Đạo Phật

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

GIẢNG NGHĨA VỀ GIỚI.

Muốn đạt đến đạo quả thanh tịnh đương nhiên phải áp dụng 3 môn học Vô lậu là Giới, Ðịnh và Tuệ. Trước hết hãy nói về Giới. Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của Giới, Kinh Tương Ưng I, tr 13 có bài kệ:

"Người trú giới có trí
Tu tập tâm và Tuệ
Nhiệt tâm và thận trọng
Tỳ kheo ấy thoát triền".


Trú giới nghĩa là đứng vững trên đất giới. Chỉ có người thực sự thành tựu trọn vẹn giới, mới được gọi là "Trú giới". Có trí là có tuệ do nghiệp sinh. Tu tập tâm và tuệ là tu tập cả định và tuệ. Tâm ở đây chỉ Ðịnh, còn tuệ là quán. Nhiệt tâm là có nghị lực, không thối chí. Thận trọng là có tuệ giác, luôn luôn phòng hộ các căn. Thoát triền: như người cầm con dao bén phát quang một bụi tre rậm rạp chằng chịt.

Ðể giúp cho mọi người thấy rõ nội dung của giới, chúng ta sẽ lần lượt bàn về các vấn đề sau:

1. Ðịnh nghĩa về giới.
2. Ðặc tính và nhiệm vụ của giới.
3. Lợi ích của giới.
4. Chủng loại của giới.

1. Ðịnh nghĩa: Giới có nghĩa là chế ngự theo 5 cách như sau: Chế ngự với sự chế ngự của giới bổn pàtimokkha; chế ngự bằng tỉnh giác; chế ngự bằng tri kiến; chế ngự bằng kham nhẫn; chế ngự bằng tinh tấn. Giới có nghĩa là kết hợp, vì nó kết hợp 3 nghiệp thân, khẩu, ý, hướng đến con đường thánh thiện. Giới có nghĩa là nền tảng, vì nó làm cơ sở cho các thiện pháp phát sinh. Giới còn có nghĩa là thanh lương, vì nó làm cho người giữ giới cảm thấy thân tâm mát mẻ.

2. Nhiệm vụ của giới: Nhằm ngăn chận và chấm dứt các tà hạnh, ngõ hầu thành tựu các chánh hạnh, Luật tạng nói: " Giới là để chế ngự, chế ngự là để khỏi hối hận, không hối hận là để được hân hoan, hân hoan để được hỉ, hỉ để được khinh an, khinh an để được lạc, lạc để được định, định để được chánh kiến, chánh kiến để được vô dục, vô dục để được ly tham, ly tham để giải thoát, giải thoát để có giải thoát tri kiến, giải thoát tri kiến để đi đến vô thủ trước Niết bàn. (Vin, V, 164)

3. Lợi ích của giới: Kinh Trường Bộ II tr.86, kể về 5 lợi ích của giới như sau: Người có giới đức sẽ hưởng được gia tài pháp bảo nhờ tinh cần; được tiếng tốt đồn xa; không sợ hãi rụt rè khi đến trước các hội chúng đông đảo; khi chết tâm không rối loạn; sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi trời.

Tạng luật còn kể 10 lợi ích khác như sau: 1. Vì để thu nhiếp chúng Tăng.
2. Vì muốn cho chúng Tăng hoan hỉ.
3. Vì muốn cho chúng Tăng sống an lạc.
4. Vì để hàng phục những kẻ phá giới.
5. Vì để cho những người có tàm quí được an ổn.
6. Vì để cho những người không tin phải tin tưởng.
7. Vì để cho những người đã tin càng thêm tin.
8. Vì muốn đoạn trừ các pháp hữu lậu trong hiện tại.
9. Vì muốn đoạn trừ các pháp hữu lậu trong tương lai
10. Vì muốn cho nếp sống phạm hạnh được tồn tại lâu dài. (Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ nại da, Ð. 23 tr.629b)

4. Phân loại về giới:

a. Giới thuộc một loại: Giới mang đặc tính kết hợp.

b. Giới thuộc 2 loại: Chỉ trì và Tác trì. Không làm những gì do Phật cấm chỉ là Chỉ trì, phải làm những gì do Phật chế định là tác trì. Giới tạm thời và giới trọn đời. Giới tạm thời là được thọ với thời gian hạn định, giới trọn đời là thọ trì đến khi mạng chung. Giới thế gian và Giới Xuất thế gian. Giới thế gian là giới thuộc phạm vi hữu lậu. Giới xuất thế gian là giới thuộc lãnh vực vô lậu.

c. Giới thuộc 3 loại: Giới bậc hạ, bậc trung và bậc thượng. Giới thọ trì vì mưu cầu danh lợi là giới bậc hạ; vì ham quả báo công đức là giới bậc trung; Vì tôn trọng giới pháp là giới bậc thượng. Hoặc, giới có động lực tham ái, còn tái sinh là giới bậc hạ; giới thực hành vì mục đích giải thoát riêng mình là giới bậc trung; thực hành giới Ba la mật vì mục đích giải thoát cho chúng sanh là giới bậc thượng.

Giới Vị kỷ, vị tha và vị pháp. Giới thực hành vì bản thân là giới vị kỷ; giới thực hành vì quan tâm đến thế gian là giới vị tha; giới thực hành vì tôn trọng Pháp và Luật là vị pháp.

Giới thanh tịnh, bất tịnh và khả nghi. Giới được tuân thủ trọn vẹn, hoặc phạm tội đã sám hối, gọi là giới thanh tịnh; vi phạm mà chưa sám hối, gọi là giới không thanh tịnh; một người đang nghi ngờ không biết mình có phạm giới hay không phạm, gọi là giới khả nghi.

d. Giới thuộc 4 loại: Giới của Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, giới của người chưa thọ cụ túc, và giới của người tại gia. Giới chỉ dành riêng cho Tỳ kheo, gọi là giới tỳ kheo, gồm có 250 giới (theo Bắc truyền), và 227 giới (theo Nam truyền); giới dành riêng cho Tỳ kheo ni, gọi là Giới Tỳ kheo ni, gồm có 348 giới (theo Bắc truyền). Mười giới của Sa di và Sa di ni là Giới của người chưa thọ cụ túc, giới của người tại gia gồm 5 giới, hoặc 8 giới, hoặc 58 giới của Bồ tát (theo Bắc truyền).

Giới tự nhiên, giới theo cổ tục, giới tất yếu, và giới do nhân đời trước. Người không cần gắng giữ giới mà không hề phạm giới, gọi là giới tự nhiên; mỗi bộ lạc, địa phương có luật lệ riêng, gọi là giới theo phong tục; Giới của mẹ Bồ tát khi Bồ tát nhập thai "không có tư tưởng dục nhiễm" gọi làà Giới tất yếu; Giới của người sinh ra đã thanh tịnh như trường hợp tôn giả Ca Diếp, gọi là Giới do nhân sinh đời trước.

đ. Giới thuộc 5 loại: Giới thanh tịnh hữu hạn, thanh tịnh vô hạn, thanh tịnh đã viên mãn, thanh tịnh không dính mắc và thanh tịnh đã tịnh chỉ. Giới của người chưa nhập Tăng chúng, gọi là Giới thanh tịnh hữu hạn; giới của những người đã nhập Tăng chúng, đã thọ cụ túc, gọi là giới thanh tịnh vô hạn; giới của phàm phu có đức hạnh, chuyên hành thiện, đang viên mãn bậc hữu học, gọi là giới thanh tịnh đã viên mãn. Giới của bậc hữu học không dính mắc tà kiến, gọi là giới không dính mắc; giới của bậc A La Hán, gọi là Giới đã tịnh chỉ, vì không còn cấu uế.

Ngoài ra, Patisambhidà còn phân loại giới thành ra 47 loại tất cả.

Nếu người giữ giới không thanh tịnh, phạm giới, thì có các trường hợp xảy ra: Giới bị rách nát, giới bị lủng, giới bị hoen ố, giới bị lốm đốm. Khi một người phạm giới do vì lợi dưỡng, tiếng khen, hay bị dục vọng sai khiến, thì gọi là giới bị rách nát, như tấm vải bị cắt ở ngoài biên, nhưng nếu vị ấy phạm giới trong lúc đang tu học tiến bộ, thì gọi là giới bị lủng, như tấm vải bị cắt ở giữa; khi một người phạm giới liên tiếp 2, 3 lần, thì gọi là giới bị hoen ố, như một con bò đen, bỗng có một mảng lông khác màu ở trên mình; khi vị ấy phạm giới thường xuyên thì gọi là giới bị lốm đốm, như một còn bò màu vàng, lại có nhiều đốm trắng khắp mình.

Một người thiếu giới hạnh thì không thể làm cho chư thiên hoan hỷ, mà còn trở thành kẻ ngoan cố đối với các bạn đồng phạm hạnh. Vị ấy đau khổ khi phạm giới, vì bị chỉ trích, và hối hận khi thấy những người giữ giới được tán dương. Người ấy vô giá trị, vì không đem lại quả báo tốt đẹp cho các thí chủ. Người ấy khó làm cho sạch, như thùng phân dơ lâu năm, như một khúc gỗ mục trên giàn hoả, vì không phải người xuất gia, cũng không phải cư sĩ. Mặc dù tự xưng là Tỳ kheo mà không phải Tỳ kheo, nên giống như con lừa đi theo bầy bò. Vị ấy luôn nóng nảy, như kẻ thù của mọi người. Sống chung với vị ấy khó khăn, như sống chung với một xác chết. Mặc dù vị ấy có thể là người đa văn, nhưng vị ấy không đáng được các bậc đồng phạm hạnh cung kính. Vị ấy không thể đạt được các quả thù thắng, như người mù không thể thấy sắc. Vị ấy bất cẩn đối với diệu pháp, như kẻ nghèo sống trong một đất nước phú cường. Mặc dù vị ấy tưởng mình hạnh phúc, nhưng kỳ thực rất đau khổ, vì phải gặt hái những ác quả do sự phạm giới đem lại. (Kinh Hoả tụ, A. IV, 128-34).

Trái lại, người giữ giới trọn vẹn là: Không vi phạm các học xứ, sám hối những giới đã phạm, không có các sự trói buộc của dục vọng, không khởi những ác pháp như phẫn nộ, hận thù, độc đoán, khinh thường, đố kỵ, bỏn xẻn, lừa dối, gian lận, cứng đầu, kiêu căng, ngã mạn, cao ngạo, khoe khoang, lơ đễnh, mà thường khởi những đức tính như ít muốn, biết đủ, viễn ly. (Trung bộ kinh, số 7 và số 24)

Cách sử dụng 4 sự cúng dường liên quan đến giới hạnh: dùng như kẻ trộm, dùng như kẻ mắc nợ, dùng như hưởng gia tài của tổ tiên, dùng như người chủ. Một người không giới đức sử dụng 4 vật dụng được cúng dường, ngay cả sự có mặt trong Tăng chúng, gọi là dùng như kẻ trộm, Một người có giới mà không chân chánh giác sát trong khi dùng 4 vật cúng dường, thì gọi là dùng như kẻ mắc nợ. Trái lại, sử dụng 4 vật cúng dường để đạt được bảy bậc Hữu học (4 đạo, 3 quả), thì gọi là dùng như hưởng gia tài của tổ tiên, vì họ là những người con của Như Lai, họ dùng những vật dụng như thừa hưởng gia tài của cha để lại. Một vị đã đoạn trừ hết phiền não, không còn bị các dục sai sử, là dùng các vật cúng dường như người chủ.

(THANH TỊNH ÐẠO LUẬN TOẢN YẾU)


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

KHI CÓ NGƯỜI QUÁ VÃNG ĐỌC KINH CHI ĐỂ CẦU SIÊU ?

Khi chúng sanh chết ,rồi do theo cái NGHIỆP của mình đã tạo ,mà đi thọ sanh trong Kiếp sau .Chúng sanh nào làm việc lành ,được hưởng cảnh an vui ở cõi Trời ,hoặc làm người thì được giầu sang phú túc v.v…Chúng sinh nào tạo việc dữ thì phải lãnh quả khổ nơi bốn đường ác .Hoặc làm người thì phải chịu xấu xa ,hèn hạ ,nghèo đói ,bệnh tật v.v…

Đó là định luật của lý nhân quả luân hồi ,tái sinh và nghiệp báo ,chứ không phải sự đọc tụng ,cầu xin mà được siêu sanh ,hay vì lời nguyền rủa chửi mắng mà phải bị sa đoạ đâu !


VẬY KHI CÓ NGƯỜI CHẾT ,THỈNH CHƯ TĂNG LÀM CHI ?

Khi gia đình có người quá vãng ,mời thỉnh chư Tăng đến nhà tụng Kinh ,có hai mục đích :

-Thứ nhất ,chư Tăng đến nhà ,nhân cơ hội có tử thi lấy đó làm đề mục “QUÁN TỬ THI” mà chỉ quán tham thiền cho tâm thanh tịnh ,để tự nhắc nhở mình tu hành tinh tấn với mục đích TỰ ĐỘ !

-Thứ hai ,lời KINH đọc tụng của chư Tăng trong lễ CẦU SIÊU ,là những lời nhắc nhở chân thành ,những câu kệ ngôn ĐỘNG TÂM mà đức PHẬT khuyên dạy những người còn SỐNG hãy lấy sự CHẾT ,sẽ phải đến với mình (cũng sẽ chết như thế đó ) mà lo hối hả tu hành ,gieo duyên ,làm phước cho mau thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi ,TAM GIỚI Khổ ,đó là mục đích ĐỘ THA !


NHƯ VẬY NGƯỜI CHẾT KHÔNG ĐƯỢC ÍCH LỢI SAO ?

Thật ra ,chiếc thân tứ đại này ,khi Thức đã tìm cảnh giới Thọ sanh ,chất lửa ra khỏi ,chất gió cũng không còn . Chỉ còn Đất và Nước ở lại ,chỉ là vật Vô tri ,vô giác .Đem chôn cũng không biết ,đem đốt cũng không hay ,tuỳ theo phong tục tập quán ,từng nơi ,từng quốc độ !

Song cũng có điều lợi ích là ,do nhờ phước báu của sự PHÁP THÍ mà chư Tăng đọc tụng nhắc nhở người sống ,thức tỉnh tu hành trên ,cũng là trợ duyên cho người quá cố đến nơi an vui ,nếu nghiệp lành đã tạo được đầy đủ ,nhờ trợ duyên giúp đỡ ,ví như gió thổi làm cho bay cục bông gòn hay chiếc lá lên được dễ dàng .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

NGƯỜI LÀM VIỆC ÁC TỤNG KINH KHÔNG ÍCH LỢI SAO ?
Ví như ,một người sát nhân ,mang án tử hình ,bị đưa ra PHÁP TRƯỜNG đền tội .Thì dù cho thân bằng quyến thuộc ,Cha Mẹ ,vợ con hay anh em có mang nhiều vàng bạc đem lo lót hay khóc lóc van xin nơi vị quan toà xử án thanh liêm ,không đem lại lợi ích chi tử tội như thế nào ,thì sự đọc tụng KINH và sự hộ niệm của chư Thiện tín ,bạn bè gần xa ,đối với kẻ đã tạo nghiệp dữ không đạt kết quả gì cũng như thế ấy !

Đức Thế Tôn hằng khuyên dạy !

-Này các Tỳ Khưu ! NHƯ LAI chỉ là người hướng Đạo ,chỉ đường .Cũng như ngón tay NHƯ LAI chỉ mặt trăng . Mặt trăng ở trên hư không ,do NHƯ LAI chỉ chứ không phải ở trên đầu ngón tay của NHƯ LAI đâu !

Đạo của NHƯ LAI cũng như thế ấy ! Người nào đi theo bước chân của NHƯ LAI ,thì sẽ đạt đến sự an vui ,chứ NHƯ LAI không hề đưa tay nắm dắt lôi kéo một người nào ,nếu kẻ ấy chẳng chịu bước chân đi !

Lời KINH ,đọc,tụng,nghe rồi ,suy niệm cho hiểu rồi thực hành theo thì sẽ đạt đến kết quả lợi ích chẳng sai .Trái lại ,đọc tụng để kể công ,được bao nhiêu thiên ,bao nhiêu biến ,bao nhiêu quyển…thì đọc tụng từ đời này cho đến vô lượng kiếp vị lai mà không hiểu ,không hành theo ,thì thật là hoài công vô ích ,chẳng khác nào nấu cát mong thành cơm ,hay như đứa trẻ chăn bò thuê cứ mãi ngồi đếm số bò của nó chăn từ ngày này sang ngày nọ ,mà thực tế ,thì nó chả có con nào cả .Lại nữa ,ví như người bị đói mà không chịu ăn cho no ,cứ mãi ngồi la gào “TÔI ĐÓI,TÔI ĐÓI” hoặc nhờ người khác ăn giùm ,thì biết bao giờ mới no cho được ?


Đọc ,tụng chỉ là phương tiện .Hành theo mới là cứu cánh .Đạt đến đạo quả giải thoát NIẾT BÀN mới là mục đích tối thượng của người TU THEO ĐẠO PHẬT !


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Kinh Tương Ưng, Tập IV, trang 313 nêu rõ:

"Nếu có người làm mười ác hạnh, rồi một quần chúng đông đảo đến cầu xin cầu khẩn chấp tay, mong rằng người ấy sẽ được sanh thiện thú, thiện giới. Sự cầu khẩn như vậy vô ích, vì người ấy làm mười ác hạnh sẽ rơi vào địa ngục ví như một người quăng một tảng đá vào hồ nước, rồi một số đông đảo quần chúng đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng tảng đá ấy sẽ được nổi lên. Sự cầu khẩn như vậy là vô ích, vì tảng đá ấy, với sức nặng của nó, không thể nổi lên, không thể trôi vào bờ, như lời cầu xin của quần chúng ấy.

Trái lại, một người từ bỏ mười ác hạnh, làm mười hạnh lành, nếu có một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay, cầu rằng người ấy sẽ bị sanh vào địa ngục, đọa xứ, thời lời cầu xin ấy cũng không được thành tựu. Người ấy vẫn được sanh lên thiện thú, thiện giới, cõi người. Ví như một người nhận chìm một ghè dầu vào trong hồ nước rồi đập bể ghè dầu ấy, thời số dầu ấy sẽ nổi lên trên mặt nước. Dẫu cho có một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay, cầu rằng số dầu ấy chìm xuống đáy nước. Lời cầu xin ấy tất nhiên không có kết quả, số dầu ấy vẫn nổi lên trên mặt nước. Như vậy, có cầu khẩn, có cầu xin cũng không có lợi ích gì".


Kinh Tăng Chi IIIA, trang 123 xác chứng thêm sự vô ích của cầu xin và cầu khẩn.

Một vị Tỳ kheo không chú tâm trong sự tu tập, khởi lên ước muốn được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, ước muốn ấy nhất định không được toại nguyện. Như con gà mái có tám, mười hay mười hai trứng gà, nó ấp ngồi không đúng cách, ấp nóng không đúng cách, ấp dưỡng không đúng cách, thời dầu cho con gà ấy có khởi lên ý muốn mong rằng các con gà con của nó, với chân, với móng, với miệng, làm bể vỏ trứng và thoát ra một cách an toàn, con gà mái ấy cũng không được toại nguyện. Vì cớ sao? Vì con gà mái không ấp ngồi một cách đúng đắn, không ấp nóng một cách đúng đắn, không ấp dưỡng một cách đúng đắn.

Ngược lại, một Tỳ kheo sống chú tâm trong sự tu tập, dầu không khởi lên ước muốn: "Mong rằng tâm Ta được giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ", tuy vậy tâm vị ấy vẫn được giải thoát không có chấp thủ. Vì cớ sao? Phải nói rằng vị ấy có tu tập. Có tu tập gì? Có tu tập bốn niệm xứ, có tu tập bốn chánh cần, có tu tập bốn như ý túc, có tu tập năm cần, có tu tập năm lực, có tu tập bảy giác chi, có tu tập Thánh đạo tám ngành. Ví như con gà mái, có tám, mười hay mười hai trứng. Nó ấp ngồi một cách đúng đắn, nó ấp nóng một cách đúng đắn. Dẫu con gà ấy không khởi lên ước muốn, mong rằng các con gà con của nó, với chân, với móng, với mỏ, làm bể vỏ trứng và thoát ra một cách an toàn, các con gà con của nó cũng phá vỏ trứng và thoát ra ngoài một cách an toàn. Như vậy, có ước nguyện hay không ước nguyện không thành vấn đề. Vấn đề chính là có hành động đúng đắn, đúng pháp để đưa đến kết quả mong muốn mà thôi.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

ĐỨC PHẬT TỔ GOTAMA THUỘC VỀ BỒ TÁT HẠNH NÀO ?

Đức Bổn sư của chúng ta ,thuộc về Bồ tát tu theo HẠNH TRÍ TUỆ ,nghĩa là hồi còn làm Bồ tát ,Ngài gặp Đức Phật NHIÊN ĐĂNG là vị Phật thọ ký cho Ngài đầu tiên .

TRƯỚC KIA NGÀI ĐÃ PHÁT NGUYỆN RA SAO ?

Theo CHÁNH TÔNG GIÁC (trang 8,mục 28 đức Phật quá khứ ).Vô lượng kiếp quá khứ ,trải qua một A TĂNG KỲ kiếp ,không có một vị Phật nào ra đời tế độ quần sanh .Khi ấy ,có một người lái buôn thuyền ,tên là MATUDÀRAMÀNAVA (Tàu âm TU ĐẠI NA) đi buôn bị đắm thuyền giữa vời .Ráng sức cõng mẹ trên vai ,lội bể trong bẩy ngày .Người mặc dù mệt nhọc vô cùng ,vẫn can đảm hy sinh vì Mẹ ! Làm cảm động đến vị Đại Phạm Thiên Ngài bèn xui khiến cho người lái thuyền phát tâm trong sạch ,nguyện thành một bậc CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC để cứu độ chúng sanh ,thoát khỏi sông mê biển khổ .

Từ đó vị lái thuyền trở thành một vị Bồ tát để lập nguyện trong Tâm 7 A TĂNG KỲ .Rồi phát ra lời nói ,tu tập thêm 9 A TĂNG KỲ.Cho đến khi gặp được đức Phật NHIÊN ĐĂNG (DIPÂNGHÀRA) thọ ký cho biết ,còn 4 A TĂNG KỲ và 100 ngàn đại kiếp quả địa cầu nữa sẽ thành một vị Phật CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC .Có tên là GOTAMA vậy !


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách