như những ai muốn thật sự tìm hiểu thế nào là nguyên thủy Phật giáo, cần phải có một căn bản Phật học toàn diện các học phái, kể cả Nguyên thủy, Tiểu thừa và Ðại thừa, cũng như cần phải hiểu biết các cổ ngữ Sanskrit, Pàli, Tây Tạng ngữ, Hán ngữ, nếu không muốn nói đến các sinh ngữ Anh, Pháp, Ðức, Nhật, v.v...





Vạn Hạnh, ngày mùng 3 tháng 2 năm 1971
Tỳ-Kheo THÍCH MINH CHÂU
Viện Trưởng Viện Ðại học Vạn Hạnh, Sài Gòn


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Xưa nay không biết rõ về HT Minh Châu, chỉ nghe nói là người từng đứng lớp dạy nhiều Tăng Ni.
Giờ đọc được những lời này, nếu thật của Thầy thì chỉ biết nói là:
ĐÁNG THƯƠNG THAY CHO HT MINH CHÂU!
ĐÁNG THƯƠNG THAY CHO TƯƠNG LAI NHỮNG HỌC TRÒ CỦA THẦY MINH CHÂU!

"MINH CHÂU" ĐÃ BỊ LU MỜ Ư? VÌ SAO NÊN NỖI?

MẠT PHÁP QUẢ KINH KHỦNG, "TÀ SƯ THUYẾT PHÁP NHƯ CÁT SÔNG HẰNG", NGƯỜI TU CHÁNH CŨNG KHÓ TRÁNH KHỎI BỊ LỪA VÀO DÒNG MA!

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
naicon
Bài viết: 60
Ngày: 02/10/07 21:29

Re: Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi naicon »

zelda đã viết:Ngày nay, với sự tiến triển của khoa Phật học và ngôn ngữ học, các sinh viên Phật khoa cũng như những ai muốn thật sự tìm hiểu thế nào là nguyên thủy Phật giáo, cần phải có một căn bản Phật học toàn diện các học phái, kể cả Nguyên thủy, Tiểu thừa và Ðại thừa, cũng như cần phải hiểu biết các cổ ngữ Sanskrit, Pàli, Tây Tạng ngữ, Hán ngữ, nếu không muốn nói đến các sinh ngữ Anh, Pháp, Ðức, Nhật, v.v...
Vạn Hạnh, ngày mùng 3 tháng 2 năm 1971
Tỳ-Kheo THÍCH MINH CHÂU
Viện Trưởng Viện Ðại học Vạn Hạnh, Sài Gòn
Đây chỉ trích ra một phần cần nói.

Không biết nguyên cả đoạn trên có phải là của hòa thượng Minh Châu không? và nếu có thì viết cũng đã lâu - 1971. Tâm thức suy nghĩ thì vô thường và sẽ thay đổi khi công phu tu hành tiến triển. Đây là lẽ tất nhiên. Sau này, khoảng thời 199... chính Hòa thượng là người mời hòa thượng Thanh Từ về giảng thiền cho Tăng Ni tại thiền viện Vạn Hạnh. Vì thế cũng không nên lấy một đoạn văn, biểu hiện một tư tưởng trong một khoảng thời gian nào đó, để đại diện hết cho trí tuệ hay đức hạnh con người của Hòa thượng.

Chỉ xin góp ý phần trích ra như sau : Với Phật pháp, dù là Nguyên thủy hay Đại thừa ... tất cả đều phải nhờ CÔNG PHU TU HÀNH mới có thể thâm hiểu về nó. Nếu chỉ đặt việc tìm hiểu nó trên văn từ, ngôn ngữ ... thì e chúng ta khó mà hiểu được mối liên quan mật thiết giữa Nguyên thủy và Đại thừa v.v... Đây cũng là lý do vì sao chúng ta cứ tranh cải Nguyên thủy là của Phật nói, Đại thừa không phải của Phật, phủ định Nguyên Thủy chỉ chấp Đại thừa v.v...

Chẳng qua vì chúng ta đến với Phật pháp mà chỉ là "PHẬT HỌC", chỉ học không hành. Tiếng là Phật tử, nhưng thực ra chúng ta chỉ là một sinh viên của trường Sử học Phật giáo, không phải là một hành giả như Phật mong muốn. Nói vậy không phải là tôi bác các trường Phật học. Cái gì cũng có lợi ích của nó. Phật có tám muôn bốn ngàn pháp môn để độ chúng sinh. Vì thế bác nó là sai. Nói là để thấy dù có bằng cấp gì đi nữa, một khi nhận thức của mình chỉ nhờ học hỏi, thì nó rất hạn cuộc v.v... tầm nhìn không xa, không thể bao quát được.

Biển không phải chỉ rộng mà còn sâu. Chúng ta chỉ thấy cái rộng, mà không chiêm nghiệm được cái sâu thì những thứ chúng ta thấy chỉ là những cái thuộc bề mặt của biển, không phải là những thứ quí hiếm trong lòng biển. Biển Phật pháp cũng như thế. Xin có đôi lời cùng bạn đọc.


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Theo thiển ý của PL thì ĐT không bác những kinh điển NT bởi những người tu học Phật dù muốn hay không cũng phải qua những lời giáo huấn ấy của THẾ TÔN ! ĐT chỉ nhắc nhở mọi người học Phật không nên dừng lại ở phần tu chứng đó !


Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

nhampl đã viết:Theo thiển ý của PL thì ĐT không bác những kinh điển NT bởi những người tu học Phật dù muốn hay không cũng phải qua những lời giáo huấn ấy của THẾ TÔN ! ĐT chỉ nhắc nhở mọi người học Phật không nên dừng lại ở phần tu chứng đó !
Nhờ bạn nhampl giải thích thêm cho rõ : "ĐT chỉ nhắc nhở mọi người học Phật không nên dừng lại ở phần tu chứng đó !" vì khi chư vị tu chứng Đạo Quả, các Ngài nhận ra "những gì nên làm đã làm" .

Nói một cách khác, bạn hiểu "những gì nên làm đã làm" có nghĩa gì ?

Cám ơn bạn .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào chư vị Đạo Hữu.
Thấy mọi người cảm giác ác cảm với HT THích Minh Châu .
Zelda xin nói đại khái về ngài :
Ngài tu theo truyền thống Phật Giáo Bắc Tông từ nhỏ .
Mãi lên đến chức Hòa Thượng của hệ Phái Bắc Tông .
Sau để nâng cao kiến thức ngài muốn dịch lại bản kinh của hệ Phái Nguyên Thủy.

Chính ở đây điều kì diệu xảy ra . HT Thích Minh Châu đã cỏi bỏ lớp áo nâu sồng không phải đạo Phật mà quay về với Tam y Quả Bát của Phật Thừa .

Khi ngài được định danh là " Tỷ Kheo" . Các hàng bên Bắc Tổng nổi lòng ganh ghét . Vì mất đi một vị cao tăng lên đến hàng Họa Thượng . Và phỉ báng rằng " HT Thích Minh Châu chuyển tông vì tham ăn mặn"
Chúng ta đều biết Hệ Phái Phật Giáo Nguyên Thủy là hệ phái không chấp " ăn" . Ăn mà còn chấp thì tu cái gì nữa .

Trước lời chỉ trích tà kiến và vô căn cứ đó . NGài đã tự mình chặt đứt ngón tay . Tuy hành động này theo truyền thống Phật Giáo Nam Tông thì không đúng . TUy nhiên chúng ta thôngt cảm cho ngài vì ngài tu bên Bắc Tông từ nhỏ . Sau khi cắt đứt ngón tay ngài tuyên bố " Tôi chuyển sang Phật Giáo Nguyên Thủy là vi tôi muốn nghiên cứu Chánh Pháp ".

Về bạn nhampl nói thì quả là vô lý . Nói chính xác theo các nhà nghiên cứu Phật Học thế giới . THì Phật Giáo Bắc Tông lai tạp bởi các tư tưởng Lão , thần giáo , đạ ba la môn . Và các kinh điển được chế tác rất nhiều từ " lăng nghiêm , di đà , lăng già ..v.v.".
Do vậy tư tưởng của Hệ Bắc Tông không thành một hệ thống với Nam Tông .
Với Tư tưởng Nam Tông đến nay được sự minh chưng các nhà sử họ thế giới . Họ đều xác nhận rằng là Phật Thừa của Đức Phật .
Nội so sánh về kinh điển đã thấy rằng : một hệ tử tưởng ngụy tạo sao có thể so sánh với Phật Thừa.
Nói về tư tưởng 2 phái : nếu nói rằng Phật GIáo NGuyên Thủy phải tu tiếp theo Đại Thừa . Là tà kiến , vì Tư Tưởng căn bản của Phật Giáo Nguyên Thủy đã khác xa với Phật GIáo Bắc Tông rồi . Vậy sao lại có thể là một hệ thống nối tiếp được.
Ví dụ : Phật Thừa Nguyên THủy dạy rằng " Vô Thường , Khổ , Vô Ngã" .Không chấp nhận cỏi Phật.
Dù tìm khắp 4 tạng kinh điển đều minh chứng cho điều này .
Tuy nhiên với Phật Giáo Bắc Tông thì lại cho rằng có Ngã đó là Phật Tánh , cho rằng chúng sinh có cái trường tồn vĩnh cữu . Trong kinh Vô Ngã Tướng Đức Phật dạy rõ chúng sinh chẳng có cái gì là trường tồn vĩnh cứu nên gọi là vô thường . Vì vô thường khổ và cũng vì vô thường mà vô ngã . Do vậy ở đây giáo lý Bắc Tông hoàn toàn sai với Phật Giáo .
Tiếp theo giáo lý Bắc Tông không chấp nhận chúng sinh có " tham" họ cho rằng tham là mộng huyễn là do chấp có tham nên có tham .
Đây là quan niệm sai lầm > Thập nhị nhân duyên là minh chứng rõ nhất . CHúng ta kô bàn cải thêm chúng sinh có tham hay kô tham .
Tiếp theo là Pháp > Pháp là sự phân biệt các trạng thái , sự vật hiện tượng . Do vậy sự vật hiện tượng khác nên gọi là pháp .Ở đây Pháp có không phải là không , Và Đại Thừa lại không đúng chánh pháp thêm 1 điểm nữa .
Vi dụ: nếu nói rằng bản chất các pháp là không . Là như nhau , không phân biệt .
Hỏi anh có thể uống nước cống thay cơm được không? Ở đây anh chấp hay kô chấp anh cũng đều kô thể uống nước cống thay cơm được .

Kết : Do vậy phải xác định rõ rằng bề ngoài Nam Tông và Bắc Tông có giống chút chút . Tuy nhiên phần cốt lỏi hoàn toàn khác . Phải nói thẳng là 2 tôn giáo khác nhau . Không thể là một hệ thống bạn nhampl nói cho được.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Zelda đã dẫn chứng theo kinh điển rồi.
Giờ xin lấy một vài ý kiến của bậc cao tăng để minh chứng tiêp lớp thứ 2.

Xét về phương diện lịch sử, các Kinh mà Phật tử vừa đề cập trên quả là ra đời rất muộn. Vẫn biết rằng tất cả Kinh điển là do các bậc đại đệ tử của Đức Phật nhớ và biên tập lại, nhưng dựa vào ngôn ngữ và nội dung của các Kinh đó, các nhà nghiên cứu Phật học uyên bác, đặc biệt là chư Tăng Ni cũng như các giới nghiên cứu, học giả đều thừa nhận có những bộ kinh ra đời hơi muộn hoặc rất muộn và tư tưởng có đôi phần không tương hợp với tinh thần Phật giáo thuở ban đầu. Theo như Thầy hiểu, các bộ Kinh ra đời sau được những vị có chức năng truyền bá giáo pháp thời ấy phương tiện, quyền biến trước tác, rồi ghi là Kinh do đức Phật thuyết

