BỐN TƯỚNG

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ht đã đọc hết kinh Lăng già. Không thấy trong kinh nhắc đến hai chữ "Bốn Tướng". Như vậy, nếu kinh có nói đến BỐN TƯỚNG, thì cũng do tự mình cảm nhận mà ra chứ không phải kinh nói rõ ràng về bốn tướng như bác Bình đã trích, hay như trong kinh Viên Giác. Vấn đề nằm ở chỗ này đây. Nếu chỉ là sự cảm nhận của mình, thì liệu cái mình cảm nhận đó có đúng không? Đương nhiên Ht không khẳng định Kim Cang cảm nhận sai. Có thể là đúng nhưng vẫn có thể sai. Nếu đúng thì nó phải thông với hết tất cả kinh luận, chỉ là thô hay tế mà thôi. Có điều, khi biện về vấn đề gì cần sự khách quan sáng tỏ, thì mình nên y cứ vào một kinh luận nào đó nói rõ về BỐN TƯỚNG. Nó sẽ có tính thuyết phục hơn là chỉ có sự cảm nhận của mình.

Bộ kinh Thâm Mật Ht có dịch một phần rồi. Không biết có phần "bốn tướng" không? Hôm nào rãnh sẽ tìm lại .

Thật ra, chỉ là tùy thô hay tế mà ta có bốn tướng có sai khác nhau chút đỉnh. Giống như thứ mà kinh Lăng già gọi là "tương tục sâu kín" đó, Kinh phân đến 11 thứ. (Lâu quá không nhớ mà không có sách ở đây. sai nói dùm)

Pháp thế gian là pháp duyên khởi, nó là một tiến trình liên kết chứ không phải là những phần tử độc lập như mình thấy hiện nay, vì thế việc thô tế là cần thiết.

Nói tóm lại như vầy : Tướng THỌ GIẢ của Bốn tướng mà HẾT, nếu THÔ thì coi như chấm dứt được PHẦN ĐOẠN SANH TỬ. Nếu TẾ, thì chấm dứt đuợc dòng BIẾN DỊCH SANH TỬ. kinhle

Còn phần chúng sanh và thọ giả mà Kim Cang nói, Ht sẽ phân tích sau. Giờ bận rồi.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Lăng Già nói 2 Vô Ngã, 5 Pháp, Ba Tự Tánh và Lý Duy Thức Biến Tự Tâm Hiện Lượng nếu bạn CHT đọc kỹ sẽ thấy nói lý 4 Tướng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Luận Đại Thừa Khởi Tín không nói đến 4 tướng, kinh Hoa Nghiêm không nói đến 4 tướng, nhưng không phải vì vậy mà không có 4 tướng. Ht không bác chuyện cảm nhận đó của Kim Cang. Cái Ht muốn nói đây là cần một Y CỨ RÕ RÀNG như bác Bình đưa ra tốt hơn là từ sự cảm nhận của mình. Vậy thôi.

Phần sau là phần Ht phân tích vì sao Ht không chấp nhận cách lý giải của kim Cang.
kimcang đã viết:4 Tướng nếu xét theo Duy Thức Của Trong Kinh Lăn Già và Kinh Giải Thâm Mật thì
Chấp Thức Thứ Tám gọi là Ngã Tướng.
Có Niệm Dấy Động Là Nhân Tướng

Dòng Niệm Sanh Diệt Vi Tế Tương Tục là Chúng Sanh Tướng
Dòng Thức Tương Tục Vi Tế Sanh Diệt Là Thọ Giả (Thọ đây là mạng sống không phải là cảm thọ)
Phải Học Du Thức thì mới hiểu sâu Nghĩa 4 Tướng bởi vì như trong Kinh Phật dạy Các vị Trời trong Vô Sắc Giới Tu Tứ Không Định không có thân căn nhưng vẫn có đủ 4 tướng.
Lấy một thí dụ Rất Thô để tạm hiển lý trên.
khi ngồi thiền thì có những Niệm Lăng Xăng Dấy Động, lúc đó thì có Cái Biết Niệm Dấy Động nhưng Cái Biết Đó vẫn còn là Thô, đến khi các Niệm Lăng Xăng lắng thì sẽ có Cái Biết hay Biết Biết Niệm Dấy Độnng.
Khi mà thực hành lâu thì các Niệm Lăng Xăng lắng xuống rồi thì Cái Biết Biết Cái Biết Niệm Dấy Độnng cũng mất chỉ còn có Cái Biết Sự Lặng Lẽ của Tâm.

Niệm Dấy Động dụ cho Ngã Tướng

Cái Biết Niệm Dấy Động Là Nhân Tướng
Cái Biết Biết Cái Biết Niệm Dấy Độnng là dụ cho Chúng Sanh
Cái Biết Sự Lặng Lẽ của Tâm là dụ cho Thọ Giả Tướng (bởi vì Cái Sự Lặng Lẽ này là do Niệm Lặng mà Thấy tức là Tịnh Đối Với Động là Đối Đãi Sanh Diệt không phải là Tâm Thể.
Chấp vào Cái Lặng Lẽ này thì sẽ lạc vào trong Tứ Không Định.
Đây Ht đưa ra bốn câu : 2 câu in ĐẬM ĐEN là một cặp. 2 câu in ĐẬM ĐỎ là một cặp. Để thấy Kim Cang tự mâu thuẫn với mình. Từ LÝ vào SỰ nếu có sự mâu thuẫn như thế tức đã có cái gì không ổn rồi.

Riêng với 2 câu in ĐẬM ĐỎ, Ht thấy thế này : Trong kinh Lăng Già trực giải cũng như kinh Lăng Nghiêm trực giải, thiền sư Hàm Thị có biện về việc CHẤP VÀO SỰ TRONG LẶNG CỦA THỨC THỨ 8 (Không biết có phải là chỗ mà Kim Cang cho là Tướng ngã như đã nói: "Chấp vào thức thứ 8 là ngã tướng" không?). Đó là chỗ tịch diệt mà hàng LA HÁN chứng được và cho đó niết bàn. Không phải là chỗ chứng của hàng TỨ KHÔNG ĐỊNH như Kim Cang đã nói.

Phần tranh luận về BỐN TƯỚNG, Ht xin chấm dứt tại đây. ( :) Ht theo ý kiến của Mộng Giác :) .)

Riêng phần giải thích của ngài Hàm Thị, nếu thấy cần, Ht sẽ tìm sách và trích phần đó ra làm y cứ cho vấn đề Ht đã nói. Bởi chỗ này là chỗ tu chứng. Dù bản thân mình có chứng tới, nói ra mà người khác chưa tới, cũng không ai tin. Chưa kể mình chỉ là một mụ già, lấy cái gì để người ta tin? Vì thế Ht xin trích lời giải thích của chư vị tiền bồi (thuộc loại nanh vuốt trong nhà thiền) ra làm y cứ cho chắc ăn chứ không có gì. Thân. :)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Lời Sớ Giải của Ngài Hàm Thị là giảng nghĩa của Kinh Lăng Già.

KC chỉ là đưa ra thí dụ thôi.

Cái Chấp Tàng Thức Là Ngã của Bậc A La Hán là rất sâu xa vi tế không phải là phàm phu có thể hiểu được.

Cái Chấp Sự Lặng Lẽ Của Tâm là Ngã thì người hành thiền bình thường có thể biết được trong lúc hành thiền.

Tứ Không Định là Chấp Tướng Lặng Lẽ của Tâm.

Tâm Thể Không Có Tướng Động Tịnh cho nên khi hành thiền mà được Tâm Định Không Niệm Vọng Dấy Khởi mà Chấp Cái Không Niệm đó thì lạc vào Tứ Không Định.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hiểu ý Kim Cang rồi! Thân kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong kinh Viên Giác có nói về bốn tướng:
Trong chuơng 9 - "Tịnh Chư Nghiệp Chướng"
Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm (Chùa Vĩnh Nghiêm)
Phần chú thích có nói :
- Chúng sinh đối với chân lý có chỗ chứng. Chấp rằng mình đã chứng đến chỗ ấy , gọi là có ngã tướng.
- Chúng sinh đối với ngã tướng trên đã vượt qua,tiến một bước, không nhận chỗ chứng làm ngã, lại chấp cái ngộ ngã tướng ấy làm tâm, gọi là có nhân tướng.
- Chúng sinh, so với nhân tướng trên lại tiến một bước. Đã siêu qua cái tướng ngã, tướng nhân nhưng còn tồn tại tưỡng hữu (chấp có: có chúng sinh, có liễu ngộ) đó gọi là tướng chúng sinh.
- So với tướng chúng sinh kia lại tiến thêm một bước, tuy đã vượt qua cái tâm chứng ngộ, nhưng còn vướng cái trí năng giác, nên gọi là tướng thọ giả. (Nên biết năng giác và sở giác đều là trần cấu. Như băng tan trong nước, một khi đã tan hết thời không còn phân biệt băng hay nước) Cũng như thế nếu còn năng giác và sở giác là còn thọ mệnh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Re: BỐN TƯỚNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

>:D<


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách