Có Siêu Ngã không ?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Kính chào các bạn . Trong rất nhiều luận thuyết về ngã có một luận thuyết về Siêu Ngã . Luận thuyết này đã có lâu rồi không phải chỉ mới có gần đây .

Trong bài luận của ngài Y. Karunadasa . NGài đã đưa ra quan điểm rằng "không có một cái Siêu Ngã nào cả" .

Trước khi Zelda đưa ra những nghiên cứu của mình dựa vào tạng kinh . Mời các bạn xem qua ngài Y. Karunadasa đã nói như thế nào .

Zelda chỉ trích một đoạn . Nếu các bạn muốn xem trọn bộ mời các bạn xem qua :

http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/ ... pha485.htm
Tuy vậy, như chúng ta đã nhận định ngay từ đầu bài viết này, các học giả đương thời thuộc khuynh hướng tín ngưỡng Vệ-đà và những người tin vào triết lý thường hằng đặt nền tảng trên tính thống nhất siêu nghiệm của các tôn giáo thường nêu ra câu hỏi đang được bàn thảo; và các câu hỏi ấy được nêu lên để chỉ được trả lời trong khẳng định. Sau đây, S. Radhakrihsnan, trong tác phẩm Triết Học Ấn Ðộ, nhận xét rằng câu hỏi nêu trên có liên quan đến hai câu hỏi khác: đó là có hay không một thực tại tuyệt đối tách khỏi thế giới biến dịch này, và có hay không Niết-bàn thực chứng? Từ đây ông kết luận rằng ba câu hỏi này là ba mặt khác nhau của cùng một vấn đề cơ bản. S. Radhakrishnan nhận định thêm rằng, nếu trả lời của Phật giáo cho câu hỏi thứ nhất là ở trong thể phủ định thì hệ quả không thể tránh được là: Niết-bàn là không có. Theo chúng tôi, điều không có sự nối kết hợp lý giữa hai mệnh đề này là câu hỏi về Niết-bàn; do vậy, chúng tôi có ý định hạn chế việc bàn luận ở đây trong câu hỏi thứ nhất: Có hay không một cái ngã thường hằng ở trên hay ngoài năm uẩn thường biến đổi?

Những ai trả lời câu hỏi vưà nêu trong thể khẳng định thì thường hướng đến bài pháp ở Ba-la-nại (Banares) nhằm để củng cố giải thích của họ – Giả thuyết cơ bản nằm sau sự giải thích đó là, khi đức Phật nói rằng năm uẩn là vô ngã (anatta) điều này không phải là sự phủ nhận Cái Ngã mà nhằm chỉ ra sự thật rằng không một nhóm nào trong năm uẩn có thể được đồng nhất như là cái Chân Ngã của chúng ta, bởi vì chúng là đối tượng của vô thường và các tính chất vô thường hàm ẩn trong đó. Cái Chân Ngã thì ở ngoài năm uẩn và chỉ có thể phát hiện nó bằng cách siêu vượt năm uẩn. Nhằm phục vụ cho mục đích này, quá trình của sự tự đồng nhất hóa được diễn đạt như : 'cái này là của tôi (etam mama), cái này là tôi (esoham asmi), và cái này là tự ngã của tôi' (eso me attà) nên phải được thay thế bằng một tiến trình ngược lại: 'cái này không phải của tôi (netam mama), cái này không phải là tôi (nesoham asmi), và cái này không phải là tự ngã của tôi (neso me attà)'. Luận thuyết trên tiếp tục nói rằng ngang qua chính tiến trình phủ nhận này mà người ta siêu vượt năm uẩn và khám phá ra cái Chân Ngã của mình. Do đó, nếu cái huyễn ngã bị vô thường (anicca) chi phối, hàm chứa khổ đau (dukkha) và mang tính chất vô ngã (anatta), cái Chân Ngã được phát hiện như thế phải có ba tính chất đối lập, ấy là thường hằng (nicca), hạnh phúc (sukha) và sự thật về cái chân Ngã (attà). Nếu con người khổ đau, bởi vì người ta tự tách ra khỏi cái chân ngã của mình. Do đó, chứng đắc Niết-bàn có nghĩa là "sự tích cực quay trở về với chính cái chân ngã".

Nếu lý giải trên có giá trị, nó tạo ra một câu hỏi vô cùng quan trọng liên hệ đến lý do tại sao đức Phật giữ im lặng đối với vấn đề này; tại sao câu trả lời cho vấn đề trên chỉ để lại sự ngụ ý hay phỏng đoán? Nó cũng gây ra một câu hỏi quan trọng tương tự về lý do tại sao không có bất cứ bộ phái Phật giáo nào đạt đến một kết luận như thế. Do vậy, lý giải này dẫn đến một tình huống không chắc sẽ xảy ra, đó là tất cả các bộ phái Phật giáo đều ngộ nhận bức thông điệp chân chính của đức Phật. Chúng ta cần lưu ý ở đây là, trong tất cả trường phái triết học Phật giáo, chỉ có bộ phái Vátìputriyas đáng nhắc đến. Người thuộc phái này tin tưởng vào cái nhân tính mà được họ giả định là tách biệt ngoài cái tổng thể của năm uẩn. Các nhà tư tưởng phái Vátìputriyas cho rằng điều đó chung cuộc không có nghĩa là họ tin vào linh hồn như cách hiểu của các tôn giáo khác của Ấn Ðộ. Tuy nhiên, đối với quần chúng, bộ phái này đã bị giới Phật giáo mỉa mai ám chỉ là "những kẻ dị giáo ở giữa Phật giáo đồ" (antaskratìrthaka).

Ngoài một số điều có thể được gọi là các chứng cứ ngoại tại ra, còn có một bằng chứng nội tại nằm ngay trong kinh tạng Pali chống lại lý thuyết Siêu ngã này. Trong kinh Khemaka của Tương Ưng Bộ Kinh mà chúng ta muốn đề cập, vấn đề trên đã được ghi lại: Một tỷ kheo tên là Khemaka nuôi dưỡng cái ý niệm ‘ tôi là ’ (asmìti) trong mối liên hệ với năm uẩn. Rồi một tỷ kheo có kiến thức hơn đặt câu hỏi này với Khemaka:

"Ðối với cái ý niệm 'tôi là' mà bạn nói đến, này bạn Khemaka, bạn muốn nói đến cái gì bằng cái ý niệm 'tôi là'? Có phải bạn nói đến 'tôi là' sắc (body); hay tách biệt sắc 'tôi là' cảm thọ (feeling); tách biệt cảm thọ 'tôi là' tưởng (perception); tách biệt tưởng 'tôi là' hành (mental formations); tách biệt hành 'tôi là' thức (consciousness)?".

Từ nội dung của bài kinh, rõ ràng những câu hỏi đặt ra cho Khemaka nhằm chỉ ra cái nhìn đúng đắn (chánh kiến), đó là ý niệm 'tôi là' không thể được áp dụng đối với hoặc năm uẩn, hoặc 'một thứ gì đó' tách biệt năm uẩn: Ðiều này minh xác một sự thật rõ ràng rằng một thực ngã tồn tại độc lập khôn thể được tìm thấy hoặc ở trong năm uẩn, hoặc bên ngoài chúng.

Một lý luận khác được thêm vào nhằm hỗ trợ cho lý thuyết siêu ngã đặt cơ sở ở bài thuyết giảng về Người-mang-gánh-nặng ở trong Tương Ưng Bộ Kinh . Thật là thú vị để chúng ta lưu ý rằng bài kinh ấy nói về gánh nặng (bhàra), người mang gánh nặng (bhàrahàra), mang gánh nặng (bhàradàna), đặt gánh nặng xuống (bhàra-nikhepana). Ở đây, gánh nặng là năm uẩn; người mang gánh nặng là con người; mang gánh nặng lên là khát ái; đặt gánh nặng xuống là Niết-bàn. Từ đó, ai chứng đắc Niết-bàn thì được gọi là ohita-bhàra, nghĩa là người đã đặt gánh nặng xuống. Chính sự kiện liên quan đến việc ám chỉ gánh nặng cũng như người mang nó đã làm phát sinh việc suy đoán rằng có một nhân tính hay một thực thể ngã tướng bên ngoài năm uẩn.

Một ví dụ nữa dường như hàm ẩn một kết luận như trên cần phải trích dẫn ra ở đây là "Bài Giảng Về Những Gì Không Phải Là Của Ngươi", trong Tương Ưng Bộ Kinh (tậpIII); ở đó, vì lợi ích và hạnh phúc riêng của họ đức Phật khuyên các thầy tỷ-kheo loại bỏ những gì không thuộc về họ. Sự ám chỉ nhắm đến năm uẩn, vì không có một nhóm nào trong chúng có thể đồng nhất như là cái ngã (atta) hay một thứ gì ấy thuộc về ngã (attàniya). Ðiều đó có vẻ ngụ ý rằng dù năm uẩn không thực sự thuộc về họ, nhưng có một cái gì đó bên ngoài, một loại gì đó siêu việt cái ngã, không đồng nhất với bất cứ nhóm nào của năm uẩn, thực sự thuộc về họ.

Bây giờ một câu hỏi sinh ra ở đây là có phải hai bài kinh mà chúng ta vừa trích dẫn cung cấp chứng cứ tích cực cho lý thuyết Siêu Ngã hay không? Hay là chúng ta chỉ dựa vào hai lời tuyên bố tách biệt đó, vốn tương phản với một khối lượng khổng lồ kinh sách cung cấp nhiều chứng cứ xác quyết chống lại cái lý thuyết như thế? Chúng tôi cho rằng loại tuyên bố như thế cần phải được hiểu trong bối cảnh cụ thể về từng lời dạy của đức Phật, liên hệ với cách thức mà bài giảng của Ngài cần được nắm bắt. Ở đây chúng tôi muốn chỉ ra một sự phân biệt được rút ra giữa hai loại bài giảng, đó là nìtattha và neyyatha [ii]. Nìtattha ám chỉ đến các lời tuyên bố mà ý nghĩa của chúng là "rút ra, lấy ra" (nìta + attha), nghĩa là được hiểu như là những mệnh đề rõ ràng và xác định. Neyyatha nhắm trỏ đến lời tuyên bố mà ý nghĩa của chúng là "được rút ra, được lấy ra" (neyya + attha), nghĩa là chúng được giải thích trong sự phù hợp với những giáo lý cơ bản của Phật giáo. Như A.K. Warder nhận xét, sự phân biệt được ám chỉ ở đây có thể được giải thích theo một cách thức phổ quát để nói đến sự khác nhau giữa ý nghĩa trực tiếp và ý nghĩa gián tiếp hay sự gợi ý [iii]. Phân biệt này là cực kỳ quan trọng đến nỗi nếu không chú ý đến nó là sẽ giải thích sai lạc ngay lời dạy của đức Phật. Từ đó, người ta có thể phát biểu một cách mạnh mẽ rằng: "Bất cứ ai tuyên bố ý nghĩa của bài giảng nìtattha thì cũng như ý nghĩa của bài giảng của neyyattha và ngược lại, người ấy đã tạo ra một lời phát biểu sai lầm đối với đức Thế Tôn" [iv]. Chúng tôi tin tưởng rằng hai kinh được đề cập ở trên cũng như nhiều kinh khác nếu có tính chất tương tự cần phải được hiểu trong bối cảnh như thế; chúng cần phải được tiếp cận không phải như là những lời tuyên bố xác định rõ ràng, mà là lời tuyên bố cần phải được giải thích (neyyatha) trong ánh sáng của những giáo lý căn bản của Phật giáo.

Một đoạn kinh khác rất thường được các nhà chủ trương lý thuyết Siêu Ngã trích dẫn là đoạn kinh, trong đó vị du sĩ tên Vacchagotta hỏi đức Phật cái ngã có tồn tại hay không. Ðối với những câu hỏi thuộc loại này, đức Phật luôn giữ yên lặng [v]. Sự lặng yên của đức Phật đã được giải thích trong hai cách. Theo ý kiến của Oldenberg, điều đó chứng tỏ đức Phật không tin tưởng vào bất cứ loại ngã nào và nếu Ngài lẫn tránh những câu hỏi được Vacchagotta nêu ra là cốt để không gây sửng sốt cho người nghe với cái tâm yếu kém [vi]. Ngược lại, S. Radhakrishanan phát biểu, ông ta không thể đồng ý với quan điểm của Oldenberg, và cho rằng đức Phật có chủ tâm che giấu sự thật. S. Radhakrishanan nhận định "kết luận hợp lý cho vấn đề trên sẽ phải là một thứ gì đó, cho dù cái ấy không phải là một cái ngã thực nghiệm" [vii]. Chúng tôi không thể đồng ý với lối giải thích của S. Radhakrishanan do vì, như được ghi lại trong cùng bài kinh ngã tướng, đức Phật đã giải thích với Tôn giả Ananda lý do tại sao Ngài quyết định giữ im lặng khi du sĩ Vacchagotta hỏi có một cái ngã tồn tại hay không. Tôi muốn trích dẫn ra đây sự giải thích của đức Phật để làm sáng tỏ lập trường mà tôi chủ trương, đó là không hề có cái Siêu Ngã ở ngoài cái ngã thực nghiệm:

-Này A Nan, khi Vacchagotta hỏi 'có ngã hay không?', nếu Ta nói rằng, 'có ngã', vậy thì Ta hẳn sẽ là một trong số người chủ trương thuyết thường hằng (sassatavada); nhưng nếu Ta trả lời 'không có ngã', vậy thì Ta hẳn sẽ là một trong những người chủ trương thuyết đoạn diệt (ucchedavada). Và khi Vacchagotta hỏi 'có ngã hay không', nếu ta trả lời 'có ngã', điều đó sẽ phù hợp với cái biết là tất cả các sự vật là vô ngã hay không?" "Không thưa Thế Tôn"; "nếu ta nói 'không có ngã', Vacchagotta đang bị hoang mang hẳn sẽ trở nên hoang mang hơn, và sẽ nghĩ rằng 'trước đây tự ngã của tôi có hiện hữu không, và bây giờ nó không còn hiện hữu nữa ư?".

Như thế, nếu có kết luận nào có thể rút ra từ câu trả lời này, đó là Phật giáo không tán thành lý thuyết về ngã được biện hộ bởi cả thuyết thường hằng (sassatavàda) và thuyết đoạn diệt (ucchedavàda).