Chúng ta không thể nào phủ nhận lịch sử, và có thể khẳng định lại một lần nữa, việc biên tập Kinh Pháp Hoa ra đời tương đối muộn và chắc chắn là do các nhà tư tưởng Đại Thừa thời bấy giờ biên tập. Về phần lợi ích của việc thọ trì Kinh Pháp Hoa hay giá trị thực tiễn của bộ Kinh, không phải mục đích nhắm đến bài viết này, nên người viết không trình bày

Thích Giác Hoàng

Ở đây chúng ta thấy thầy Thích Hoàng Giác xác nhận rằng Đại Thừa ngụy tạo kinh điển, rồi cho là Phật Thuyết. Đây là một minh chứng quá rõ. Cho thấy rằng Đại Thừa là Ngụy Tạo Thừa. Những người nào ngụy tạo kinh điển đại thừa là những hàng " Phá Giới " . Hàng phá giới trước nhất là 5 giới thì tội nặng cực kì ví như hàng hạ tiện tạp chủng vậy . Chúng ta biết rằng ơ cỏi Tha Hóa Tại Thiên có Ma Vương . Ma Vương ấy đã xuất hiện 3 lần ở 3 lần kết tập kinh điển đầu tiên . Đều bị các vị Alahan trói lại cả . Tuy nhiên sau khi phân chia bộ phái Ma Vương đã không đến quáy phá các lần kết tập kinh điển nữa . Vì đã có một luồng tư tưởng ngụy tạo thừa , đã và đang xuất hiện để làm ảnh hưởng đến cho Chánh Pháp.
Vậy thử hỏi các bạn . Đọc kinh điển của những người ngụy tạo kinh điển rồi cho là Phật Thuyết . Một cách nói dối trắng trợn như vậy thì được lợi ích gì? Bản thân giới giữ không xong thì đừng nói là chứng hay đắc được gì cả .
Một số vị như Chơn Quang , Thích Thông Lạc đều xác nhận Đại Thừa là Ngụy Tạo Thừa.

Một ý kiến khác .
Kinh Lăng Già- Lankavatara Sutra, mặc dù đã ghi lại những lời dạy của Ðức Phật tại đảo Lanka (Sri Lanka), chủ yếu là một tác phẩm thuộc giai đoạn phát triển trường phái Bắc Tông sau này. Theo giáo sư H. Nakamura ("Indian Buddhism", 1987), có nhiều phiên bản của bộ kinh này, và nội dung các phiên bản có phần khác nhau. Ða số các học giả đều kết luận rằng có lẽ kinh này được biên soạn vào những năm 350-400 Tây lịch. Thêm vào đó, theo nhà thiền sư nổi tiếng của Thiền tông Nhật bản, ông D.T. Suzuki (trong cuốn "The Lankavatara Sutra - A Mahayana Text", 1931). Ông cũng đồng ý rằng bộ kinh này không phải là những lời do chính Ðức Phật nói ra, nhưng được biên soạn về sau bởi các tác giả vô danh, dựa theo triết lý Bắc Tông

Mahayana đi vào lịch sử như một liên hiệp lỏng lẻo của nhiều nhóm, mỗi nhóm liên kết với một hay nhiều kinh điển mới. Các kinh điển nầy được viết ra bằng các phương ngữ miền Trung Ấn chẳng bao lâu sau khi chúng được trước tác
Giáo Sư John R. O'Neil

Thiền sư nổi tiếng người Nhật, Daisetz Teitaro Suzuki, trong bộ Thiền-luận nổi tiếng khắp thế giới đã không chứng minh được sự có thực của Bồ Đề Đạt Ma như một sơ tổ của Thiền Tông Trung quốc:
- Tính cách lịch sử của Bồ Đề Đạt Ma đôi khi bị nghi ngờ; nhưng đối với Thiền, vấn đề không hệ trọng. Thiền hài lòng với những quan điểm lịch sử cho rằng thiền quả có khởi thủy ở Trung Hoa; bắt đầu với một vị tôn sư nào đó ngài từ Ấn Độ mang mật chỉ tâm truyền đến cho những Phật từ Trung Hoa đương thời...
Nhắc lại, thày Nhất Hạnh không dám gắn tên Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả và Tăng Xán vào lịch sử Thiền Tông Trung quốc.
Thày Thích Mãn Giác, một người theo và ca ngợi Thiền Tông, còn khẳng định chuyện Bồ Đề Đạt Ma là sơ tổ thiền tông Trung quốc là ngụy tạo. Thày cho rằng vì nhớ ơn nguồn gốc Ấn của Đạo Phật mà Thiền tông thêm vào hình ảnh của một thiền sư người Ấn.
Lịch sự Thiền tông Trung quốc đã là ngụy tạo, thì làm gì có chuyện Ma Ha Ca Diếp là Tổ đầu tiên truyền đạo “Thiền tông”. Có thể có chuyện Ma Ha Ca Diếp niệm hoa, nhưng Ma Ha Ca Diếp chưa từng truyền một đạo nào giống như Thiền tông trung quốc đã nói. Kinh tạng Pali không hề ghi lại một dòng thiền nào bắt đầu với Ma Ha Ca Diếp.
Hai mươi tám vị tổ người Ấn, bắt đầu từ Ma Ha Ca Diếp đến Bồ Đề Đạt Ma tu theo Thiền Tông như vậy là do hoang tưởng mà có. Cũng không phải là hoang tưởng mà chính là xảo thuật đánh lừa người đời sau. Hình như tất cả các môn phái tu tập sau Đạo Phật đều có khuynh hướng dựa vào uy danh của Đức Phật và pháp mạch của Phật giáo để xiển dương. Ngay cả các môn phái bàng môn của của Ấn giáo như Surat Shabd (Thanh hải Vô Thượng sư) cũng tự nhận mình là Đạo Phật!
Thử tưởng tượng vào thế kỉ thứ bảy, học giả nào có thể kiểm chứng những sự kiện như trên. Nhưng bây giờ ngành khảo cổ, ngành nghiên cứu cổ ngữ đã không khó khăn gì khi chứng minh một tài liệu hay sự kiện trong đúng sự thực của nó.
Những sự kiện và thông tin về Thiền Tông bây giờ rối beng lên rồi.

Theo Phạm Doãn



Phần lưu ý : Những tu sĩ PG Nguyên Thủy thì thường không bàn đến những điều vừa kể trên, vì đây là sự thực họ đã biết từ lâu. Chỉ những phật tử Việt Nam chất phác nên biết vì…thời điểm đã đến rồi! Các ngài không muốn nói đến thể hiện sự cao thượng của các ngài . Chính những nhà Khoa học là những người đầu tiên xác định Đại Thừa là Ngụy Tạo Thừa.Do vậy các bạn đừng phê phán những người nói Đại Thừa là Ngụy Tạo Thừa những Tu Sĩ hệ Phái Nam Tông . Các vị Tu Si hệ Phái Nam Tông kô hề tranh chấp chuyện ấy , các vị là những bậc cao thượng .

Xin hết!!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL đã nói PL chỉ có thiển ý thế thôi ! Theo PL thì dù là NT hay ĐT , nói chung những người hoc Phật nghiêm túc chẳng bao giờ khen chê ! còn những người nghiên cứu lịch sử là những học giả ! nói tóm lại những người học Phật phải cẩn thận trước những lời nói của người khác ! ngay đức Thế Tôn cũng nhắc nhở chúng ta như thế ! PL không thích tranh luận ! với PL thì lời nói Bổn Sư là : hãy tự thắp đuốc lên mà đi ! hãy là hải đảo của chính mình ! PL luôn y cứ trong lòng ! những gì PL nghe thấy PL luôn suy xét , bởi chẳng ai có thể giúp ta được !


Hình đại diện của người dùng
beyeu3nam
Bài viết: 38
Ngày: 07/04/08 20:37
Giới tính: Nữ
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: .....

Re: Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi beyeu3nam »

Phật giáo chánh tông, không có quan niêm tiểu thừa hay đại thừa, tất cả các pháp mà Đức Phật đã nói ra là nhăm mục đích đem lại an lạc và lợi ích cho hết thảy chúng sanh. Sở dỉ đức Phật dạy nhiều pháp môn khác nhau là vì tâm bệnh của chúng sanh khác nhau. Chúng ta không nên có tâm phân biệt tiểu thừa hay đại thừa mà chỉ nói Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo phát triển ( các nhà Phật học vì muốn tùy duyên để truyền bá Phật giáo nên có nhiều quan niệm thoáng đạt về giáo lý đạo Phật cho nên gọi là Phật giáo phát triển ) :D :x


"Lạnh chết, không phan duyên
Đói chết, không hóa duyên
Nghèo chết, không cầu duyên
Tùy duyên không đổi, không đổi tùy duyên
Chúng ta quyết định thực hành ba tông chỉ này
Xả mạng vì Phật sự
Tạo mạng vì tăng sự
Chánh mạng vì bổn sự
Nơi sự hiểu lý, nơi lý hiểu sự
Luôn hành tổ sư nhất mạch tâm truyền."
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

nhampl đã viết:PL đã nói PL chỉ có thiển ý thế thôi ! Theo PL thì dù là NT hay ĐT , nói chung những người hoc Phật nghiêm túc chẳng bao giờ khen chê ! còn những người nghiên cứu lịch sử là những học giả ! nói tóm lại những người học Phật phải cẩn thận trước những lời nói của người khác ! ngay đức Thế Tôn cũng nhắc nhở chúng ta như thế ! PL không thích tranh luận ! với PL thì lời nói Bổn Sư là : hãy tự thắp đuốc lên mà đi ! hãy là hải đảo của chính mình ! PL luôn y cứ trong lòng ! những gì PL nghe thấy PL luôn suy xét , bởi chẳng ai có thể giúp ta được !
Vâng Zelda hoàn toàn tôn trọng và kô có ý tranh cải.
Vì nếu tranh cải Zelda sẽ đã nói bừa dùng những lời lẽ như TT82 rồi. Những gì Zelda nêu ra là hợp với lẽ.
Nếu nói rằng Nguyên Thủy và Bắc Tông cùng do Phât Thuyết hoàn toàn là không đúng .
Đã quá nhiều chứng cứ minh chứng rồi . Nếu vì những chứng cứ mang tính khoa học mà những vị Tu hành bên Bắc Tông cũng đã công nhận như " TT Thích Minh Châu , TT Thích Thanh Từ , TT Thích Hoàng Giác , HTChơn Quang , TT Thích THông Lạc ."
Hoàn toàn là những bậc tu hành lâu đời bên Bắc Tông chứ chẳng phải là ai xa lạ cả .
Bậc trưởng bối đã xác nhận những nghiên cứu khoa học là mang tính khách quang , đúng với lịch sử thì tái sao hàng hậu học của chúng ta còn cố chấp?

Zelda xem Đại Thừa như các ngoại đạo ( Thiên Chúa , Hồi Giáo , .v.v.) . Hoàn toàn tôn trọng chẳng hề khinh . Tuy nhiên nếu nói rằng các ngoại đạo ấy cùng chung do Kim Ngôn Đức Phật thì Zelda muốn minh chứng cho ra sự thật .

Vì thông thường những người mới tu thường bị đầu độc bằng những kinh điển không do Phật thuyết nhưng lại tự cho là Phật Thuyết . Nên quay sang nói Phật Giáo Chánh Tông là tu chưa tới là chưa rốt ráo. Còn có người re vẻ khinh miệt nữa .

Vậy thì có hợp lý không khi chúng ta khinh miệt kinh điển chánh tông mà ôm khư khư cái kinh điển ngụy tạo không do Phật Thuyết ???Rồi cứ bám chấp vào đó changử chịu suy xét chi thêm nữa ?

Lại có người nói rằng nếu Đại Thừa không do Phật Thuyết thì tại sao lại có người tu chứng?
Vậy thì đây là sự ngây thơ quá mức . Đức Phật chưa hề đưa ra các triệu chứng thế nào là tu chứng . Vì như vậy là vô ích . Vậy mà người ta lại cố nói rằng đoán đươc ngày chết là chứng đắc . Kì lạ thay nếu bạn bỏ ra 4 năm học nganh y nhất là khoa nội . Vậy là cũng chứng đắc sao?Các vị bác sĩ có khả năng đoán trúng ngày chết cho đến 6 tháng thưa các bạn .
Lại có người tu theo Đạo Hòa Hảo . Nói rằng tu chứng khi chết mở con mắt bên trái . Vậy là các tu sĩ bên ấy đua nhau chết không nhắm mắt. Vỵa có tu chứng kô?
Lại ngừoi bên Thiên Chúa còn có thấy cả Chúa xuống đón đi nữa . Y như người tu tịnh độ.

Những khảo sát khoa học chính la CHánh Niệm . Nhìn nhận thức tế khách quan . Đó là Chánh Kiến có phải là Tà Kiến đâu?

Do vậy :Tuy cùng là Phật Giáo , Nhưng mong các bạn Bắc Tông đừng nên đánh đồng Phật Giáo Nguyên Thủy cùng một hệ thống với Bắc Tông . Như vỵa là không đúng sự thật . Như vỵa là phỉ báng Chánh Pháp .
Tuy khác đạo , khác tư tưởng chúng ta hãy cứ hòa nhã , đừng nên tự xưng tôi là Đại , còn các anh là Tiểu . Những bậc tu sĩ Nguyên Thủy có vị nào màn đến các vị Bắc Tông nói gì về tư tửong mình đâu . Biết các kinh Bắc Tông là ngụy tạo nhưng các ngài vẫn cao thượng kô nói đến .
Và nhiệm vụ đó đã được những nhà nghiên cứu hoàn thành rất tốt . Minh chứng ra được kinh điển Đại Thừa là do vô số người dối trá viết nên , rồi tự cho là Phật Thuyết . Hành động ngụy tạo này chính là phỉ báng Phật, Pháp, Tăng .

Xin hết !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

nhampl đã viết: PL đã nói PL chỉ có thiển ý thế thôi ! Theo PL thì dù là NT hay ĐT , nói chung những người hoc Phật nghiêm túc chẳng bao giờ khen chê !
Xin mời bạn đọc lại câu bạn viết nhé:

"ĐT chỉ nhắc nhở mọi người học Phật không nên dừng lại ở phần tu chứng đó !"

Nếu câu này không hàm ý chê bai, YP finish Italy :) .

Khi tu chứng, chư vị A la hán đã làm xong những gì cần làm . Do đó, chư vị được gọi là các bậc "Vô Học", không cần phải học gì thêm nữa .

Tưởng cũng nên nhắc lại: Phật giáo Bắc Tông định nghĩa "A la hán" khác với Phật giáo Nam Tông .

Theo HT. Thích Thiện Hoa, khi loại bỏ được kiết sử Thân Kiến, thiền sinh đắc quả A la hán . Trái lại, PGNT dạy chúng ta chỉ có thể đắc quả A la hán khi loại trừ được tất cả 10 kiết sử .

nhampl đã viết:còn những người nghiên cứu lịch sử là những học giả ! nói tóm lại những người học Phật phải cẩn thận trước những lời nói của người khác !
Và hơn hết, chúng ta cần phải cẩn thận trước khi nói . "Hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" là thế .
nhampl đã viết:ngay đức Thế Tôn cũng nhắc nhở chúng ta như thế ! PL không thích tranh luận ! với PL thì lời nói Bổn Sư là : hãy tự thắp đuốc lên mà đi ! hãy là hải đảo của chính mình ! PL luôn y cứ trong lòng ! những gì PL nghe thấy PL luôn suy xét , bởi chẳng ai có thể giúp ta được !
YP rất hâm mộ Lời Dạy của Đức Thế Tôn trên : 'Hãy nương nhờ giáo pháptự thắp đuốc lên mà đi !"

Xin cám ơn sự góp ý của bạn .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Lời khai thị của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

beyeu3nam đã viết:Chúng ta không nên có tâm phân biệt tiểu thừa hay đại thừa mà chỉ nói Phật giáo Nguyên ThủyPhật giáo phát triển ( các nhà Phật học vì muốn tùy duyên để truyền bá Phật giáo nên có nhiều quan niệm thoáng đạt về giáo lý đạo Phật cho nên gọi là Phật giáo phát triển ) :D :x
YP đồng ý :) . =D> =D> =D>


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách