(SỰ THÁO GỠ)

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

(SỰ THÁO GỠ)

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Mỗi lần tôi chấp nhận những thay đổi của nội tâm là tôi lại bước một bước về phía trước để đến với một sự tháo gỡ, nó bảo tôi rằng hãy tiếp bước. Sự mong cầu luôn đem đến sự đau khổ, đây là một sự thật mang tính chất cao thượng, mà nó đơn giản và thực tế làm sao.

Khi chúng ta hiểu thì chúng ta từ bỏ nhiều sự dính mắc của chúng ta, những mong cầu, ước mơ và hy vọng. Cái điều là vỡ tan những hy vọng là đau khổ từ lúc ban đầu bởi vì nó luôn đi chung với sự thất vọng, nhưng sau đó nó lại giải phóng cái tâm, nó làm cho cái tâm trở nên hiện thực hơn và cuộc sống thì không phải là một câu chuyện thần thiên.

Không có cái gì xảy ra theo ý muốn chúng ta, tốt hơn là đừng lo lắng quá nhiều, đừng đòi hỏi bất cứ điều gì xảy ra theo ý mình đặc biệt là đối với mọi người, họ có cái tâm của chính họ và những sự thích nghi của chính họ.

Cuộc sống là một chuỗi của những sự thay đổi, không có sự kết thúc và cũng không có một sự chắc chắn. Chúng ta luôn luôn nghĩ đến những cách sống và cách để thư giãn mới mẻ và nghĩ rằng ắt phải có một nơi thật hoàn hảo để sống và tìm một người toàn hảo để sống cùng với mình, mà chúng ta thì luôn lừa dối chính mình. Chúng ta sẽ thật kinh hãi nếu không có một niềm tin vững chắc, nhưng khi chúng ta trưởng thành và càng thất vọng vì chúng ta nhận thấy rằng vì không có một nơi nào hoàn hảo trong cái thế giới này, không có bạn bè, thầy giáo hay một vị giáo sư nào toàn hảo cả, không có cái gì là một sự toàn hảo trong thế giới này. Tôi không là một con người tòan hảo và cũng sẽ không bao giờ, người ta nói rằng Đức Phật là một người toàn hảo.

Tôi có lẽ thất vọng đối với những người bạn của tôi, quá nhiều người luôn mong mỏi quá nhiều điều đối với tôi. Điều đó thật không thực tế chút nào vì làm sao tôi có thể hoàn thành những điều mong mỏi của họ đối với tôi, tôi đang hướng đến sự tự do cho chính mình mà không hề có một tiêu chuẩn. Người nói rằng một vị tu sĩ không nên dính mắc vào bất cứ một ai, hay bất cứ một vật gì. Xin lỗi tôi không thể làm điều đó, tôi không chỉ làm một vị tu sĩ mà tôi cũng là một con người mà thôi.

Một số người nghĩ rằng một vị tu sĩ thì không nên yêu thích bất cứ vật gì và phải hoàn toàn hết ảo tưởng đối với bất cứ mọi thứ. Tôi xin lỗi để nói rằng “No”, tôi xin lỗi để nói rằng tôi không hề hết ảo tưởng đối với mọi thứ mà tôi yêu mến và coi trọng nhiều điều trong cuộc sống của tôi. Tôi thật hoan hỷ là rất nhiều điều thú vị đã xảy ra trong cuộc đời của tôi, nhưng nó là như vậy.

Mặc dù tôi luôn tuân theo cái thân thể theo nhiều cách với những cái truyền thống đã được thiết lập sẵn, nhưng đối với tinh thần thì tôi sống một cuộc đời đơn lẻ. Cái khả năng thích nghi rất quan trọng cho sự sống sót, sự kiên quyết thì nguy hiểm nhất, sự thỏa hiẹp với tất cả mọi thứ ngoại trừ tính chân thật ngay thẳng của quý vị.

Tôi muốn được tự do và thanh thản cả thể xác lẫn tinh thần, vì thế tôi đang nhìn những gì làm cho tôi không tự do và không được thanh thản. Một điều nữa là tôi đang nhìn những gì đang ràng buộc tôi, ở một mức độ hiểu biết sâu rộng hơn thì đó là một cơ hội để được giải thoát và câu trả lời thì khá đơn giản, đó là sự dính mắc và chính cái ta, nhưng tôi phải nhìn chúng thì chúng sanh khởi mà không hề suy nghĩ chúng. Tôi cảm thấy trong tâm mình rất tự do, mà chỉ có những tư tưởng bất thiện và thiện như là một nguyên tắc của tôi. Những ý tưởng bất thiện là đau khổ và cũng chính nó gây ra đau khổ và còn những ý tưởng thiện thì thật sự thanh bình.

Hãy nhìn bất cứ cái gì đang xảy ra trong tâm mà không mong muốn để thay đổi nó, nếu đó là một tâm bất thiện, không ưa thích, không đẹp, hay những điều không đáng như sự sân hận, sự thèm khát, sự ngã mạn v.v… Và nhìn bất cứ điều gì lấy làm thích thú đang xảy ra trong tâm mà không mong muốn để nó, không cố để kéo dài nó giống như trạng thái bình thản, yên tỉnh hỷ lạc hay trong sáng v.v… Đó mới là điều đáng chú ý.

Đó là những phản ứng của quý vị mà chính những phản ứng đó đốt cháy chính quý vị, hãy tiếp tục đi. Có những sự việc tốt đẹp trong cuộc sống của tôi bởi vì tôi đã không phản ứng lại với chính mình, tôi đã rất kiên nhẫn. Hãy thực hành đúng phương pháp và chờ đợi một cách kiên nhẫn, một người bạn tôi đã nói rằng tôi đã trở nên thay đổi, tôi nghĩ tôi không còn quá chú trọng vào những kết quả nữa.

Tâm của tôi đã được tháo gở nhiều và được trong sáng, tôi không muốn bị xao lãng, quý vị nói rằng mình bị bối rối về những lầm lẫn, một số người không biết rằng họ đã bị lầm lẫn, họ quá bận rộn và điên cuồng để nghĩ về điều đó, tất cả tôi có thể nói với quý vị là đừng suy nghĩ quá nhiều mà hãy chánh niệm. Quý vị nên biết rằng sự suy nghĩ quá nhiều sẽ làm cho bạn càng lầm lẫn hơn.

Tôi đã có rất nhiều điều mà hầu hết mọi người đều mong muốn, mỗi lần tôi cố gắng để đạt được 1 điều gì đó, thì tôi lại nghĩ rằng điều đó sẽ làm cho cuộc sống của tôi có ý nghĩa hơn, nhưng mỗi lần tôi đạt được điều gì đó hay tôi muốn hoặc tìm kiếm thì những điều đó thật rất nông cạn, nó không khác gì những viên đá lót đường, có một loại tỉnh thức trong mỗi lần tiến bước cho đến khi không còn điều gì trái ngược trên bước tiến về phía trước.

Khi quý vị muốn mua một thứ gì thì hãy hỏi lại chính mình rằng “tôi có thật sự cần có nó không” đừng mua một cái gì chỉ vì nó có ít, có quá nhiều điều có ích trong cái thế giới này và cũng có quá nhiều điều vô ích.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: (SỰ THÁO GỠ)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Cám ơn bạn thichtambinh1985 đã đăng lại bài của Ngài U Jotika . Bài này được tìm thấy tại:

http://www.vkhtdtt.vn/DesktopModules/On ... uyniem.doc

YP sẽ đăng tải lại toàn bộ bài SỰ SUY NIỆM CỦA NỘI TÂM, tác giả U Jotika tại thread này :) .

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: (SỰ THÁO GỠ)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

SỰ SUY NIỆM CỦA NỘI TÂM
Nguyên tác: U JOTIKA
Dịch giả: (khuyết danh)
---o0o---

ABOUT U JOTIKA
(ĐÔI NÉT VỀ NGÀI)

Ngài U Jotika được sinh ra trong một gia đình không thuộc dòng dõi Phật giáo tại Myanmar, và ngài được theo học trong một ngôi trường dòng Thiên Chúa giáo của người La Mã. Ngài đã học ngành kỹ thuật điện tử và đã đọc rất nhiều sách thuộc về khoa học phương Tây, về triết học, và tâm lý học. Ngài đã kết hôn và là cha của 2 người con gái trước khi xuất gia là một tu sĩ. Thay vì thỉnh thoảng viếng thăm gia đình và ở lại Yangoon, thì ngài đã dành trọn thời gian của mình để sống ẩn dật.

Ngài nói: “Tôi được sinh ra tại Myanmar và được học tập dưới nền giáo dục phương Tây, và sống dựa trên 2 nền văn hóa khác nhau, Đông và Tây. Sự tồn tại của nhiều nền tôn giáo khác nhau thì cũng giống như cái chủ nghĩa duy vật và ngành triết học v.v.. Tôi đã nhận thấy một cách sâu sắc là không đặt niềm tin của mình vào bất cứ điều gì, mà điều quan trọng nhất là hiểu rõ chính cái tâm của mình.


MEDITATION
(SỰ THIỀN TẬP)


Hành thiền không phải để tạo ra bất cứ điều gì (hoặc sự tập trung, sự bình tĩnh, hay sự thấu hiểu v.v…) và chỉ để nhìn thấy rõ bất cứ cái gì đang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại với một cách thật đơn giản. Thay vì dự định hoặc tạo ra một sự bình thản hoặc sự thấu hiểu thì quý vị hãy cố gắng từ cái điểm đầu tiên của mình. Bởi vì quý vị luôn luôn đi lùi về phía sau của con đường.

Sự thiền tập cũng giống như sự nỗ lực để học cách chạy một chiếc xe đạp. Tại lúc đầu, quý vị nỗ lực nhiều và quý vị sẽ bị vấp ngã trong lúc luyện tập. Sau đó bằng việc luyện tập thường xuyên quí vị sẽ học được cách nỗ lực vừa đủ để giữ cho quý vị có thể ngồi trên chiếc xe đạp một cách vững chắc và quý vị có thể duy trì sự nỗ lực một cách quân bình để tiến về phía trước.

Do đó việc hành tập cũng vậy, quý vị có thể dùng cách này để áp dụng trong việc hành tập thiền Vipassana của mình. Theo tôi thì cái điều quan trọng nhất là sự liên tục. Nếu quý vị hiểu được ý nghĩa của sự chánh niệm là như thế nào, quý vị sẽ chánh niệm được nhiều hơn. Để chánh niệm quý vị phải học cách làm thế nào để có chánh niệm với sự nỗ lực vừa đủ. Nếu nỗ lực thực hành thì quý vị sẽ thấy được sự ảnh hưởng của chánh niệm đối với tâm là như thế nào. Quý vị sẽ phải học cách để duy trì sự chánh niệm và quý vị sẽ nhận thấy tâm của mình sẽ không an tịnh khi nó không có chánh niệm.

Nên chọn một hoặc hai đối tượng thích hợp cho mình, và chánh niệm một cách liên tục, và sự liên tục là điều quý vị cần phải ghi nhận nhiều nhất. Sự suy nghĩ không thể làm cho tâm của quý vị được hạnh phúc mà quý vị chỉ nên nhìn những cái suy nghĩ mà không mong cầu để chế ngự nó. Khi quý vị nhìn đối tượng một cách rõ ràng thì chúng sẽ biến mất. Sự suy nghĩ làm một cản trở cho việc hành tập.

Đừng cố làm cho tâm quý vị an tịnh hay bình thản, chỉ làm một điều duy nhất là hãy chánh niệm hoàn toàn những gì trong hiện tại, thật đơn giản. Nếu có bất cứ câu hỏi nào khởi lên trong tâm. Quý vị chỉ cần nhìn nó rồi tiếp tục đi và đừng cố để tìm ra câu trả lời. Tự nó sẽ trả lời sau.

Hành thiền khi được hướng dẫn và luyện tập với nhiều phương pháp thiền khác nhau, nó có giới hạn của chính nó. Đó là vì họ không hiểu nó một cách chính xác và họ đang cố để làm cho nó trở thành một cái gì đó bên ngoài cuộc sống của họ. Nhưng sự chánh niệm thật sự là sự tập trung duy nhất. Chánh niệm không thể tách rời khỏi đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Khi đó mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta ắt sẽ được hiểu một cách đúng đắn.

Trong việc hành thiền bất cứ việc gì đến một cách dễ dàng và tự nhiên, quý vị sẽ thấy thú vị và nó sẽ gây thích thú để tiếp tục hành thiền. Ắt là có sự thỏa thích trong việc hành tập. Sẽ có một cách suy nghĩ đối nghịch với đối tượng, một khi bất cứ một điều gì khởi lên làm cho quý vị chán nản, bất toại nguyện. Người ta thường nói: “Sự tự tin đem đến một năng lực”. Vâng, khi quý vị có sự tự tin trong việc hành tập thì quý vị sẽ có được nghị lực cố gắng để hành tập. Trước khi tôi trở thành một nhà sư, tôi đã đọc rất nhiều sách về thiền Minh Sát Tuệ, do đó tôi nghĩ rằng mình hiểu tất cả về thiền. Sau khi trở thành một nhà sư được một năm, tôi đã tự nghĩ rằng “Tôi hiểu được thiền là như thế nào?”, và sau khi trở thành tu sĩ khoảng 3 năm tôi lại tự hỏi: “Tôi đã hiểu được thiền là gì chưa?” Và cứ thế tôi luôn đặt câu hỏi cho chính mình.

Hành thiền đem lại cho chúng ta một sự lợi ích cao thượng.

Người ta thường nói: “Những kinh nghiệm trong hành thiền thì rất sâu sắc” và một số quý vị muốn biết ý nghĩa của câu nói này như thế nào.

Chánh niệm là sự hay biết trạng thái của tâm hay là sự tỉnh thức. Việc hay biết cái gì đang xảy ra trong hiện tại mà không có bất cứ một định kiến nào.

Trong cuộc sống hiện tại hằng ngày, nhiều người đã hành thiền nhiều nhưng họ không thấy được cái tham, sự mong cầu, sự thù hận, sự giận dữ, sự ganh tỵ và sự bỏn xẻn. Rất nhiều phương pháp thiền đã không thấy được tầm quan trọng của việc nhìn thấy những ô nhiễm đang sanh khởi trong tâm hằng ngày, với một cách thật là chân thật trong cuộc sống của họ, và sức ảnh hưởng của nó đối với những hành động hằng ngày.

Tôi muốn nhấn mạnh về sự chánh niệm trong lúc nói chuyện, đó là lúc người ta ít chánh niệm nhất. Hầu hết những phương pháp thiền đều có một thời gian biểu để hành tập, và họ chọn một số đề mục như hơi thở sự phồng xẹp của bụng, sự xúc chạm và những cảm giác. Họ có quyền chọn lựa đề mục thích hợp cho mình ngay từ lúc bắt đầu hành tập và là đề mục duy nhất. Theo sự hiểu biết của tôi thì cho dù phương pháp nào thì quý vị cũng phải cố để nhận thức được những sự ô nhiễm trong tâm của quý vị ngay từ lúc bắt đầu.

Tôi suy nghĩ về Buddha nhiều, tôi có một bức tranh vẽ Đức Phật đang ngồi với một sự tập trung cao độ. Ngài ngồi dưới cội bồ đề già với những rễ cây tủa xuống từ những nhánh ở trên, có một vài chú thỏ đến gần Ngài và kế bên là một cái hồ khá rộng và hoang sơ cùng với những đóa hoa sen đang nở rộ. Ở phía xa của bờ sông là một khu rừng rộng lớn và những dãy núi cao và ánh trăng trên những ngọn núi đó đang tỏa sáng. Trên mặt hồ với những gợn sóng lăng tăng, hòa với một không gian yên tĩnh và thật thanh bình. Và Đức Phật ở đó, vị Giáo chủ của chúng ta đang ngồi trong tư thế hoàn toàn tỉnh lặng, mà không hề có một bất cứ một sự hiện hữu nào của tham, sân, si thật là một biểu tượng hoàn hảo của sự thanh bình. Khuôn mặt Ngài đang tỏa rực sáng với một luồng ánh sáng màu trắng thật mát dịu, khuôn mặt của Ngài, đôi vai, cánh tay, lưng và chân tất cả thật thoải mái, hoàn toàn thanh thản, không có bất cứ một sự căng thẳng nào toát ra trên khuôn mặt của Ngài, và tôi đang ngồi dưới cội cây gần đó (nhưng tôi thì không thật sự ở trong bức tranh đó) và tôi thật sự cảm thấy thanh thản. Quý vị cũng sẽ cảm nhận như chúng tôi chứ!

Nói như thế để quý vị thấy rằng trí tưởng tượng thật sự rất mạnh mẽ. Khi quý vị tưởng ra một trạng thái thanh bình thì lúc đó tâm trở nên thanh thản. Và có thể nếu quý vị cảm thấy sợ hãi trước cái chết là do tưởng tượng ra một cảnh tượng hãi hùng. Từ đó tâm của quý vị sẽ chọn lựa những trạng thái thanh bình, yên tỉnh như đang hành thiền gần Đức Phật của chúng ta, tất cả những cái đó đều do tưởng mà ra. Ví dụ như quý vị tưởng rằng mình đang ở trong hang núi sâu, lạnh lẽo và gần bên là Đức Phật, và quý vị cảm thấy thật tỉnh lặng, an toàn và được bảo vệ, thoát khỏi những ô nhiễm từ bên ngoài.

Nếu quý vị ngồi quá nhiều thì hệ thống cơ thể của mình sẽ không hoạt động tốt, hãy tập một số bài yoga, nó cũng rất hữu ích cho bạn, quý vị sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu quý vị không thiền hành thường xuyên. Do đó thiền hành cũng quan trọng không kém phần quan trọng so với thiền tọa.

Hãy thực hành với một cái tâm trọn vẹn, nếu bạn muốn đạt được những lợi ích trong việc hành thiền. Hãy thực hành chánh niệm cũng như đây là một điều tất yếu duy nhất mà quý vị cần làm trong cuộc sống của mình. Hãy tỉnh thức với những xao lãng của nội tâm.

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Phương Pháp Quán Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

WATCHUNG MIND
(CÁCH NHÌN TÂM)


Chánh niệm là một cách sống. Bất cứ nơi nào mà quý vị đến và bất cứ điều gì mà quý vị làm đều phải được chánh niệm.

Suy nghĩ là một cản trở lớn trong chánh niệm. Dĩ nhiên để ghi nhận được những suy nghĩ là điều rất quan trọng và nhìn cái tâm của quý vị với cái tâm không xét đoán hoặc khiển trách. Chỉ nhìn nó một cách thật đơn giản, cũng không có tôi ta.

Khi có sự so sánh hay ngã mạn trong tâm mình, hãy cố gắng nhìn nó thật rõ ràng là điều quan trọng. Khi đó là tâm của quý vị tự nó sẽ được thư giãn. Chỉ khi nào trở thành bậc toàn giác thì mới hoàn toàn thoát khỏi sự ngã mạn. Đừng thực tập sự khiêm nhường, nó sẽ bị gượng ép, chỉ chánh niệm về sự ngã mạn. Nếu quý vị thấy rõ tâm mình thì quý vị tự nhiên sẽ trở nên khiêm nhường mà không hề bị gượng ép. Nếu quý vị luôn tỉnh giác trong hành động của mình thì quý vị sẽ chế ngự được cái ta.

Hãy chánh niệm và hiểu thấu đáo những cái ảo tưởng, những ý muốn mà quý vị ưa thích, sự ngăn cản, trạng thái trống vắng hay bất cứ một cảm giác nào khác cho dù nó thô hay vi tế.

Hãy chánh niệm những tác ý của quý vị khi quý vị đang làm việc. Hầu hết quý vị đã không ghi nhận được những tác ý khi quý vị nói chuyện hay đang làm việc. Hầu hết họ cho là đúng khi mà họ thật sự ghi nhận được những tác ý của họ.
Trải qua nhiều năm tôi luôn nhìn tâm của mình, vì thế tôi rất rõ cái tâm của mình, tôi biết nó khờ khạo, có lúc hoan hỷ, và hay tinh nghịch v.v… Vì tôi luôn ghi nhận một cách trọn vẹn và nó không thể làm cho tôi xao lãng được.

Tất cả những gì mà tôi có thể chia sẻ cùng quý vị không phải là sự suy nghĩ mà là sự chánh niệm. Quý vị có thể chia sẻ cùng những người bạn của mình là làm thế nào để ghi nhận được cảm giác hay những suy nghĩ mà chỉ đơn giản là ghi nhận một cách thức tỉnh vừa đủ đối với nội tâm của quý vị. Mà trong đó luôn có sự xét đoán, phê bình, hoặc là những cuộc độc thoại v.v…

Hãy chánh niệm mặc dù điều đó sẽ gặp nhiều trở ngại. Khi quý vị nghĩ rằng vào lúc này ta không thể chánh niệm được thì lúc đó là lúc quý vị cần chánh niệm nhiều nhất.

Và một điểm quan trọng nữa về sự chánh niệm là quý vị phải luôn chánh niệm. Các điểm tương đồng để giữ giới luật đối với một tu sĩ hay là một người Phật tử là nếu quý vị nói rằng thực hành giáo pháp là một điều rất đúng đắn, và quý vị sẽ giữ giới đồng thời chánh niệm trong sự thu thúc và cố gắng hết mình, nhưng khi quý vị bị những ô nhiễm bên ngoài chi phối thì khi đó quý vị sẽ không đặt trọn niềm tin vào giáo pháp. Tôi lấy một ví dụ một người phạm tội ngoại tình khi mà họ đã kết hôn rồi (thật là sự so sánh buồn cười). Từ đó mối quan hệ giữa hai người trở thành một sự giả tạo. Quý vị không thể có được niềm vui thật sự, càng ngày quý vị càng sa sút hơn. Thật sự đó là cách mà tôi nhìn nhận sự việc. Do đó chúng ta phải thành thật với những gì chúng ta đang làm cho dù đó là giới luật hay là sự chánh niệm hoặc bất cứ việc gì khác. Nói một cách khác quý vị đừng quá quan tâm rằng mình đang làm cái gì và cũng đừng quá coi trọng chính bản thân mình, nói như vậy để quý vị hiểu rằng không phải quý vị coi trọng việc mình đang làm là quý vị sẽ không được an vui, hay không thành công. Nói một cách khác sự chánh niệm không có tác ý hay bất cứ sự suy nghĩ nào mà nó chỉ nhìn sự vật một cách rõ ràng mà không xét đoán, không mong cầu. Hãy thực hành chánh niệm để thấy những gì đang xảy ra trong hiện tại, chỉ đơn giản thế thôi.

Thật là thú vị khi chỉ có một mình để hành thiền trong nhiều tháng qua, tôi không muốn đọc quá nhiều sách hay nghiên cứu bất cứ điều gì từ những quyển sách mà tôi chỉ muốn đọc chính là cái tâm của mình nhiều và chỉ duy nhất là nhìn nội tâm một cách rõ ràng, và chắc chắn là tôi sẽ học được điều gì đó sâu sắc từ chính cái tâm của mình.

Chánh niệm là một điều cao thượng mà tôi có thể làm cho chính mình. Nếu tôi nhìn tâm mình một cách sâu sắc mà không có mong cầu để thay đổi thì chánh niệm sẽ tháo gở những gút mắc trong tâm của tôi.

Do đó, quý vị có thể thực hành chánh niệm vì lợi ích của nó thì quý vị sẽ hiểu được chánh niệm một cách sâu sắc hơn.
Chánh niệm đem lại cho tôi một năng lực dồi dào nó làm cho tôi luôn trong tư thế sẵn sàng. Tương tự như tôi là một người khám phá ra một hành trình để đi vào thế giới chưa được biết đến. Bất cẩn là một thái độ không tốt, hãy quan sát và xem lại thái độ của mình, tôi luôn cẩn thận với bất cứ một hoạt động nào mà tôi làm và tôi luôn luôn quân bình tâm của mình. Đứa con gái của tôi thì đang cố suy gẩm về cái tâm và nó đang tỉnh thức về những suy nghĩ và những cảm giác tinh thần của nó. Tính cách nó giống tôi và những sở thích cũng vậy. Tôi không quan tâm đến mình mà tôi chỉ quan tâm đến những đứa con của tôi, tôi hy vọng chúng luôn cố gắng để nhận thức cái tâm của chúng.

Cái tâm rất là xảo quyệt nó muốn những điều khác lạ và những thay đổi. Sự chán nản là một vấn đề quan trọng, nó luôn khao khát những thú vui, và những kích hích mà đó là những gì mà hành giả thường gặp phải là luôn chạy theo những thay đổi của sự kích thích.

Người ta thường nói rằng họ muốn hạnh phúc, nhưng làm thế nào được khi mà họ không quan tâm đến việc chánh niệm. Bởi vì họ nghĩ chánh niệm hiện hữu ở một nơi nào khác, trong những trạng thái thỏa mãn hay những gì mà họ đạt được hoặc trở thành một người có vị trí cao trong xã hội mà còn những cảm giác toại nguyện.

Hãy nhìn tâm của mình và ghi nhận những gì đang xảy ra. Tất cả những vấn đề trong tâm của quý vị sẽ biến mất nếu quý vị hiểu rõ cái tâm của mình. Bởi vì những trở ngại đều do tâm tạo ra mà không có bất cứ một sự liên quan nào từ bên ngoài cái tâm.

Không có bất cứ sự thay thế nào có thể đem lại lợi ích bằng sự chánh niệm. Quý vị thường nói rằng: (Nếu tôi thực hành một cách liên tục thì những vấn đề trong tâm tự động biến mất). Chúng ta thường nói rằng là mình hiểu và luôn luôn nói “Nếu”. Đó là cái gì mà chúng ta phải thực hành nó tại sao lại nếu? Dường như chúng ta không muốn những vấn đề trong tâm được giải tỏa, hay chúng ta không thực sự tin tưởng rằng chúng ta có thể làm được điều đó. Vì thế mà chúng ta chỉ nói suông thôi, chính điều này khiến chúng ta hy vọng. Đến khi chúng ta cố gắng thực hành và sẽ có những trở ngại, khi đó chúng ta sẽ không còn hy vọng để tiếp tục con đường của mình, và thế là ta nghĩ rằng thế thì tốt hơn là mình không nên cố gắng để theo đuổi cái công việc huân tập này nữa mà chỉ là sự hy vọng thôi. Đây thực sự là những thủ đoạn của tâm nhằm bảo vệ chính nó từ những cảm giác thất vọng mà nó chưa bao giờ làm bất cứ điều gì một cách trọn vẹn.

Thật là hữu ích để học hỏi chính cái tâm và chính cái cuộc sống hơn bất cứ điều gì khác, nhưng hầu hết họ không dám đối mặt với sự thật. Họ đang chạy xung quanh chính họ, và họ không đủ can đảm để đối đầu với chính họ. quý vị nghĩ rằng mình sợ hãi và mất thăng bằng nếu phải đối diện nhiều với chính quý vị. Nhưng tôi không nói nhiều về những điều tôi nghĩ mà tôi nói về những điều tôi ghi nhận được. Nếu quý vị suy nghĩ về mình quá nhiều thì quý vị sẽ bị mất thăng bằng. Khi quý vị thật sự chánh niệm thì quý vị sẽ hiểu làm thế nào để sống tốt đẹp hơn đối với cuộc sống của mình và quý vị sẽ hiểu được phải làm cái gì trong bất cứ hoàn cảnh nào xảy đến với quý vị.

Những hiện tượng mà nó hiện hữu tại thời điểm hiện tại là điều duy nhất mà tôi có, cho dù tôi thích hay không thích, vì thế đó mới là điều quan trọng đối với tôi, do đó những thay đổi lệch lạc nhỏ tôi đều quan sát chúng một cách dễ dàng.
Có một loại tâm hôn trầm mà nó luôn hiện hữu ở trong tâm. Chúng ta cần một điều gì phấn chấn, một loại kích thích, hoặc nói chuyện hay đọc sách, đi đây đó… để giữ cho tâm tỉnh thức. Nói một cách khác nó ở trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Nếu quý vị có thể huân tập để tâm mình luôn tỉnh thức mà không cần bất cứ một sự phấn khích nào thì quý vị sẽ cảm nhận được một loại năng lực mới. Chỉ duy nhất khi quý vị có được sự chánh niệm xuyên suốt thì quý vị sẽ đạt được. Cho dù quý vị có ẩn dật hay không thì nó cũng quan trọng để chánh niệm được xuyên suốt. Sống ẩn dật thì rất hữu ích, nó rất quan trọng để duy trì việc hành tập của quý vị, vì thế quý vị có duy trì sự sáng suốt của tâm. Còn ngược lại thì quý vị sẽ bị sa sút. Nó giống như việc bơi ngược dòng, nếu quý vị không cố gắng thì quý vị sẽ đi xuôi dòng.

Có vài tờ báo cũ trong một cái hộp, tôi bắt đầu đọc những tờ báo đó, và nhìn tâm của mình, sự dễ vui, sự thú vị, việc lãng phí thời gian và sự vô ích! Đó là những gì tâm khởi lên trong lúc đọc báo. Quý vị cần chánh niệm nhiều để không bị lôi kéo vào những cuộc đối thoại nơi tâm. Tôi thích yên tĩnh hơn vì nó tốt hơn cho sự bình thản nơi tâm của tôi.

Tôi cố gắng chánh niệm khi lái xe, nói chuyện với mọi người hay đang làm việc. Một cơ hội tốt cho tôi để thực hành chánh niệm là khi tôi bận rộn. Đó là sự thực hành mà tôi muốn chia sẻ cùng quý vị.

Khi tôi còn trẻ, tôi đã đọc rất nhiều sách viết về những nhà thám hiểm, và tôi rất thất vọng khi tôi nhận thấy không có bất cứ nơi nào còn lại trên thế giới mà vẫn chưa được khám phá bằng nhiều cách khác nhau. Mãi đến bây giờ chỉ có duy nhất chánh niệm là cái phương tiện tốt nhất để khám phá ra cái thế giới tâm linh, ngoài ra những cái phương tiện khác đều vô ích và đem đến thất bại.

Tôi không được thông thái cho lắm mà thỉnh thoảng lại hay ngớ ngẩn. Sự chánh niệm trong tâm tôi là cái la bàn cho tôi, khi tôi làm bất cứ lỗi lầm gì thì chánh niệm luôn luôn nhắc nhở tôi rằng tôi đang phiền não.

Thật vậy hành thiền một mình thì dễ hiểu hơn nhiều, và tôi thì cũng không một tham vọng lớn lao mà chỉ sống một cách đơn giản và nhìn một cách rõ ràng. Tôi không thể thay đổi thế giới này hay bất cứ một ai, thậm chí cả tôi cũng vậy. Nhưng tôi chỉ có thể ghi nhận, chỉ nhìn mà không có bất cứ sự buồn phiền nào đối với ai, tôi luôn tự hỏi mình là ai mà có thể gánh vác cái thế giới này trên đôi vai của mình?

Hãy làm bất cứ gì quý vị muốn, cứ hành thiền và xem xét lại chính mình, tôi tin rằng quý vị sẽ hiểu được điều gì đem lại lợi ích thiết thự cho quý vị. Quý vị cứ chánh niệm có lẽ tôi sẽ giúp cho quý vị vài lời khuyên.

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: (SỰ THÁO GỠ)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

EMOTION
(SỰ XÚC CẢM)



Chúng ta cần nhiều tâm từ, cái sự bao dung rộng lượng đối với nhiều người. Nếu có thể thì tất cả mọi người xung quanh mình.
Bay giờ quý vị đang chịu đựng một hội chứng thiếu tâm từ (MDS). Hầu như hết mọi người chán nản bởi vì họ không có sự bao dung, tiêu chuẩn đạo đức, chánh niệm và sự khôn ngoan.

Hạnh phúc giống như một điều thật đơn giản, bây giờ quý vị vui vẻ là do tự mình cố tạo để được vui vẻ. Hạnh phúc thật sự không thể cố tạo được hay gán ghép và không có bất cứ cái gì quý vị có thể sở hữu được. Hãy tự hỏi mình “Tại sao tôi vui?” hãy nhìn quý vị vui thì quý vị muốn biết tại sao vui. Đó chính là cái tâm, nó luôn muốn biết tại sao.

Việc tìm kiếm sự thỏa mãn là chúng ta đang tìm sự đau khổ, và cái sự hiểu biết một cách sâu sắc thì giúp chúng ta học cách để buông bỏ. Sự giải thích thuộc về tâm lý thì khá hợp lý, do đó tôi thích đọc những loại sách thuộc về tâm lý. Nhưng nó không đem đến sự thanh tịnh cho nội tâm trừ khi nó hướng tới việc nhìn rõ những dính mắc và việc xả bỏ.

Quý vị đừng đồng hóa với tham, cái ta, sân hận mà quý vị lấy đó làm bài học cho chính mình. Quý vị không thể tiến bộ trừ khi quý vị hiểu rõ chúng, chỉ khi nào quý vị nhìn nó với một cái tâm sáng suốt thì quý vị sẽ nhận biết được cái bản chất thật sự của chúng, và đặc biệt là những mặt tiêu cực của chúng.

Một khi chưa trải qua biển lửa ái dục thì không thể nào đánh bại chúng. Và nó luôn hiện hữu trong ngôi nhà tâm của quý vị và bất cứ khoảnh khắc nào cũng có thể là một ngọn lửa phá toang chính ngôi nhà của chính quí vị. Luôn luôn có sự nguy hiểm mà chúng sẽ trở lại với một sức mạnh gấp đôi do những sự xao lãng hay bỏ quên trong việc hành tập của quí vị. Đừng ngồi trên đỉnh của ái dục mà hãy chánh niệm chúng (đối với tôi việc trải qua ở đây không có nghĩa là xua đuổi mà có ý nghĩa là tỉnh thức của chúng, kinh nghiệm về chúng một cách chánh niệm).

Hãy nhìn xem mình bị đau như thế nào, khi đó quý vị sẽ cảm thấy khó chịu, nó thật sự không đáng để chúng ta khó chịu, mà hãy chánh niệm và nhìn thật sâu cũng như nó không phải là cái của mình, chỉ đơn giản nhìn mà thôi.

Một người mới bước vào Thánh đạo vẫn có tham, sân v.v… nhưng người đó không có sự hiện hữu của thân và tâm. Chỉ khi thoát khỏi tam giới và hoàn toàn sáng suốt thì mới thoát khỏi tham, sân và si. Chỉ có bậc Arahan mới thoát khỏi hoàn toàn sự ngã mạn.

Quý vị buồn phiền khi nghe một bài hát không vừa ý, bởi vì quý vị luôn đòi hỏi, mong cầu quá nhiều đối với chính mình. Nhưng nếu quý vị nhìn cái tâm ưa thích với một sự quân bình thì quý vị sẽ thấy rõ nó là như thế nào. Khó chịu là một loại tâm bất toại nguyện, nó gần với cái tham, cái ta vì quý vị nghĩ rằng: “Tôi là một người hành thiền không nên để cái tham cái ta sinh khởi trong tâm của tôi”. Khi có một tâm tham, tâm ưa thích hay bất cứ một loại tâm nào sinh khởi thì hãy nói với tâm mình rằng: “Hãy để cho tôi được học hỏi bạn”. Chúng thật là tuyệt diệu. Tâm tham là một nhà ảo thuật tài tình nhất, quý vị hãy học cái cách mà nó gợi lên trong tâm của quý vị những cảm giác thỏa mãn hay ưa thích. Tâm thật sự rất là xảo quyệt, do tham, sân, si mà chúng ta không nhìn thấy như là một nhà ảo thuật mà chúng ta luôn nhìn nó với một cái tôi của chính mình.

Hạnh phúc là việc có được một cái tâm an tịnh. Hạnh phúc là được chánh niệm một cách hoàn toàn. Để được chánh niệm thì không có suy nghĩ, không có nhận thức về cái tôi, cái hạnh phúc này đến khi tất cả những suy nghĩ trong quá khứ hay tương lai đều không sanh khởi, không có “tôi”, không có ngày mai hôm qua hay bất cứ một dự định gì. Trong một khảnh khắc hiếm hoi cũng không có một cái “tôi” chứng nghiệm được hạnh phúc thật sự mà chỉ duy nhất có hạnh phúc. Hạnh phúc thật sự không có bất cứ lý do nào, khi quý vị thật sự vui thì quý vị không thể nói rằng “vì sao tôi vui…”, nếu quý vị cố để được vui thì quý vị đã thất bại. Hạnh phúc thật sự đến mà không cần bất cứ một sự thỉnh cầu nào cả.

Một buổi hoàng hôn với đầy màu sắc, tất cả chúng ta đã nhìn nó từ trên đỉnh của một ngọn đồi. Màu sắc thì thay đổi một cách chậm chạp từ màu vàng nhạt cho đến màu đỏ rực. Một lúc nào đó chúng ta đã quên nhìn cái vẻ đẹp của thiên nhiên, hầu hết chúng ta sống trong một thế giới do sự sáng tạo của chính chúng ta và nó đầy rẫy những vấn đề khó khăn.

Tôi đã làm nhiều điều khờ dại lúc tôi còn trẻ (thỉnh thoảng tôi vẫn làm những điều tương tự như vậy) tôi không thể nói về chúng nhưng tôi không quên chúng. Những kỷ niệm về những điều đó đã di vào nội tâm của tôi, nhưng tôi không kháng cự lại với chúng và thậm chí tôi không cảm thấy khó chịu mặc dù tôi cảm thấy đau, tất cả chúng ta đều có những lỗi lầm.

Tôi đã từng cảm thấy xấu hổ về những sai lầm của mình. Trong vài trường hợp thì do sự lạc quan không căn cứ đã ảnh hưởng ít nhiều đến tôi và do không hiểu biết một cách thấu đáo tôi đã trượt dài trong một vai trò mà họ luôn mong mỏi ở tôi. Thật là không thể nào để thực hiện những sự lạc quan này được và thậm chí nó còn nguy hiểm. Nó đã làm cho tôi cảm thấy không đáng chút nào. Nhưng tôi lấy đó làm bài học cho chính mình. Tôi đã tha thứ cho tôi và làm sao tôi có thể tránh khỏi những việc làm như thế. Khi gặp phải những nghịch cảnh? Thế tôi có cần phải mang cái cảm giác tội lỗi này trong suốt quãng đời còn lại của tôi không? Không, tôi đã học được những kinh nghiệm từ những lỗi lầm của mình và cố gắng hết mình để không gặp lại chúng. Tôi có thể làm cái gì khác hơn không. Không cần phải làm bất cứ một điều gì cả.

Tôi hiểu rằng việc đọc những quyển sách về giáo lý hay việc lắng nghe những đoạn băng về giáo lý có thể làm cho một người cảm thấy tội lỗi, mà những ý tưởng đó thì quá cao siêu nên chúng ta không thể đạt được. Như đối với việc ưa thích những cảm giác thỏa mãn thì ta không cần thiết phải lấy làm tội lỗi vì khi đó chúng ta không làm tổn thương bất cứ ai mà hãy nhìn những cảm giác đó nó như thế nào và trong khi ưa thích những cảm giác đó thì quý vị ghi nhận rằng tâm mình đang ưa thích thì “Tội lỗi làm sao sanh khởi được”.

Tôi khóc chăng? Ồ, không biết có ai đó tin rằng một ông sư già như tôi vẫn còn có những giọt nước mắt để khóc chăng?
Đôi lúc tôi thật sự tuyệt vọng và cảm giác như hoàn toàn sụp đổ, và khi đó tôi bắt đầu chú tâm vào những điều cơ bản và đơn giản. Tôi cố gắng để nhìn cuộc sống một lần nữa mà không có một sự xét đoán vụ lợi nào được hiện hữu cả. Trong những khoảnh khắc thanh bình, trong sáng hay vô lý thì không có cái gì được xem là quan trọng cả mà chỉ có vài cái thật hiện khởi một cách rõ ràng cũng như sự không bền vững, cái tôi, khao khát, đau khổ, tham, bất toại nguyện và những ảo tưởng mà thôi.

Sự mong cầu là nguồn gốc của sự thất vọng mà thậm chí nó còn làm cho tâm luôn vọng động.

Chúng ta là những người đang mơ, thì thật là khó để đối mặt và nhận biết một sự thật, một thực tế.

Chúng ta dùng chánh niệm như một phương tiện để diệt trừ đau khổ. Chỉ khi nào mà cuộc sống mà nó trở nên quá đau khổ thì chúng ta mới tìm đến những nơi thanh vắng và thiền định. Nói một cách khác thì chúng ta luôn ưa thích sự xao lãng.
Chúng ta cảm thấy đau cũng giống như chúng ta vẫn còn là những đứa trẻ nhỏ và để chấp nhận một sự thật hiển nhiên là điều quan trọng cho một sự bình thản của nội tâm. Mỗi chúng ta đều hoàn toàn cô đơn, hãy để chúng ta chấp nhận sự cô đơn đó của chính mình và đừng cố che lấp hay tránh né hoặc cố tìm cách để vượt qua nó.

Hãy tốt bụng với mọi người nhưng đừng cố làm vừa lòng họ, đừng là một thiên thần, thật khó để trở thành một người thật sự và đúng nghĩa.

Chán nản với những ô nhiễm là một sự tra tấn nội tâm mình, đừng chiến đấu với những ô nhiễm của quý vị. Quý vị càng chiến đấu với chúng thì chúng càng trở thành sự ràng buộc với nội tâm mình mà hãy học hỏi từ chúng, và hãy tốt với chính bản thân mình. Những ô nhiễm là những vị thầy tốt, không có một sự trưởng thành trừ khi quý vị hiểu một cách sâu sắc, vì vậy không có tự do, vì tự do có được từ những hiểu biết sâu sắc về những nhược điểm của mình.

Sự thiền định cũng như là lúc mà quý vị được thư giãn, khi quý vị nghĩ rằng bây giờ tâm của mình đang bị bấn loạn và không thể hành thiền được thì đó mới là lúc quý vị cần hành thiền. Trong một buổi thuyết giảng của Đức Phật về Tứ Niệm Xứ, Ngài đã nói: “Saragam va cittam, Saragam cittanti pajanati, Sadosam va cittam Sadosam cittanti pajanati. Vikkhittam va cittam, Vikkhittam cittanti pajanati “Khi tâm được thư giãn thì mình phải biết rằng tâm mình đang được thư giãn”. Quý vị không nên mong cầu để làm thêm bất cứ việc gì. Đừng nói rằng tôi cảm thấy tội lỗi về tham hay sân mà chỉ biết rằng nó đang xảy ra. Quý vị đừng gạt lấy chính mình, đó là tất cả những gì quý vị có thể làm, hãy chánh niệm đừng dằn vặt chính mình.

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Phương Pháp Quán Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

yen-phuong đã viết:WATCHUNG MIND
(CÁCH NHÌN TÂM)

Chánh niệm là một cách sống. Bất cứ nơi nào mà quý vị đến và bất cứ điều gì mà quý vị làm đều phải được chánh niệm.

Suy nghĩ là một cản trở lớn trong chánh niệm. Dĩ nhiên để ghi nhận được những suy nghĩ là điều rất quan trọng và nhìn cái tâm của quý vị với cái tâm không xét đoán hoặc khiển trách. Chỉ nhìn nó một cách thật đơn giản, cũng không có tôi ta.
Xin lỗi các bạn . YP vô ý quá . Tựa đề của chương này là WATCHING MIND (CÁCH NHÌN TÂM).

Bạn nào có bản Anh ngữ, cho YP xin . Xin đa tạ .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: (SỰ THÁO GỠ)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Thiền là nghệ thuật nhìn tâm

http://thucduong.vn/detail.aspx?id=16

Hình ảnh


Thiền là công việc của Tâm không phải là công việc của thân. Thầy tôi - thiền sư U. Tejanya - người Miến và ngài thánh tăng nổi tiếng Thái Lan - Achaan Chah đều cùng nói về một điều như thế.


LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH TIẾN BỘ TRONG PHÁP HÀNH?

Theo ngài U Kundala có 3 cách:

Thứ nhất là xem đức tin, lợi lạc có được tiến bộ hay không.

Thứ hai là tinh tấn có thăng tiến hay không.

Thứ ba là kiên nhẫn có được càng ngày càng tăng trưởng hay không.

Tuệ giác như khí hậu bên ngoài, nó luôn thay đổi.

oOo

Theo ngài Shwe Oo Min có 4 yếu tố để xét:

Thứ nhất là hành giả càng thiền càng chân thật hơn.

Thứ hai là cuộc sống càng đơn giản hơn.

Thứ ba là càng ngày càng khiêm tốn hơn.

Thứ tư là tâm xả rất mạnh.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
vanhsati
Bài viết: 1
Ngày: 20/02/10 19:56
Giới tính: Nam

Re: (SỰ THÁO GỠ)

Bài viết chưa xem gửi bởi vanhsati »

Chào các bạn

Rất vui được học hỏi, chia sẻ với các bạn về Giáo Pháp

Theo mình thấy cuốn trên là lược dịch từ cuốn "Snow in the summer" của Ngài U Jotika (các bạn có thể download ở đây http://www.buddhanet.net/pdf_file/jotleeds.pdf)

Còn trang web này có nhiều bài giảng bằng tiếng Anh của Ngài, nghe rất hay, sâu sắc và gần gũi http://www.dhammadownload.com/SayaDaw-U ... nglish.htm

Chuc vui


laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: (SỰ THÁO GỠ)

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

kinhle Rất biết ơn người đã đăng những bài pháp này ! tangbong


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách