CÁC BÀI THƠ THIỀN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

chuchuyen
Bài viết: 49
Ngày: 08/04/10 00:24
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đồng Nai

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi chuchuyen »

_PHÓNG CUỒNG NGÂM_
(Tuệ Trung Thượng Sĩ)

Thiên địa thiếu vọng hề hà mang mang,
Trượng sách ưu du hề phương ngoại phương.
Hoặc cao cao hề vân chi sơn,
Hoặc thâm thâm hề thủy chi dương.
Cơ tắc xan hề hòa la phạn,
Khốn tắc miên hề hà hữu hương.
Hứng thời xuy hề vô khổng địch,
Tịnh xứ phần hề giải thoát hương.
Quyện tiểu khế hề hoan hỉ địa,
Khát bảo xuyết hề tiêu dao thang.
Qui Sơn tác lân hề mục thủy cổ,
Tạ Tam đồng chu hề ca thương lang.
Phỏng Tào Khê hề ấp Lư Thị,
Yết Thạch Đầu hề sài lão Bàng,
Lạc ngô lạc hề Bố Đại lạc,
Cuồng ngô cuồng hề Phổ Hóa cuồng.
Đốt đốt phù vân hề phú quí,
Hu hu quá khích hề niên quang.
Hồ vi hề quan đồ hiểm trở,
Phả nại hề thế thái viêm lương.
Thâm tắc lệ hề thiển tắc yết,
Dụng tắc hành hề xả tắc tàng.
Phóng tứ đại hề mạc bả tróc,
Liễu nhất sanh hề hưu bôn mang.
Thích ngã nguyện hề đắc ngã sở,
Sanh tử tương bức hề ư ngã hà phương.




_KHÚC HÁT ĐIÊN QUÀNG_
(Dịch thơ: Thiền sư Thích Thanh Từ)

Trời đất liếc trông chừ sao thênh thang,
Chống gậy rong chơi chừ phương ngoại phương.
Hoặc cao cao chừ mây đảnh núi,
Hoặc sâu sâu chừ nước trùng dương.
Đói thì ăn chừ cơm mười phương góp,
Mệt thì ngủ chừ nơi chẳng quê hương.
Hứng lên chừ thổi sáo không lỗ,
Lặng xuống chừ đốt giải thoát hương.
Mỏi nghỉ chút chừ đất hoan hỉ,
Khát uống no chừ tiêu dao thang.
Qui Sơn láng giềng chừ chăn con trâu nước,
Tạ Tam đồng thuyền chừ thổi khúc thương lang.
Thăm Tào Khê chừ ra mắt Lư Thị,
Viếng Thạch Đầu chừ sánh lão Bàng.
Vui ta vui chừ Bố Đại vui sướng,
Điên ta điên chừ Phổ Hóa điên gàn.
Chà chà, bóng ngày chừ qua khe cửa,
Ối ối, mây nổi chừ mộng giàu sang.
Chịu sao chừ thói đời ấm lạnh,
Đi chi chừ gai góc đường quan.
Sâu xoắn áo chừ cạn nhón gót,
Dùng phô ra chừ bỏ ẩn tàng.
Buông bốn đại chừ đừng nắm bắt,
Tỉnh một đời chừ thôi chạy quàng.
Thỏa nguyện ta chừ được ngã sở,
Sống chết bức nhau chừ ta vẫn như thường.


"Chúng sanh, tức phi chúng sanh,thị danh chúng sanh".

- Kinh Kim Cang -

Lục Tổ : Nay ta gượng nói ra, khiến ngươi bỏ tà kiến, chớ chấp theo lời nói, mới cho biết ít phần”.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Giám Chân (nối pháp Tuyết Phong) nhân Mân Vuơng thỉnh phó trai ở lầu Thanh Phong. Sư ngồi lâu , chợt ánh sáng mặt trời làm lóa mắt. Sư hoát nhiên đốn ngộ, liền làm bài kệ :

Thanh Phong lâu thượng phó quan trai
Thử nhật bình sinh nhãn hoát khai
Phuơng thức phổ thông niên viễn sự
Bất tòng Thông Lĩnh lộ tuơng lai


Nghĩa
Trên lầu Thanh Phong dự quan trai
Ngày ấy đời tôi mở mắt ngay
Mới tin việc tổ sang Trung Quốc
Chẳng từ Thông Lĩnh trở về sau.

GHI CHÚ
"Phương thức phổ thông niên viễn sự " là mới biết việc mà ai cũng biết (phổ thông) năm xưa ấy
Mà việc ai cũng biết đó là Tổ Đạt Ma sang Trung Quốc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Pháp Đạt tụng kinh Pháp Hoa hơn ba ngàn bộ. Khi gặp lục tổ, làm lễ, đầu không chấm đất. Tổ quở :
- Lạy chẳng chấm đất thì đừng lạy còn hơn. Trong tâm ông ắt có một vật. Ngày thường tu hạnh gì ?
- Niệm kinh Pháp Hoa được ba ngàn bộ.
- Tuy ông niệm được muôn bộ mà chẳng đạt ý kinh. Nếu chẳng cho đó là hay thì cùng ta sánh bước. Nếu ông chấp trước việc đó thì không có ông đức gì cả.
Tổ hỏi
- Ông tên gì ?
-Tên Pháp Đạt.
- Ông là Pháp Đạt mà chưa từng đạt pháp.
Tổ nói kệ:

Nay ông tên Pháp Đạt
Tụng niệm chẳng biếng nhác
Tụng rỗng theo âm thanh,
Mjnh tâm gọi Bồ tát
Nay ông có duyên do
Ta nói cho ông nghe
Chỉ tin Phật không lời,
Từ miệng mọc Liên Hoa.

Sư nghe xong, ăn năn lỗi mình, nói :
- Từ đây về sau con sẽ khiêm cung với tất cả mọi người, cúi mong hòa thượng từ bi lược nói nghĩa lý trong kinh.
- Ông hãy tụng cho ta nghe, ta sẽ vì ông giải nói.
Sư lớn tiếng tụng kinh, đến phẩm Phuơng Tiện, Tổ nói :
- Dừng lại ! Kinh ấy vốn lấy nhân duyên xuất thế làm tôn chỉ, dù nói nhiều thứ thí dụ chẳng qua cũng như thế. Chỉ vì một đại sự nhân duyên mà thôi. Đại sự ấy chính là 'Phật Tri Kiến". Ông chớ nhầm ý kinh. đừng thấy kinh nói "Khai, Thị, Ngộ, Nhập" mà cho là Tri kiến của Phật, còn mình thì vô phần. Nếu hiểu như thế là báng kinh, hủy Phật. Kia đã là Phật, đầy đủ tri kiến, cần gì phải khai mở? - Ông nay có tin Phật tri kiến chỉ là tự tâm ông, không có cái nào khác. Bởi vì tất cả chúng sinh tự quên ánh sáng của mình mà tham đắm cảnh trần, ngoài thì duyên theo cảnh, trong thì tâm lăng xăng, nên cam chịu bôn ba, khiến cho chư Phật phải nhọc nhằn từ Tam Muội trở dạy, đắng miệng khuyên răn, khiến cho chúng sinh thôi dứt ! Chớ hướng ngoài tìm cầu thì cùng Phật không khác, cho nên nói là "Khai Phật tri kiến" Nếu ông lấy sự tụng niệm khổ nhọc đó cho là công khóa thì khác nào con trâu Ly tự mến cái đuôi.
Sư nói :
- Nếu hiểu được nghĩa thì chẳng cần tụng kinh phải không ?
- Kinh có lỗi gì mà ông lại không tụng ? Mê ngộ tại người, tổn ích là do ông. Hãy nghe kệ :

Tâm mê Pháp Hoa chuyển
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa
Tụng lâu không sáng tỏ
Nghĩa chính trở nên tà.
Vô niệm, tụng tức chính
Hữu niện, tụng thành tà.
Có không đều chẳng chấp
Cưỡi mãi bạch ngưa xa.

Sư nghe kệ càng mở mang trí tuệ, nói :
- Kinh nói "các bậc đại Thanh Văn cho đến hàng Bồ tát, hết sức suy lường còn chưa đo được Phật trí". Nay Tổ nói rằng phàm phu chỉ ngộ tự tâm là thành Phật tri kiến. Và con tự biết mình chẳng phải Thượng căn thì làm sao khỏi nghi được ? Và kinh nói có ba xe, làm sao phân biệt được xe trâu trắng ? Cúi mong Hòa Thượng rủ lòng tuyên nói.
Tổ nói :
Ý kinh rõ ràng, tai ông mê muội. Các hàng tam thừa chẳng đo nổi Phật trí, lỗi tại suy lường. Dù ho họ có hết sức suy tư lại càng cách xa. Phật vốn vì hàng phàm phu mà nói, nếu chẳng chịu tin lý này thì giống như họ, lui khỏi pháp hội. Họ chẳng biết chính họ ngồi trên xe trâu trắng mà lại tìm ba xe ở ngoài cửa. Huống hồ văn kinh đã nói rõ "Không hai cũng không ba". Sao ông chẳng tỉnh ra việc ba xe là giả ? Vì nhiều chấp trước nên nói Nhất thừa là thật. Ngày nay đã bớt chấp trước nên chỉ dạy ông bỏ giả về thật. Sau khi về thật, cái thật cũng không có tên.
Nên biết chỗ trân bảo ấy hoàn toàn thuộc về ông, do ông thọ dụng, lại chẳng nghĩ là cha, chẳng nghĩ là con, chẳng nghĩ là thọ dụng. Ấy gọi là trì kinh Pháp Hoa, Kiếp kiếp đời đời tay chẳng rời quyển. Ngày đêm thường tụng niệm.

Nhờ Tổ chỉ dạy, nên sư được thấu suốt. Sư vui mừng hớn hở nói kệ tán thán:

Tụng kinh ba ngàn bộ
Tào Khê một câu quên
Chưa rõ ý xuất thế
Đâu hết nhiều đời cuồng
Dê, nai, trâu tạm đặt
Ba đoan thiện quét luôn,
Ai biết trong nhà lửa
Vốn là Pháp Trung Vuơng.

Tổ bảo :
- Từ nay về sau ông mới đáng gọi là ông tăng tụng kinh.
Sau khi sư lãnh hội được ý chỉ của Tổ, sư cũng không sao nhãng việc luyện tập.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Hoàng Long Huệ Nam trước ở với ngài Lặc Đàm, Hoài Trừng không ngộ, sau đến tham vấn ngài Từ Minh. Từ Minh hỏi :
- Khi "Động Sơn hỏi đạo, tổ nói tha ba muơi gậy". Khi ấy Đông Sơn nên ăn ba muơi gậy hay chẳng nên bị ăn gậy ?
Sư đáp :
- Nên bị ăn gậy.
Từ Minh nghiêm sắc mặt nói:
- Nghe ba muơi gậy liền nói nên cho ăn thì từ sáng đến chiều nghe tiếng quạ kêu, chim hót, tiếng chuông, tiếng trống lẽ ra cũng nên cho ăn gậy hết sao ?
Sư nhìn sững mà lui. Từ Minh nói :
- Ban đầu ta nghi chẳng thể làm thầy ông, bây giờ thì làm thầy ông được rồi,ông hãy lễ bái đi.
Sư lễ bái xong, đứng dậy, Từ Minh hỏi :
- Triệu Châu nói "Bà già Đài Sơn bị ta khám phá". Ông thử chỉ ra chỗ khám phá xem !
Sư suy nghĩ đổ mồ hôi mà chẳng đáp được, rảo bước đi ra. Hôm sau đến hỏi chỗ ấy liền bị ngài Từ Minh quát mắng. Sư nhìn hai bên tả hữu nói :
- Chính vì chưa hiểu biết mới cầu quyết trạch. há lấy sự chửi mắng cho là pháp thí từ bi sao ?
Từ Minh cười nói :
- Như vậy là chửi mắng sao ?
Ngay khi ấy sư thầm ngộ được ý chỉ kia, reo lên :
- Lặc Đàm quả là tử ngữ, hiển ngữ.
Sư nói kệ :

Kiệt xuất tùng lâm thị Triệu Châu.
Lão bà khám phá một do lai
Như kim tứ hai thanh như kính
Hành nhân mạc dĩ lộ vi nan.


Nghĩa
Trổi nhất tùng lâm là Triệu Châu
Bà già bị khám mất cội nguồn
Hôm nay bốn bể như guơng sáng
Bộ hành thôi chớ ghét con đường.

Từ Minh lấy tay chỉ ngay chữ mất (một). Sư liền đổi thành chữ có (hữu). Vì khâm phục ngài Từ Minh nên sư ở lại đấy hầu hạ ngài vái tháng nữa mới ra đi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Động Sơn Hiểu Thông tự tay trồng một muôn cây tùng ở ngọn Đông Lãnh, vừa trồng vừa tụng kinh Kim Cang. Người trong núi gọi ngọn núi ấy là "Kim Cang Phuơng Tài Tùng".
Lang Trung Ti Bộ là Hứa Công Thức nghe Tường Công nói rằng :"Thông Đạo giả ở Giang Tây là con mắt của trời,người đó".
Hứa công tìm tới thì sư Hiểu Thông đã trụ núi (nhập thất trên núi). Hứa công bèn làm bài thơ gởi đến :

Ngữ ngôn hồn bất trệ
Cao nhiếp tổ sư tung
Dạ tọa liên vân thạch
trú tài đái vũ tùng
Cảnh phân kim điện chúc
Sơn đáp nguyệt lâu chung
Hữu vấn Tây lai ý
Linh đường đối viễn phong.


Nghĩa
Ngữ ngôn đều chẳng trệ
Noi theo dấu tổ sư
Đêm ngồi sen đá kết
Ngày trồng tùng điểm suơng
Đuốc chùa soi cảnh vật
núi vọng tiếng lầu chuông
Có hỏi tổ sư ý
Non xa đối Phật đường.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Sư Pháp Diễn đến trong chúng hội ngài Bạch Vân. Ngài Bạch Vân nói :
"Cắn bể một cái bánh nhân sắt liền được đầy đủ trăm vị. Với cái bánh này, các vị nói một câu xem".
Sư nói kệ :

Hoa phát kê quan mị tảo xưng
Thùy nhân năng diễn tử ti đầu
Hữu thì phong động tần tuơng ỷ
Tự hướng giai tiền đấu bất hưu.


Nghĩa
Một sớm hoa mồng gà nở rộ
Ai hay đem nó nhuộm đỏ thêm
Gió thổi cành hoa tựa lẫn nhau
Như hai gà chọi ở trước thềm.

Ý nói cảnh vật chỉ là huyễn cảnh


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Vô Trước Văn Hỷ ở Hàn Châu đến chùa Hoa Nghiêm ở núi Ngũ Đài, hang Kim Cang chiêm bái. Sư gặp một ông già cưỡi trâu mời sư vào chùa. Ông già gọi
- Quân Đề
Có một đồng tử ứng thinh bước ra chào đón. Ông già thả trâuổif dẫn sư lên nhà. Trong nhà ánh sáng vàng rực rỡ. Ông già ngồi trên giường, chỉ cái đôn bảo sư ngồi và hỏi :
- Từ đâu đến đây ?
- Từ phuơng Nam đến.
- Phật pháp ở phuơng Nam được gìn giữ ra sao ?
- Đời mạt pháp, Tỳ kheo ít giữ giới luật.
- Có bao nhiêu chúng ?
- Hoặc ba trăm, hoặc năm trăm.
Sư hỏi lại :
- Ở đây Phật pháp được gìn giữ thế nào ?
- Rồng rắn lẫn lộn, phàm thánh ở chung.
- Có bao nhiêu chúng ?
- Trước ba ba,sau ba ba.
Ông già gọi đồng tử dâng trà lên và cùng sư thù tạc. Sư nhắp vị trà, tâm hồn sảng khoái. Ông già giơ chung pha lê hỏi sư :
- Phuơng Nam có cái này chăng ?
- Không có.
- Bình thường lấy cái gì để uống trà ?
Sư không đáp được. Sư thấy trời đã về chiều bèn thưa với ông già xin cho sư nghỉ lại một đêm được chăng. Ông già đáp
- Ông còn tâm chấp thì chẳng được ngủ.
- Tôi không còn tâm chấp.
- Ông từng thụ giới chưa ?
- Thụ giới đã lâu rồi.
- Ông nếu không còn tâm chấp thì cần gì thụ giới.
Sư cáo từ lui bước. Ông già sai đồng tử đưa tiễn. Sư hỏi đồng tử :
- Trước ba ba là bao nhiêu vậy ?
Đồng tử gọi : Đại đức !
Sư ứng thanh : Dạ !
- Là bao nhiêu ?
Sư không đáp được, lại hỏi :
- Đây là chỗ nào ?
- Đây là chùa Bát Nhã trong hang Kim Cang.
Sư chợt tỉnh, biết ông già kia là Văn Thù, xong không thể gặp lại, bèn cúi chào đồng tử, xin một lời tiễn biệt. Đồng tử nói kệ :

Trên mặt không sân : đồ cúng dường.
Trong miệng không sân : tỏa huơng thơm.
Trong tâm không sân : đồ trân bảo.
Không nhơ không nhiễm là chân thường.


Nói xong Quân Đề cùng với chùa chiền đều biến mất, chỉ thấy trong mây ngũ sắc , Văn Thù cưới sư tử lông vàng bay qua bay lại. Bỗng có một đám mây trắng từ phuơng Đông kéo đến che khuất chẳng thấy nữa.
Lúc ấy nơi chùa Bồ Đề ở Thuơng Châu, các vị tăng còn nghe văng vẳng âm thanh chấn động trong núi. Sư nhân đó dừng lại ở Ngũ Đài.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Phù Dung Đạo Giai nói về lý Thật Tướng:

Sát sát, trần trần, xứ xứ đàm.
Bất lao đàn chỉ Thiện Tài tham.
Không Sinh đã giải thông Tin tức
Hoa vũ nham tiền, điểu bất hàm.


Nghĩa
Chỗ chỗ, nơi nơi khéo luận bàn
Búng tay nào nhọc Thiện Tài tham
Không Sinh đã biết thông tin tức
Trươc núi mưa hoa, chim lặng câm.

GHI CHÚ
Thiện Tài : Đồng tử cầu học Phật pháp trong kinh Hoa Nghiêm.
Không Sinh : Ngài Tu Bồ Đề đệ tử Phật, giải không bậc nhất.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Động Sơn qua cầu

Thiền sư Động Sơn (nối pháp Vân Nham), nhân đi qua cầu, thấy bóng của mình liền ngộ ý chỉ của Tổ, liền làm kệ :

Thiết kỵ tòng tha mích
Thiều thiều dữ ngã sơ
Ngã kim độc tự vãng
Xứ xứ đắc phùng cừ
Cừ kim chính thị ngã
Ngã kim bất thị cừ
Ưng tu thậm ma hội
Phuơng khế đắc như như.


Nghĩa :
Rất kỵ từ người tìm
Xa xôi cách xa ta
Nay ta riêng tự bước
Chỗ chỗ đều gặp va
Va nay chính là ta
Ta nay chẳng phải va
Cần phải như thế hội
Mới khế hợp như như.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tăng hỏi Giáp Sơn :
- Thế nào là cảnh Giáp Sơn ?
Sơn đáp :

Viên bảo tử qui thanh chướng lí
Điểu hàm hoa lạc bích nham tiền.


Nghĩa
Vượn mãi bồng con về núi biếc
Chim ngậm hoa rơi trước vách xanh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền sư Nguyên Tĩnh (Nối pháp Ngũ Tổ Diễn) lập mười cửa để ấn chứng tự tâm. Qua được mười cửa ấy mới ổn đáng.
Mười cửa ấy là :

1) Phải tin có một giáo ngoại biệt truyền.
2) Phải hiểu biết giáo ngoại biệt truyền đó.
3) Phải hiểu hữu tình thuyết pháp và vô tình thuyết pháp chẳng phải là hai.
4) Phải thấy tính như thấy chỉ trong lòng bàn tay.
5) Phải có con mắt khéo phân biệt các pháp.
6) Phải đi đường chim, lối huyền nhiệm.
7) Phải văn vũ kiêm tề.
8) Phải phá tà hiển chánh.
9) Phải đại cơ đại dụng.
10) Phải hồi hướng khắp chúng sinh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tuyết Đậu lo Thiền đạo ngày càng suy vi, có làm bài kệ rằng :

Tam phần quang âm, nhị quá tảo
Linh đài nhất điểm bất khai ma
Tham sinh trục nhật khu khu khứ
Hoán bất hồi đàu tránh nại hà!


Nghĩa
Tấc bóng thời gian qua rất mau
Linh đài một điểm chẳng chùi lau
Bo bo tham sống ngày qua buổi
Gọi chẳng hồi đầu biết tính sao ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.41 khách