Phật tánh là gì ?

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

chim_en
Bài viết: 12
Ngày: 19/10/08 23:22
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Phật tánh là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi chim_en »

Phật tánh là gì?

Tại thai thì làm thân,
Ở đời thì làm người.
Tại mắt thì gọi thấy,
Tại tai thì rằng nghe,
Ở mũi thì biết mùi,
Ở miệng thì trò chuyện,
Ở tay thì cầm nắm,
Tại chân thì rảo đi.
Hiện ra khắp cả sa-giới,
Thâu lại trong một mãy trần,
Kẻ ngộ biết là Phật tánh,
Người mê gọi là thần-hồn.
.......................
(Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma)
Sửa lần cuối bởi Monggiac vào ngày 20/10/08 22:21 với 1 lần sửa.
Lý do: Xin phép bạn cho mình bỏ dấu tiếng Việt để dể đọc


thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Phat tanh la gi?

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Như nước mượn hình:
Ở bình thì hình bình, ly thì hình ly, chén thì hình chén, chậu thì hình chậu, hồ thì hình hồ, sông thì hình sông,...
Nhưng, tướng của nước vốn chẳng phải ở nơi bình, ly, chén, chậu,...
Vì nước chẳng nhận bình, ly, chén, chậu,... làm tướng nên mới có thể lúc thì hiện bình, khi thì hiện ly, chén, chậu,...
Nếu nước lấy 1 tướng làm tướng thì đã chẳng có thể tùy lúc, tùy duyên mà hiện tướng.
Tướng của nước chẳng phải nơi bình, ly, chén, chậu,.. cũng không lìa bình, ly, chén, chậu,..., cũng chẳng do nơi hiện ra tướng ngoài có khác mà nước bị biến đổi bản chất, nên gượng gọi là "tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên", là "bất tức, bất ly" vậy.

Nếu rõ được tánh của nước thì xong được cửa thứ nhất!

Vậy thế nào là cửa thứ hai?
Nhìn ly nước kìa!
- Coi chừng tròng mắt!

Kính.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phat tanh la gi?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

thientinh82 đã viết:Như nước mượn hình:
Ở bình thì hình bình, ly thì hình ly, chén thì hình chén, chậu thì hình chậu, hồ thì hình hồ, sông thì hình sông,...
Nhưng, tướng của nước vốn chẳng phải ở nơi bình, ly, chén, chậu,...
Vì nước chẳng nhận bình, ly, chén, chậu,... làm tướng nên mới có thể lúc thì hiện bình, khi thì hiện ly, chén, chậu,...
Nếu nước lấy 1 tướng làm tướng thì đã chẳng có thể tùy lúc, tùy duyên mà hiện tướng.
Tướng của nước chẳng phải nơi bình, ly, chén, chậu,.. cũng không lìa bình, ly, chén, chậu,..., cũng chẳng do nơi hiện ra tướng ngoài có khác mà nước bị biến đổi bản chất, nên gượng gọi là "tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên", là "bất tức, bất ly" vậy.

Nếu rõ được tánh của nước thì xong được cửa thứ nhất!
Vậy thế nào là cửa thứ hai?
Nhìn ly nước kìa!
- Coi chừng tròng mắt!
Kính.
SỬA THỬ như vầy nghe :
Nhưng tướng của nước vốn không phải là tướng bình, ly, chén, chậu.
Vì tướng của nước không phải là tướng của bình, ly, chén, chậu, nên mới có thể lúc thì hiện bình, lúc thì hiện ly v.v...

XIN HỎI :
- Vì sao lúc lại dùng TƯỚNG lúc lại dùng TÁNH rứa hè?
- Đã nói THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG, sao còn lắm cửa để qua vậy hè? ;)


thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Phat tanh la gi?

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Chanhientam đã viết:
thientinh82 đã viết:Như nước mượn hình:
Ở bình thì hình bình, ly thì hình ly, chén thì hình chén, chậu thì hình chậu, hồ thì hình hồ, sông thì hình sông,...
Nhưng, tướng của nước vốn chẳng phải ở nơi bình, ly, chén, chậu,...
Vì nước chẳng nhận bình, ly, chén, chậu,... làm tướng nên mới có thể lúc thì hiện bình, khi thì hiện ly, chén, chậu,...
Nếu nước lấy 1 tướng làm tướng thì đã chẳng có thể tùy lúc, tùy duyên mà hiện tướng.
Tướng của nước chẳng phải nơi bình, ly, chén, chậu,.. cũng không lìa bình, ly, chén, chậu,..., cũng chẳng do nơi hiện ra tướng ngoài có khác mà nước bị biến đổi bản chất, nên gượng gọi là "tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên", là "bất tức, bất ly" vậy.

Nếu rõ được tánh của nước thì xong được cửa thứ nhất!
Vậy thế nào là cửa thứ hai?
Nhìn ly nước kìa!
- Coi chừng tròng mắt!
Kính.
SỬA THỬ như vầy nghe :
Nhưng tướng của nước vốn không phải là tướng bình, ly, chén, chậu.
Vì tướng của nước không phải là tướng của bình, ly, chén, chậu, nên mới có thể lúc thì hiện bình, lúc thì hiện ly v.v...

XIN HỎI :
- Vì sao lúc lại dùng TƯỚNG lúc lại dùng TÁNH rứa hè?
- Đã nói THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG, sao còn lắm cửa để qua vậy hè? ;)
Dạ, mạn đáp:
- Luận nơi tướng giả để thấy tướng thật, đến chỗ thật chính là tánh cùng tướng không có khác biệt, chỉ có danh tự khác, nên Tự Tánh cũng gọi Thực Tướng vậy.
- Thực tướng tuy vô tướng, tuy hằng hữu, tuy trọn có, tuy "bất tăng bất giảm" mà con mắt người có mờ có sáng, tâm trí người có ngộ cùng mê, ngộ lại còn có tầng nấc sâu cạn tuy không có 2 Phật tánh, Chân tướng để mà ngộ nhưng do duyên mà cái thấy có mức độ chẳng đồng, vì vậy gượng gọi theo văn tự là nhiều cửa.
Nếu thật qua được 1 cửa tức thấy thật vốn chẳng có cửa gì ráo, vì ngộ lấy, nhận lấy, tỉnh lấy chỗ hằng hữu, từ đầu đến cuối cũng là nó, một hạt cát còn chẳng có chỗ thật lập, làm gì có thật cái sâu cái cạn?
Nhưng, "không tất cả mà có tất cả", đã nhận được dù chỉ là "ánh chớp lưng trời" thì cũng dễ khéo mà nhận ra chỗ "ở phàm chẳng giảm, ở Thánh chẳng tăng" kia, nhưng không có vì vậy mà phế bỏ sâu - cạn, tầng nấc,... mà vẫn hằng biết tuy tu không thật tu mà hằng tu, tuy chứng cho đến rốt ráo vẫn chỉ là ngay nơi trọn đủ lúc đầu mà cấp bậc rõ ràng phân minh (tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng), tuy kho báu trong nhà trọn có mà vẫn khuyên người khéo nhìn, khéo nhận, khéo dùng, mê ngộ rõ ràng, cạn sâu phân minh, tự biết "tánh giác hằng hữu bổn tánh tự minh" mà hằng khai mở con mắt sáng trên đảnh môn cho người, lại dẫn dắt từ Thiên vào Viên, từ cạn vào sâu,... nên không tự phụ, được ít cho là đủ mà dừng trụ giữa đường. Thiền sư cũng từng kinh qua nhiều nấc thang sáng đạo, cũng từng mài dũa 2 chữ "bảo nhậm" lâu xa...

Lại, trong ngữ cảnh trên, sở dĩ lập "cửa" là vì nếu chấp nơi nghĩa thô là hoàn toàn sai ý đạo, nhận thây chết cho là người sống, nên vì lo có người hiểu lầm mà phải quyền biến lập thành mấy "cửa". Nếu ai ngay 1 câu sống nổi thì mới thấy từ đầu tới cuối cùng một vị, những cái cửa này chỉ là trò hề...

Mong ai mắt sáng thấy ngay, thấy đúng, thấy rõ, thấy tột, nhận thật, sống thật thì người huyễn này xin đê đầu đảnh lễ gốc Đại thọ đương lai sẽ "che mát người trong thiên hạ"!
kinhle kinhle kinhle


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Phật tánh là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

Cho Tễu góp "Nhời" với:
-"Cái đó" Đâu phải không chốn nơi.?
"Cái đó" In nhau!
Khác tự Người,
Với là có tự nhận không thôi.?
Nhận rồi lại khác nhau cách dụng,
Anh múa,Tôi vung, Chị vun bồi.
Dụng khi nào sạch: "Cái của tôi",
Lúc ấy làm sao mà nói được:
-Đây, Kia, Đó, Nọ, Anh, Nó, Tôi ?
Nhưng chẳng phải "Nó" chỉ thế thôi.
Dụng "Nó" Biến Hóa để rong chơi,
Nên có: Thích Ca; Di Đà Phật.
Quán Âm; Thế Chí tại riêng Người.
Lại Người chẳng Người,Chơi chẳng Chơi.!?
...Vậy hãy dìu nhau...đến tận nơi.
Lúc đó nói chi !?...Hay Cười nhỉ! :))
...Có chi...Hỷ xả...
-Chúc An Vui. tangbong cafene

Tễu:Kính kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phật tánh là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Tễu đã viết:Cho Tễu góp "Nhời" với:
-"Cái đó" Đâu phải không chốn nơi.?
"Cái đó" In nhau!
Khác tự Người,
...
Tễu:Kính kinhle
Vậy, CÁI ĐÓ có chốn nơi hả?


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phật tánh là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Tễu trả lời đi chớ! Cái nớ có chỗ nơi không? Ở mô?
Không chỉ ra được, đánh đã đành. Mà chỉ ra được, chắc đánh còn bạo nữa.

Thiền Tịnh viết hay hỉ. tangbong
Mai nếu đi tặng ly cafene nghe.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phật tánh là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chanhientam đã viết:Tễu trả lời đi chớ! Cái nớ có chỗ nơi không? Ở mô?
Không chỉ ra được, đánh đã đành. Mà chỉ ra được, chắc đánh còn bạo nữa.

Thiền Tịnh viết hay hỉ. tangbong
Mai nếu đi tặng ly cafene nghe.
Có chớ, nếu không có nơi chốn thì để vào chỗ nào?

"Sừng sững một thân không chỗ tựa"

Câu này của ai vậy?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Phật tánh là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Bác mớ hả? Hay muốn làm ngài Anan? Con mô phải Ma Đăng Già!


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phật tánh là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Nơi dụng chính là thể, ngay thể chính là dụng, thì ngay dụng ấy có khác thật tướng vô tướng không? Thế ngay chỗ sanh diệt (dụng) chính là chỗ nào cũng vô sanh (thể) được chăng? Như dụ thể & dụng như nước và sóng, nước là thể vô sanh, sóng là dụng hằng sanh diệt, thế ngay sóng gọi là nước được chăng? Hay ngay dụng chính là thể được chăng? Tại sao cứ bắt buộc thấy thật tướng vô tướng, mà ngay chỗ các tướng cũng chính là vô tướng vốn không sai khác, thì tại sao cứ bắt buộc luôn thấy vô tướng mà phải lìa các tướng ấy? Sao không thấy các tướng chẳng sai biệt vô tướng? Ngay chỗ sanh diệt cũng chính vô sanh đó sao? Niệm tức vô niệm là thể nào? Cái này hành giả phải lần lượt bước qua.

Đối với người chưa nhận ra thực tướng thì phải phá chấp tướng để nhận vô tướng, đã thấy đặng vô tướng rồi thì phải nhận ra vô tướng ấy chính là sắc tướng không khác nhau, nếu không sẽ làm người ta cứ bị kẹt ngay vô tướng hoài thì vẫn là chấp vô tướng vậy! Phải giúp cho họ vượt qua chỗ đó.

Tứ Cú Kệ thì thế nào:

C1: Có. (đối với người chấp dụng sanh diệt là có - chúng sanh).
C2: Không (Thấy rõ thực tướng vô tướng)
C3: Cũng có cũng không (Thấy tính bất nhị của dụng Và thể).
C4: Chẳng có Chẳng không (Buông bỏ chấp chước bất nhị thể và dụng không hai - gọi là bình thường tâm).

Lý tứ cú tuyệt bách phi là phá bỏ 4 chấp chước này mới được đạo! (nghĩa là buông được cả bình thường tâm luôn nữa! - Nếu buông được thì phải dùng lại được mấy bước đã qua, chứ đừng nghĩ buông được là không xài tới - buông được mà không xài được thì rơi vào chấp không đấy!) :-P

Kính!


thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Phật tánh là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:Nơi dụng chính là thể, ngay thể chính là dụng, thì ngay dụng ấy có khác thật tướng vô tướng không? Thế ngay chỗ sanh diệt (dụng) chính là chỗ nào cũng vô sanh (thể) được chăng? Như dụ thể & dụng như nước và sóng, nước là thể vô sanh, sóng là dụng hằng sanh diệt, thế ngay sóng gọi là nước được chăng? Hay ngay dụng chính là thể được chăng? Tại sao cứ bắt buộc thấy thật tướng vô tướng, mà ngay chỗ các tướng cũng chính là vô tướng vốn không sai khác, thì tại sao cứ bắt buộc luôn thấy vô tướng mà phải lìa các tướng ấy? Sao không thấy các tướng chẳng sai biệt vô tướng? Ngay chỗ sanh diệt cũng chính vô sanh đó sao? Niệm tức vô niệm là thể nào? Cái này hành giả phải lần lượt bước qua.

Đối với người chưa nhận ra thực tướng thì phải phá chấp tướng để nhận vô tướng, đã thấy đặng vô tướng rồi thì phải nhận ra vô tướng ấy chính là sắc tướng không khác nhau, nếu không sẽ làm người ta cứ bị kẹt ngay vô tướng hoài thì vẫn là chấp vô tướng vậy! Phải giúp cho họ vượt qua chỗ đó.

Tứ Cú Kệ thì thế nào:

C1: Có. (đối với người chấp dụng sanh diệt là có - chúng sanh).
C2: Không (Thấy rõ thực tướng vô tướng)
C3: Cũng có cũng không (Thấy tính bất nhị của dụng Và thể).
C4: Chẳng có Chẳng không (Buông bỏ chấp chước bất nhị thể và dụng không hai - gọi là bình thường tâm).

Lý tứ cú tuyệt bách phi là phá bỏ 4 chấp chước này mới được đạo! (nghĩa là buông được cả bình thường tâm luôn nữa! - Nếu buông được thì phải dùng lại được mấy bước đã qua, chứ đừng nghĩ buông được là không xài tới - buông được mà không xài được thì rơi vào chấp không đấy!) :-P

Kính!
Trước mắt một vầng trăng
Trước mắt một cành hoa
Hoa, trăng chưa từng khác
Hoa, trăng lại chẳng đồng!

Người ngồi nhìn hoa, trăng
Hoa, trăng tức là mắt
Mắt, hoa, trăng rõ ràng
Diệu huyền thay vong, chiếu!

Không thì tất cả hiện
Có thì tìm chẳng ra
Tứ cú chưa từng khác
Mê tự chẳng thấy nhà!

Bất tức lại bất ly
Lý, Sự không chỗ bám
Dung thông mà không tịch
Trọn có lại ... nan tri!

Tất cánh không, vô nhiễm
Vong, chiếu tự tại thấn
Linh lung bầu Diệu Giác
Rõ rõ khéo biện phân!

Vẫn khó tránh cây gậy đời xưa! Coi chừng một tiếng hét Lâm Tế làm rơi rụng!
Kính.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phật tánh là gì ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thiền Tịnh quả tinh tường, nhưng hướng dẫn người phải đi từng bậc, nếu không khó có người hội nhập! :D .

Thật tánh vô tướng vốn không lìa chỗ giác biết, nhưng rất khó chỉ cho người ngộ nhập! Ngộ nhập xong rồi thì còn quá nhiều việc phải làm!

Thật khó thay có thay! :((

Kính!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách