Định lực thắng ma.

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Định lực thắng ma.

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Đến năm mười tám tuổi công phu tu tập thiền định của Ngài ( Hoa thượng Tuyên Hoa ) đã được thuần thục. Khi lên mười chín, đêm 29 tháng chạp, Ngài mơ thấy mình đi vào một túp lều tranh, góc phía Nam có một Ông lão và hai Bà lão, phía Bắc có một Thiếu phụ trẻ, nhan sắc cực kỳ diễm lệ, ăn mặc diêm dúa, bồng con nhỏ khoảng một tuổi ngồi trên giường. Bên góc phía Đông có một cây đèn dầu trơ trọi để trên cái rương gỗ; rồi thấy nàng ta lấy tay dập tắt ngọn đèn, và cố ý nói:

- Đêm nay hắn lại không về nhà!


Khi đèn đã tắt, nàng ta nhẹ bước nhanh tới và dang hai tay ôm chầm lấy Ngài; biết thiếu phụ có tà ý nên Ngài quát to:

- Ngươi làm gì thế?


Ngài nói liền mấy lần như vậy. Không nghe tiếng trả lời, Ngài biết rõ đó chính là yêu ma quỷ quái, nếu không thì tại sao không biết hổ thẹn, Ngài bèn niệm lớn: “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, xin Ngài mau đến cứu con!” Nhờ sức hộ trì của Đức Bồ Tát, vừa niệm xong Ngài giật mình tỉnh dậy, biết mình vừa trải qua cơn ác mộng.

Cũng lạ là phần thân thể mà Ngài bị con ma ôm trúng bị đau nhức khoảng một tuần lễ mới hết. Người nghe chuyện đều kinh dị vì không biết đây là thật hay ảo.

Sau biến cố này; Ngài dạy các môn đệ như sau:

Tất cả đều là những cuộc trắc nhiệm

Để đo lường phản ứng của ta

Nếu không tỉnh giấc để sa vào cám dỗ

Thì mất hết công đức tu hành.


Hình ảnh


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Định lực thắng ma.

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

[color=#BF0000]11- Không nhiễm nữ[/color] sắc.

Câu chuyện dưới đây xảy ra lúc Ngài đang nhậm chức Hội Trưởng Hội Đạo Đức Huyện Song Thành,Thị Trấn Lạp Lâm. Một hôm Ngài ngồi dưới gốc cây đọc bài ký thuật, đến đoạn Trương Giám Lý trọng đức viễn sắc, Ngài cảm kích vô cùng bèn ngưỡng lên trời phát nguyện: Xin Trời cao chứng tri, từ đây về sau, con nguyện theo gương sáng của Ngài Trương Nhã Hiên.

Thông thường khi có người phát tâm tu hành tinh tấn thì họ thường gặp nhiều thử thách. Ngay đêm hôm đó có một người đàn bà nhan sắc mỹ miều, lẻn vô văn phòng Ngài rồi dùng sắc đẹp, tiền tài để cám dỗ Ngài, Ngài giữ chánh niệm và nghĩ rằng: Có lẽ người nữ này do Trời cao giả dạng để thử thách lòng thành của ta nên Ngài chí tâm niệm Phật. Nàng kia vẫn cố tình quyến rũ, Ngài nghiêm sắc mặt hỏi cô ta:

- Là một Hội viên của Hội Đạo Đức, ngươi hẳn biết luật nhân quả, vậy giờ ngươi muốn đi lên hay muốn xuống địa ngục?


- Lẽ tất nhiên tôi muốn đi lên.

- Thì ngươi không được hành động như vậy nữa, nếu không thì ngươi chắc chắn sẽ bị đọa địa ngục thôi.

Thấy Ngài chánh khí lẫm liệt người nữ kia hổ thẹn và âm thầm bỏ đi.

13- Cư tang bên mộ từ mẫu.

Năm mười chín tuổi, Thân Mẫu Ngài lâm bệnh không cử động được, Ngài săn sóc mẹ giặt áo quần, đút thức ăn và chu toàn mọi sự với lòng chí hiếu. Gần Thị trấn Hợp Nhĩ Tân, Bối Âm Hà, có một con hồ ly tinh rất nhiều quyền pháp mà người ta gọi là Hồ Tiên; nó có thể biến hóa thành nhiều hình tướng khác nhau. Khi người Nhật xâm chiếm Mãn Châu, vị Hồ Tiên này kháng cự lại người Nhật, quân đội Nhật đã bí mật cất một lò nấu dầu sôi bằng điện, và họ đã chở những người mà họ muốn bỏ vào vạc dầu đến đó, cách thức thủ tiêu này rất hiệu nghiệm vì không để lại dấu vết gì.

Hồ Tiên bèn biến thành một người già và đi vào khu này. Người Nhật bắn vào ông, nhưng ông không hề hấn gì và ông còn làm nổ tung vạc dầu; nhiều quân Nhật đã bị chết trong vụ này và số còn lại phải rút đi nơi khác vì cho là bị ma ám.

Người ta cũng biết rằng Hồ Tiên có thể chữa nhiều bệnh, ai muốn cầu được trị, chỉ cần đến chỗ ông ta đặt một cái bát và phủ lên một miếng vải đỏ rồi nói lên lời khẩn cầu. Nghe vậy Ngài đến chỗ ông Hồ Tiên để xin chữa bệnh cho mẹ và đặt cái bát, quỳ xuống xin được giúp đỡ và chờ đợi, Ngài đã quỳ liên tiếp trong ba ngày ba đêm không động đậy, không đứng dậy cũng không ăn uống gì cả, nhưng chẳng có việc gì xảy ra. Cuối cùng đến ngày thứ ba Ngài bỏ ra về và chẳng bao lâu mẹ Ngài tạ thế.

Khi ấy là hạ tuần tháng ba âm lịch, những cơn gió ấm mùa xuân làm tuyết tan nên đuờng xá lầy lội khó đi; Vì lẽ mộ phần xa đến hơn mười dặm, trước ngày di chuyển quan tài gia quyến cùng thân hữu rất lo lắng không biết làm sao để khiêng quan tài đến nơi. Đêm đó (trước hôm tang lễ) Ngài thầm lặng cầu xin Long Thiên rằng: Xin cho tuyết rơi hay khiến nước đông lại; đến canh năm, khí hậu đột nhiên chuyển biến, lại thêm gió Bắc thổi đến nhiệt độ hạ xuống và tuyết liền rơi. Ngày thứ hai đất phủ tuyết trắng xoá, đường lộ bùn lầy hôm trước nay được tuyết phủ trở nên khô ráo. Dân làng thấy thế đều biết là do lòng hiếu hạnh của Ngài mà cảm động trời đất; khoảng bốn mươi người đã tham dự tang lễ. Lễ an táng xong, mọi người đều trở về nhà; duy Ngài vẫn ở lại bên mộ phần của mẹ tọa thiền, kiên trì thủ hiếu.

Sau khi mọi người đã đi, khó khăn bắt đầu; Ngài ngồi được một ngày thì hôm sau có một bầy chó sói tới, trông chúng thật là khủng khiếp, và người ta nói rằng chúng đã ăn thịt người; Ngài tự bảo rằng:- Ta hãy coi chúng như không có. Nếu chúng là cọp dữ ta cũng không sợ nữa vì ta đang hành trì hiếu đạo để trả hiếu cho mẹ, và nếu ta bị những con chó dữ này ăn thịt, thì âu cũng là một sự hy sinh tôn quý.

Những con chó sói khi tiến tới gần, chúng nép mình sát đất gầm gừ một cách hung dữ. Từ khoảng ba mươi bộ chúng bò tới cho đến khi chỉ còn cách Ngài khoảng mười bộ. Rồi bỗng nhiên cả bầy quay đầu lại và bỏ đi, nếu Ngài chạy có lẽ Ngài đã bị những con chó sói ăn thịt, nhưng vì Ngài ngồi bất động nên chúng tưởng rằng, Người này không làm phiền chúng ta, cho nên chúng ta cũng không làm phiền ông ấy.

Nhiều người dân vùng này thường bị những con chó sói rượt đuổi, nhưng chúng không bao giờ làm phiền những người đến thăm Ngài.

Xuất gia không được bao lâu thì Ngài đến thăm một người bà con, người này rất tin Hồ Tiên và đã mời Hồ Tiên đến nhà để cúng dường; khi Hồ Tiên đến và thấy Ngài, y liền quỳ xuống và xin Ngài nhận làm đệ tử. Ngài hỏi:

- Ông là ai?

- Tôi là Hồ Tiên ở Bối Âm Hồ.

- Thật sao? Tôi đã quỳ ba ngày liên tiếp để xin ông cho thuốc mà ông không cho và bây giờ lại muốn tôn tôi làm Thầy - Có lý nào?

- Dạ không phải vậy! Không phải là tôi không muốn cho Ngài thuốc. Tôi đã muốn đưa thuốc để được thân cận Ngài, nhưng mỗi lần tôi đến gần, tôi không mở mắt ra được; Lúc bấy giờ tôi đã muốn quy y Ngài, nhưng tôi không thể nào đến gần Ngài được.

Nghe lời này của Hồ Tiên, quý vị có thể lấy làm lạ tại sao cứ mỗi lần muốn đưa thuốc cho Ngài, Hồ Tiên không mở mắt ra được, nhưng nếu quý vị không hiểu, thì cũng chẳng có cách gì giải thích cho quý vị được; khi vẽ một hình người, người ta vẽ những đường nét vòng ngoài chớ không vẽ ruột gan. Để có thể biết Hồ Tiên đã thấy gì, quý vị cần phải tu hành chuyên cần nghiêm túc, và quý vị sẽ tự thấy câu trả lời.

In Manchuria: A Buddha Living in the World - Respectfully written by Upasaka Shi Qi

Ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch, Ngài đến Tam Duyên Tự gần ga xe lửa Thôn Bình Phòng ở phía Nam Thành phố Hợp Nhĩ Tân (Harbin) chánh thức xuất gia thọ mười giới Sa Di do Hòa Thượng, thượng Thường hạ Trí truyền giới rồi Ngài trở lại mộ phần của mẹ, một vị cư sĩ dùng rơm tranh cất một cái lều dài tám bộ rộng năm bộ chỉ vừa đủ cho một người ở, căn lều có thể ngăn gió che mưa, nhưng thật ra trong lều và ngoài lều không khác; chỉ mặc một chiếc áo rách Ngài nhận chịu cái lạnh ghê gớm của mùa đông và cái nóng kinh người của mùa hè Mãn Châu. Ngài hành trì hiếu đạo theo tục cổ truyền bằng cách canh chừng phần mộ của mẹ trong ba năm, Ngài chỉ ăn một bữa ngọ mỗi ngày và không bao giờ nằm xuống để ngủ.

Ngài đã đọc nhiều Kinh sách bên mộ phần của mẹ. Trước hết Ngài đọc kinh Pháp Hoa và hết sức vui mừng. Ngài kể: Tôi đã tụng Pháp Hoa trong khi quỳ liên tiếp bảy ngày bảy đêm quên ăn quên ngủ đến nỗi máu ứa ra từ mắt tôi; kế đến tôi đọc Kinh Lăng Nghiêm, tâm bừng ngộ thật khó diễn tả.

Ngài đã nói: Tu hành đơn giản chỉ là chịu đựng cái gì không chịu đựng nổi tôi phải quyết tâm, cái gì người khác làm không được, tôi làm, cái gì người khác chịu khổ không được, tôi chịu, cái gì người khác ăn không được, tôi ăn. Thanh tịnh tâm ý cho đến mức không có một niệm khởi lên vì ham muốn một miếng ăn hay một giọt nước. Quý vị bảo rằng tôi không làm được? Vậy hãy làm cái gì mà quý vị cho rằng không làm được! Đó là hành trì, và đó là điều duy nhất đáng kể.

15- Mưa dầm nhịn đói.

Trong thời kỳ thủ hiếu và quyết chí tu đạo, Ngài phát nguyện tôn thủ giới luật Phật chế là ăn mỗi ngày một bữa trước ngọ, vì Ngài biết rằng trên thế gian này nhiều người bị đói và Ngài muốn cúng dường thức ăn của Ngài cho họ. Khi ngồi ngoài mộ phần mẹ, Ngài không nấu ăn cho mình và nếu không ai đem thực phẩm đến Ngài đành nhịn đói; Lúc bấy giờ có một lão cư sĩ tên là Đường Ngọc Minh tự phát tâm đem thức ăn cúng dường Ngài mỗi ngày.

Khi đó vào đầu mùa hè ngày ngày mưa rơi tầm tả đường xá lầy lội, đi lại khó khăn. Ngài thương cho cư sĩ Đường tuổi cao sức yếu nên bảo ông rằng:

- Ngày nào trời cũng mưa không dứt, không tiện đi lại, vả lại Thầy còn lương khô, cụ hãy đợi khi nào mưa tạnh hãy mang thức ăn trở lại, lương khô ở đây Thầy có thể dùng đến hơn hai mươi ngày, Lão cư sĩ tin lời Ngài cho nên khi mưa đến, ông ta ở nhà; Tất nhiên Ngài đã không có đến một hạt gạo trong lều.

Đợi hơn hai mươi ngày qua, khi trời đã tạnh mưa, thời tiết trong lành Lão cư sĩ mới mang thức ăn trở lại cúng dường Ngài. Nhưng khi đến lều tranh, ông Lão mới biết được rằng trong suốt hai mươi ba ngày liền Ngài nhắm mắt, đoan chánh tọa thiền dụng công, không ăn chi cả. Khi ông lão trở lại, Ngài hỏi:

- Từ lần chót ông viếng thăm cho đến nay đã được bao lâu rồi?

- Hai mươi ba ngày.

Lão cư sĩ trả lời và hỏi về tình trạng sức khỏe của Ngài với vẻ lo lắng; Ngài đáp rằng mỗi ngày, Ngài chuyên tâm tọa thiền nên không thấy đói. Ông Lão lại càng khâm phục hạnh tu trì của Ngài.

Hình ảnh


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Định lực thắng ma.

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

d) Ăn chay được cảm ứng.

Cách làng Ngài khoảng bốn mươi dặm có một người tên là Đới Quốc Hiền bị bệnh phổi đến thời kỳ nghiêm trọng, các bác sĩ đều nói rằng bệnh của anh ta vô vọng, nhưng anh ta vẫn muốn sống, nên tìm đến và quỳ xuống khẩn cầu Ngài cứu giúp. Ngài thấy ông rất thành tâm, nên bảo ông ta nhất tâm xưng niệm “ Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” cùng phát nguyện ăn chay trường, chấm dứt nghiệp sát sanh. Anh ta hoan hỷ tín thọ. Rồi Ngài vừa rưới nước nhè nhẹ lên đầu anh ta mà gia trì niệm Phật tụng chú. Ngay lúc đó anh cảm giác toàn thân mát rượi, tinh thần sảng khoái. Sau đó anh ta quy y Tam Bảo, kiên thành trì chú Đại Bi cùng niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát không ngưng nghỉ. Chẳng bao lâu sau ông được lành bệnh.

f) Lòng hiếu được cảm.

Cao Đức Phú tại Thành phố Hợp Nhĩ Tân, Đại Nam Câu, thiên tánh hiếu thảo. Khi mẹ ông bị bịnh hiểm nghèo, ông phát nguyện đến Chùa Tam Duyên chặt tay cúng Phật, cầu mong chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho mẹ mình sớm được bình phục. Đến Chùa lễ Phật xong, ông lấy dao ra định chặt cánh tay, nhưng người bên cạnh phát giác nên ngăn cản. Khi hỏi ra nguyên nhân, mới biết ông là người con chí hiếu, xả thân vì mẹ. Thấy vậy Cư sĩ Lý Cảnh Hoa dẫn ông đến cầu kiến Lão Hòa Thượng Thường Nhân, lão Hòa Thượng cho người dẫn ông đến gặp Ngài. Ngài rất cảm động về lòng hiếu thảo của ông, nên liền nhận lời đến nhà cứu bà mẹ ông; Ngài bảo Cao Đức Phúc hãy chạy xe đạp về nhà trước còn Ngài sẽ đi bộ theo sau. Nhưng khi Cao Đức Phúc vừa về đến nhà thì thấy Ngài đã có mặt trong nhà từ hồi nào rồi. Lúc vào nhà, Ngài phát hiện bà mẹ ông đã bất tỉnh mê man trong bảy tám ngày rồi tình huống thật nguy cấp, bệnh nhân lúc ấy môi và đầu lưỡi đã bị thâm đen, hơi thở dường như đứt đoạn, Ngài bắt đầu viết sao văn, rồi khép mắt trì chú cho đến nửa đêm, tới 3 giờ sáng mới nghỉ. Sáng sớm hôm sau, bịnh nhân chợt ngồi dậy trên giường kêu tên con bà. Cao Đức Phúc kinh hãi, vui mừng khôn xiết. Mẹ ông bảo:

- Mẹ bị lạc đường đã mấy ngày liền, không biết đã đi tới đâu nữa? May thay chiều hôm qua, mẹ gặp một vị Tăng đưa mẹ về nhà; Bây giờ mẹ cảm thấy đói lắm con mau nấu cháo cho mẹ ăn.


Cao Đức Phúc nghe thế cả mừng chỉ Ngài và hỏi mẹ rằng:

- Vị Tăng mà mẹ vừa nói đó, có phải là vị này không?

Mẹ ông nhìn Ngài một hồi rồi nói:

- Đúng rồi! Chính ông Sư này đã dẫn mẹ về nhà đó mà.

Qua việc nầy, toàn gia đình của Cao Đức Phúc lập tức Quy y Tam Bảo.
b) Cùng, quý do nhân quả.

Có một vị ăn mày tên là Kỷ Đại Phúc, mỗi ngày đến lều thủ hiếu đảnh lễ Ngài. Ngày nọ sau khi lạy xong, không dằn được, ông bật hỏi:

- Xin Ngài giải thích cho con biết tại sao con bị lâm vào tình cảnh bần cùng như vậy?

Ngài giảng giải cho ông nghe đạo lý nhân quả trong ba đời, và thêm rằng:

- Kinh dạy, vì sao có người đời này sinh ra được hưởng phú qúy? Bởi vì đời trước họ đã từng trì trai, cúng dường Tam Bảo, bố thí cho người nghèo. Tại sao có người đời này phải chịu quả nghèo hèn? Cũng bởi đời trước họ chưa từng cứu giúp người nghèo.

Nghe xong ông cảm nhận được đạo lý nhân quả, nên nói:

-Con tự hỏi rằng trong đời mình chưa làm gì sai trái; mà sao bị nghèo khốn đến nỗi phải đến nhà người xin ăn. Nay mới biết vì trước kia đã bỏn sẻn, không biết báo ứng của sự bố thí. Vậy xin Ngài chỉ dạy, có cách nào để cứu vãn cho hoàn cảnh hiện tại của con không?

- Người Quân tử học cách tạo mạng, nay ông phải nỗ lực tạo nghiệp lành, quảng tích ân đức cho nhiều, tự mình thay đổi vận mạng thì phước gì lại không đến! Xưa kia Chu Kỷ là ăn xin, nhưng hiểu rõ đạo lý nhân quả báo ứng, dốc lòng tạo công đức, ra công làm việc thiện. Đời sau ông ta được sanh vào nhà Đế vương hưởng thọ phước báo tôn vinh của một vị Hoàng tử. Đấy có phải là biện pháp tự cải vận mạng không?

Ký Đại Phúc nghe thế cả mừng, nhìn về tương lai tràn trề hy vọng và thỉnh cầu Quy y Tam Bảo làm đệ tử của Ngài. Từ đó trong lúc hành khất, ông luôn niệm thầm “Nam Mô A Di Đà Phật.” Xin được tiền, gạo ông đều dành dụm chia sẻ lại cho những người khác nghèo khó hơn ông. Ngày thường nếu có cơ hội, ông đều tùy thời làm việc thiện, giúp đỡ người. Sau vài năm tích tụ công đức như vậy vào mùa đông năm Dân Quốc thứ hai mươi chín, ông dự biết ngày vãng sanh. Đến đúng ngày ông niệm Phật an nhiên mà tịch.

18- Am tranh không cháy.

Ba năm hành trì hiếu đạo bên ngôi mộ Mẫu Thân đã gần mãn. Vào một buổi hoàng hôn, người trong làng bỗng nhiên thấy một luồng ánh sáng phát ra từ túp lều của Ngài. Luồng hào quang cao đến ba mươi bộ sáng rực cả một vùng như ban ngày. Họ la lên:

- Lều của Bạch Hiếu Tử đã phát hỏa chắc sẽ có chuyện không may xảy ra cho Pháp sư Độ Luân.

Họ bèn cấp báo cho nhau rồi tức tốc chạy ra nghĩa trang mang theo những bình nước để cứu

hỏa, nhưng khi họ tới nơi, túp lều của Ngài vẫn bình an vô sự và Ngài thì vẫn an nhiên đang ngồi niệm Phật cạnh một ngọn đèn dầu nhỏ; ai nấy cũng cho là chuyện huyền diệu thật khó nghĩ bàn.
20- Quả Năng xuất gia.

Quả Năng họ Lô là đệ tử xuất gia đầu tiên theo Ngài, xưa kia ông là một người thợ may. Mặc dầu ông làm được rất nhiều tiền nhưng cô bạn gái của ông ta lại nghiện thuốc phiện cho nên ông làm được bao nhiêu cũng không đủ. Ngày nọ, ông chợt tỉnh ngộ biết mình làm chuyện sai lầm nên quyết định bỏ bạn gái và xuất gia tu đạo. Trong mình ông lúc bấy giờ không có bao nhiêu tiền nên khi đến vài ngôi chùa cầu xin lưu trú đều bị từ chối. Một hôm ông trở về quán trọ tạm trú, nơi đây đang khai trương một tiệm cơm chay. Bà chủ nói với ông:

- Thầy của tôi hiện đang ở đây, ông có muốn bái kiến Ngài không?

Khi tham bái Ngài, ông cảm thấy bối rối, hổ thẹn.

Ngài cố ý hỏi:

- Tại sao con lại buồn rầu như vậy?

- Con không có tiền.... Pháp Sư đến đây có việc gì?

- Thầy đến đây vì con đó.

- Bạch Thầy, sao Thầy lại vì con mà đến?

- Thầy vì muốn độ cho con xuất gia.

Quả Năng giật mình kinh ngạc, vì ông ta chưa từng đề cập việc mình muốn xuất gia cho ai nghe cả.

- Thôi, đi mau lên, nếu không thì bạn gái sẽ đến kéo con về đó.

- Nhưng con không có đến một chiếc y!

Ngài liền cởi ngay y bên ngoài ra cho Quả Năng rồi hai ThầyTrò cùng đạp tuyết đi về Chùa Tam Duyên.

Quả Năng phụ trách những công việc nặng ở chùa mà không ai chịu làm như gánh nước, nấu ăn, giặt giũ... Một ngày kiaThầy tự xây cho mình một cái kháng (giường) bằng gạch khá tốt. Khi Ngài thấy được liền hỏi:

- Ai cho phép con cái giường này?

Không dám ngẩn lên, Quả Năng thưa:

- Dạ không ai cho phép cả, con tự làm lấy.

- Bộ con là Giám viện ở đây sao mà muốn làm gì thì làm. Mau thu xếp lại rồi lên chánh điện quỳ ba cây nhang sám hối.

Lát sau Ngài không thấy Quả Năng quỳ trên chánh điện mà đang vá quần áo. Ngài hỏi:

- Tại sao con không lên chánh điện quỳ?

- Sư phụ bảo con quỳ thật sao?

- Ta thật xấu hổ, con không quỳ là lỗi của ta, nếu ta có đức độ thì đệ tử chắc phải nghe lời, đây là lỗi của ta vậy ta phải quỳ vậy.

Nói xong Ngài liền quỳ trước chánh điện.

Quả Năng hoảng hốt thưa:

- Không, không xin Sư phụ đừng quỳ! Đó là lỗi của con, xin để cho con quỳ, kính thỉnh Sư phụ đứng dậy.

Chẳng màng đến lời van xin của Quả Năng Ngài vẫn tiếp tục qùy; thế rồi cả hai Thầy Trò cùng quỳ.

Kể từ đó các đệ tử của Ngài nhất nhất vâng lời dạy bảo của Ngài, vì từ xưa đến nay Ngài chưa từng nói đùa bao giờ.




21- Tiểu thần thông Quả Tá.

Lúc đang trú tại Chùa Tam Duyên một sáng nọ Ngài bảo Quả Năng:

- Hôm nay sẽ có một đứa bé đến xin xuất gia, khi nó đến con hãy báo cho Thầy biết.

Đến trưa, Quả Năng hăm hở chạy vào phòng thở hổn hển thưa:

- Bạch Sư phụ, đứa bé mà Sư phụ nói hồi sáng đó, nó đến rồi.

Ngài bước ra ngoài thấy một đứa bé trai trạc mười một, mười hai tuổi khuôn mặt bướng bỉnh, áo quần lem luốc nhưng dáng người đoan chánh, tướng mạo giống như một vị Tỳ kheo.

Bé vừa thấy Ngài dường như đã gặp được người thân thuộc, vui mừng không thể cầm được nước mắt.Ngài cố ý hỏi thử:

- Con đến đây làm gì?

Với lòng tin vững chắc em trả lời:

- Con muốn xuất gia.

- Cái gì? Có phải con vì không có cơm ăn, áo mặc, nhà ở mà đến đây nương náu cửa chùa phải không?

- Dạ không phải! Bởi vì con có một chứng bệnh kỳ lạ lắm, làm con nằm ngồi gì cũng không yên, con thật rầu vì tự biết mình đã bị ma chướng.

- Làm sao con biết được?

- Lúc lên năm tuổi, con có thể chữa bịnh cho người khác được, nếu con bảo họ mau hết bịnh, thì họ sẽ mau hết bịnh ngay. Cách đây khoảng hơn một tháng trong ba ngày liên tiếp con đều mơ giống nhau, thấy một Ông Sư như vị này (bé chỉ tượng Ngài Phật Di Lặc). Ông Sư mập này bảo con rằng: Hãy đến chùa Tam Duyên cầu xuất gia với Pháp sư An Từ thì bịnh con sẽ hết. Con đã đi bộ hơn một ngàn ba trăm dặm trong ba tháng trường nay mới đến được đây. Trên đường đi đêm xuống con ngủ trên các cánh đồng hoang. Đêm nọ, có một bầy chó sói đến vây quanh con, con quát chúng rằng: Chúng bây muốn ăn “đạn” không? thì tự nhiên chúng nó bỏ đi ngay. Con thật sự chỉ muốn xuất gia nên tìm đến đây!


Khi ấy quân Nhật mới vừa đầu hàng, vùng Đông Bắc chưa có xe cộ lưu thông. Trên đường đi Quả Tá lượm được quả lựu đạn, nên đuổi được bầy sói. Đây là do chư Phật, Bồ Tát gia hộ cho em.

- Xuất gia không dễ đâu, làm việc mà người ta không thể làm, thọ những gì mà người khác không thể thọ. Tiện tay Ngài với lấy cái bánh bao đang cúng trên bàn Phật, nhai rồi nhả xuống đất mà nói: Nếu con có thể lượm bánh lên ăn thì mình sẽ tính sau.

Không chút nhờm gớm bé bốc bánh đó lên ăn liền tức khắc. Qua sự thử thách này, Ngài chánh thức nhận em làm tiểu Sa Di, pháp danh là Quả Tá. Sau khi xuất gia Qủa Tá không còn bệnh ma chướng nữa, chú nỗ lực dụng công tu hành, chưa đầy nửa năm đắc được thiên nhãn thông cùng tha tâm thông. Chú có thể biết được đời quá khứ và đọc được tư tưởng của người nên mọi người đều gọi chú là Tiểu Thần Thông.

Ngày nọ, có người hỏi chú:

- Chú có thần thông, vậy thầy chú có thần thông không?

Nghe hỏi thế chú kiêu ngạo trả lời:

- Tôi cũng không biết Thầy tôi có thần thông hay không nữa?

Ngay lúc ấy thần thông của chú bị biến mất hết. Bệnh ma chướng lúc xưa nay bỗng trở lại vì lời nói hồ đồ của chú. Ngài vì chú mà tận lực cầu xin chư Phật, Bồ Tát gia hộ nên bệnh ma chướng của chú từ từ tiêu mất. Ngài liền tưởng khởi bốn câu kệ:

Tu đạo như leo sào trăm trượng,

Khi xuống thì dễ, trèo lên khó,

Nếu năng vượt qua đầu ngọn sào,

Mười phương thế giới đều hiện tiền.

Vậy chúng ta sao không luôn cảnh giác?



Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách