BỐN TƯỚNG

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chấp thân ngũ uẩn này có thật là chấp ngã, có ngã tướng
Thấy có những người khác, vật khác là có nhân tướng.
Thấy có chúng sanh phải độ là có chúng sanh tướng
Thấy có sống, chết là có thọ giả tướng.


Khởi một niệm là đã có ngã tướng
Phân biêt là có nhân tướng
Yêu, ghét, chọn lựa là có chúng sanh tướng
Có chúng sanh tướng là có thọ giả tướng


Còn 4 tướng là còn phàm phu
Hết 4 tướng thì đã là Bồ-Tát

(trong kinh Kim Cang , Phần II cũng có nói về 4 tướng ứng với các giai đoạn tu chứng).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết: Còn 4 tướng là còn phàm phu
Hết 4 tướng thì đã là Bồ-Tát
Phần trên Ht không có ý kiến. Đó là phần tu hành. Có thể tham cứu thêm phần này qua kinh Viên Giác.

Chỉ có câu này xin có ý kiến : Hết 4 tướng là thành Phật luôn chứ không phải là Bồ tát. Bồ tát vẫn còn ít nhiều các tướng đó, tùy sâu hay cạn mà có đến năm mươi mấy vị.


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Phần trên Ht không có ý kiến. Đó là phần tu hành. Có thể tham cứu thêm phần này qua kinh Viên Giác.

Chỉ có câu này xin có ý kiến : Hết 4 tướng là thành Phật luôn chứ không phải là Bồ tát. Bồ tát vẫn còn ít nhiều các tướng đó, tùy sâu hay cạn mà có đến năm mươi mấy vị.
Hết 4 Tướng Chưa Thành Phật

4 Tướng trong Kinh Viên Giác vi tế hơn 4 Tướng trong Kinh Kim Cang.

Trong Kinh Hoa Nghiêm nói về Bồ Tát Bát Địa như sau:
Chư Phật tử ! Bồ tát thành tựu nhẫn này liền được nhập đệ Bát Bất Động Địa.

Bực này là thâm hạnh Bồ Tát, khó biết được, vô sai biệt. Lìa tất cả tướng, tất cả tưởng, tất cả chấp trước. Vô lượng vô biên tất cả Thanh Văn, Duyên Giác không thể kịp được.

....

Bồ Tát trụ Bất Động Địa cũng như vậy, tất cả tâm ý thức đều chẳng hiện tiền.

Ðại Bồ Tát này còn chẳng hiện khởi tâm Bồ Tát, tâm phật, tâm Bồ Đề, tâm Niết Bàn, huống là còn khởi tâm thế gian .
Bát Địa Bồ Tát là hơn Bậc A La Hán.

Bậc A La Hán đã dứt 4 tướng Ngã, Nhân, Chúng Sanh, Thọ Giả Tướng.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Muốn biết chính xác "hết tứ tướng là thành Phật" hay "thành Bồ tát và la hán", thì mình phải có một tiêu chuẩn lấy đó làm y cứ mới luận chính xác được. Tiêu chuẩn đó là Ý NGHĨA của tứ tướng. Nếu có thể trích được ý nghĩa đó từ trong kinh luận ra, thì không gì bằng.

Cái nhìn của con, Thầy và bác Bình khác nhau là do sự nhận hiểu về tứ tướng của mỗi người khác nhau chứ không có gì! nếu cứ trên cái khác nhau đó mà luận đúng sai thì :)

Đây con chỉ nêu ra nhận định của con về Tứ tướng, để hiểu vì sao con kết luận như vậy.

1. Tứ tướng con nói đây là nói tứ tướng trong kinh Viên Giác

2. Trong Tứ tướng thì tướng NGÃ là tướng THÔ nhất, đến tướng nhân, chúng sanh, cuối cùng là tướng thọ giả. Tướng THỌ GIẢ là tướng TẾ nhất. Nghĩa là, nó đi ngược lại với cách trình bày của bác Bình trên.

3. Với cái nhìn của con, TƯỚNG CHÚNG SANH, chính là tướng vọng niệm sanh khởi tương tục. CHÚNG SANH, nghĩa của nó là HỌP LẠI MÀ SANH. Cái gì họp lại? Tâm ý ý thức họp lại mà có sự sanh khởi tương tục. Tướng sanh khởi tương tục này phải đến địa vị Sơ địa mới có thể ngắt khúc, tới địa vị Bất Động Địa (Bát địa) mới hết. (luận Đại thừa Khơi Tín)

Kinh nói "Chẳng hiện khởi tâm Bồ tát ..." hay "Tâm ý ý thức hành đều không hiện tiền" là chỉ cho cảnh giới khi DỨT ĐƯỢC TƯỚNG CHÚNG SANH. Nghĩa là, NHỮNG CÂU CỦA KINH HOA NGHIÊM nói đó, chỉ mới cho thấy tâm đã qua được tướng chúng sanh, chưa nói gì đến tướng thọ giả. Những chữ TƯỚNG mà thầy in đậm trên, không phải chỉ cho tướng thọ giả, mà chỉ là đối tượng của mắt, tai ...

Với con, trạng thái sáng rực không vọng niệm mà ngài Pháp Nhãn miêu tả khi nói về thức ấm, chính là TƯỚNG THỌ GIẢ.
kinhle

Còn về hàng La Hán, mình khỏi bàn ở đây, chỉ biết nó tương đương với hàng Bát địa là được. Không thì lại gây tranh cải. :-*


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Theo kinh Đại Thừa Kim Cang thì bốn tướng được định nghĩa như sau:

BỐN TƯỚNG
Văn Thù Bồ Tát hỏi phật : Những người thế nào gọi là có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng?
Thế Tôn nói :
1) Người phàm phu nhận sắc thân tứ đại này cho là ta, tham sống, sợ chết gọi là có Ngã Tướng
2) Tâm còn phân biệt đẹp xấu, tốt xấu, yêu ghét chẳng đồng. Chẳng được bình đẳng là có Nhân tướng
3) Không cầu giải thoát, chạy theo ham muốn của phàm phu gọi là có chúng sanh tướng.
4) Tâm thức chưa trừ, nghiệp chướng thường phát động, chẳng ngộ được pháp vô sanh, chân không, thực tướng. Thường bị tâm cảnh, ý thức dẫn dắt gọi là có thọ giả tướng.

Còn như Bồ-Tát biết cái thân phàm là giả, ngộ cái cuộc đời không bền chắc. Thân mình còn không tiếc, huống chi là gia tài. Chỉ tiếc việc Phật, dạy pháp đại thừa là không ngã tướng.
Xem hết thảy chúng sanh bình đẳng như con đỏ, không lựa chọn kẻ sơ người thân, đều bình đẳng tế độ , gọi là không nhân tướng
Còn như người nào, tâm đối với đời một phen dứt rồi là dứt luôn, không nối lại nữa , gọi là không chúng sanh tướng.
Còn người biết tỏ chỗ vô sanh Phật tánh, chẳng theo phàm tình, ý thức dẫn dắt, nương theo phương tiện nguyện lực hành trì là không có thọ giả tướng.
Nếu còn bốn tướng gọi là phàm phu, bốn tướng hết rồi gọi là Bồ-Tát.


Rõ ràng Phật nói "Bốn tướng hết rồi gọi là Bồ Tát

Còn trong kinh Kim Cang Quyết Nghi (do Hám Sơn Đại Sư chú thích) thì có 2 định nghĩa
Về phần thô thì như trên
còn về phần vi tế hơn thì kinh Kim Cang Quyết Nghi nói

Các vị Bồ-Tát đã giác ngộ Bát Nhã mà vẫn còn chấp ý niệm :
Trí huệ có thể chứng, là biểu hiện vi tế của chấp ngã
Chấp Chân Như là biểu hiên vi tế của chấp nhân.
Chấp cái gì có thể biểu hiện và giác ngộ là chấp chúng sanh
Chấp những biểu hiện chưa quên bỏ được và vẫn luôn luôn âm thầm bám víu như một sinh mạng là chấp thọ giả.


Rõ ràng là nói về các hàng Bồ -Tát
Đồng ý là Phật thì đã dứt bốn tướng trên, còn dứt bốn tướng trên thì Bồ -Tát cũng đã dứt, nhưng chưa đủ để làm Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Cám ơn bác Bình đã đưa ra đoạn trên.
binh đã viết:Còn trong kinh Kim Cang Quyết Nghi (do Hám Sơn Đại Sư chú thích) thì có 2 định nghĩa
Về phần thô thì như trên
còn về phần vi tế hơn thì kinh Kim Cang Quyết Nghi nói : Các vị Bồ-Tát đã giác ngộ Bát Nhã mà vẫn còn chấp ý niệm :
1/ Trí huệ có thể chứng, là biểu hiện vi tế của chấp ngã
2/ Chấp Chân Như là biểu hiên vi tế của chấp nhân.
3/ Chấp cái gì có thể biểu hiện và giác ngộ là chấp chúng sanh
4/ Chấp những biểu hiện chưa quên bỏ được và vẫn luôn luôn âm thầm bám víu như một sinh mạngchấp thọ giả.

Rõ ràng là nói về các hàng Bồ -Tát
Pháp của Phật thường có từ THÔ đến TẾ, như cũng nói về THỨC mà trước chỉ nói 6 thức, sau nói 8 thức. Như nói về TỨ ĐẾ, trước chỉ nói tứ đế của Thanh văn, sau nói tứ đế của Bồ tát.

Phần tứ tướng con muốn nói là phần cho hàng Bồ tát theo tứ tướng của kinh Viên Giác. Con đã trình bày rõ trên.

Xin thưa : Phần này tuy đang nói về Bồ tát. Nhưng là đang nói về những cái CHẤP : CHẤP NGÃ, CHẤP NHÂN ... CHẤP THỌ GIẢ.

CHẤP THỌ GIẢ ghi đây, là chấp vào dòng tập khí vi tế từ thời vô thủy (nó là một phần của dòng biến dịch sanh tử).
câu con in đậm đó chỉ cho câu con muốn nói đây. Hàng Bồ tát theo nguyện lực cũng vẫn vướng vào trạng thái này. Không còn vướng vào trạng thái đó, tức không còn cái CHẤP THỌ GIẢ, thì ... thành Phật. :) Kinh ghi rõ là vậy. ;)

Như vậy TỨ TƯỚNG, tùy theo cái nhìn thô hay tế mà thành Phật hay thành Bồ tát. Chỉ là vậy thôi. Như 4 THÁNH ĐẾ, kinh Thắng Man nói thành 8 THÁNH ĐẾ. Nếu thành tựu 4 thánh đế của Thanh văn thì thành LA HÁN. Nếu thành tựu 4 thánh đế của bồ tát thì thành ... La hán mà là LA HÁN CHÁNH ĐẲNG GIÁC. Tức thành Phật, chứ không phải thành một trong 10 ông đệ tử của Phật


Nói tóm lại : Chúng ta luôn phải ... có nhau. Chỉ mình bác hay mình con đều thiếu. Phải có tứ tướng của bác và tứ tướng của con thì mới đủ. Luôn phải có nhau và cần nhau là thế. :">


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

mọi người thảo luận bài này hay quá, 3 người đứng ở ba gốc cạnh khác nhau thảo luận một vấn đề làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn. mình đồng ý các quan điểm trên, thoát khỏi tứ tướng còn phải thuộc trình độ nào THÔ và TẾ như cô chanhientam nói vì vậy, Chứng và Ngộ có sâu cạn khác nhau nên quả vị khác nhau.

Tb: "Kinh Kim Cang Quyết Nghi" bác Bình dùng bản dịch của ai vậy ? cảm ơn bác nhé


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kính thầy Mộng Giác
con dùng bản dịch của dịch giả Vuơng Gia Hớn. ( ý tổ, lời của con)
Năm 1964 dịch giả Vương Gia Hớn, pháp danh Thiền Minh dịch từ bản chữ Hán ra chữ Việt. Sau khi dịch xong cư sĩ qua đời mà chưa kịp xuất bản. Năm 2004 gia đình có nhờ thầy Thích Huyền Dung khảo đính lại để xuất bản.
Nay nhờ duyên lành, tôi mua được một quyển “Kim Cang Quyết Nghi”. Nhận thấy kinh rất hay, tôi xin được tóm tắt đưa lên diễn đàn để quí Phật tử có thể tham khảo. Mọi công đức xin hồi hướng cho pháp giới chúng sinh, dịch giả Vương Gia Hơn và gia đình, đều được vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

4 Tướng nếu xét theo Duy Thức Của Trong Kinh Lăn Già và Kinh Giải Thâm Mật thì

Chấp Thức Thứ Tám gọi là Ngã Tướng.

Có Niệm Dấy Động Là Nhân Tướng

Dòng Niệm Sanh Diệt Vi Tế Tương Tục là Chúng Sanh Tướng

Dòng Thức Tương Tục Vi Tế Sanh Diệt Là Thọ Giả (Thọ đây là mạng sống không phải là cảm thọ)

Phải Học Du Thức thì mới hiểu sâu Nghĩa 4 Tướng bởi vì như trong Kinh Phật dạy Các vị Trời trong Vô Sắc Giới Tu Tứ Không Định không có thân căn nhưng vẫn có đủ 4 tướng.

Lấy một thí dụ Rất Thô để tạm hiển lý trên.

khi ngồi thiền thì có những Niệm Lăng Xăng Dấy Động, lúc đó thì có Cái Biết Niệm Dấy Động nhưng Cái Biết Đó vẫn còn là Thô, đến khi các Niệm Lăng Xăng lắng thì sẽ có Cái Biết hay Biết Biết Niệm Dấy Độnng.
Khi mà thực hành lâu thì các Niệm Lăng Xăng lắng xuống rồi thì Cái Biết Biết Cái Biết Niệm Dấy Độnng cũng mất chỉ còn có Cái Biết Sự Lặng Lẽ của Tâm.

Niệm Dấy Động dụ cho Ngã Tướng
Cái Biết Niệm Dấy Động Là Nhân Tướng
Cái Biết Biết Cái Biết Niệm Dấy Độnng là dụ cho Chúng Sanh
Cái Biết Sự Lặng Lẽ của Tâm là dụ cho Thọ Giả Tướng (bởi vì Cái Sự Lặng Lẽ này là do Niệm Lặng mà Thấy tức là Tịnh Đối Với Động là Đối Đãi Sanh Diệt không phải là Tâm Thể.

Chấp vào Cái Lặng Lẽ này thì sẽ lạc vào trong Tứ Không Định.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Phần duy thức nói về Bốn tướng trong Kinh Lăng già, nằm ở chỗ nào xin Kim Cang trích ra đây cho mọi ngươi cùng đọc được không. Hi hi ... tui chưa đồng ý cách luận giải đó của kim Cang.
Không biết tướng chúng sanh và tướng thọ giả Kim Cang nói đó khác nhau chỗ nào.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Chanhientam đã viết:Phần duy thức nói về Bốn tướng trong Kinh Lăng già, nằm ở chỗ nào xin Kim Cang trích ra đây cho mọi ngươi cùng đọc được không. Hi hi ... tui chưa đồng ý cách luận giải đó của kim Cang.
Không biết tướng chúng sanh và tướng thọ giả Kim Cang nói đó khác nhau chỗ nào.
Phải đọc hết Kinh Lăng Già thì bạn CHT mới thấy Đức Phật nói về nghĩa 4 Tướng.

Niệm sanh niệm diệt là Chúng Sanh

Cái Dòng Thức Sanh Diệt là Thọ Giả.

Dòng Thức Sanh Diệt là Mạng Sống của Chúng Sanh vì Có Thức Sanh Diệt mới phải chịu sanh tử.

2 Nghĩa này có sự khác biệt là như nước cảy thành dòng, từng gịọt nước nốt kết chảy là chúng sanh, cái dòng dòng nước liên tục là thọ giả.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

kimcang đã viết:
Chanhientam đã viết:Phần duy thức nói về Bốn tướng trong Kinh Lăng già, nằm ở chỗ nào xin Kim Cang trích ra đây cho mọi ngươi cùng đọc được không. Hi hi ... tui chưa đồng ý cách luận giải đó của kim Cang.
Không biết tướng chúng sanh và tướng thọ giả Kim Cang nói đó khác nhau chỗ nào.
Phải đọc hết Kinh Lăng Già thì bạn CHT mới thấy Đức Phật nói về nghĩa 4 Tướng.

Niệm sanh niệm diệt là Chúng Sanh

Cái Dòng Thức Sanh Diệt là Thọ Giả.

Dòng Thức Sanh Diệt là Mạng Sống của Chúng Sanh vì Có Thức Sanh Diệt mới phải chịu sanh tử.

2 Nghĩa này có sự khác biệt là như nước chảy thành dòng, từng gịọt nước nốt kết chảy là chúng sanh, cái dòng dòng nước liên tục là thọ giả.
Như bạn CHT nói hết 4 Tướng Là Thành Phật thì cái Tướng Thọ Mạng chính là căn gốc của chúng sanh vì hết Thọ Mạng thì là hết sanh tử.

Bồ Tát Thập Địa vẫn còn vi tế sở tri chướng đó là cái chướng của Tàng Thức



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách