NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Thỉnh thoảng một vài cá nhân, nhìn vội vả qua một tôn giáo và vẻ ra một sự kết luận bởi một định kiến và phán đoán sai lầm hay thiếu hiểu biết. Bất kỳ nam hay nữ, nhân loại hay côn trùng, tất cả chúng ta đều bình đẳng ở bản chất cố hữu về tự tánh để trở thành một vị Phật.
Tuy vậy tuỳ thuộc vào nơi chúng ta sinh ra nơi nào, người nào mà chúng ta được sinh ra, những cá nhân có những thuận lợi hay trở ngại (?).
Ngày nay, trong nhiều xứ sở, nữ giới có những trở ngại trong xã hội. Vì vậy trong một số lời dạy, Đức Phật đề cập rằng nữ giới đã gặp phải những chướng ngại như vậy và tái sinh làm một người nữ sẽ gặp những điều không thuận lợi trong việc thực hành Phật pháp. Nhưng điều này không có nghĩa là nó đúng hay mâu thuẩn với việc nữ nhân có thể giác ngộ và trở thành lãnh tụ tôn giáo.
Đức Phật đã cho phép nữ nhân được thọ giới tỳ kheo ny (một tu sĩ Phật giáo thực thụ) hai mươi lăm thế kỷ trước, mặc dù Ngài đã cảnh báo rằng nữ giới sẽ tiếp tục gặp những chướng ngại trong xã hội.
Khi Di mẫu Ma ha Ba Xà Ba Đề ( nữ tỳ kheo đầu tiên) sắp viên tịch, Đức Phật nói rằng, "hãy chỉ cho ai đấy nghi ngờ rằng nữ nhân có thể giác ngộ được sự thật". Và bà đã thi triển thần thông trên hư không, chứng minh sự giác ngộ của mình, đã làm các vị Nam trưởng lão kinh ngạc. Đức Phật thường giải thích cho những bậc cha mẹ về ý nghĩa, giá trị của những người con gái và rằng quan niệm của họ đã không đúng đắn.
Tổ sư Liên Hoa Sinh, người mang đạo Phật đến Tây tạng đã nói rõ ràng với Quốc vương rằng, một người con gái có thể có năng khiếu hơn trong việc thực tập Phật hơn là người con trai. Người đệ tử tuyệt vời nhất của Tổ Liên Hoa Sinh là một người nữ, Lady Yeshe Tsogyal.
Nhiều vị giáo thọ nữ đã đóng vai trò trụ cột trong Phật giáo Tây tạng và trở thành những vị nữ tổ sư như Niguma và Machig Lhadron, đã tạo ra những truyền thống vẫn lưu truyền đến ngày nay.
Trong kinh Pháp hoa có một ví dụ về hình ảnh của Tiểu Long Nữ, đã chứng tỏ mình có thể trở nên một bậc giác ngộ ngay lập tức trước sự sửng sốt của cả Pháp hội.
Bồ tát Tara chắc chắn là một ví dụ tuyệt hảo về quan điểm của Phật giáo đối với những nữ hành giả.
Bồ tát Tara đã chứng ngộ vào thời Đức Phật Bất Không Thành Tựu vô lượng kiếp về trước, một nhóm tu sĩ đã gợi ý rằng, "Bây giờ ngài có thể tái sinh thành một người nam để đạt giác ngộ hoàn toàn để lợi lạc cho khắp mọi loài." Thay vì vậy, Bồ tát Tara đã nguyện luôn luôn tái sinh là một người nữ để giác ngộ và lợi lạc muôn loài.
Những chướng ngại của nữ giới trong văn hoá và xã hội khi đối diện với sinh hoạt trong Phật giáo đã không có sự ủng hộ trong những lời dạy của Đức Phật. Điều này, một ví dụ chính có thể tìm thấy trong lích sử China. Trong suốt thời kỳ vàng son của Phật giáo, cụ thể là triều Đường và buổi đầu của triều Minh, nữ nhân không là một chủ đề nóng bỏng, ác liệt để tạo dấu ấn và được đánh giá như là những đề tài phụ thuộc khác.
Một người nữ đã hoàn toàn thống trị China và duy nhất là nữ hoàng Vũ Tắc Thiên, đã cố chứng tỏ sự đúng đắn sự cai trị của bà thông qua Phật giáo: triết lý Nho giáo đã đặt phụ nữ lệ thuộc vào nam nhân, nhưng Phật giáo thì không ! Và vì vậy nữ hoàng họ Vũ đã tự tuyên bố là một hoá thân của một vị bồ tát. Minh chứng qua kinh điển Phật giáo, bà đã cố chứng tỏ sự cai trị với những Phật giáo đồ và để họ tin rằng nữ nhân có thể cai trị China. Bà là một nhà cai trị khôn lanh, và là một người tìm hiểu khá sâu trong giáo lý nhưng chưa hẳn là một hành giả chân thực, nhưng bà biết rằng chỉ có một tôn giáo ở China ủng hộ cho quyền cai trị của bà là Phật giáo. Bà trở nên, một trong những người cai trị bị xỉ vả nhiều nhất qua nhiều thế hệ các Nho gia. Tuy vậy hơn bao giờ hết sự cai trị của bà đã chứng tỏ sự đối lập hoàn toàn của giáo lý nhà Phật với sự đánh giá về phụ nữ.

tạm dịch từ http://www.simhas.org/qanda1.html


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Một số sinh viên trường University of California, San Francisco, đến thăm trường Ðại Học Pháp Giới. Nghe nói Tỳ-khưu-ni phải thọ trì nhiều Giới Luật hơn Tỳ-khưu, có người hỏi: "Như vậy phải chăng là nam nữ không bình đẳng?"

Ðáp: Tôi phải nói thẳng cho các bạn rõ rằng: Xét cho cùng thì Tỳ-khưu-ni là đàn bà; mà đàn bà thì có thể sinh nở, còn đàn ông thì không. Như vậy thì các bạn hiểu rồi chứ?

Hỏi: Tại sao trong xã hội bây giờ đàn bà lại ở địa vị thấp? (thua đàn ông).

Ðáp: Ai nói là đàn bà bị thua kém? Ðàn ông toàn thế giới ai cũng yêu đàn bà! Song, tôi chủ trương rằng "đàn bà không nên ăn giấm chua, đàn ông không nên ăn vụng mật ngọt;"1 bởi hai điều này đều là gốc của tánh tham lam. Nếu đàn bà không "ăn giấm chua," đàn ông không "ăn vụng mật," thì vợ chồng nhất định sẽ hòa thuận, vui vẻ.

http://www.dharmasite.net/hsnx.htm#1


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

phuoctuong đã viết:Một người nữ đã hoàn toàn thống trị China và duy nhất là nữ hoàng Vũ Tắc Thiên, đã cố chứng tỏ sự đúng đắn sự cai trị của bà thông qua Phật giáo: triết lý Nho giáo đã đặt phụ nữ lệ thuộc vào nam nhân, nhưng Phật giáo thì không ! Và vì vậy nữ hoàng họ Vũ đã tự tuyên bố là một hoá thân của một vị bồ tát. Minh chứng qua kinh điển Phật giáo, bà đã cố chứng tỏ sự cai trị với những Phật giáo đồ và để họ tin rằng nữ nhân có thể cai trị China. Bà là một nhà cai trị khôn lanh, và là một người tìm hiểu khá sâu trong giáo lý nhưng chưa hẳn là một hành giả chân thực, nhưng bà biết rằng chỉ có một tôn giáo ở China ủng hộ cho quyền cai trị của bà là Phật giáo. Bà trở nên, một trong những người cai trị bị xỉ vả nhiều nhất qua nhiều thế hệ các Nho gia.Tuy vậy hơn bao giờ hết sự cai trị của bà đã chứng tỏ sự đối lập hoàn toàn của giáo lý nhà Phật với sự đánh giá về phụ nữ.

tạm dịch từ http://www.simhas.org/qanda1.html[/b]
Hai vị đưa những đoạn này ra rất hay. Bởi ht ... là người nữ. Ăn ké cho đỡ tủi. Có điều, cái câu này, Ht thắc mắc. Không biết do dịch hay Ht hiểu không đúng : câu này hình như đối lập với toàn bộ những gì đã nói phần trên. Vì hai chữ đối lập đó. Xin ai hiểu giải thích dùm cho. kinhle


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

KHẢ NĂNG KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TÁNH C

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

DUYÊN KHỞI:

Nhân buổi viếng thăm Trường Cơ Bản Phật Học Ni ở Phước Thái là một
trong những Ni Viện thuộc Tông Môn Quan Âm Tu Viện, Viện chủ là Ni Sư
Thích Huệ Giác. Thượng toạ Thích Thiện Thành, Phó Viện chủ Quan Âm Tu Viện hướng dẫn Đoàn Trung tâm Unesco Nghiên Cứu-Ứng Dụng Phật- học Việt- Nam do Đạo Sư DUY TUỆ làm Chủ tịch dẫn đầu.

Khi đoàn chúng tôi đến Trường Cơ Bản thì vào khoảng 3 giờ chiều ngày 04/06/2001 Ni chúng và toàn thể Ban Giám Hiệu long trọng đón rước đạo sư DUY TUỆ vào giảng đường để thỉnh Pháp. Đạo Sư thuyết giảng với đề tài:

Khả năng giác ngộ Phật tánh của Ni chúng.






NỘI DUNG:



Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Hôm nay là ngày 04/06/2001. Đoàn chúng tôi Trung tâm UNESCO Nghiên Cứu Ứng Dụng Phật Học Việt Nam có duyên lành đến viếng thăm Trường Cơ Bản Phật học này. Nhìn thấy quang cảnh nơi đây thật thanh tịnh trang nghiêm một ngôi chùa, một ngôi trường Phật học giữa những rừng cây yên lặng làm chúng tôi liên tưởng đến lời dạy Đức Phật khi xưa: “Trồng cây cũng là một Phước Báu lớn” và cũng thật là bất ngờ về buổi nói chuyện hôm nay, vì không được báo trước nên chúng tôi cũng chưa kịp chuẩn bị gì ! Thôi thì chúng tôi có đôi lời trao đổi để Quý Chư Ni học cho dễ dàng, để đạt đến kết quả.


Tẩy rửa các quan niệm gây trở ngại cho ni chúng:


Việc đầu tiên chúng tôi muốn nói là Chư vị phải đã thông về mặt ý thức của người Ni, người tu sĩ Ni tu hành theo đường lối của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Qua các kinh Điển của Nguyên Thuỷ, của Đại Thừa hay Mật Tông, hoặc các Phật giáo ở các quốc gia thì vai trò của người Ni có nhiều vấn đề rất tế nhị, tế nhị đến mức mà tôi cho rằng: Có thể làm cản trở sự tu hành của người Ni chúng ta!. ...

Người Nữ bị xem thường theo quan niệm phương Đông:

Nếu trong thời điểm bây giờ mà quý vị có dịp đi viếng Ấn Độ, sống một thời gian ở đấy thì quý vị sẽ thấy rằng: ở Ấn Độ người ta vẫn sống trong tinh thần phân biệt giai cấp, nhất là người nữ là một giai cấp thấp, người nữ bị đối xữ theo quan niệm trọng nam khinh nữ. Người giai cấp thấp không được mơ ước đổi giai cấp của mình, không được phấn đấu để thay đổi giai cấp của mình. Người ở giai cấp thấp, chỉ cần nghĩ đến việc đổi giai cấp của mình là đã mang tội rồi! Và người nữ không được bình đẳng, không được tôn trọng cho đến thời điểm này, thời mà văn minh các nước trên thế giới được biết qua truyền hình, phim ảnh. Quý vị xem tin thế giới trên truyền hình thì rõ: ngày nay phụ nữ Aán phải phá những thai nhi nữ vì nếu sinh ra thì khó có tiền để tìm một tấm chồng! Và đặc biệt nhất là quý vị thấy trong Đạo Hồi, người phụ nữ không được xem phim, không được đi làm. Theo trong kinh, trong thời kỳ Đức Phật tại thế, Đức Phật không đồng ý cho lập Ni đoàn, vì lập Ni đoàn thì Phật Pháp sẽ bị sút giảm. Bây giờ chúng ta phải tìm hiểu hoàn cảnh bấy giờ, phải ngược dòng trở lại, nghiên cứu tất cả tài liệu về văn hoá, chính trị, xã hội thời đó, chúng ta sẽ thấy rằng: Đức Phật là một nhà tổ chức hết sức đại tài. Ngài là một Bậc có trí tuệ Siêu Việt.



Trí tuệ siêu việt là gì?

Trí tuệ siêu việt là trí tuệ bình đẳng, trí tuệ không phân biệt kẻ thấp người cao không có chuyện này hay, chuyện kia dở, không có sự phân biệt để đi đến đè bẹp và mất bình đẳng, thì đó là loại trí tuệ siêu việt. Đức Phật nhìn bằng trí tuệ siêu việt mỗi chúng sanh mặt hình tướng khác nhau nhưng cái thể giống nhau: sự thông minh, sự hiểu biết, khả năng biết không khác nhau, Ngài vừa thấy hình tướng, vừa thấy tâm trí họ, nhưng cũng thấy phần tâm linh của họ nữa, như vậy mới giải quyết vấn đề khai thị ngộ nhập tri kiến phật cho chúng sanh. Hình tướng thì khác, sự nhận biết tất cả đều giống nhau. Nhìn thấy được như vậy gọi là trí tuệ siêu việt.



Khả năng thành Phật của Nam và Nữ giống nhau.


Từ cái thấy siêu việt đó, Đức Phật khẳng định rằng khả năng trở thành thông minh thì người Nam và Nữ cũng thế thôi. Nhưng thời bấy giờ phong tục tập quán của người Ấn Độ đã xem thường phụ nữ như vậy rồi, nếu Đức Phật không khôn khéo thì ngay đến những Đại Đệ Tử của Ngài, có quý trọng Phật đến đâu đi nữa thì có thể họ sẽ chống lại Phật vì vậy Đức Phật rất là khéo léo để ngài A-nan thuyết phục, sau đó đến lượt nhiều vị Trưởng lão gốc giai cấp Bà-la-môn thuyết phục Ngài (đa số các đệ tử Ngài là Bà la môn giáo), rồi Đức Phật mới đồng ý cho lập Ni đoàn. Đây là một sự thể hiện hết sức thông minh của Đức Phật (thông minh chính là đại định).



Lý do nào có thành kiến về phụ Nữ kém giác ngộ hơn Nam giới.



Theo kinh thì hình thức là như vậy, cho nên từ đó đến nay cả Nữ và Nam đều tự cho rằng phụ nữ kém hơn Nam giới về mặt giác ngộ, vì do dựa vào kinh, luật như vậy. Bây giờ sự xem thường phụ nữ là đương nhiên, vì họ vịn vào lời nói Phật, vịn lời nói Phật là không sai, nhưng chúng ta cũng thường nghe câu nói nổi tiếng của cổ nhân mà nhiều người thường nhắc đến: “y kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan”, nhưng thật ra thì Phật không sợ oan mà chính là oan cho giới nữ tha thiết tu hành! Thật lòng mà nói giữa nam và nữ chưa chắc bên nào có niềm tin Phật mãnh liệt hơn bên nào. Người nữ vừa tu vừa lo cho cuộc sống của cả nam nữa kia mà. Họ vốn có thiên chức sinh con dạy con, và có tinh thần tình cảm lo lắng cho khó khăn của mọi người, không lẽ thiên chức thiêng liêng ấy lại bị coi là nghiệp nặng sao?



Pháp Đức Phật nói ra đúng và sai không thể nào nương vào sự tướng mà cho là như thế này hay thế khác được! Mà Ngài nói ra là để giải quyết vấn đề thực tế, vấn đề bế tắc trong cái tri thức của ho lúc bấy giờ. Cho nên không thể dựa vào lời kinh đơn thuần mà nhận xét và đánh giá rằng phụ nữ không thành Phật, không đạt giác ngộ, không giải thoát. Hiện nay có một số cư sĩ nữ thậm chí có đến năm sáu người con sau thời gian tu niệm Phật khi chết đem thiêu có nhiều xá lợi, họ còn biết trước ngày chết và chết trong tình trạng tự tại an lạc.



Phụ nữ có khả năng thành Phật.



Nhưng thực ra phụ nữ vẫn có khả năng thành Phật, đừng mặc cảm cái hình tướng nữ, đừng nghĩ rằng đời này chỉ tu để đời sau được chuyển thành thân nam rồi tu mới dễ. Rất đau lòng! Không thể thế được! Về mặt tướng, về mặt vô thường mỗi bên có vai trò thiêng liêng riêng khác của mình trong thế giới mộng ảo, không ai quan trọng hơn ai. Phải tin tưởng vào kết quả nhận ra phật tánh của chính mình để nỗ lực, phần đấu,đạt đến trí tuệ vô thượng chánh đẳng giác. Phật tri kiến.

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói rằng do một Đại sư nhân duyên mà Đức Phật ra đời chỉ cho chúng sanh ngộ nhập Phật Tri Kiến. Vậy thì cái ý đó là nhằm cái gì? Đức Phật thấy rõ là tất cả chúng sanh ai cũng có cái tâm vắng lặng, trong sạch hoàn toàn. Cái tâm đó gọi là TÂM MẸ. Hay còn gọi là “Bản Lai Diện Mục”, hay còn gọi là Tri Kiến Phật, hay còn gọi là Phật tính hay còn gọi là Tâm Bá- Nhã hay Trí Bát Nhã. Vậy cái tên kêu thì có khác nhưng mà cách gọi để chỉ cái cõi vĩnh hằng, cõi bất sanh bất diệt hay gọi là tâm mẹ, cái tâm căn bản. Bên cạnh đó nó còn có một cái nữa đó là sự tích luỹ, sự hiểu biết học trong sách và trong kinh nghiệm,cái đó gọi là tri thức thế gian. Rồi chúng ta tích luỹ cái sự hiểu biết đó, chúng ta có nhiều ý tưởng, chúng ta sống bằng những cái suy nghĩ sử dụng vô lượng ý tưởng, vô lượng tri thức và chúng ta lầm tưởng đó là những cái cơ bản nên chúng ta sống với nó. Do vậy Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy đó là thế giới ảo. Vì chúng ta cứ sống bằng thế giới ảo này mãi cho nên cái TÂM MẸ, cái tâm bất sanh bất diệt hay cõi vĩnh hằng đó, hay cái sự nhiệm mầu nhất của tâm hay cái Tâm Bát Nhã không phát huy lên được!

Trở về Bản Lai Diện Mục Nam và Nữ giống nhau

Nếu toàn bộ cái tâm của người nam và của người nữ bị loại đi, tất cả mọi tri thức tạm thời để qua một bên thì còn lại cái cõi vĩnh hằng đó của nam và nữ hoàn toàn giống nhau, trạng thái trống không đó không thể nói nam hay nữ được nữa. Nếu chúng ta bỏ cái hình tướng bên ngoài, chúng ta bỏ cái thế giới tri thức, chúng ta bỏ cái thế giới tâm trí, thì cái còn lại đó không thể nói nam hay nữ được, đó là trạng thái Phật! Cái việc đó rõ lắm! Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng chỉ nói chuyện đó mà thôi. Bát Nhã Tâm Kinh cũng chỉ nói chuyện đó mà thôi, Kinh Kim Cang với câu “Ưng vô sở Trụ nhi Sinh KỳTâm” cũng chỉ nói chuyện màu nhiệm đó mà thôi.



Phật tánh tức là cái thế giới bất sanh bất diệt



Nếu chúng ta tu theo “ Ưng Vô sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm”. Chúng ta loại bỏ cái thế giới tri thức, cái thế giới tâm trí, cái thế giới tâm lý hay cái lý trí hay cái tư tưởng của chính chúng ta đều bỏ qua một bên, thì ấy là vô ngã hay nói khác hơn là tâm báùt sanh bất diệt nó sẽ có dịp bùng ra. Nó sẽ tự giúp ta ứng phó với mọi hình tướng ở đời mà không cần phải mưu tính gì cả và Đức Phật thấy rằng đó là sự mầu nhiệm và Phật chỉ cho ta nên sống với sự mầu nhiệm đó! Sống với sự tính toán là sống ảo. Chúng ta dù có tính toán giỏi cách gì đi nữa thì nó cũng chỉ là sự nhỏ bé.



Cho nên, nên sống với sự mầu nhiệm “Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm” nếu hiểu được như vậy thì cái thế giới trí thức nam, thế giới tri thức nữ đều là ảo, cho nên Long Nữ mới có thể thành Phật được. Khi nhận biết được cái thế giới ảo của tâm rồi tức thì cái cõi vĩnh hằng trong tâm chúng ta nó sẽ bày ra! Phật tánh sẽ bày ra hoàn toàn. Bản lại diện mục nó sẽ lộ ra hay là cái tâm Bát Nhã nó lộ hẳn ra ø nhanh chóng không thể nghĩ bàn. Trạng thái đó của Tâm gọi là Phật Tri Kiến.



Định nghĩa Phật Tri Kiến:
Tri là biết, kiến là thấy, thấy biết tức khắc, tức thời, trực tiếp. Không nên suy nghĩ rằng Phật Tri Kiến là một cái gì đó hay lắm, loại tri thức hay lắm, khi suy nghĩ đã là ảo rồi. Chúng ta không thể lầm lẫn rằng chúng ta suy nghĩ hay ho là Phật Tri Kiến. Chúng ta suy nghĩ đến cái cao, cái lợi, thế này, thế khác rồi nói rằng Tri Kiến Phật là thế này, Tri Kiến Phật là thế kia, không phải như vậy! Đã có suy nghĩ thì không còn là Phật nữa rồi. Hễ suy nghĩ nổi lên thì Phật vắng bóng, suy nghĩ không xuất hiện thì Phật lộ ra.



Nữ có thể thành Phật.

Nếu thành Phật đơn giản như vậy, như cái công thức thế thôi! Thì nữ có thành Phật được không. A! quý vị có thể giữ cái mặc cảm Nữ không thành Phật được không? Chúng tôi cũng kêu gọi tất cả vị khác phái phải công nhận cái tiềm năng thành Phật hay cái tiềm năng Phật tánh của người Nữ sẽ bùng nổ ra như là hoa sen ngàn cánh hay vô lượng cánh. Cho nên gọi là Diệu Pháp Liên Hoa, cái chữ Pháp đây là chỉ cái Bản Lai Diện Mục cái cõi tâm Bát Nhã. Khi cái cõi này nó bày ra như hoa sen vô lượng cánh thì cái đó nó vi diệu lắm,nó có quyền năng của nó mà ta không thể biết được,nó có trật tự riêng,nó có cách vận hành riêng, nó có lục căn riêng mà ta không biết được. Hãy tập sống bằng sự không thể biết sau đó ta sẽ nhận ra những điều mầu nhiệm và coi đó như là ân đức Chư Phật dành cho người sống với tình trạng không thể biết! Nó giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trong cuộc sống mà không thông qua sự tính toán và chúng ta luôn luôn ở trong trạng thái hạnh phúc, có nghĩa là như vậy. Vậy thì Nữ không được quyền mặc cảm. Nếu quý vị mặc cảm rằng là quý vị không thể trở thành vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, có nghĩa là không thể trở về cái “Bản Lai Diện Mục” của mình, thì tốt nhất đi ra! Khỏi tu! Mà làm việc gì khác không nên đi tu theo đường lối Đức Phật Thích Ca vì đi tu như thế nó sẽ uổng lắm! Còn nếu chúng ta khẳng định được điều đó, thì chúng ta cố gắng tiến sâu vào đời sống Bát Nhã, cái gương mà trong kinh Bát Nhã đã nói đó là Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát.



Bí quyết thành vô thượng chánh đẳng giác



Quán Tự Tại Bồ Tát Hành Thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa tức là cố gắng đưa ý thức tiến sâu vào cõi vô thức tức là trở lại cái “Bản Lai Diện Mục”, tức là đưa cái tâm thức của mình ngược vào trong, cái suy tư của mình ngược vào trong,mà bên trong chỉ là bầu trời không mây. Chúng ta cần vượt qua cõi lý trí để vào cõi vô trí như chúng ta vượt qua các tầng mây để tiến vào bầu trời không mây, bầu trời không mây chính là nhà của ta rồi!



Và cứ tìm hiểu Phật tánh mãi không tìm chuyện gì khác.

Thay vì trong tư thế suy nghĩ chuyện này, suy nghĩ chuyện kia thì nên nghĩ về Bản Lai Diện Mục của chính mình. Khi đã suy nghĩ như vậy thì các suy nghĩ khác sẽ không phát sinh được nữa. Khi đó là chúng ta đã hoà được vào được cái cõi Bất sanh Bất diệt,hay gọi là cõi bát-nhã, còn trong kinh Pháp Hoa thường gọi là cõi Nhất Thừa. Như vậy, vấn đề là chúng ta phải hết sức dũng mãnh và tin tưởng như vậy.



Khi ứng xử cuộc đời thì bằng tâm sanh diệt làm phương tiện.

Khi ứng xử cuộc đời thì chúng ta không thể nào không sử dụng cái tâm phân biệt được. Khi ứng xử cuộc đời thì dùng cái tâm phân biệt, cái tâm sanh diệt hay còn gọi tâm phương tiện. Chúng ta hình tướng nữ thì chúng ta phải cư xử dáng dấp gì đó của nữ. Cho nên chúng ta sử dụng cái tâm sanh diệt để hoàn thành những việc ảo ở đời. Tâm sanh diệt là ảo. Phương tiện là ảo và tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời nó cũng mang tính ảo. Chúng ta phải có cái tâm ảo để mà chúng ta cư xử, thì nó mới phù hợp với cái tướng ảo, với thế giới ảo. Nhưng mà ý thức của chúng ta luôn luôn phải biết rằng cái thực, cái chúng ta luôn có đó là cõi tâm hoàn toàn vô nhiễm, cái cõi tâm vô niệm hay cái cõi mà Ngài Lục Tổ Huệ Năng nói rằng ở đó không có cái gì hết. Tâm tự nhận biết cõi tâm vô nhiễm, ở đó không có cái gì hết, giống như một cái nhà không có cái gì. Và thế giới cõi tâm sanh diệt, thì giống như cái chợ,chúng ta phải có tri thức sanh diệt làm phương tiện giúp chúng ta ứng xử trong công việc hàng ngày. Cũng giống như ta ra khỏi nhà để đi cày cấy vậy, cày cấy đã rồi chiều về nhà, chứ không phải cày cấy xong rồi ở luôn ngoài ruộng. Cũng như vậy chúng ta phóng cái tâm sanh diệt ra để hoàn thành công việc xong rồi, thì lại phải tưởng nhớ và trụ trở lại vào cõi vĩnh hằng của chính chúng ta. Hãy sống như vậy là sống ứng hợp với cái lý vô ngã.



Hành xử lý vô ngã trong cuộc sống chính là sống trong cõi vĩnh hằng.



Vô ngã là hiện tại, vô ngã là không có quá khứ, vô ngã là không có tương lai, vô ngã là không có không gian, không có thời gian, đó cũng chính là vô lượng trong kinh A-Di-Đà. Đó là thực tại, ngay bây giờ là thực tại, là hiện thực, là thực tế. Nếu chúng ta tin tưởng vào sự tính toán của chúng ta, tin tưởng vào tâm trí hay tri thức của chúng ta thì cái đó hết mầu nhiệm.



Như vậy là đã thông một vài điểm cơ bản để quý vị hết sức tin tưởng vào con đường của mình, con đường mà Đức Từ Phụ đã đi qua. Cứ đi theo con đường của Ngài chúng ta sẽ được những ân phước hết sức là bất ngờ! Quý vị sẽ bắt gặp cái đó nó diễn ra trong một chớp nhoáng, chúng ta sẽ có một chút kinh nghiệm. Tuy là một chút chứng nghiệm thôi nhưng nó quý giá làm sao ấy! Cho nên Đức Phật mới thọ ký khả năng thành Phật cho Ngài Xá Lợi Phất là người có khả năng thành Phật cao nhất trong hàng Thanh Văn lúc bấy giờ theo kinh Pháp Hoa. Như ta thấy trong Hội Pháp Hoa thì đầy đủ Thanh Văn và Bồ Tát, nhưng Xá Lợi Phất có khả năng và trí tuệ cao nhất (một trong số các đệ tử thanh văn vô học) Cho nên Đức Bổn Sư mới thọ ký Xá Lợi Phất thành Phật. Nghĩa là Phật nhận thấy Xá Lợi Phất có khả năng sắp khám phá ra cái cõi tâm vô nhiễm,cõi nhất thừa. Có nghĩa là Xá Lợi Phật sắp đưa được cái ý thức của ông lọt vào được cái tâm Bất Sanh Bất Diệt và có khả năng nổ tung, lọt vào bầu trời không mây, vào ngôi nhà của chính Ngài, và khả năng này, ông là người đạt được trước nhất. Cho nên được Đức Phật thọ ký trước, rồi các ngài khác được thọ ký sau. Và khi thọ ký như thế, Đức Bổn Sư có dặn rằng: thọ ký thì thọ ký như vậy! Nhưng phải vô lượng kiếp phải hầu hạ vô lượng chư Phật. Tức có nghĩa là chúng ta phải nghĩ hoài, đưa ý tưởng vào cái đó (Bản Lai Diện Mục). Rồi một lúc nào đó tự nhiên sẽ bắt gặp. Bắt gặp một chút xíu thôi rồi thì nó sẽ trưởng thành lên, trưởng thành dần dần lên giống như một cái bào thai, lúc đầu như một giọt sữa rồi trưởng thành dần lên, lớn dần lên! Khi chúng ta bắt gặp thì giống như một ánh sáng loé lên. Chúng ta nghĩ hoài về nó, nó sẽ nở trọn vẹn, nó sẽ lộ trọn vẹn. Rồi sau đó chúng ta sẽ sử dụng cái phương tiện trí tuệ ảo để chúng ta sống vô ngại tự tại. Trong tất cả các bộ kinh tạng nguyên thuỷ nói đến Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Vô Ngã là con đường dẫn ta về nhà.


Nguồn : http://phatgiaovnn.com/news/index.php?n ... e&sid=1184


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong tangbong tangbong
kinhle . =D> . caunguyen
Tễu:Kính Chư Đạo hữu tangbong cafene


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

ái chà khen nữ dữ quá coi chừng nữ lại tự cao lên mặt ko còn coi ai ra gì , con gái có nhìu tật xấu quá hèp hòi nhỏ nhen nên ai cũng bảo nghiệp nặng ...nhưng đáng khen thay có những cô gái rất đàn ông mà đáng chê những người đàn ông lại rất đàn bà . Nhưng người ni nên giữ Bát Kỉnh Pháp của Phật thi hơn chứ ko thì coi chừng lại tự cao nữa ...biết hạ mình thì người nữ rất dễ thương


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính Đạo Hữu.
Xin Đạo Hữu soi lại.Tễu được đọc một bài Pháp hay Tễu cung Kính ngợi khen và cúng dàng.Còn Người thuyết bài Chính Pháp Tễu đều Cung Kính,dù Họ có Danh tánh Gì:Phật.Tiên, Thần ,Thánh...Ma...V.V.Nam hay Nữ,đối với Tễu Đều kính trọng như Một Vị Bồ Tát. Và phần còn lại:Đúng-Sai do chính kiến giải vả cách hành của Tễu thì chính tự bản thân Tễu Tự Chịu trách nhiệm.
Tễu Kính kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Nói thơ thì có khi khó hiểu chút đỉnh, chứ nói văn xuôi thì thấy ... hi hi ... đủ duyên quá chớ!

Thiệt tình, người nữ khi làm được việc dễ sinh kiêu ngạo hơn người nam. Đương nhiên là nói đa số chứ không dám khẳng định. Thế giới tương đối ai dại gì mà đi khẳng định. hi hi ... Giơiđinhtue nhắc nhỡ cũng là với ý tốt đó. Ai là nữ thì nên coi chừng nghe! Diễn đàn này coi bộ nữ lên tiếng cũng khá nhiều.

Để coi :

- Già thì hay ... nói nhiều.
- béyeubanăm thì ... loay hoay không yên.
- Laitutran thì ... nghiêm chỉnh.
- Mytutry thì ... thơ
- Mộng Giác thì ... thông thái

Còn ai nữa lên tiếng!


tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Xin hỏi:
1/ Thế nào là "Nử nhân"? Căn cứ vào Thân thể hay tánh Nữ ? Bởi có nhiều người tướng Nam mà tánh tình khí chất thì chẳng khác chi Nữ! Vậy khi gọi "Nữ Nhân" thì đấy là nói cái tướng trạng bên ngoài hay cái Tánh Nữ đang khởi dụng?


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Theo những điều chư vị lý luận qua lại trên thì chắc là nói đến tướng nữ bên ngoài rồi ...


tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Mô Phật, đệ tử chân thành cảm ơn Chanhhientam đã trả lời
KÍNH kinhle
Sửa lần cuối bởi tre gai vào ngày 23/01/09 22:59 với 1 lần sửa.


tre gai
Bài viết: 83
Ngày: 19/01/09 14:59
Giới tính: Nam
Đến từ: vietNam

Re: NỮ NHÂN VÀ PHẬT GIÁO ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tre gai »

Gửi Zelda:
Ngươi có biết đức Phật Di lặc rất được Phật tử Việt Nam kính ái. rất nhiều chùa thờ ngài.
Thế mà ngươi dám gọi Ngài là : Ông bụng bự tham ăn chắc gì đã qua được Bát Quan Trai giới. .
Ta thấy ngươi chính là một thí dụ điển hình cho sự ngạo mạn xúc phạm đến một bộ phận lớn của Phật Tử trên toàn thế giới.

Hơn nửa vì quá hăng khi tranh luận, ngươi đã dám gọi những người Tu Thiền là: không biết giữ giới. . .

Ta thật kinh ngạc vì sự lổ mảng và thiếu văn hóa của ngươi. Vì Thiền Tông là một tông phái lớn có uy tín chẳng những trong nước mà còn trên toàn thế giới nửa. Riêng Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam có đức Phật Sống là Trần Nhân Tông và cả Trúc Lâm Tam Tổ thế mà ngươi dám xúc phạm cả chư Tổ ư ? Thật hết nói! Đúng là ếch ngồi đáy giếng thấy trời bằng vung.

Sao ta chờ mải mà chả thấy ngài thông thái dõm gân cổ tranh luận nửa.
Chổ ta rất đông, ai cũng đang chờ ông nói để cười chơi. . . .Nói đi. . .nói bậy nửa đi!. . ..hềhề. . .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách