CÁC BÀI THƠ THIỀN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Tôi còn tìm được 1 đoạn như sau :
" TỒI TÀN KHÔ MỘC Ỷ HÀN LÂM
KỶ ĐỘ PHÙNG XUÂN BẤT BIẾN TÂM
TIỀU KHÁCH NGỘ CHI DU BẤT CỐ
DĨNH NHÂN NÁ ĐẮC KHỔ TRUY TẦM ?
NHẤT TRÌ HÀ DIỆP Y VÔ TẬN
SỔ THỤ TÙNG HOA THỰC HỮU DƯ !
CƯƠNG BỊ THẾ NHÂN TRI TRỤ XỨ
HỰU DI MAO XÁ NHẬP THÂM CƯ ".
Dịch nghĩa :
" Cây khô nép lạnh rừng này
Xuân qua mấy độ chẳng thay tấm lòng
Khách tiều gặp chẳng buồn trông
Hát hay kẻ ấy nhọc lòng tìm chi ?
Ao sen thừa áo huyền vi
Hoa tùng lót dạ thiếu gì nữa đâu !
Thế nhân tìm gặp hôm nào
Am mây ta lại dời vào rừng sâu".
Với Ngài Đại Mai, thời gian và không gian đâu còn có nghĩa lý gì. Ngài chỉ hiện thấy non hết xanh rồi lại vàng, hết vàng rồi lại xanh. Ngài cũng không còn thiết chi đến đường ra vào thảo am của Ngài nữa. Ngài chỉ biết rằng cứ theo đường nước mà đi thì sẽ đến. Còn sự an nhiên tự tại nào hơn thế nữa đâu! Thật tình mà nói, nếu lúc ấy có ai hỏi Ngài tên gì? Bao nhiêu niên tuế? Chắc là Ngài cũng sẽ trả lời rằng bình minh và hoàng hôn có quan hệ gì? Hoặc giả rừng xanh lắm thứ hãy còn vô danh".
Sửa lần cuối bởi Huyền Bạch vào ngày 29/10/15 17:32 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ĐẠI MAI
TRÁI MAI CHÍN

(Trích: Thơ Thiền Đường Tống - Đỗ Tùng bách, trang 188-197)
Thiền sư Pháp Thường ở núi Đại Mai, họ Trịnh, người xứ Tương Dương, Hồ Bắc. Thuở bé xuất gia ở chùa Ngọc Tuyền, Kinh Châu. Cảnh Đức Truyền Đặng Lục, quyển 7 ghi về quá trình đắc pháp và hoằng pháp của Sư như sau:

Ban đầu Sư tham vấn Đại Tịch (Thụy hiệu của Mã Tổ), hỏi:

- Thế nào là Phật?

Đại Tịch nói:

- Tức tâm tức Phật (chính tâm này là Phật).

Sư liền đại ngộ. Vào niên hiệu Trinh Nguyên (785-804) đời Đường, Sư trụ trì nơi mà Mai Tử Châu thuở xưa đã từng ẩn dật, đó là núi Đại Mai cách huyện Ngân bảy mươi dặm về phía Nam. Trong hội Diêm Quan có một vị tăng vào núi tìm trúc để làm gậy, lạc đường đi đến am Sư, hỏi ông:

- Hòa thượng ở núi này đã được bao lâu?

Sư đáp:

- Chỉ thấy bốn núi xanh lại vàng.

- Có đường nào ra núi chăng?

- Theo dòng suối mà đi ra.

Tăng trở về kể lại cho Diêm Quan.

Diêm Quan nói:

- Lúc ta ở Giang Tây, có lần gặp một nhà sư. Từ đó về sau chẳng biết tin tức. Có lẽ là nhà sư này chăng?

Nói xong liền sai vị tăng ấy đến mời Sư xuống núi. Sư có làm kệ từ tạ rằng:
  • Rừng lạnh cây khô nương náu sống
    Bao phen xuân đến chẳng thay lòng
    Tiều phu bắt gặp còn chẳng đoái
    Đâu phiền khách quý khổ cầu mong.
Đại Mai là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất ở Giang Tây, Diêm Quan Tề An cũng là đệ tử của Mã Tổ, Đại Mai Pháp Thường nhận được một lời khai thị của Mã Tổ, lập tức liễu ngộ, ở ẩn nơi núi Đại Mai, nghĩa là làm bạn với núi, nương tựa vào mây để nuôi lớn thánh thai - những ngày bảo nhậm, không để cho cảnh giới ngộ mất đi - Sau đó, Sư trả lời câu hỏi của đệ tử ngài Diêm Quan, lời nói ẩn chứa huyền cơ "Chỉ thấy bốn núi xanh lại vàng", nghĩa là quên hết năm tháng, ở trong cảnh giới thánh, mới hay thể hội được "đại toàn", thế là đã trả xong vấn đề biến hóa của thế giới hiện tượng, còn hiển thị được ý cảnh của việc tu trì. Diêm Quan Tề An nghe xong câu đáp của Đại Mai, biết rằng Sư đã được yếu chỉ nên lúc đó thỉnh Sư ra núi. Pháp Thường dùng kệ để từ chối "Rừng lạnh cây khô nương náu sống", nghĩa là nhìn thấu sắc tướng, chứng ngộ tự tánh, thân thể như cây không, tâm như tro lạnh, một mình nương náu nơi "rừng lạnh", như như chẳng động. "Bao phen xuân đến chẳng thay lòng", đã trải qua bao phen "tro lạnh lại nóng", "cây khô đâm chồi" vẫn không thay đổi tâm ý ban đầu. Thân thể như cây khô, tiều phu lựa làm củi còn chẳng thèm để ý đến, thì đâu có nhọc gì đến khách quý tức người thợ mộc giỏi dùng ánh mắt tinh tường chuyên môn để tìm gỗ tốt? Biểu thị ý không ra khỏi núi của Sư.

Dù cho viên ngọc sáng được dấu kín, nhưng không thể tự dấu ánh sáng của mình. Về sau, Pháp Thường ra hoằng pháp, Mã Tổ biết được tin này liền phái người đến khảo nghiệm trình độ tu trì của Sư:

Đại Tịch nghe Sư trụ sơn, liền sai một vị tăng đến hỏi rằng:

- Hòa thượng gặp Mã Tổ, được cái gì mà trụ núi này?

Sư đáp:

- Mã sư nói với tôi: "Tức tâm tức Phật" (chính tâm này là Phật).

Vị tăng bảo:

- Gần đây nghe Mã sư nói "Phi tâm phi Phật".

Sư nói:

- Lão già này cứ mê hoặc người ta mãi, mặc tình cho ông ta Phi tâm phi Phật, tôi chỉ biết Tức tâm tức Phật.

Vị tăng ấy trở về kể lại với Mã Tổ. Mã Tổ nói: "Đại chúng! Trái mai đã chín".

Sau khi người tu thiền ngộ đạo, thấu suốt tự tánh, tự nhiên đứng vững gót chân, chẳng cần nương người khác để hiểu, người ta nói gì thì nói, dù cho lời nói là của bậc thượng trí hay kẻ hạ ngu nhưng đều chẳng đổi thay, tức là ý này, vì người ấy đã thật biết rõ ràng. Pháp Thường đã từ lời khai thị "Tức tâm tức Phật" của Mã Tổ, thể hội sâu yếu đạo, nên khi Mã Tổ đổi cách nói là "Phi tâm phi Phật" thì đối với Sư trở thành dư thừa. Bởi vì bất kỳ lời nói nào cũng giống như cái nơm để bắt cá; khi bắt được cá rồi thì đâu cần biết cái nơm lớn nhỏ ra sao, hình thức như thế nào, do đó Sư mới phê bình Mã Tổ "Lão già này cứ mê hoặc người ta mãi" và dốc lòng tin tưởng những gì chính mình thâu lượm được, chẳng theo lời nói của Mã Tổ mà thay đổi. Vì thế Mã Tổ đặc biệt khen Sư rằng: Trái mai đã chín, nghĩa là sự ngộ đạo và tu trì của Đại Mai đã trọn vẹn và thành thục. Câu nói: "Trái mai đã chín" về sau trở thành đề tài để các thiền sư biểu đạt kiến giải thiền của mình như qua các bài tụng dưới đây:

Phiên âm:
  • 1. Hà tùng y thực trụ thâm vân
    Cái thị đương niên thố kiến nhân
    Mai một nhất sanh tâm tức Phật
    Vạn niên thiên tải bất thành trần.
    Sở Vân Nam thiền sư(1)
Dịch thơ:
  • Ăn cây mặc cỏ chốn núi sâu
    Cũng bởi năm xưa lầm gặp người
    Chôn vùi một kiếp tâm tức Phật
    Muôn đời chẳng mất công án này.
Chú thích:

(1) Sở Vân Nam (813-888): Thiền tăng đời Đường, người Phác Châu, Trung Quốc. Khi ra hoằng pháp, Sư lần lượt trụ trì các chùa Bảo Lâm núi Chi Hình, Từ Vân núi Thiên Đốn.

Tác phẩm: Bát nhã Tâm kinh tụng một quyển, Phá tà luận một quyển
.

Phiên âm:
  • 2. Lang tâm diệp bạc thiếp băng thanh
    Lang thuyết hoàng kim thiếp bất ưng
    Giả sư ngẫu nhiên thông nhất tiếu
    Bán sanh thùy tín thủ cô đăng.
    Giản Ông Kính.
Dịch thơ:
  • Lòng chàng phụ bạc, thiếp kiên trinh
    Dẫu có cho vàng thiếp chẳng ưng
    Giả sử thấy vàng liền cười nhận
    Nửa đời tiết phụ có ai tin.
Phiên âm:
  • 3. Đa ta tôn tiền yểu điệu nương
    Hảo tương u mộng não Tương Vương
    Thiềntâm dĩ tác triêm nê nhứ
    Bất trục đôn gphong thượng hạ cuồng.
    Ngũ Tổ Tiêu.
Dịch thơ:
  • Đa tạ cô nàng dáng thướt tha
    Giống như thần nữ đắm Tương Vương
    Tâm thiền đã định như bông thấm
    Chẳng có quay cuồng theo gió đông.
Phiên âm:
  • 4. Đại Mai tử thục
    bàng lão dĩ tiểnti
    Chánh nhân nghiệm chơn vọng
    Tương phùng phách thủ quy.
    Tùng Nguyên Nhạc thiền sư(2).
Dịch thơ:
  • Đại Mai, trái mai chín
    Bàng lão đã tiên tri
    Măt huệ xét (nghiệm) thật giả
    Gặp gỡ dắt nhau về.
Chú thích:

(2) Sùng Nhạc ((1139-12090: Thiền tăng đời Tống, họ Ngô, hiện Tung Nguyên, người Long Tuyền, Xứ Châu (Triết Giang), Trung Quốc, đệ tử của thiền sư Mật Am Hàm Kiệt, tông Lâm Tế phái Dương Kỳ.

Thuở nhỏ Sư có chí xuất gia, 23 tuổi mới thọ ngũ giới Sa di, lần lượt tham kiến các bậc tôn túc tỏng thiềm lâm như: Yết Linh Thạch Diệu, Đại Huệ Tông Cảo, Ứng Am Đàm Hoa v.v... Sư lần lượt trụ trì chùa Báo Ân Quang Hiếu, các thiền viện Thật Tế, Tiến Phước, Trí Độ, Vân Nham hoằng hóa cực thịnh. Niên hiệu Khánh Nguyên thứ 3 (1197), Sư trụ trì chùa Linh Á và khai sáng chùa Hiển Thân Báo Từ. Đệ tử Thiện Khai, Quang Mục vì Sư biên tập Tùng Nguyên Hòa thượng ngữ lục hai quyển. Lục Du soạn tháp minh.

Phiên âm:
  • 5. Bàng công thân đáo thụ hàng kỳ
    Nhất kiếm đương đầu trảm vạn cơ (ky)
    Bất thị tùng tiền sanh giảo phá
    Vị tha mai tử thực đa thời.
    Tâm Am Trù.
Dịch thơ:
  • Đích thân Bàng lão đã dựng cờ
    Một gươm liền chặt đứt muôn cơ
    Chẳng phải xưa kia trái mai sống
    Mới hay trái ấy chín lâu rồi.
Có thể thấy Pháp Thường là người thấy suốt và thực ngộ sự ấn khả của Mã Tổ không sai chút nào. "Trái mai đã chín" chẳng phải là việc dễ dàng gì, biết bao nhiêu là công phu tham cầu, công phu bảo nhậm mới đạt đến sự thành tựu như thế.

---------------------------

battinh thử họa ý một bài:
  • Tức tâm tức Phật, ngộ đương cơ
    Phi tâm phi Phật, Tổ trở lời
    Mặc kệ lão già phi tâm Phật
    Mai này bảo nhậm "Pháp Thường" thôi.
baibaibai


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bàng công thân đáo thụ hàng kỳ
Nhất kiếm đương đầu trảm vạn cơ (ky)
Bất thị tùng tiền sanh giảo phá
Vị tha mai tử thc đa thời.

Đích thân Bàng lão đã đến mời (với cờ chiêu hàng)
Một kiếm đương đầu, chém vạn cơ
Chẳng phải khi xưa phá cuộc sống
Vì mai người ấy chín đã lâu.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

binh đã viết:Bàng công thân đáo thụ hàng kỳ
Nhất kiếm đương đầu trảm vạn cơ (ky)
Bất thị tùng tiền sanh giảo phá
Vị tha mai tử thc đa thời.

Đích thân Bàng lão đã đến mời (với cờ chiêu hàng)
Một kiếm đương đầu, chém vạn cơ
Chẳng phải khi xưa phá cuộc sống
Vì mai người ấy chín đã lâu.
Bàng Uẩn đến Đại Mai. Vừa gặp nhau ông hỏi :
-Từ lâu đã muốn gặp ông, không biết mơ đã chín chưa ?
-Ông có bao giờ nghe mơ chưa chín?
-Tôi thích mứt mơ.
-Ông làm sao mà cắn
-Tôi nuốt cả quả
-Trả hột cho tôi !
Đại Mai nói rồi chìa tay ra, Bảng Uẩn bèn đi.
Sửa lần cuối bởi anhshipga vào ngày 16/10/12 04:41 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vô đoan khởi tri kiến,
Trước tướng cầu bồ đề.
Tình tồn nhất niệm ngộ.
Ninh việt tích thời mê.
Tự tánh, giác nguyên thể,
Tùy chiếu uổng thiên lưu.
Bất nhập Tổ Sư thất,
Mang nhiên thú lưỡng đầu.

Dịch nghiã:

Khi không khởi tri kiến,
Chấp tướng cầu Bồ đề.
Tình chấp một niệm ngộ,
Khó siêu nhiều kiếp mê.
Bản thể, tự tánh giác,
Tùy chiếu vọng lưu chuyển.
Chẳng vào thất Tổ sư,
Si mê hướng hai đầu.

Trí Thường


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

LỪA BA CHÂN CỦA DƯƠNG KỲ
(Sách: Thơ Thiền Đường Tống, Đỗ Tùng Bách, trang 276-280)
Tông Lâm Tế phân làm hai phái: Hoàng Long và Dương Kỳ. Người đời sau so sánh cho rằng Dương Kỳ là Mã Tổ sinh trở lại, bởi vì con lừa ba chân của Dương Kỳ giống như con ngựa tơ đạp chết người trong thiên hạ gây ảnh hưởng rất lớn. Dương Kỳ và hoàng Long đều xuất thân từ dưới cửa thiền sư Thạch Sương Sở Viên. Vị này nghiễm nhiên có gia phong quở Phật mắng Tổ của Lâm Tế. Sở Viên luận về các đại sư và các tông phái như sau:

- Mã đại sư bảo tức tâm tức Phật, người trước mặt sư chưa ngộ. Bàn Sơn dạy Phi tâm phi Phật chỉ thành hí luận. Tuyến Sơn ném banh gỗ là trò gạt con nít. Vân Môn nói Cố (xoay), Giám (soi xét) làm kẻ bàng quan nực cười. Thiếu Thất tự làm tổn hại là một phen lầm lớn. Đức Sơn thấy người vào cửa liền đánh, chưa gặp được người kỳ lạ. Lâm Tế thấy người vào cửa liền hét, khinh bạc quá lắm. Hoàng Mai trình tụng, nhân ngã chưa quên. Còn nói Tổ Tổ tương truyền cũng là phỉ báng nhau.
  • Thạch Sư Sở Viên thiền sư Ngữ lục.
Từ Ngữ lục của thiền sư Sở Viên mà khảo sát và bàn luận, chúng ta thấy Sư cũng có nghiên cứu sâu về thiền học của các phái như Vân Môn, thêm vào đó là Sư không hề bắt chước một phái nào nên dưới cửa của Sư mới có thể mở ra hai tông phái lớn.

Thiền sư Dương Kỳ Phương Hội họ Lãnh, người Nghi Xuân, Viên Châu (nay là Lô Lăng tỉnh Giang Tây), từng làm quan thu thuế, vì không làm tròn chức vụ, nên lẫn trốn đến Cửu Phong, Đoan Châu (nay là huyện Cao An tỉnh Giang Tây). Nơi đấy Sư có cảm tưởng như đi dạo chốn xưa, cảm thấy quyến luyến chẳng muốn rời, liền cạo tóc xin xuất gia. Về sau Sư thân cận Thạch Sương, làm người giúp sức trong công việc cho thiền sư. Việc phát minh của Sư, toàn là ở nơi yêu cầu theo một khuôn mẫu nhất định:

- Sư ở Thạch Sương đã lâu, nhưng chưa tỉnh phát, mỗi lần thưa hỏi đều bị Từ minh bảo: "Việc trong ty khố bận rộn, hãy đi đi!" Hôm khác Sư đến hỏi, Từ Minh bảo: "Mai kia mốt nọ, Giám tự có con cháu khắp thiên hạ, vội vã làm gì!" Một hôm Từ Minh vừa đi ra ngoài, chợt mưa ập đến, Sư liền nắm chặt lại, nói: "Ông già này! Hôm nay phải nói cho tôi nghe, nếu không nói tôi sẽ đánh ông". Minh bảo: "Giám tự biết việc này liền thôi". Câu nói chưa dứt, Sư đại ngộ, liền đảnh lễ ngay dưới bùn. Sư hỏi: "Khi đường hẹp gặp nhau thì thế nào?" Minh bảo: "Ta cần đi chỗ ấy người hãy tránh ra". Sư trở về, đầy đủ oai nghi đến phương trượng lễ tạ. Từ Minh quở rằng: "Chưa phải!".
  • Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 19.
Có thể thấy Dương Kỳ Phương Hội khai ngộ lạ lùng, bởi vì Sư một lòng hướng về đạo, nhiều phen thưa hỏi bị từ chối nên mới nghĩ ra cách uy hiếp. Thạch Sương chỉ nói: "Biết là việc này liền thôi". Việc này chỉ cho việc phát minh đại sự, biết việc này liền thôi, ý nói luôn luôn giữ tâm thể hội đại đạo, không nên cho lời là chân lý rồi suy nghĩ trên đó, để đợi thời tiết nhân duyên. Sau khi đại ngộ, Dương Kỳ hỏi: "Đường hẹp gặp nhau thế nào?" Ý nói sau khi ngộ phải làm gì? Minh đáp: "Ngươi hãy tránh ra". Lời nói này có hai ý, một là lời nói ngược lại, muốn cho Sư ở trong cảnh giới Thánh, không cần né tránh; một là Sư không muốn ở trong Thánh vị nên phải lẫn tránh đi.

Về sau Dương Kỳ thuyết pháp, có nêu ra công án: "Con lừa ba chân", thịnh hành một thời:

Tăng hỏi: "Phật là gì?" Sư đáp: "Con lừa ba chân nhảy tung tăng". Tăng thưa: "Không phải cái này thì là cái gì?" Sư đáp: "Hồ trưỡng lão!"
  • Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 19
Ở thế gian không có con lừa ba chân, cần phải hiểu đây là lời nói "hình tượng hóa". Đại khái ba chân tỷ dụ cho Có, Không, cũng Có cũng Không, toàn thể đại dụng, nương nơi đây mà thực hành, bởi vì Dương Kỳ chủ trương Có Không nhất như:
  • Một tức tất cả, tất cả là một.
    Phát khởi đại dụng, cất bước toàn chân, tức là lập danh Chơn, không phải lìa Chơn mà lập, chỗ lập là Chơn. Lý này phải biết, tại chỗ phát sinh, tùy chỗ giải thoát.

    Cổ Tôn Túc Ngữ Lục, quyển 19.
Từ tự tánh diệu thể mà đại, dụng phát khởi, tức đây là "toàn thân con lừa". Nhưng thể dụng ắt phải đợi Có, Không mới hiển bày, và tự tánh lai là cũng Có cũng không nên nói: "Con lừa" này phải đợi có ba chân mới nhảy tung tăng. Thiền sư đương thời bảo Sư là Con lừa ba chân sải bước, đạp chết người trong thiên hạ.

Phiên âm:
  • Tam cước lô tử lộng đề hành
    Bộ bộ liên hoa sấn túc sanh
    Kham tiếu thảo trung tầm mịch dã
    Bất tri phương thọ chuyển xuân oanh.
    (Phật Tánh Thái thiền sư)
Dịch xuôi:

Con lừa ba chân nhảy tung tăng, nơi mỗi bước chân đều có hoa sen đỡ lấy chân. Nực cười cho kẻ đi tìm kiếm trong cỏ, mà không biết rằng trên cội hoa thơm có có chim anh đang hót ríu rít đón Xuân.

Dịch thơ:
  • Con lừa ba chân nhảy tung tăng
    Mỗi bước hoa sen đỡ lấy chân
    Nực cười cho kẻ tìm trong cỏ
    Không biết oanh vàng hót đón Xuân.
Phiên âm:
  • Tam cước lô tử lộng đề hành
    Phụng khuyến hành nhân trước nhãn tình
    Thảo lý kiến tha tu táng mạng
    Chỉ duyên thích đạp tối phân minh.
    (Bạch Vân Đoan thiền sư)
Dịch xuôi:

Con lừa ba chân nhảy tung tăng, xin khuyên người đi đường hãy mở to mắt nhìn. Nếu ở trong cỏ mà thấy nó ắt vùi thân táng mạng, vì bị nó đá, nó đạp, rất rõ ràng vậy.

Dịch thơ:
  • Con lừa ba chân nhảy tung tăng
    Khuyên người đi đường mở mắt nhìn
    Trong cỏ mà nhìn ắt táng mạng
    Vì bị nó đá rất rõ ràng.
Phiên âm:
  • Kiến lô tam cước lộng đề thời
    Nhược bất thân kỵ dã bất tri
    Tử ma kim dung đà bất động
    Trúc bề đoan thắng lãnh kiềm chùy.
    (Điển Ngưu Du thiền sư)
Dịch xuôi:

Lúc con lừa ba chân đi cà nhắc, nếu không đích thân cưỡi nó thì cũng chẳng thể biết. Dù có chở tượng Phật đúc bằng vàng hay bằng đồng đi nữa thì nó vẫn bất động. (Công án lừa ba chân giống như) cây trúc bề dùng để chỉnh người ngồi thiền ngay ngắn hơn xa kiềm chùy là kiềm búa để đập sắt nguội.

Dịch thơ:
  • Con lừa ba chân đi khập khểnh
    Nếu không cưỡi nó đâu biết tài
    Dù chở Phật vàng vẫn bất động
    Sử dụng trúc bề hơn kiềm chùy
    .
Công án "Con lừa ba chân" này, là cây tăm tre để nạo trừ mạt vàng trong con mắt, là chiếc búa, cái kiềm để uốn nắn sắt nguội.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thạch Sương Sở Viên Thiền sư ví con lừa với chơn như, vì chơn như không khởi thức, giống như con lừa không biết gì cả.
Chơn như hiển hiện cho chúng sanh thấy qua hình tượng : Pháp thân, báo thân, hoá thân. Cho nên nói còn lừa có 3 chân.
Có 3 chân mới nhảy tung tăng được, cũng như có Tam thân mới thị hiện cứu độ chúng sinh.

Ba bài thơ đều hay cả. Mỗi vị nhìn một góc cạnh.


Tam cước lô tử lộng đề hành
Bộ bộ liên hoa sấn túc sanh
Kham tiếu thảo trung tầm mịch dã
Bất tri phương thọ chuyển xuân oanh.
(Phật Tánh Thái thiền sư)

Bài dịch đúng ý

Con lừa ba chân nhảy tung tăng
Mỗi bước hoa sen đỡ lấy chân
Nực cười cho kẻ tìm trong cỏ
Không biết oanh vàng hót đón Xuân.

Bài của Bach Vân Đoan Thiền sư :

Tam cước lô tử lộng đề hành
Phụng khuyến hành nhân trước nhãn tình
Thảo lý kiến tha tu táng mạng
Chỉ duyên thích đạp tối phân minh.

Dịch ý :
Con lừa ba chân nhảy tung tăng
khuyên người đi đường đang nhìn bằng con mắt tình chấp
Qua cái lý cỏ rác mà thấy thì chỉ có chết
Chỉ thích hợp với một đạp, rõ ràng như thế.

Dịch thơ
Con lừa ba chân nhảy tung tăng.
Hành nhân với mắt truớc tình
nhìn qua lý cỏ, cho mày chết
Một đạp thẳng chân, đã rõ chưa.

Hê! hê! mình không phải nhà thơ nên đặt thơ thô kệch, chủ yếu là giữ ý mà thôi.

Nợ bài 3.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

binh đã viết:Thạch Sương Sở Viên Thiền sư ví con lừa với chơn như, vì chơn như không khởi thức, giống như con lừa không biết gì cả.
Chơn như hiển hiện cho chúng sanh thấy qua hình tượng : Pháp thân, báo thân, hoá thân. Cho nên nói còn lừa có 3 chân.
Có 3 chân mới nhảy tung tăng được, cũng như có Tam thân mới thị hiện cứu độ chúng sinh.
1. chắc bác lộn, Từ Minh là thầy của Dương Kỳ, Hoàng Long. Chỉ có Dương Kỳ mới nói chuyện con lừa 3 chân, còn Hoàng Long thì có 3 cửa ải.

2. Chỗ in đậm có vấn đề! Tham cho kỹ!
Hint: Con lừa 3 chân nào mà nhảy tung tăng thì mời bác đem ra đây cho mọi người xem!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Này roi vào chân ! Có nhảy không thì bảo ?

Đọc bài trên thấy nói Sở Viên, mình lộn.
Con lừa 3 chân của Dương Kỳ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
vienngo02
Bài viết: 131
Ngày: 03/04/11 21:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: kiếp trước

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi vienngo02 »

anhshipga đã viết: Con lừa 3 chân nào mà nhảy tung tăng thì mời bác đem ra đây cho mọi người xem!
Hình ảnh

Rõ ràng nhé ! :D


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Có thấy tung tăng đâu?


vienngo02
Bài viết: 131
Ngày: 03/04/11 21:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: kiếp trước

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi vienngo02 »

anhshipga đã viết:Có thấy tung tăng đâu?
Ơ ! Khi nãy nó vừa nhảy đó , giờ nó đang nghỉ mệt ! =))

Hình ảnh


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]28 khách