Bây giờ chúng ta hãy xem xét vấn đề Siêu Ngã trong ánh sáng về cách nhận định của Phật giáo thuộc về phạm trù nhận thức luận. Trong mối quan hệ này, chúng ta cần phải biết rằng Phật giáo không chỉ công nhận nhiều ý nghĩa khác nhau của sự nhận thức, mà còn thừa nhận các cấp độ khác nhau về nó. Bên cạnh những kiến thức thuộc cảm giác thông thường được biểu thị bằng một số thuật ngữ nhận thức như là ý thức (vinnana-bara, consciousness) và tưởng hoặc tri giác (sannà-sensory, perception), Phật giáo còn nói đến một loại thức phi cảm giác cao hơn, thứ được biểu thị bằng các thuật ngữ nhận thức như là thắng tri hay cái biết ngang qua thiền định (abhinnà-higher, knowledge), thức tri hay cái biết bao quát toàn diệt (parinnà - comprehensive knowledge), liễu tri hay sự ngộ đạo (annà-gnosis) và trí tuệ hay cái biết như thật về bản chất mọi sự vật (panna-wisdom) [viii]. Nếu cấp độ đầu tiên của nhận thức bị hạn chế và ảnh hưởng bởi tính khí mang tính chủ quan của chúng ta thì cấp độ thứ hai của nhận thức thoát khỏi những nhân tố có điều kiện và giới hạn. Chính ngang qua loại nhận thức thứ hai mà ngươì ta tin là có thể thấy sự thật như thật của sự vật (yathàbhutam pajànàti). Ðối với ý nghĩa của việc nhận thức, Phật giáo không chỉ thừa nhận nhóm tưởng hay tri giác (sensory-perception) mà còn các thứ phụ thuộc thuộc nhóm tri giác (extra-sebsory perception) [ix]. Ðể phục vụ cho mục đích của bài nghiên cứu này, chúng ta không cần phải đi vào chi tiết. Những gì có ý nghĩa ở đây là sự kiện rằng, mặc dầu Phật giáo thừa nhận các ý nghĩa và cấp độ khác nhau của sự nhận thức, Phật giáo không bao giờ cho rằng cái Siêu Ngã (hay cái Chân Ngã) vượt quá cái ngã cảm nghiệm (tức cái ngã không thật) có thể trở thành đối tượng của nhận thức như thế. Nếu bất cứ gì trở thành đối tượng của thức tri, tức sự nhận thức cung cấp một cái nhìn chân thật và thấu suốt vào trong bản chất của thực tại (yathàbhùtananadassana), thì ấy là năm uẩn (con người cảm nghiệm) mà không phải cái Ngã khó nắm bắt vượt quá năm uẩn. Từ quan điểm thực tế này, chủ đề xuyên suốt giáo lý Phật giáo là năm uẩn đã trở thành đối tượng của thức tri (pancakkhandhà abhinneyya parinneyya) [x]. Vì lý do đó, chính đức Phật đã đặt câu hỏi sau đây đối với các tỷ kheo: "Này các tỷ kheo, những gì cần phải được nhận thức một cách thấu đáo ngang qua thức tri?". Và câu trả lời do chính đức Phật đưa ra là: "Ðó chính là năm thủ uẩn (tức con người cảm nghiệm) - cần phải được trả lời như vậy" [xi]. Do đó, rõ ràng, đối với Phật giáo, đối tượng của thắng tri không phải là một thực tại cao siêu hơn mà chính là thế giới hiện tượng này. Nghĩa là Phật giáo loại trừ cái khả năng đối với bất cứ thực tại siêu hình nào được xem là một cơ sở tuyệt đối cho mọi hiện hữu, bất kể danh xưng của nó là gì: linh hồn phổ quát, Nguyên Nhân Ðầu Tiên, hay cái Siêu Ngã.

Một khía cạnh khác cần phải được xem xét ở đây là các kinh nghiệm đạt được ngang qua những cấp độ cao của tâm trong thiền định. Ở đây chúng tôi đề cập đến giáo lý Thiền định (Jhàna) của Phật giáo. Thiền định Phật giáo công nhận tám (hoặc chín) cấp độ của thiền tâm, trong đó mỗi cấp thiền tâm nối tiếp tiêu biểu cho một cấp độ cao hơn về sự hợp nhất của cái tâm. Ðó là một tiến trình mà ngang qua đó tâm phân biệt dần dần đạt được hợp nhất cho đến khi cái tâm ấy đạt đến cấp độ siêu phàm trong việc gạn lọc tâm hồn. Một câu hỏi phát sinh ở đây là người chứng đắc kinh nghiệm thiền định như thế có thể có được một cái nhìn lướt qua về cái chân ngã của mình mà lúc bình thường vốn bị che khuất; và kinh nghiệm thiền định ấy có thể được giải thích như là sự thông hội hay thẩm nhập với thực tại siêu hình hay không? Trong mối quan hệ này, tôi muốn trích dẫn lời nhận xét của vị tu sĩ người Ðức, Ðại đức Gnanaponika, để soi sáng nghi vấn vừa nêu: "Một cái tâm chứa đầy tín nguồn gốc, sự cố chấp của niềm tin và ý tưởng về một cái ngã, linh hồn, thượng đế, hay bất cứ hình thức nào về một thực thể tuyệt đối là những kinh nghiệm thiền định bị lý giải sai lạc trong trạng thái mê say, mang tính chất cầu nguyện và sự xuất hồn thần bí. Kinh nghiệm như thế thông thường được các nhà thần bí và thần học giải thích như là sự mặc khải hay hợp nhất với thiên tính; hoặc nó được xem là sự biểu lộ của cái ngã chân thật và bất biến của con người" [xii]

Lý do tại sao Phật giáo không giải thích nội dung của kinh nghiệm thiền định theo thần bí và siêu hình đã được gợi ý một cách rõ ràng trong bài kinh Anupada của Trung Bộ Kinh; ở đó, chúng ta tìm thấy sự phân tích về bản chất và nội dung của các loại kinh nghiệm đạt được ngang qua thiền định do Tôn giả Xá-lợi-phất trình bày. Ðiều thú vị để lưu ý ở đây là nội dung của mỗi cấp độ thiền được lại ghi thành từng nhóm một cách đầy đủ mà không để lại một chỗ trú nào cho bất cứ thứ gì thuộc về thần bí và siêu hình. Như thế, từ quan điểm của Phật giáo, kinh nghiệm trong thiền có thể được giải thích theo tâm lý học như bất cứ kinh nghiệm trần tục nào. Ý nghĩa hơn nữa là sự nhận định rằng những thành tố tâm lý của mỗi cấp độ thiền được nói là sinh khởi lên trong sự nhận biết đầy đủ của thiền gia: "Vị ấy hoàn toàn nhận biết sự sinh khởi của chúng (vìdiatà uppajjanti), tính bền bỉ của chúng (vìdiatà upattanhanti) và sự biến mất của chúng (vìdiatà abbhattham gacchanti); rồi vị ấy đi đến kết luận rằng các yếu tố tâm lý từ chỗ không hiện hữu (ahutvà sambhonti), và từ chỗ hiện hữu chúng biến mất (hutvà pativenti)". Bài kinh còn nhận định thêm rằng vì Tôn giả Xá-lợi-phất không bị chúng lôi cuốn (anupàya), không bị chúng làm khó chịu (anapàya), không chấp chặt chúng (anissita) cũng không mê đắm chúng, do vậy Tôn giả đi đến kết luận rằng có một sự giải thoát cao hơn các thứ ấy (atthi uttarim nissarananti pajànati).

Như vậy, giải thích trên về bản chất của kinh nghiệm thiền xác minh ba yếu tố: Thứ nhất, nội dung của kinh nghiệm thiền có thể được phân tích một cách đầy đủ mà không để lại một chỗ trú ẩn nào. Thứ hai, những thành tố của thiền sinh khởi và biến mất trong sự nhận biết đầy đủ của thiền giả. Cuối cùng là sự kiện rằng nó không cấu thành trong chính nó sự giải thoát sau cùng, bởi vì đối với Phật giáo, kinh nghiệm trong thiền định cũng vô thường, khổ, vô ngã, có điều kiện và thuộc về duyên sinh (paticcasamuppanna). Các nhận định này về bản chất và nội dung của kinh nghiệm thiền chứng tỏ một cách rõ ràng rằng kinh nghiệm thiền không thể được lý giải trong lãnh vực của thần bí hay siêu hình; nghĩa là cung cấp chứng cứ cho sự hiện hữu của cái Siêu Ngã. Tất nhiên, với quan điểm thực tế này, Phật giáo dường như hoàn toàn biết rõ điều có thể xảy ra của những giải thích sai lạc về mình trên cơ sở của các loại lý thuyết thần bí hay siêu hình. Ðiều này dường như để giải thích lý do tại sao người hành thiền được khuyên bảo nên xem xét nội dung của kinh nghiệm thiền trong ánh sáng của ba đặc tính đối với mọi hiện hữu (hay Tam Pháp Ấn - tilakkhana), đó là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anttà).

Khía cạnh kế tiếp cần phải được quan sát để đi đến giải đáp sau cùng cho vấn đề Siêu Ngã là kinh nghiệm về Niết-bàn (Nibbàna). Ðây là chủ đề mà chúng tôi dự định sẽ trình bày trong bài thuyết trình về Niết-bàn. Tuy nhiên, đối với mục tiêu hiện tại của chúng ta, quả thật rất cần thiết để nêu ra tại đây một khía cạnh quan trọng về kinh nghiệm Niết-bàn; tôi muốn đề cập đến vị trí của Như Lai (Tathagata), tức là người đã chứng đắc Niết-bàn trong sự quan hệ với năm uẩn (Tương Ưng IV). Vấn đề thứ nhất, tức quan hệ với năm uẩn, gợi ý rằng Như Lai (Tathàgata) không tự đồng nhất Ngài với bất cứ nhóm nào trong năm uẩn hay yếu tố nào của con người. Vấn đề thứ hai, tức không có quan hệ với năm uẩn, gợi ý rằng Như Lai không tự đồng hóa Ngài với bất cứ gì ngoài năm uẩn, nghĩa là một thứ gì đó siêu việt năm uẩn, ví dụ như cái Siêu Ngã. Cả hai vấn đề đó hàm nghĩa rằng Như Lai là thoát ra khỏi mọi phạm trù của sự đồng hóa với ngã tính. Từ đây, người ta không được đi đến kết luận rằng ai chứng đắc Niết-bàn thì tự đồng nhất mình với Niết-bàn như được minh chứng một cách rõ ràng trong bài kinh thứ nhất của Kinh Trung Bộ [xiii]. Theo Phật giáo, sự đồng hóa như vậy có nghĩa là một hình thái nghiêm trọng của sự nô lệ tâm linh. Trong nội dung của giáo lý Phật giáo về Vô ngã, lời tuyên bố của Upanisads (Áo Nghĩa Thư) như "Tôi là Phạm Thiên, là Brahman" hay "Ngươi là Cái Ấy" là hình thức của sự đồng nhất hóa với cái ngã (asmimàna). Theo quan điểm giải thoát của Phật giáo, chừng nào mà việc đồng nhất hóa với cái ngã còn hiện hữu, cho đến lúc ấy sẽ không có sự giải thoát. Từ câu chuyện của tỷ kheo Khemaka mà chúng ta tham khảo trong suốt bài thuyết trình này, điều đó hẳn đã trở nên rõ ràng.

Tất cả nhận định nêu trên đã chứng minh một cách rõ ràng là kinh nghiệm về Niết-bàn cũng không hề cung cấp chứng cứ cho lý thuyết Siêu Ngã, tức cái ngã vượt quá cái ngã cảm nghiệm; và lý tưởng giải thoát như được Phật giáo Nguyên Thủy chủ trương, vốn đang được một số lượng học giả đương thời nghiên cứu, là không có tương đương với cái ngã của Upanisads. Trong bối cảnh của bài nghiên cứu này cái kết luận của Radhakhrishanan rằng Phật giáo Nguyên Thủy chỉ là lời tuyên bố lại về tư tưởng của Upanisads từ một quan điểm mới cần phải được duyệt xét lại. Vì như Helmuth Von Glasenapp nhận định, dĩ nhiên rằng Phật giáo Nguyên Thủy Upanisads (Áo Nghĩa Thư) có nhiều cái chung về giáo lý như Nghiệp, Tái Sinh và sự giải thoát ngang qua sự quán sát bằng trí tuệ (tuệ quán). Tuy vậy, H.V. Glasenapp nói thêm rằng, vì các tư tưởng này được một số tôn giáo đương thời, như đạo Jain …, cùng tán thành, thì quả là không thể xác định điều gì ảnh hưởng Phật giáo [xiv]. Dù Upanisads có trước Phật giáo, điều đó không nhất thiết phải nói rằng Phật giáo là một sự phát triển dài ra của Upanisads. Trong lịch sử tư tưởng, một sự kiện nổi tiếng mà ai cũng biết, nhiều ý tưởng mới lạ phát sinh không chỉ đơn thuần là một sự gạn lọc tinh tế hơn nữa của những tư tưởng xưa cũ, mà có thể là một phản ứng chống lại chúng, nghĩa là một sự đối lập biện chứng đối với chúng. Trong cả hai trường hợp này, ảnh hưởng của những gì đi trước đối với việc nổi lên của cái đi sau là không thể từ chối; tuy thế, sự khác nhau trong hai loại ảnh hưởng ấy cũng không thể lầm lẫn được. Như chúng ta đã nhận xét trong phần đầu của bài thuyết trình, Phật giáo xuất hiện không phải là một sự phát triển kéo dài của thuyết thường hằng (sassatavàda) hay thuyết đoạn diệt (ucchedavàda) mà là một phản ứng lại có tính phê phán về sự đối lập lẫn nhau của chúng.

Ðiều này đưa đến một kết luận liên quan đến công trình nghiên cứu nghiêm túc của chúng ta về giáo lý vô ngã của Phật giáo. Ðó là giáo lý vô ngã của Phật giáo đã cung cấp một khía cạnh mới về khái niệm nhân tính và đã thiết lập nên một nền tảng cho hệ tâm linh không có linh hồn - nếu linh hồn được hiểu như là một thực thể hiện hữu có ngã tính ở chỗ sâu kín của tâm hồn. Như lời nhận xét của Edward Conze, cống hiến cụ thể của Phật giáo cho triết lý tôn giáo nằm ở việc nhấn mạnh của nó về giáo lý 'vô ngã' [xv] ; và những cống hiến khác của Phật giáo cho ngành triết học, tâm lý học và đạo đức đều bắt nguồn từ quan điểm thực tế này. Vì nếu triết học Phật giáo nỗ lực để chứng minh tại sao cái ý tưởng về một thực thể ngã tướng là giả thuyết sai lầm, ngành tâm lý học của nó chứng minh cách nó hiện diện, ngành đạo đức học của nó chứng minh cách để vượt qua nó, và mục đích sau cùng, tức Niết-bàn, chứng minh trạng thái sau cùng, ở đó cái ngã hoàn toàn bị loại trừ. Ðiều này không hàm ý rằng giáo lý vô ngã của Phật giáo làm cho Phật giáo trở nên cao thượng hay thấp kém đối với các quan điểm khác của cuộc đời. Công việc của chúng ta làm chỉ là bài tập mang tính giáo dục học đường, và nỗ lực chính đáng mang tính luận lý của chúng ta là nhằm chỉ ra những chỗ không đúng và không tương đồng với Phật giáo.


--------------------------------------------------------------------------------

Ghi chú:

Tương Ưng Bộ Kinh, tập III, trang 126

[ii] Tăng Chi Bộ Kinh, tập I, trang 60

[iii] India Buddhism, Delhi, 1970, trang 110

[iv] Tăng Chi Bộ Kinh, tập I, trang 60

[v] Tương Ưng Bộ Kinh, tập IV, trang 400

[vi] Buddha: His Life, His Doctrine and His Order, London, trang 110

[vii] Radhakrishanan, India Philosophy, trang 677

[viii] Trường Bộ Kinh, tập I, trang 62, 85; tập II, tr. 81, 84, 91; Trung Bộ Kinh, tập I, tr. 66, 84, (v.v)

[ix] Ðể có một cái nhìn toàn diện về vấn đề này, xem "Early Buddhist Theory of Knowledg của K.N.Jayatilake, London, 1963, Chương Ý Nghĩa và Sự Hạn Chế của Sự Nhận Thức".

[x] Tương Ưng Bộ Kinh, tập III

[xi] Tương Ưng Bộ Kinh, tập III, tr. 83-84

[xii] Abhidhamma Studíes, Kandy, 1976, tr. 10.

[xiii] Vedanta and Buddhism, Kandy, 1978; Buddhism and Comparative Religion, Kandy, 1974

[xiv] Buddhism, Its Essence and Devolopment, London, 1951, tr. 81

[xv] Buddhist Thought in India, London, 1962. Trang 110.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Quan niệm siêu ngã :

Quan niệm này xuất phát từ cái không hiểu đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong các bài kinh "Như Lai , Ta , Tôi,.v.v.. " . Rồi cho rằng trong bài kinh đó Đức Phật ngầm chỉ một cái ngã .

Những bài kinh thường được nêu minh chưng cho một cái ngã độc lập 5 uẫn :

) Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Khi được hỏi vậy, Thế Tôn im lặng.

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Lần thứ hai, Tôn giả Gotama giữ im lặng.

Rồi du sĩ Vacchagotta từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

4) Rồi Tôn giả Ananda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta?

5) -- Này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?", và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, này Ananda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến.

6) Và này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?"Và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến.

X. Ananda (hay Sự có mặt của ngã) (S.iv,400)

10) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người mang lại cỏ, củi, cành cây, lá của Jetavana này, và đốt chúng hay tùy theo duyên sử dụng chúng. Các Ông có nghĩ rằng: "Người ấy mang chúng tôi, hay đốt, hay tùy theo duyên sử dụng chúng tôi"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì sao như vậy? Vì cái ấy không phải chúng con. Bạch Thế Tôn, cái ấy không phải thuộc tự ngã của chúng con.

11) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Thọ không phải của các Ông... Tưởng không phải của các Ông. Các hành không phải của các Ông... Thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

Không Phải Của Các Ông (Tạp 10.14 Kỳ Lâm, Ðại 2,10b) (S.iii,33)

Nhưng họ thường lấy kinh Vô Ngã Tướng dựa vào 3 quan điểm về ngã đế chứng minh như sau :

"đây là của tôi"
"đây là tôi"
"đây là tự ngã của tôi"


Trường phái dựa vào các bài kinh suy luận rằng :
Có một chân tâm , phât tánh , tự ngã , linh hồn ..v.v. Độc lập với 5 uẫn không phải là 5 uẫn . Không nằm trong 5 uẫn , nhưng nằm ngoài 5 uẫn . Độc lập với 5 uẫn .

Còn tiếp ( bác quan điểm siêu ngã) ..................................


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

BÁC BỎ QUAN ĐIỂM SIÊU NGÃ

Ðức Phật dạy có hai sự thật:

1- Sammutisacca: Sự thật Ngôn ngữ chế định.
Trong thế giới chúng sinh nói chung, nhân loại nói riêng, mỗi nước, mỗi nơi, mỗi nhóm thường chế định, đặt ra một ngôn ngữ riêng, từ người xưa được lưu truyền lại đến ngày nay, dùng để thông tin, diễn tả tư tưởng, ý nghĩ của mình đến cho người khác cùng nghe, cùng hiểu.

Do có nhiều ngôn ngữ khác nhau, nên cùng một vật, một ý nghĩ, v.v... mà mỗi ngôn ngữ chế định, đặt ra mỗi danh từ khác nhau, nhưng cũng chỉ nói đến đối tượng hay chủ thể ấy mà thôi.
Những danh từ ngôn ngữ này gọi là sự thật, bởi vì mọi người đã có quy ước với nhau cho là lời nói thật (saccavācā), nhưng đây chỉ là sự thật theo đời.

Nếu người nào cố ý lừa dối người khác, nói sai hay viết sai không đúng theo sự thật như đã thấy, đã nghe, đã biết..., người ấy gọi là nói sai, nói không đúng sự thật, phạm giới nói dối (musāvāda).

2- Paramatthasacca: Sự thật Chân nghĩa pháp.
Sự thật Chân nghĩa pháp có 4 pháp là:

1- Citta: Tâm có trạng thái nhận biết đối tượng.

2- Cetasika: Tâm sở có trạng thái tùy thuộc nương nhờ vào tâm mà sanh.

3- Rūpadhamma: Sắc pháp có trạng thái bị hủy hoại do nóng, lạnh, đói, khát,...

4- Nibbāna: Niết Bàn có trạng thái vắng lặng mọi phiền não, ngũ uẩn...

Bốn pháp này gọi là sự thật, bởi vì chúng có Thực tánh pháp (Sabhāvadhamma) rõ ràng, mỗi pháp có thực tánh không bị biến thể theo thời gian và không gian, có trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp...

Sự thật Chân nghĩa pháp, hoàn toàn không phải là danh từ ngôn ngữ chế định. Song, danh từ ngôn ngữ mà Ðức Phật chế định dùng làm phương tiện để nghe, học hỏi, nghiên cứu; để hiểu rõ danh từ gọi về Thực tánh pháp, trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp ấy.

Những danh từ gọi tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn... này cũng thuộc về Chế định pháp, nhưng có Thực tánh pháp làm nền tảng.

Ví dụ :
Cái cột được tạo bỏi sắt , cát ,đá , ciment , nước .

Ở đây Cái cột được hiểu là cách nói theo tục đế , còn 5 yếu tố kia gộp lại là chân đế .
Nói theo lẽ thường đó là mã hóa .

***Trong các bài kinh Đức Phật thường nêu "Như Lai , Tỷ Kheo , Ta , Con, các ngươi,chúng tôi ..v.v." . Đại từ nhân xưng ngôi thứ 1,2,3 số ít hoặc số nhiều . Đều không hề có ý chỉ đến một cái Siêu Ngã nào cả .
Ở đây Siêu Ngã được hiểu là : Thường , Lạc , nằm ngoài 5 uẫn .
Chỉ là cách nói theo Tục Đế về các Chân Đế mà thôi .

Phản biện cách nói có Ta

Trong kinh Vô Ngã Tướng Đức Phật dạy vắn tắt như sau :

16) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
17-19) -- Thọ... tưởng... các hành...
20) Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng, nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
Bạch đức Thế Tôn, chẳng nên


Được chia làm 2 vế :
1/Sắc , thọ , tưởng , hành , thức là vô thường , là khổ .
2/Cái gì là vô thường , khổ , chịu sự biến hoại , chẳng nên quán:
a/cái này là của tôi,
b/cái này là tôi,
c/cái này là tự ngã của tôi .

Vế đầu tiên là nói rộng và vế thứ 2 kết luận . Vế đầu Đức Phật nói theo Chân Đế . Vế sau Đức Phật nói theo Tục Đế . Và phần vế sau Đức Phật đưa ra 3 quan điểm như thế đều sai . Đây là các nói phủ định về sự tồn tại cái ngã của Đức Phật

Tuy nhiên nếu nhìn theo một các khác thì có người cho rằng có một cái Ta mà ở đó đọc lập với 5 uẫn .

NHưng mời các bạn xét với tôi thế này :
Giả sử : Tôi không tin có Ma . Có lần người khác chỉ ra ngoài vườn cho tôi thấy 1 cái bóng trắng đang bay, gió thổi lạnh xương sống , và người đó hét lên đó là Ma .
Tôi lại gần và xem xét thấy rằng không phải là Ma. Mà chỉ là một chiếc áo mà thôi .
Và tôi đưa ra kết luận :
1/Cái bóng trắng đó không phải là Ma
2/Cái bóng trắng không phải là của Ma
3/Cái bóng trắng không nằm trong con Ma

Vậy các bạn có cho rằng tôi tin có Ma hay không?
Với tôi thì đó chỉ là một cách phủ định đi những quan điểm đó là Ma , hay những dẫn chứng mà người đời cho đó là Ma . Nhưng hoàn toàn không có nghĩa có Ma .

*Nhưng như vậy Zelda chỉ mới đưa đến cho các bạn một cách nhìn khác rõ ràng hơn . Nhưng để nói rằng thuyết phục thì chưa thể .

Còn tiếp .....................( Phải chăng có cái gì đó là Siêu Ngã , là Ta ?)


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
SAMADHIPUNNO
Bài viết: 5
Ngày: 01/09/08 01:09
Giới tính: Nam
Đến từ: HOCHIMINHCITY

Re: Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi SAMADHIPUNNO »

tangbong


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

SAMADHIPUNNO đã viết:tangbong
Cám ơn SAMADHIPUNNO tangbong


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Phải chăng có cái gì đó là Siêu Ngã , là Ta ?

Mời các bạn xem qua đoạn kinh Na Tiên Vấn Đáp :

Đợi cho không khí yên lặng, nhà vua hỏi tiếp:

- Bạch đại đức, ngài tên gì?

- Tâu đại vương! Bần tăng tên là Na-tiên! Thầy tổ, huynh đệ, pháp hữu của bần tăng cũng gọi tên bần tăng như thế. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là cái tên suông, chẳng liên hệ gì đến bần tăng cả. Chẳng có gì là "tôi" là "của tôi" như ngã chấp và tà kiến thế gian thường nhận lầm!
Đức vua Mi-lan-đà ngạc nhiên, đưa tay lên, phân bua với mọi người:

- Xin tất cả hãy làm chứng cho trẫm. Đại đức Na-tiên nói, chẳng có gì là "tôi" và "của tôi" cả. Mọi người nghe rõ rồi đấy chứ?

Rồi quay sang tỳ kheo Na-tiên , đức vua phản vấn:

- Bạch đại đức! Nếu không có cái gọi là "ta" và "của ta" thì những người bố thí cúng dường y bát, vật thực v.v... ai là người thọ nhận tứ sự ấy? Ai trì giới? Ai tham thiền? Ai chứng ngộ đạo quả và Niết bàn? Từ đó suy ra, những tội ác như sát sanh, trộm cắp… cho đến tội ngũ nghịch vô gián địa ngục, cũng chẳng có ai làm! Và nghiệp lành, nghiệp ác chẳng có ai tạo cả, lành dữ đều không có quả báo. Nếu thế có kẻ giết chết đại đức họ cũng không phạm tội giết người. Và hòa thượng tế độ cho đại đức cũng không có. Các vị đồng phạm hạnh gọi tên đại đức Na-tiên là gì đó cũng không có luôn. Vậy cái gọi là Na-tiên đó là ai? Mong đại đức giảng giải. Đại đức nghe rõ rồi đấy chứ.

- Tâu đại vương! Bần tăng nghe rõ rồi!

[Đức vua hỏi:]- Người nghe đó có phải là Na-tiên chăng?

- Tâu, không phải.

- Chẳng có gì là Na-tiên cả sao?

- Vâng, chính thế!

- Tóc, lông, móng, răng da, thịt, tủy, gân, xương...; sắc, thọ, tưởng, hành, thức; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; ngũ uẩn họp lại là Na-tiên?

- Tâu, không phải.

Đến ngang đây chợt đức vua Mi-lan-đà cất giọng nói lớn:

- Bạch đại đức! Hồi nãy giờ trẫm đã cặn kẽ hỏi về ba mươi hai thể trược, lục căn, ngũ uẩn v.v... có phải là Na-tiên chăng, tất thảy đều bị đại đức phủ nhận. Vì khi quán tưởng từng phần, thì chẳng có gọi là Na-tiên cả. Thế tại sao, trước đây khi trẫm hỏi, đại đức bảo đại đức là Na-tiên? Té ra là đại đức nói dối!

Để cho ngạo khí và sự xao động trong tâm trí đức vua yên lắng lại một chút, đại đức Na-tiên mới chậm rãi nói:

- Tâu đại vương! Ngài là một bậc đế vương nhiều phước báu. Nhưng vì tâm cầu đạo, ngài chẳng quản đường xa, nên có lẽ ngọc thể cũng bất an. Lại nữa, từ hoàng cung đến đây mà sao đại vương không đi bằng xe mà lại đi bằng chân cho mệt?

- Bạch đại đức! Trẫm đến chùa bằng xe chứ! Chỉ đi bộ từ cổng, nhưng vào giảng đường mới đi bằng chân không!

- Thế ra đại vương tới đây bằng xe.

- Vâng, trẫm đến bằng xe.

- Vậy đại vương hãy nói cho rõ về cái xe ấy! Cái gì gọi là xe? Cái gọng, trục, cái bánh, thùng, mui, roi, dây cương, ách, căm… là xe?

- Không phải

- Vậy cái gì là xe?

Đức vua Mi-lan-đà im lặng.

Đại đức Na-tiên cất:

- Tâu đại vương! Bần tăng đã đưa từng bộ phận một, và hỏi rằng cái gì là xe thì đều bị đại vương phủ nhận. Mà quả thật, bần tăng cũng thấy vậy, chẳng có cái gì được gọi là xe trong tất cả các bộ phận chi tiết ấy. Tuy nhiên, đại vương là vị hoàng đế cao cả; quả thật là không thích đáng khi đại vương nói dối rằng, ngài đến đây bằng xe!

- Sau một hồi làm thinh, đức vua Mi-lan-đà nói:

- Đại đức biện luận hay lắm! Nhưng hãy nghe trẫm nói đây! Tất cả những bộ phận chi tiết như thùng, mui, căm, bánh, trục v.v... nếu nằm riêng lẻ thì không thể gọi là xe, nhưng chúng kết hợp toàn bộ lại thì giả danh gọi là xe, có phải thế chăng? Vậy trẫm bảo rằng, trẫm đến đây bằng xe đâu phải lời nói dối?

- Tâu đại vương! Cũng thế, tất cả những cái gọi là tóc, lông, móng, răng, da, ngũ uẩn, lục căn... nếu chúng nằm riêng lẻ thì làm sao được gọi là Na-tiên? Nhưng nếu được kết hợp lại thì giả danh gọi là Na-tiên! Bần tăng nói rằng, bần tăng tên là Na-tiên thì đâu phải lời nói dối?

Nghe đến đây, đức vua Mi-lan-đà vô cùng thích thú, hết lòng tán thán đại đức Na-tiên:

- Hay lắm! Hôm nay, lần đầu tiên trong đời cái lỗ tai của trẫm rất là hoan hỷ, đại đức có biết thế chăng?
Cả đại giảng đường vang lên tiếng "lành thay, lành thay" làm chấn động cả kinh đô Sàgala.


***Theo bài kinh này Đại Đức Na Tiên khẳng định rõ ràng là không có cái gì là Tôi , là của tôi , là tự ngã của tôi, tấm thân này đây gọi là có chỉ là có một cái Ngã Giả mà thôi. Vì các yếu tố của một chiếc xe đều không phải là xe , nhưng tập hợp tât các thứ ấy lại thì có một chiếc xe giả danh . Đây chỉ là câu chuyện được trước tác lại sau thời Đức Phật 500 năm , do vậy các bạn sẻ phần nào có lý nếu cho rằng ngay chính ngài Na Tiên không hiểu Phật Pháp . Do vậy chúng ta cần có một bài kinh thực chứng .

3) -- Chư Hiền giả, Tôn giả Punna Mantaniputta, lúc chúng ta mới tu học, đã giúp đỡ chúng ta nhiều. Vị ấy giáo giới chúng ta với lời giáo giới này: Này Hiền giả Ananda, do chấp thủ, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ.
4) Do chấp thủ gì, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ. Do chấp thủ sắc, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ. Do chấp thủ thọ... tưởng... các hành... Do chấp thủ thức, khởi lên (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ.
5) Này Hiền giả Ananda, ví như một người đàn bà hay người đàn ông, hay người trẻ tuổi, ưa thích trang điểm, ngắm bóng mặt của mình trong một tấm gương sạch sẽ, trong sáng, hay trong một bát nước trong, thấy được do duyên chấp thủ, không phải không chấp thủ. Cũng vậy, này Hiền giả Ananda, do chấp thủ sắc, nên có (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ. Do chấp thủ thọ... tưởng... các hành... do chấp thủ thức, nên có (tư tưởng) "Tôi là", không phải không chấp thủ.
6) Hiền giả Ananda, Hiền giả nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, Hiền giả.
7-10) -- Thọ... tưởng... các hành... thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, Hiền giả.
11-12) -- Do thấy vậy... vị ấy biết "...không còn trở lui trạng thái này nữa".

Ananda (Tạp 10, Ðại 2,66a) (S.iii,105)

***Theo như bài kinh này ta thấy rõ ràng . Bất cứ cái gì được xem "là ta" đều không phải không chấp thủ . Thật rõ ràng để chúng ta hiểu chẳng có gì là "tôi" và "của tôi" cả, y như lời Đại Đưc Na Tiên đã dạy rõ .

Đến đây Zelda nghĩ rằng có 80% số người đọc bài đã hiểu rất rõ rằng không có gì là tôi . Nhưng để giúp các bạn xét thấy rõ ràng không có tôi . Zelda cần đi thêm một bước nữa mời toàn vẹn .

Không có Ta ?

Sẽ có người cố chấp nêu lên : Không có gì là tôi cũng không có nghĩa là không có cái tôi vì trong câu này tôi có thấy chữ tôi độc lập với cái gì . Và nếu không có cái tôi thì cái gì cảm thọ , cái gì ghi nhớ hoặc tưởng nhớ , cái gì biết ? Chắc chắc phải có cái gì đang quan sát , nhận biết có 5 uẫn , nhận biết sự khổ , vô thường của 5 uẫn .

Theo xu thế hiên nay người ta thiên về chấp Thức là thường , lạc . NHiều hơn là 4 uẫn khác . Vì họ cho rằng có cái đang quan sát , có cái biết trường cữu .

Vì các cớ đó Zelda xin chỉ nói về Thức Uẫn mà người ta thường lầm là có Tự Ngã .

Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.

15) "Ta nay bị thức chinh phục. Trong thời quá khứ, ta cũng bị thức chinh phục như vậy, như nay ta bị thức hiện tại chinh phục. Nếu ta hoan hỷ đối với thức vị lai, thời trong thời vị lai, ta sẽ bị thức chinh phục, như nay ta bị thức hiện tại chinh phục". Do suy nghĩ như vậy, vị ấy không có luyến tiếc đối với thức quá khứ, không có hoan hỷ đối với thức tương lai, và thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thức hiện tại.

Ðáng Ðược Ăn (Tạp 2, Ðại 2,11) (S.iii,86)

***NHư vậy ở đây tất cả cái gì rõ biết đều gọi là thức . Cái biết khổ, vô thường , biết 5 uẫn là vô thường, khổ là vô ngã . Ở đây chính là cái biết là cái thức chứ không là bất kì cái gì khác cả .

Lưu ý quan trọng : Khôgn có cái Tôi không có nghĩa là không có gì hết cả. Vì không có gì hết là đoạn kiến rồi , không có duyên sinh hay sao? . Trong thuật ngữ Phật Giáo thì không có cái tôi có nghĩa là không có cái thường hằng chân tâm hoặc sắc vĩnh cữu , kể cả cái Siêu Ngã . Và trong Phật Giáo "có" ở đây là có một cái ta không thường hằng vĩnh cữu . Các bạn hãy xem bài kinh dưới đây

16) -- Này Hiền giả Channa, tôi tận mặt nghe Thế Tôn, tận mặt nhận lãnh từ Thế Tôn lời giáo giới này cho Kaccànaghotta: "Thế giới này dựa trên hai (quan điểm), này Kaccàna, hiện hữu và không hiện hữu. Ai thấy như thật với chánh trí tuệ sự tập khởi của thế giới, thì không chấp nhận là thế giới không hiện hữu! Nhưng này Kaccàna, ai thấy như thật với chánh trí tuệ sự đoạn diệt của thế giới, thì cũng không chấp nhận là thế giới có hiện hữu. Thế giới này phần lớn, này Kaccàna, là chấp thủ các phương tiện và bị trói buộc bởi thành kiến. Với ai không đi đến, không chấp thủ, không an trú vào chấp thủ các phương tiện, tâm không an trú vào thiên kiến tùy miên, vị ấy không nói: 'Ðây là tự ngã của tôi". Với ai nghĩ rằng: 'Cái gì khởi lên là đau khổ, cái gì diệt là đau khổ’, vị ấy không có phân vân, nghi hoặc. Trí ở đây không mượn nhờ người khác. Cho đến như vậy, này Kaccàna, là chánh trí".
17) "'Tất cả đều có’, này Kaccàna, là một cực đoan. 'Tất cả đều không có’ là một cực đoan. Không chấp nhận hai cực đoan ấy, này Kaccàna, Như Lai thuyết pháp một cách trung đạo. Do duyên vô minh, nên hành khởi. Do duyên hành, nên thức khởi... Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Do sự ly tham, đoạn diệt vô minh không có dư tàn nên các hành diệt... Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này".
18) -- Như vậy, này Hiền giả Ananda, là điều sẽ đến với các bậc Tôn giả nào có được những đồng Phạm hạnh như vậy, những vị có lòng từ mẫn, những vị muốn sự lợi ích, những vị giáo giới, những vị giảng dạy, nghe được lời thuyết pháp này từ Tôn giả Ananda, tôi được an trú vững chắc trong Chánh pháp.

Channa (Tạp 10, Ðại 2,66b) (S.iii,132)

Mời các bạn xem tiếp 1 bài kinh rồi đối chiếu với bài kinh trên :

2) Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Khi được hỏi vậy, Thế Tôn im lặng.

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Lần thứ hai, Tôn giả Gotama giữ im lặng.

Rồi du sĩ Vacchagotta từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

4) Rồi Tôn giả Ananda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta?

5) -- Này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?", và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, này Ananda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến.

6) Và này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?"Và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến.

7) Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng: "Tất cả các pháp là vô ngã"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

8) -- Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: "Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa".

Ananda (hay Sự có mặt của ngã) (S.iv,400)

***Ở bài kinh này Đức Phật xác nhận nếu được hỏi: "Có tự ngã không?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng: "Tất cả các pháp là vô ngã"?"Có tự ngã", như vậy, này Ananda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến.

***Và ở bài kinh này Đức Phật xác nhận "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến . "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: "Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa"

***Các bạn hãy so sánh ở phần trên nói về có tự ngã . Đức Phật hoàn toàn bác bỏ không chút do dự . Còn ở phần dưới thì có sự sai khác đôi chút . Vì theo Phật Giáo không chấp nhận có ta thường hằng , nhưng chấp nhận có "ta" vô thường và khổ, do duyên sinh . "'Tất cả đều có’, là một cực đoan. 'Tất cả đều không có’ là một cực đoan. Không chấp nhận hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp một cách trung đạo. Do duyên vô minh, nên hành khởi .


Sẽ có người lấy bài kinh Không Phải Của Các Ông (Tạp 10.14 Kỳ Lâm, Ðại 2,10b) (S.iii,33) . Có nội dung như sau:

10) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người mang lại cỏ, củi, cành cây, lá của Jetavana này, và đốt chúng hay tùy theo duyên sử dụng chúng. Các Ông có nghĩ rằng: "Người ấy mang chúng tôi, hay đốt, hay tùy theo duyên sử dụng chúng tôi"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì sao như vậy? Vì cái ấy không phải chúng con. Bạch Thế Tôn, cái ấy không phải thuộc tự ngã của chúng con.

11) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Thọ không phải của các Ông... Tưởng không phải của các Ông. Các hành không phải của các Ông... Thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.


Và cho rằng : Ý nghĩa bài Kinh rất rõ ràng, Đức Phật ví dụ ngũ uẩn giống như là cỏ, củi, cành cây, lá của rừng Jetavana và nó không phải là ngừơi đang quan sát, nhận biết ngũ uẩn, quan sát, nhận biết rừng Jetavana. Đức Phật không hề phủ nhận về sự tồn tại của ngừơi đang quan sát, nhận biết ngũ uẩn, quan sát, nhận biết rừng Jetavana như nhiều người lầm tưởng.

***Như vậy hoàn toàn sai với những gì chúng ta thảo luận . Người này sai ngay ở điểm là chấp có 1 cái thức thường hằng vĩnh cữu .
Đến thời điểm bài viết này Zelda tin chắc ai cũng đã hiểu "Thức" chính là cái quan sát , là cái biết rồi . Nhưng sẽ đặc ra câu hỏi "có thể có một cái ngã nào đó bỏ 5 uẫn xuống không?NẾu không thì cái gì bỏ 5 uẫn xuống?

***Để trả lời cho câu hỏi này . Các bạn nên lưu ý rằng Đức Phật chưa bao giờ chấp nhận có một cái gì thường hằng . Vì " Này các tỷ kheo các pháp là vô thường".Và "này các tỷ kheo , thấy Pháp là thấy Như Lai".

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo thấy sắc vô thường là vô thường; đấy là chánh tri kiến của vị ấy. Thấy chơn chánh như vậy, vị ấy yếm ly. Do hỷ đoạn tận, tham được đoạn tận. Do tham đoạn tận, hỷ được đoạn tận. Do hỷ, tham đoạn tận, tâm được giải thoát, vị ấy được gọi là vị đã khéo giải thoát.
4-6) Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo thấy thọ vô thường là vô thường... tưởng vô thường... các hành vô thường...
7) Này các Tỷ-kheo, khi vị Tỷ-kheo thấy thức vô thường là vô thường; đấy là chánh tri kiến của vị ấy. Thấy chơn chánh như vậy, vị ấy yếm ly. Do hỷ đoạn tận, tham được đoạn tận. Do tham đoạn tận, nên hỷ được đoạn tận. Do hỷ, tham đoạn tận, tâm được giải thoát, vị ấy được gọi là vị đã được khéo giải thoát.

IX. Hỷ Ðược Ðoạn Tận (S.iii,51)

***Và cái thoát khỏi 5 uẫn này hoàn toàn không phải là 1 cái "thường , lạc , ngã , tịnh" hay Siêu Ngã nào cả mà chính là Tâm . Tâm chính là 4 uẫn thuộc danh pháp .
Trong bài Chứng Đạo Ca của Thánh Tăng Đương Đại Ngài Ajanh Mun có đoạn như sau :

""Cái gì hoàn toàn thoát khỏi ngũ uẩn?"

Dĩ nhiên là tâm, và duy nhất chỉ có tâm.
Tâm không nắm giữ hoặc rối loạn bị dính kẹt.
Không còn bị chất độc của quyền sở hữu,
không còn si mê,
đứng vững một mình.
Sannà, tưởng không còn có thể mê hoặc phỉnh lừa
quyến rũ chạy theo."

"Dĩ nhiên là tâm, và duy nhất chỉ có tâm.
Tâm không nắm giữ hoặc rối loạn bị dính kẹt.
Không còn bị chất độc của quyền sở hữu,
không còn si mê,
đứng vững một mình.
Sannà, tưởng không còn có thể mê hoặc phỉnh lừa
quyến rũ chạy theo."


Tiếng gọi là TA( Như Lai , Ta , Tỷ Kheo , ngôi thứ nhất ) ấy, Phạn ngữ gọi là ATTA hay là ATMAM là để chỉ về cái TÂM vậy. Bởi tâm nương theo thân, nên mới có suy nghĩ đến điều quấy sự phải, biết lẽ tà điều chánh. Thân và tâm nương lẫn nhau mới hay cử động được, nhơn đó mới hiệp thân và tâm lại gọi là TA vậy.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
SAMADHIPUNNO
Bài viết: 5
Ngày: 01/09/08 01:09
Giới tính: Nam
Đến từ: HOCHIMINHCITY

Re: Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi SAMADHIPUNNO »

Đúng vậy.
Tất cả vạn vật thế gian đều được cấu tạo bởi 5 uẫn, chính vì có 5 uẫn này nên cái ta giả danh được chế định ra mà chúng sanh tà kiến thường hay chấp giữ đó là ta, đó là của ta, đó là tự ngã của ta.
Chúng ta nên hiểu rằng "SABBE SANKHARA ANICCa HOTI - CHƯ HÀNH LÀ VÔ THƯỜNG" mà cái gì gọi là vô thường thời cái đó sẽ đem đến cho chúng ta (những người luôn chấp giữ vào 5 uẫn - gọi là ngũ thủ uẩn) thì sẽ đem đến cho chúng ta sự ĐAU KHỔ - DUKKHATA. Vả lại, những gì đau khổ khởi sanh lên mà mình không muốn, mình không thích mà vẫn sanh, mình không thể sai khiến nó được như ý mình thì tất nhiên đó là VÔ NGÃ - ANATTATA.
Ví dụ như là cây chuối, đó chỉ là kết hợp của những bẹ chuối lại thôi chứ thật ra khi mà lột hết những lớp vỏ ngoài của nó thì chúng ta sẽ không có được gì cả. Thân ta cũng vậy. Một khi mà phân tích ra kỹ càng thì chẳng có cái gì gọi là cái Ta thường tồn, vĩnh hằng hoặc là cái Ta của Ta. Đó chỉ là những giả danh được chế định ra, định đặt ra để mà dễ hiểu. Chứ nói theo ABHIDHAMMA thì thân này chỉ là tập hợp của 5 uẫn, do 4 đại tạo thành mà thôi chứ chẳng có gì hết.
Vạn pháp hữu vi đều là thế.
Xin chia sẽ thêm với DD là vậy. Công trình nghiên cứu của đạo hữu Zelda thật hữu ích, hiếm mà có được 1 người Phật tử chịu nghiên cứu, chịu học hỏi như Zelda. tangbong


talaai
Bài viết: 7
Ngày: 28/08/08 09:32
Giới tính: Nam

Re: Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi talaai »

Theo mình các bạn mới chỉ biết 3 phần nổi của vấn đề. Còn 7 Phần chìm thì các bạn chưa biết.

Các bạn nói về cái Ngã, rồi cái Siêu ngã, đem kinh sách và hý luận của mình diễn giải, cái diễn giải của các bạn có đúng hay ko? Tôi nghĩ đó chỉ là đúng với các bạn còn với người khác thì ko.

Ví dụ: Như câu nói này của Đức Phật Thích Ca
"Thiên thương thiên hạ. Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian. Sinh lão bệnh tử"

Rất nhiều người hiểu câu này như sau:
“Trên trời dưới trời. Khắp trong thế gian.
Ta( là) người duy nhất. (Làm chủ) sinh, già, bệnh, chết”

Và tôi dám chắc hầu hết các bạn cũng hiểu như vậy.

Còn tôi, tôi hiểu như vầy:
“Thiên thượng thiên hạ”: Trên trời dưới đất. Ý nói toàn bộ đại vũ trụ này.
”Duy ngã độc tôn”: Từ “Ngã” ở đây không phải chỉ đức Bổn Sư mà là chỉ “cái Tôi” của tất cả chúng sanh. Do vậy 2 câu kệ này có nghĩa là:Trong tất cả càn khôn vũ trụ này. Tất cả chúng sanh đều đang “trụ ngã”, đều đang chấp vào “cái Tôi” của mình. Nhất thiết thế gian Sinh lão bệnh tử” : Do vậy mà tất cả thế gian đều sinh lão bệnh tử. . . nghĩa là đều đang “chấp” vào sinh lão bệnh tử. Mà Như Lai thì VÔ NGÃ.


Có những cái bạn cho là không có....Không có Phật Adida...Không có cõi Tịnh độ. Nhưng nó vẫn tồn tại đấy. Vì thực tế đã biết bao nhiêu người tu chứng và có để lại Xá lợi.

Các bạn Xài điện Hàng ngày...các bạn thấy bóng điện sáng, quạt chạy....các bạn có thấy dòng điện ko??? Chắc chắn là không????Vậy tại sao bóng đèn lại sáng....Tôi có thấy dòng điện đâu???Nhưng nó vẫn tồn tại đấy thôi. Tại sao đang ở VN mà tôi có thể xem Truyền hình trực tiếp Đá banh bên Mỹ....Đó là tưởng à...Không hề. Chắc chắn là không.


talaai
Bài viết: 7
Ngày: 28/08/08 09:32
Giới tính: Nam

Re: Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi talaai »

Các bạn hay lo "Hành" đi, đừng "hý luận" nữa. Cái biết của các bạn còn bé lắm. Và nhất là cái gì không biết thì không nói, không bàn luận.


Hình đại diện của người dùng
beyeu3nam
Bài viết: 38
Ngày: 07/04/08 20:37
Giới tính: Nữ
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: .....

Re: Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi beyeu3nam »

sao mỗi người nói mỗi khác vậy??????
thấy ai lý luận cũng cóa lý cũng hay
A Di Đà Phật :D :D


"Lạnh chết, không phan duyên
Đói chết, không hóa duyên
Nghèo chết, không cầu duyên
Tùy duyên không đổi, không đổi tùy duyên
Chúng ta quyết định thực hành ba tông chỉ này
Xả mạng vì Phật sự
Tạo mạng vì tăng sự
Chánh mạng vì bổn sự
Nơi sự hiểu lý, nơi lý hiểu sự
Luôn hành tổ sư nhất mạch tâm truyền."
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

talaai đã viết:Các bạn hay lo "Hành" đi, đừng "hý luận" nữa. Cái biết của các bạn còn bé lắm. Và nhất là cái gì không biết thì không nói, không bàn luận.
talaai tự khuyên mình đó hở ? =D>

Không biết thì dựa cột mà nghe 8-> .

cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Có Siêu Ngã không ?

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

SAMADHIPUNNO đã viết:tangbong
Welcome bạn SAMADHIPUNNO to "Thiền và Giáo Lý Phật Giáo Nam Truyền" .

cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách