Tánh mạnh tánh yếu?

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tánh mạnh tánh yếu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Nhu Thuận đã viết: Pháp xấu có hay không có, nếu có do đâu mà có? tướng như vậy, nhân như vậy, quả như vậy, lâp thành danh pháp xấu, nghĩa là pháp xâu cũng là do các duyên hòa hợp sanh. Pháp tốt cũng vậy. Vậy thì, không có tự tánh xấu hoặc tốt, tự tánh rỗng không, nên nói pháp tốt cùng pháp xấu không tự tánh!

Câu Nhu Thuận nói Nhu Thuận không hiểu nỗi đó, lấy câu này của Nhu Thuận để giải thich. Pháp nhân duyên là pháp không có tự tánh. Không có tự tánh nên có thể thay đổi theo duyên. Khi mình nói không thể thay đổi, tức là mình đã cho pháp có tự tánh. Không tự tánh thì không phải là pháp nhân duyên. Hi hi ... không trái với lời Phật nói là gì! :) :x
Nhu Thuận đã viết:Từ cỏi người mà muốn thành cỏi trời thì tu thiện pháp ! Cái này chẵng phãi đệ nhất nghĩa.
Ht không hề nói đó là ĐNNĐ. Ht chỉ nêu ra để thấy xấu có thể chuyển thành tốt, tốt có thể chuyển thành xấu, dùng biện cho vấn đề pháp không có định tánh.

Đệ nhất nghĩa đế là thứ không thể dùng ngôn thuyết để nói. Thứ gì đã có ngôn thuyết, đều là thế tục đế.

Nói chúng sanh thành Phật, giống như con ngài hóa thành con bướm, sao không đuợc? Nói điều đó được là vì sao? Vì cái gốc của chúng sanh là Phật, chỉ do DUYÊN vô minh mà thành chúng sanh. Nay duyên vô minh hết thì thành Phật.

Chữ THÀNH này không phải Ht dùng, mà là chư Phật Tổ đều dùng. THÀNH, là chỉ cho sự chuyển hóa. Đó là một quá trình nhân duyên. Như nói "nước thành đá, đá thành nước" là nói nước do ở trong cái duyên là nhiệt độ thấp mà chuyển thành đá. Đá, là do ở trong cái duyên là nhiệt độ cao hơn mà chuyển thành nước. Pháp nhân duyên là như vậy. Nó có thể thay đổi chuyển hóa nếu mình thay đổi DUYÊN.

Có vấn đề ở đây là vì thế này :

Tuy Nhu Thuận biết : Chỉ do CHẤP mà có chúng sanh. Tức CHẤP là DUYÊN khiến chân thể thanh tịnh biến thành chúng sinh. Nhưng trong tâm tư thì Nhu Thuận lại đang CHẤP vào chữ chúng sinh, cho chúng sinh có một tự tánh khác với Phật, thành mới đưa ra ví dụ cỏ và lúa. Chính vì thế, mới quả quyết chúng sanh không thể thành Phật. Không phải vậy.

:) Nếu muốn ví dụ chính xác thì không thể lấy CỎ và LÚA ví dụ cho chúng sanh và Phật, mà chúng sanh và Phật đều cùng một NHÂN LÚA (tánh không). Nhưng do điều kiện không tốt (vô minh) mà thành loại lúa xấu, không như Phật là loại lúa tốt. Nếu đã cùng một NHÂN, chỉ do khác DUYÊN mà thành sai khác, thì có gì không chuyển hóa được mà không nói THÀNH? Chỉ cần đổi cái DUYÊN CHẤP đó đi, thì chúng sanh trở lại với tánh Phật của mình và gọi là THÀNH Phật.

Song muốn hết chấp thì làm sao? Phải tu. Bởi trên thực tế, có ai hiểu thôi mà thành Phật không? không! Phải niệm Phật, ngồi thiền, phá bỏ đủ mọi thứ thói quen v.v... Chưa kể không tu hành thì hiểu cũng không nỗi những điều Phật Tổ đã dạy để đủ niềm tin mà đi tiếp. Phải tu.

Phật tánh là cái có sẵn, không do tu mà thành nhưng do tu mà hiển. Kinh gọi là sanh nhân và liễu nhân đó. Không tu hành thì Phật tánh dù sẵn đó mà không hiển được, thần thông diệu dụng như Phật không có v.v... và v.v... Đó là lý do vì sao có kinh luận, pháp môn v.v...

:) Nói kiểu như Tễu thì ai chẳng nói được, nhưng làm được như Phật không đó là chuyện khác. Không có tục đế thì không có đệ nhất nghĩa đế. Không có đệ nhất nghĩa đế thì không có tục đế. Duyên khởi mà. Cái này có thì cái kia có. Cái này không thì cái kia không. kinhle


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Tánh mạnh tánh yếu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

- nhiều khi củng hơi "bực" mình, Đăng nhập rồi, soạn bài xong, chấp nhận... là mất tiêu bằng thông báo : bạn cần phải đăng nhập, đễ trả lời ...!!!" Ô hô, ... ý tưởng bay theo mây gió. Chắc có lẻ có một linh thần hộ pháp phía sau lưng, thấy không được, hay sẻ sinh rắc rối là .... "stop here".

-Trên diễn đàn, Bồ tát thì nhiều mà chúng tu củng có, số đông không biết nghiêng ở phía nào !!!, lại có người chỉ thích nghe, nhân thừa, thiên thừa, ... , đại thừa liểu nghĩa thì cho là rắc rối , hơi tưng tửng... nên hạn chế chút chút.

-Thông báo, ai cãm thấy khế hợp thì ghé vào xem, tham gia luôn,..., nhưng không cần phải chê bai, đánh xẻng, đánh cuốc, đánh giá.

-Gợm, hay ho gì mà rào trước đón sau, sau không hạ xuống, nâng lên chút xíu, hòa chung đôi bên cùng có lợi!!!.

-Khà khà , đâu phải làm giá, hay mắc mõ gì, chỉ là tại Ông nói gà bà nói cuốc, nên sự sanh sự sự, thành sanh sự .

- Thôi .... "stop here".

Thấy chưa, lại bị vụ "Đăng nhập lại" , hên là "copy" trước, như vầy hoài là nghỉ chơi luôn.


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Tánh mạnh tánh yếu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong cafene
Hiền Tâm...Tâm Hiền.!? [-(
Không nỡ làm ...Đất!???
Quên mất...Cái Nhân!???
Lần tìm...Cái Quả.!?
Bỏ cái Tâm Không.
Chạy theo Lúa,Cỏ??? =P~
:D
( Xin cảnh báo:Chúng tôi đang thảo luận về THIỀN TÔNG(thiền Ma Trận) Phật Pháp thuần túy.Mời Quý Đạo Hữu cùng tham khảo và chỉ dẫn.Còn ai chưa hiểu lắm xin cẩn trọng. Nếu không bị lạc ma ráng chịu trách nhiệm.)
Tễu;Kính. kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tánh mạnh tánh yếu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

tangbong Nếu ấn vào chỗ trả lời mà chưa đăng nhập thì nó phải bắt mình đăng nhập, rồi mới cho mình trả lời. Nếu viêt thẳng vào chỗ trả lời mà chưa đăng nhập thì nó mất trắng là chuyện đương nhiên. Dù viêt cái gì, thì cũng theo qui luật đó mà thôi. Ai cũng bị, không phải chỉ với cái tên Nhu Thuận hay những lời Nhu Thuận tự cảm thấy ... mà mới bị.

tangbong Cái gì NGHĨ là lợi ích cho mình và người thì làm. Cái gì NGHĨ không đúng thì nói. Bởi không có tâm coi thường người khác, nghĩ họ là kẻ yếu đuối, cần phải giữ kẻ, nhẹ nhàng v.v... nên cái gì cần nói thẳng thì nói, không tính chuyện hạ lên bớt xuống.

tangbong "Ông nói gà bà hóa cuốc" thì đã sao? Chỉ cần đủ duyên liền nhận. Nếu là kẻ đủ bản lãnh nói chỗ cao xa huyền diệu, đủ thiền tâm soi được vấn đề, thì phải thấy được chỗ thấy có vẻ VÔ DUYÊN nhưng nếu ĐỦ DUYÊN liền nhận đó. Quan trọng, ai là kẻ đủ duyên. Có kẻ ĐỦ DUYÊN thì mình thành kẻ CÓ DUYÊN. Không kẻ ĐỦ DUYÊN thì mình thành kẻ VÔ DUYÊN. :)

tangbong Bới Tễu! Tui không đủ duyên với Tễu thành nói gì tui không :) ... hiểu. Coi như huề cả làng. :)

tangbong Cỏ là cỏ, lúa là lúa, dù điều kiện chung quanh tốt thế nào, khoa học vẫn chưa đủ điều kiện biến cỏ thành lúa. Phải chờ đủ duyên coi sao! Nín là vừa.


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Tánh mạnh tánh yếu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Cỏ ới cỏ
Lúa ê lúa.
...


Có cỏ, lúa nào đọc chuyện này chưa?
...
Ngày kia, Thái Hậu mở tiệc thịnh soạn. Ngài dự tiệc gặp cá thịt cứ ăn. Thái Hậu thấy lạ hỏi:
- Anh tu thiền mà ăn cá thịt thì thành Phật sao được?
Thượng Sĩ cười đáp:
- Phật là Phật, anh là anh. Anh chả cần làm Phật, Phật chả cần làm anh. Thái Hậu chẳng nghe cổ đức nói: “Văn-thù là Văn-thù, Giải Thoát là Giải Thoát” đó sao ?
...

Xem rồi, ra ngoài lấy nước sạch rửa con mắt, lắc lắc cái đầu cho nó văng ra hết, phũi tay đi thẳng.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tánh mạnh tánh yếu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Nhu Thuận đã viết:Cỏ ới cỏ
Lúa ê lúa.
Có cỏ, lúa nào đọc chuyện này chưa?
Ngày kia, Thái Hậu mở tiệc thịnh soạn. Ngài dự tiệc gặp cá thịt cứ ăn. Thái Hậu thấy lạ hỏi:
- Anh tu thiền mà ăn cá thịt thì thành Phật sao được?
Thượng Sĩ cười đáp:
- Phật là Phật, anh là anh. Anh chả cần làm Phật, Phật chả cần làm anh. Thái Hậu chẳng nghe cổ đức nói: “Văn-thù là Văn-thù, Giải Thoát là Giải Thoát” đó sao ?
...
Xem rồi, ra ngoài lấy nước sạch rửa con mắt, lắc lắc cái đầu cho nó văng ra hết, phũi tay đi thẳng.

Thái hậu vừa không nhận được lý tột, vừa không thấy được "chiều sâu" của Tuệ Trung, cứ trên hình tướng mà đánh giá nên Tuệ Trung đã hành dộng và nói như thế để phá đi cái chấp của bà.

Nói đến THIỀN là nói đến BẤT NHỊ. Nói dễ hiểu hơn chút là với mọi hình tướng hay hiện tượng, chúng ta không TRỤ CHẤP với bất cứ thứ gì. Không trụ ÁC đã đành mà phải không trụ THIỆN nữa mới đuợc. Không bị MẶN trói nhưng cũng không để bị CHAY trói. Nói chung, mọi thói quen và tập khí thiện ác phải được tẩy trừ.

2 bài pháp
(một bài nói sau, xin xem phần dưới) đều chỉ cho người tu thấy được cái lý BẤT NHỊ đó. Việc của người tu là gì? Đừng có dừng trụ trên các tướng mà phải nhận cho ra cái LÝ, rồi tiến tu đế SỰ cũng được như LÝ. Nói theo "danh từ chuyên mốn" là được LÝ SỰ VIÊN DUNG, để cuối cùng là SỰ SỰ VIÊN DUNG. Chính là thế giới Hoa nghiêm.

Nhân Tông một lần hỏi Tuệ Trung thượng sĩ về việc tu hành giữ giới nhẫn nhục, Tuệ Sĩ đáp:

Trì giới cùng nhẫn nhục
Chuốc tội chẳng chuốc phước
Muốn biết không tội phước
Đừng trì giới nhẫn nhục
Như khi người leo cây
Trong an tự cầu nguy
Như người không leo cây
Trăng gió có làm gì

Nói xong mới dặn nhỏ Nhân Tông: "CHỚ NÓI CHO NGƯỜI KHÔNG RA GÌ BIẾT".

Bài kệ này với đoản khúc trên ý nghĩa không khác nhau. Những bài này, dân KHẨU ĐẦU THIỀN
(là người chỉ có thiền trên miệng, nói LÝ thì dữ - nói dữ chứ không nói là hay nghe - nhưng trên SỰ thì làm không được) còn thích hơn là dân thiền chính cống nữa. Tu mà không phải TRÌ GIỚI, NHẪN NHỤC, ĂN CHAY thì sướng qúa đi còn gì, không khoái sao được. Hi hi ... Ht cũng khoái nữa là khác.

Có điều với việc TRÌ GIỚI - NHẪN NHỤC Tuệ Trung còn dặn thêm một câu "CHỚ NÓI CHO NGƯỜI KHÔNG RA GÌ BIẾT".
:) NGƯỜI KHÔNG RA GÌ là chỉ cho người vẫn còn phải trì giới nhẫn nhục, là hạng vẫn còn bị THÓI QUEN dẫn chạy. Việc này THỬ rất dễ. Như việc ăn chay ăn mặn chẳng hạn. Thử ăn 1 tháng , 2 tháng hay 3 tháng chay, muốn chắc nữa thì ăn thử vài năm ... coi có vấn đề gì xảy ra không? nếu thấy ngán, ăn không nỗi, hay bệnh v.v... tức mình vẫn là hạng còn bị thói quen dẫn chạy. Mình là hạng đã LEO CÂY từ vô lượng kiép về trước, áp dụng bài kệ đó là đi thẳng xuống ... địa ngục. Tổ sư dặn rồi tại không chịu nghe.

Đó là chỗ Ht muốn nhấn mạnh mà trở thành nói nhiều : Duyên của mình có được như Tuệ Trung và Nhân Tông chưa mà có thể nói "Văn thù là văn thù, giải thoát giải thoát"? Trên LÝ thuyết vấn đề lý sự tùy duyên vẫn nắm chưa vững, trên SỰ, những việc nhỏ nhặt như chay, mặn, hơn, thua v.v... vẫn còn dính chúm mọc rễ, nghe chê một cái, tâm khởi lung tung v.v... thì đâu thể nói "Văn thù là văn thù, giải thoát giải thoát"? Tâm đâu đã được TÂM Ở VỊ TRÍ TÂM, CẢNH Ở VỊ TRÍ CẢNH mà có thể áp dụng những điều đó cho mình và người?

Nếu TÂM ĐÃ ĐƯỢC KHÔNG DÍNH VỚI CẢNH rồi thì KHÔNG CẦN PHẢI RỬA MẮT. Đã nói Văn thù là Văn Thù giải thoát là giải thoát, dính gì nhau mà phải rửa mắt? Còn nếu đã là hạn phải rửa mắt thì thôi, gắng mà tiệm tu trừ bỏ thói quen và tập khí đi cho chắc ăn. Bởi xét cho cùng, xuống địa ngục hay lên thiên đàng cũng chỉ mình mình chịu. Thiên hạ nói mà thiên hạ có chịu thay cho mình được đâu mà mình không cẩn thận? Tạo cái nhân thì dễ nhưng lãnh cái quả không dễ chút nào nếu mình chưa phải là hạng đã tự tại với vạn pháp!

Tuệ Trung và Nhân Tông đều là người khi chết ra đi rất tự tại. Tuệ Trung đương thời còn là người có thể dụng cái dụng HÓA THÂN qua lại của mình. Nghĩa là những hình tướng mà ông biểu hiện ra đó không do thói quen và tập khí dẫn chạy, chỉ là cái DỤNG GIÁO HÓA của pháp thân. Còn lũ Hậu Duệ mình thì được gì? Ngồi yên một tiếng, hai tiếng v.v... được chưa? Hình tướng không phải là thử biểu trưng hết khả năng của người tu, nhưng nếu là người có thực lực thì thứ gì cũng làm được. DUYÊN mình và chư vị Tổ sư không giống nhau thì DỤNG PHÁP phải cẩn thận.

Vì cái TÙY DUYÊN đó mà Ht nói nhiều.


Cám ơn Nhu Thuận đã tạo điều kiện cho Ht ... nói nhiều. :x


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách