CÁC BÀI THƠ THIỀN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »


Công án "Phướn động, gió động..." của Lục Tổ được các thiền sư trình kệ như sau:

Bất thị phong hề, bất thị phan
Thanh tiêu hà sự hám lan can
Minh thời bất dụng luận công đạo
Tự tại nhàn nhân chánh nhãn khan.

(Viên Thông Tiên thiền sư)


Dịch:

Chẳng phải gió chừ chẳng phải phan
Việc gì đêm vắng tựa lan can
Lúc ngộ đâu cần bàn đạo lý
Người nhàn chỉ dụng mắt huệ xem.

(Thơ Thiền Đường Tống)


Bất thị phong phan bất thị tâm
Điều điều nhất lộ tuyệt truy tầm
Bạch Vân bổn tự vô tung tích
Phi lạc đoạn nhai thâm cánh thâm.

(Thảo Đường Thanh thiền sư)


Dịch:

Chẳng phải gọi phướn, chẳng phải tâm
Một nẻo xa xôi bặt tìm cầu
Mây trắng vốn là không dấu vết
Bay vào khe núi thăm thẳm sâu.

(Thơ Thiền Đường Tống)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thiền Tào Khê "Một hoa nở năm cánh" do Lục Tổ khai mở, năm tông là: Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Lâm Tế, Qui Ngưỡng được các thiền sư viết thành kệ như sau:

Hoàng Mai tịch thượng số như ma
Cú lý trình cơ sự khả ta
Trực thị bổn lai vô nhất vật
Thanh thiên bạch nhật bị vân già.

(Tây Tháp)(*)


Dịch:

Tăng chúng Hoàng Mai nhiều tợ mè
Trình cơ không hạp ý tổ sư
Đích thị xưa nay không một vật
Ban ngày trời sáng bị mây che.


(*) Quang Mục (852-940): Họ Chương, tự Dật Thể, hiệu Tây Tháp, người huyện Cao An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

Thuở bé đã xuất gia. Về sau yết kiến ngài Ngưỡng Sơn Huệ Tịch và đắc pháp với ngài. Thầy thị tịch, sư nối tiếp trụ trì Ngưỡng Sơn. Sư áp dụng 36 phép đối của Thiền Thào Khê để tiếp đãi người học một cách tinh diệu. Sư thuộc hệ Nam Nhạc đời thứ 6. Tổ thứ ba của tông Qui Ngưỡng.

Sư tư duyên hội hữu lai do
Minh cảnh phi đài ngữ ám đầu
Hoại kiếp Thiếu Lâm cùng hoạt kế
Lô thinh diêu nguyệt quá thương châu.

(Cát Lô Đàm thiền sư)


Dịch:

Thầy trò gặp gỡ có nguyên do
"Gương sáng phi đài" hợp ý thầy
Ngũ tổ chèo đò đưa Lục tổ
Cốt làm rạng rỡ Thiền tông này.

(Thơ Thiền Đường Tống)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

"Thánh đế cũng chẳng làm", nghĩa là đã trừ sạch tất cả tâm phân biệt, không phàm không thánh, tự nhiên không rơi vào bất cứ quan niệm sai khác nào nữa. Cũng chính là nói đến cảnh giới cao tột của Thanh Nguyên Hành Tư đã đạt đến. Thiền sư Đơn Hà Thuần dùng thi tụng giải thích thiền cảnh của Hành Tư như sau:

Trác nhĩ nan tương chánh nhãn khuy(*)
Quýnh kim siêu cổ loại nan tề
Đài phong cổ điện vô nhân thị
Nguyệt tỏ thương ngô phụng bất thê.

(Đơn Hà Thuần thiền sư)

Dịch:

Cao vút khó đem chánh nhãn xem
Vượt siêu kim cổ chẳng đồng hàng
Rêu phủ điện xưa không người dọn.
Trăng sáng cành ngô phượng chẳng màng. (đậu)

(Thơ Thiền Đường Tống)

(*) Khó thấy được cảnh giới của ngài Thanh Nguyên.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Hưng Giáo Hồng Thọ (Nối pháp Thiều Quốc Sư) ở Hàng Châu, cùng với Quốc sư làm việc công cộng. Bỗng sư nghe tiếng củi tét có giật mình thức tỉnh, làm bài kệ :

Phốc lạc phi đà vật
Tung hoành bất thị trần
Sơn hà cập đại địa
Toàn lộ Pháp Vuơng thân.

Nghĩa

Củi tét không vật khác
Dọc ngang chẳng phải trần
Đất đai cùng sông núi
Bày khắp Pháp Vuơng thân.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Vân Cư - Nguyên Hựu ở chùa Ngọc Giản (nối pháp Hoàng Long Nam) được vua ban cho áo cà sa. Sư viết kệ từ chối :

Lục thập mấn tiên tố
Vô bổ không môn quí xuất gia
Nguyện khất phong hồi lễ bộ điệp
Miễn cô lô lão nạp cà sa.

Nghĩa

Sáu muơi đầu bạc đến nơi mà
Luống ở Thiền môn tiếng xuất gia
Xin đáp giấy mời, xin gởi lễ
Miễn cho tôi tội trả ca sa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Trường Khánh ở Huệ Lăng ngồi rách bảy cái bồ đoàn mà chưa sáng việc lớn. Một hôm sư cuốn rèm hốt nhiên đại ngộ, liền làm bài tụng :

Dã đại sai hỉ, dã đại sai hỉ
Quyện khởi liêm lai kiến thiên hạ
Hữu nhân vấn ngã giải hà tông
Niêm khởi phất tử phách khẩu đả.


Nghĩa

Cũng rất lầm, cũng rất lầm.
Cuốn rèm lên thấy người thiên hạ
Ai đến hỏi ta giải tông nào ?
Phật tử nhằm nơi miệng đánh nhanh.

Huyền Sa nói : Cần phải khám nghiệm lại mới được.
Sư làm bài tụng :

Vạn tượng chi trung độc lộ thân
Duy nhân tự khẳng nải phuơng thân
Tích thì mậu hướng đồ trung mịch
Kim nhật khán như hỏa lý băng.


Nghĩa :
Chính nơi vạn tượng bày một thân
Chỉ người tự nhận mới là gần,
Lúc xưa lầm hướng ngoài đường kiếm
Xem lại băng trong lửa cháy rần.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Du du sinh tử lộ
Tự vô thỉ kiếp
Kim nhật đắc minh châu
Mãn tâm không tải
Nguyệt minh qui.

Nghĩa
Dạo chơi đường sinh tử
Từ vô thỉ kiếp
Nay nhặt được minh châu
Đầy tâm không
Chở ánh trăng về.

Thế nào gọi là nhặt được minh châu ?
Là mani bảo châu, cầu gì được nấy. Viên minh châu này trống rỗng, bao trùm trời đất. Nếu đã được nó thì mọi sự tốt lành.

Đừng nói tâm không là vô ký.
Tâm không còn chứa ánh trăng thanh.

Nếu nghĩ rằng tâm không là chẳng có gì hết, Chấp như vậy tức là sa vào đoạn diệt. Tâm đó là tâm vô ký, tâm vô minh.
Tâm không tức là có cái tâm (Nền, chơn tâm) ở trong. Hay nói cách khác là có ánh trăng đạo lý ở trong.

Ghi chú:
hai câu cuối ở một bài thơ Thiền khác. Nguyên văn là
"Mãn thuyền không tải nguyệt minh qui"
Do cùng tâm sự nên muơn tạm, đổi chữ thuyền thành chữ tâm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Động Sơn Luơng Giới tham vấn Qui Sơn, hỏi :
- Tôi nghe nói "Vô tình thuyết pháp". Tôi chưa hiểu chỗ vi diệu ấy.
Qui Sơn giơ phất tử lên, nói :
- Hiểu chăng ?
- Chẳng hiểu.
Qui Sơn nói :
- Nguơi đi đến Lễ Lăng, ở huyện Du, nơi các thất đá có một đạo nhân tên là Vân Nham sẽ vì nguơi trừ vọng tưởng.
Sư từ giã Qui Sơn, đến Lễ Lăng, gặp Vân Nham , kể lại nhân duyên trước, rồi hỏi :
- Vô tình thuyết pháp, người nào được nghe ?
- Vô tình được nghe.
- Hòa thượng nghe chăng ?
- Nếu ta nghe thì ông chẳng nghe ta thuyết pháp.
- Vì sao tôi chẳng nghe ?
Vân Nham dựng phất tử lên nói :
- Nghe chăng ?
- Chẳng nghe.
- Ta thuyết pháp ông còn chẳng nghe huống là vô tình thuyết pháp.
- Vô tình thuyết pháp căn cứ vào kinh nào ?
- Há chẳng nghe kinh Di Đà nói : "Nước, chim, cây rừng thảy đều niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng sao ?
Ngay khi ấy sư tỉnh ngộ, bèn nói kệ :

Dã thái kỳ hề, dã thái kỳ
Vô tình thuyết pháp bất tư nghì
Nhược tuơng nhĩ thính chung nan hội
Nhãn xứ văn thì phuơng đắc tri.


Nghĩa

Cũng lạ kỳ, cũng lạ kỳ
Vô tình thuyết pháp bất tư nghì
Nếu dùng tai nghe trọn chẳng hội.
Nghe bằng mắt đó mới liễu tri.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thế gian ân ái việc trong mộng
Điệp khúc tình ca chuyện não nề
Rũ sạch tình phàm lòng thanh thản
Vui cùng với đạo có ai hay?

Thế gian danh lợi như không hoa
Lên cao tuột xuống mãi thăng trầm
An bần giữ đạo đời vui vẻ
Đi dưới trời trăng có ai tranh?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tứ tổ Đạo Tín dạy ngài Pháp Dung :

Trăm ngàn pháp môn cũng qui về tự tính, diệu đức hà sa thu về nguồn tâm.
Hết thảy : giới môn, định môn, huệ môn, thần thông biến hóa thảy tự đầy đủ, chẳng lìa tâm ông.
Tất cả phiền não, nghiệp chướng xưa nay rỗng lặng.
Tất cả nhân quả đều như mộng huyễn, không có tam giới để thoát khỏi, không có Bồ Đề để chứng.
Nhân cùng phi nhân tính tướng bình đẳng.

Đại đạo thênh thang, rỗng suốt, dứt sạch tư lự.
Pháp như thế nay ông đã được, không thiếu mảy may, nào khác gì Phật, không còn có pháp nào khác.
Ông chỉ cần để tâm tự tại, chớ khởi quán hạnh cũng chớ lóng tâm, chớ mang tham sân, chớ ôm sầu muộn.
Thênh thang vô ngại mặc ý tung hoành, chẳng làm điều thiện cũng chẳng làm điều ác, đi đứng nằm ngồi, chạm mặt gặp duyên đều là diệu dụng của Phật.
Vui sướng không lo nên gọi là Phật.

Sư nói :
- Tâm đã đầy đủ như thế, cái gì là Phật ? cái gì là tâm ?
- Chẳng phải tâm thì chẳng hỏi Phật, hỏi Phật thì chẳng phải là không tâm.
- Đã chẳng cho khởi quán hạnh thì lúc gặp cảnh làm sao đối trị ?

Tổ đáp :
Cảnh duyên không tốt xấu
Tốt xấu khởi nơi tâm
Nếu tâm không chấp cảnh
chỗ nào vọng tình khởi ?

Chân tâm mặc tình biết khắp, ông chỉ tùy tâm tự tại, ông không phải đối trị, đó là pháp thân thường trụ, không có biến đổi. Ta thọ lãnh pháp môn đốn giáo của đạo sư Tăng Xán, nay giao phó cho ông, ông hãy nhớ kỹ lời ta, chỉ trụ ở núi này, về sau sẽ có năm người đạt đạo, nối truyền tông phái của ông.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Thiện Chiêu ở châu Phần Duơng, do trời quá lạnh nên bãi giờ tham vấn ban đêm. Có một vị tỳ kheo là chống tích trượng đến bảo sư rằng :
- Trong hội có sáu vị đại sĩ, vì sao chẳng nói pháp.
Nói xong vị tỳ kheo này nuơng hư không mà đi. Sư làm bài kệ thầm ghi lại việc ấy như sau :

Hồ tăng chống tích trượng
thảnh pháp, đến Phần Duơng.
Sáu người thành đại khí
Khuyến thỉnh vị tuyên duơng.

Sáu người này là : Từ Minh Viên, Đại Ngu Chi, Lang Da Giác, Cốc Tuyền Đạo, Pháp Hoa Cử, Thiên Thắng Thái. Sáu vị này ở trong hội của Phần Duơng chưa đầy ba năm đã thành đạo.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Động Sợn nói :

Tham, sân, si quá vô tri
Sáng nay tôi mới biết được y
Lúc đi liền đánh, ngồi liền đập
Giao phó tâm vương, hãy nghĩ suy
Nhiều kiếp đến nay chẳng giải thoát
Hỏi ông ba gã: Tri , chẳng tri ?

Thần Triết nghe bài kệ, nói
- Thần Triết chẳng chịu vậy đâu.

Tham, sân, si thật vô tri
Ngày đêm nhậm vận đi theo y
Chẳng lúc nào rời khi đi đứng
Giao phó tâm vương, nghĩ làm gì ?
Nhiều kiếp đến nay nguyên giải thoát
Đâu cần phải hỏi : Tri, chẳng tri.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.42 khách