Mông tri chơn, Tu chứng - Vô tu chứng, Nhân quả - Tự tại

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Mông tri chơn, Tu chứng - Vô tu chứng, Nhân quả - Tự tại

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Kính các Đạo hữu hữu duyên,
Đây là những lời thật mình nhớ rõ từ 1 giấc mơ và bài kệ cảm tác kèm theo, đã gặp và ghi lại từ lâu, cụ thể là từ ngày 02/07/Mậu Tý, nhằm ngày 02/08/2008.
Nhưng, vì nhân duyên chưa hội đủ, việc đời việc đạo còn chưa rảnh rang nên chưa thể cùng chia sẻ.
Nay, nhân chút rỗi rảnh, lại là nhằm ngày rằm 14/8 âm lịch, Trung Thu hội, tạm dâng đến tất cả vài lời huyễn tạc cảnh chân, như tặng 1 món quà huyễn.
Nếu ai đọc xong thấy có chút ý vị gì, ngưỡng mong cố gắng tinh tu, Sự - Lý viên dung viên nhiếp, minh minh Tự Tánh, liễu liễu thường hành thì thật đáng vui mừng. Bằng như, lời có gì sai trái kính xin từ bi chỉ giáo, hoặc giả chẳng hợp nhân duyên cũng kính xin từ bi đảnh lễ chư Đạo hữu, những vị Phật tương lai dù có hiển phát được kho báu ngàn đời hay chưa, dù hiển phát được bao nhiêu phần đi nữa ...

Nguyện chúng chúng thắp sáng đuốc tuệ, tinh cần tiến tu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Tỳ Lô Giá Na Phật
Nam Mô Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật

kinhle kinhle kinhle


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Mông tri chơn, Tu chứng - Vô tu chứng, Nhân quả - Tự tại

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Cảm Tác Kệ:

Bổn Thể

Bổn thể tự tịch liêu, thường dung nơi tướng hạnh.
Bổn thể thường vô động, tự tại nơi đến đi.
Bổn thể vốn vô tri, liễu tri nhất thiết pháp.
Bổn thể hằng vô sanh, hiện sanh - sanh vô tận.

Cảm tác giấc mơ hỏi đáp "Chứng Đạo - Nhân quả"
3:15' chiều ngày 02/08/2008 (02/07/Mậu Tý)


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Mông tri chơn, Tu chứng - Vô tu chứng, Nhân quả - Tự tại

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Sau đây là nguyên văn những lời đã ghi lại, rõ ràng nhớ kỹ, gần như nhớ rõ tất cả. Xin giữ nguyên lời văn trong lúc ghi, không thay đổi trau chuốc gì, vì để giữ ý nghĩa của những gì đã ghi lại, nên có những đoạn lời văn không theo thường tình hoặc quá ngắn gọn, kính Đại chúng thứ lỗi!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
kinhle

Lược thuật:

Trong nhóm thảo luận, chợt có người gọi đích danh.
Lại người khác chỉ, bảo là có người cần hỏi.

(1)

Dùng lý gặn hỏi Đại chúng: "Thế nào là nghĩa "Chứng Đạo""?
Đáp: "Chứng Đạo là đạt được Đạo, Đạo tức chỗ tự trọn đủ, Đạo tức chỗ thường có, Đạo tức chỗ thâm diệu, Đạo tức chỗ mong cầu của người tu"

Người tham vấn muốn ngắt ngang vì nghi câu "chứng Đạo là đạt tới chỗ mong cầu của người tu"
Lại nói: "Khoan, tôi sẽ diễn cho ông hay lý do gì gọi là chỗ mong cầu của người tu!
Khi chưa thấy Đạo, nhập Đạo, chứng Đạo, chúng chúng ai cũng từng mong Đạo.
Kẻ sơ tâm mong đạt được Đạo vì cái dụng tự tại, giải thoát của Đạo mà chẳng rõ Đạo là gì, thế nào nhập được Đạo, v.v...
Người phát Chân Tín hội đủ Phước - Huệ dám tự tin bản chất và tính chất của Đạo, là xưa nay tự có, là xưa nay trọn đủ, là xưa nay giải thoát, là xưa nay vô chướng ngại, là xưa nay thanh tịnh, là xưa nay hằng giác, là xưa nay ta cùng Phật vốn đồng, nhưng mới chỉ phát Tín căn, chưa 1 lần thực nhận.

Nuôi dưỡng Tín căn, gồm tu Diệu Hạnh, chỗ che lấp mỏng dần, chỗ trọn đủ nhá hiện, hành giả mới hay, mới thực thấy, thực nhập được nơi chỗ chân thật đó, chỗ trọn đủ đó, chỗ tịch tịnh giải thoát đó, chỗ hàm dung liễu giác đó, chỹô Trung Đạo thâm diệu đó. Nhưng, ngộ được một niệm hiện tiền, nhập được một niệm muôn năm; nhưng vọng tâm như sóng triều, tập khí như gió bão, tung khởi bụi mù dính mắc động loạn, làm chỗ căn bổn tịch tịnh giải thoát thường bị ẩn tàng. Nên kẻ sơ ngộ cần cẩn giác, khéo bảo nhậm giữ kho.

Công phu dần tiến, hành nhơn dùng hành giữ vô hành, từ vô hành khởi hành, nên chỗ chướng ngại dần mỏng, chỗ chứng nhập dần sâu, chứng nhập và trụ lâu hơn, sâu hơn nơi chỗ hằng trọn đủ, chỗ hằng tự viên mãn, là công phu thăng tiến trên đường về.

Cuối cùng, viên mãn tu cùng ngộ, thường trụ bất đoạn, dụng được toàn phần chỗ tự đủ, chẳng như những hạng trước thấy tuy đến nhà mà do chướng sâu nhiều kiếp chưa trừ nên Đại dụng chưa hiện tiền, tuy biết trọn đủ mà chưa dụng được trọn đủ, chưa phát được trọn đủ. Hạnh - Lý đồng viên mãn, thời thời pháp pháp vô ngại, tương ưng, mới là mọi việc đều xong, tu chứng viên mãn.
Sửa lần cuối bởi thientinh82 vào ngày 13/09/08 07:03 với 1 lần sửa.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Mông tri chơn, Tu chứng - Vô tu chứng, Nhân quả - Tự tại

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

(2)

Lại hỏi: Bổn tánh tịch liêu, không bị 1 vật tổn hại, mê trầm sanh tử nhân quả đã đành, thế chứng Đạo, thấy Tánh có bị tác động chăng?

Mạn đáp:
Nhân quả tự nhân quả, chứng Đạo - thấy Tánh tự chứng Đạo - thấy Tánh, nhưng lại là bất nhị, dung hiệp, tác động mà không hoại diệt nhau.

Mê tình chúng sanh từ nơi Chân chẳng rõ Chân mà khởi vọng, vọng tạo chư nghiệp, theo nghiệp sanh tâm, rốt bị nghiệp ràng buộc, cuốn trôi, để quên mất chỗ thường hằng tịch diệt, không động, giải thoát, nên chỉ có theo nhân quả mà chẳng rõ được Đạo. Trong đây cũng gồm cả hạng dùng Tín căn tu, vì chưa liễu tri Chân thể nên có vẫn như không!

Hạng thời tiết nhân duyên hội đủ, đêm mê chợt sáng, ánh Bổn Lai Linh Quang Thường Trụ bất chợt hiển bày, liền trong động rõ tịnh, trong tác tự an, trong sanh vô sanh, trong kiến vô kiến. Thời, quá khứ lấy 1 niệm nương dựa Tự tánh mà chấp thủ nơi vô minh để tạo nghiệp sanh diệt, nay lấy 1 niệm tương ung Thật Lý thấu rõ cội gốc vô sanh vô động, tâm đồng hư không mà hiện thành quả. Thì, quả tuy hiện mà như huyễn như hóa, như huyễn như hóa mà chẳng nói là thật không có quả. Nên, từ nhân hữu tâm tạo tội, nay hiệp với nhân liễu ngộ Vô Sanh, nên dụng Vô Sanh, trụ Vô Sanh mà nhận quả, nên nhận mà chẳng động, nhận mà an lạc, nhận mà vô phiền não, vô dấy tâm, nên nói bậc Thánh chẳng hoại tướng nhân quả mà chẳng nằm trong nhân quả là ở chỗ trả mà không trả, không trả mà trả này vậy!

Cho đến, viên tu viên đốn, Phước - Trí viên mãn, hạnh nghiệp trả xong, vô minh diệt tận, chỉ thuần còn 1 thể Viên Minh, chỉ thuần là Chân Như Diệu Hạnh, vô chướng ngại vô đối đãi, thường tịch lặn thường liễu minh, thì đã từ nơi sanh diệt khéo nhận Vô Sanh, lại nương sanh diệt hạnh đề dần tương hợp Vô Sanh, dần an trụ Vô Sanh, dần phát Đại Dụng của Vô Sanh, nên nay tuy Vô Sanh mà Đại Dụng hiện tiền trùm khắp, từ nơi bất động kiến lập chư pháp sai biệt, vì dung thông Thể - Dụng nên Dụng tức Thể, không lìa Dụng cầu Thể, không trụ Thể phế Dụng. Lại vì tiếp độ người sau mà hiển bày "Phương Tiện Chi Dụng", dùng thiện ác sai biệt để hướng về vô thiện ác, tuy vô thiện ác mà chẳng đắm ác, lại thường hành thiện mà chẳng chấp thiện, nên vẫn chẳng ly nhân quả, chẳng rời sanh diệt vậy!

Nên, từ thấp đến cao, ba hạng đều kjhông ngoài vòng nhân quả, mà chỗ tự tại và lực dụng sai khác vậy ./.
Sửa lần cuối bởi thientinh82 vào ngày 13/09/08 07:02 với 1 lần sửa.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Mông tri chơn, Tu chứng - Vô tu chứng, Nhân quả - Tự tại

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Chú:

(1): Thấy từ nhóm Đạo tràng, an tọa mà mạn đàm.

(2): Thấy đứng dậy đi, đi mà không thật đi, 2 người song bước, dần qua các vật ngại trên đường để rẽ vào 1 lối, tường cao bao 2 bên, không rộng không hẹp.
Dần phân tích biện luận theo thời gian, lạ thay dần từ mộng tỉnh dậy, nhẹ nhàng chuyển biến, dòng tâm thức vẫn nối tiếp, liễu minh mà biện phân.

Rốt sau, tỉnh thì thức tỉnh, mắt vẫn chẳng mở, lại như cảm niệm kẻ vấn đáp còn kề bên, nên nói tiếp:
"Đã lược mạn trình, nếu còn thắc mắc gì kính xin nhơn giả hỏi thêm".

Sau 1 lúc, tỉnh vẫn tỉnh, sáng mà không động, nhưng chẳng thấy có gì lạ nữa, chẳng nói gì thêm, chỉ bộc ra 4 câu "Bổn thể ..." cảm tác cuối cùng, thậm chí cũng chưa tròn câu, nên vì sợ lỡ cơ duyên, liền dậy tạm viết vài dòng huyễn ghi lại chút dấu tích, lạ là chấp bút văn tự lạ, tự tỉnh rõ là phần nhiều (*).

Viết xong lúc 4:10' pm, ngày 02/08/2008 (02/07/Mậu Tý).

Thientinh82 cẩn bút, kính gửi hữu duyên nhân, cùng các bậc thức giả từ bi góp ý cho nếu có sai sót gì.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT



Chú thích thêm:
(*): "chấp bút văn tự lạ" là cách dùng từ khác lạ, và nét bút cũng khoan thai lướt khá lạ, không phải bình thường.
"Tự tỉnh rõ là phần nhiều" là nói như đang trong định mà viết, sáng suốt phân minh mà tịch tịnh thanh thản mà viết, rõ ràng như tả bức tranh trước mặt.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách