Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Cực Lạc Thế Giới là hữu vi hay vô vi?
Cực Lạc Thế Giới vừa là hữu vi vừa là vô vi.
Hữu vi ở Cực Lạc bao gồm: Phàm Thánh Đồng Cư Độ, Phương Tiện Hữu Dư Độ, Thật Báo Trang Nghiêm Độ.
Vô vi ở Cực Lạc là cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ.

Thế giới Cực Lạc là chân thường hay vô thường?
Thế giới Cực Lạc là chân thường không hư hoại và biến đổi, chỉ có hoa sen ở Cực Lạc là biến đổi điều này là do tâm lực công đức chúng sinh các nơi tu Tinh Tấn hay dễ dãi (lười biếng) mà hoa sen đó có màu sắc kích thước, tươi, khô héo khác nhau. Chúng sinh Cực Lạc có thể đi xuyên qua tường, núi đá, cây cối không bị trở ngại, vì thân thể của họ như hư không trong thân thể là một màu trong suốt, thân sắc vàng ròng có đầy đủ 32 tướng tốt.
Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết: Người nói Cực Lạc ở trong tậm, người nói Cực Lạc cách đây 10 muôn ức cõi Phật. Vậy điều nào là đúng?
- Cả hai ý trên đều đúng.
Điều này giải thích như sau:
Xét trên phương diện duy tâm tất cả đều do tâm tạo. Xét trên phương diện hình tướng thì đều do nhân duyên sanh, tức là có cái này thì sẽ có cái khác, không có cái này thì không có cái khác. Thế giới cũng vậy có thế giới này thì sẽ có thế giới kia.
- Người tu Tịnh Độ phải hướng vào tâm, tâm thanh tịnh tương ứng với y báo cõi Cực Lạc. Tâm dẫn dắt thần thức sanh cảnh giới. Nếu tâm bất tịnh thì tương ứng với y báo là cõi địa ngục.
- Vậy tâm con người là chánh báo tái sanh cảnh giới tương ứng với tâm là y báo.
Kính đạo hữu Hoa Sen Cõi Tịnh.

Đạo hữu không ngại cho phép tôi chia sẽ một chút hiểu về một bài viết đã đăng ở trong đây được không ?

Kính.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Đạo hữu Khongduyen123 cứ tự nhiên!


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính thưa toàn thể chư vị.
kính thưa đạo hữu Hoa Sen Cõi Tịnh.

Trước hết Không Duyên xin cám ơn đạo hữu Hoa Sen Cõi Tịnh cho phép tôi góp ý đôi lời, tôi có đọc một vài bài viết do đạo hữu HSCT, nhận thấy có phần nào hợp với Pháp, hợp với các tông phái Phật giáo hiện nay, tôi viết các tông phái bởi vì từ khi có duyên với diễn đàn này, tôi nhận thấy sự hiểu lầm sanh chia rẽ bởi văn tự ngôn ngữ có sự khác biệt, tôi có duyên nhiều với BT và đã trãi qua nhiều cách tu tập khác nhau do các vị BT này chỉ dạy, để nắm rõ các cách tu tập tôi đã phải mất rất nhiều thởi gian, tôi dành 1/2 giờ cho một cách tu tập, nên phải mất thời gian 5, 6 giờ trong một ngày, tôi không bao giờ nhắm mắt tin càn hoặc tự ý độc đoán trước khi tôi chưa hoàn toàn thông suốt từ cách tu tập một, mất hơn khoãng 20 năm trời và cuối cùng tôi đã được vào nhà, tôi thông suốt một cách tự nhiên không thông qua một ý tưởng hay suy nghĩ nào cả, không một ngôn ngữ văn tự, trong tâm tôi hoàn toàn trống rỗng, quên hết các văn tự, chỉ biết nghĩa mà không văn tự, từ khi vào diễn đàn này tôi phải học lại các văn tự ấy đễ diễn tả Pháp không hình, không tướng, không âm thanh, tôi tội nghiệp các vị đây nên nhẫn nại dùng nhiều cách, nhiều văn tự khái niệm, cho dể hiểu phù hợp với vị ấy, tội nghiệp cho các vị chấp thủ pháp, tự cao ngã mạn làm đình trệ việc tu tiến của người khác, nhân đọc được bài viết của đạo hữu Hoa Sen Cõi Tịnh thấy phù hợp với pháp không hình, không tướng, không âm thanh, tôi xin mạn phép tôi màu vào các phần cốt lõi và thêm vào vài chữ, chư vị nào có duyên với pháp này, nhận rõ các chư pháp rỗng không vốn không hình không tướng không âm thanh, nhưng diệu hữu đầy đủ các chư pháp, phần nào chư vị chưa thông suốt chưa sáng tỏ cứ bỏ qua, trước hết phải đọc hiểu một cách tự nhiên không dùng tâm ý sửa đổi, thứ đến xem xét kỹ có phù hợp với pháp không, sau cùng là tu tập buông bỏ không chấp thủ ý nghĩ riêng tư, nhận thấy không phù hợp thì cần nên biết rõ tại sao ? từ từ ổn định rồi tập tiếp, không cầu, không nắm giữ, không tất cả, làm một cách tự nhiên không ràng buột hay gượng ép thúc đẩy, cho mau chóng chứng đắc pháp, hay tưởng tượng thông suốt điều chi, khi có thì biết có, khi không biết có thì biết không có, chẳng nắm giữ (lìa pháp) các chư pháp, tránh hình dung hay tưởng tượng một hình ảnh hay ý nghĩa gì (lìa tướng), pháp rất tự nhiên vô cầu, vô tác, không.

gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh » 06/Tháng 5/'14 :
Phật bảo ngài Từ Thị: - Nếu có chúng sanh dùng tâm nghi hoặc tu các công đức, nguyện sanh cõi ấy, chẳng hiểu rõ Phật trí, bất tư nghị trí, bất khả xưng trí, Ðại Thừa quảng trí, vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí. Ðối với các trí ấy nghi hoặc chẳng tin, nhưng vẫn tin tội phước, tu tập cội lành, nguyện sanh cõi ấy.
Giải:
Phẩm này giảng về cái nhân của Thai Sanh, khuyên nên sanh lòng tin sâu xa hầu khỏi đọa vào nghi thành biên địa: Trong năm trăm năm chẳng được thấy Phật và Tăng, chẳng được nghe kinh pháp. Ngài Vọng Tây nói: “Biên Ðịa và Thai Sanh đồng Thể khác tên”.
Sách Lược Luận ghi: “Lại có một loại vãng sanh An Lạc nhưng chẳng thuộc vào ba bậc… Trong năm trăm năm thường chẳng thấy Phật, chẳng nghe kinh pháp, chẳng thấy Bồ Tát và thánh chúng Thanh Văn, gọi là Biên Ðịa của cõi Cực Lạc, còn gọi là Thai Sanh”. Như vậy, ngài Vọng Tây chỉ nhắc lại ý của tổ Ðàm Loan.
Tôi biết tên cõi này nhưng tôi không viết ra tránh hiểu lầm.
Sách Lược Luận còn viết:
Biên Ðịa là ý nói trong năm trăm năm chẳng được nghe đến Tam Bảo, giống như cái nạn [sanh nơi] biên địa, hoặc cũng là ở tuốt ngoài bìa cõi Cực Lạc. Thai Sanh là ví như người sanh trong thai, lúc sơ sanh nhân pháp chưa thành. Chữ Biên chỉ cho cái nạn ấy, chữ Thai chỉ sự tối tăm. Hai danh từ này đều là mượn tình huống nơi đây để ví cho tình trạng nơi kia (Ý nói: chữ Biên và Thai đều là thí dụ mà thôi), chứ chẳng phải là biên địa trong tám nạn, cũng chẳng phải là kiểu Thai Sanh bằng thai bào. Do đâu biết thế? Cõi nước An Lạc thuần một bề là hóa sanh, cho nên biết là chẳng thật có Thai Sanh. Do năm trăm năm sau lại được thấy nghe Tam Bảo, nên chẳng phải là nạn biên địa trong tám nạn”.
Lại nữa, “nghi thành” là nếu ai trong lòng nghi ngờ, niệm A Di Ðà Phật thì sanh trong cung điện bảy báu nơi biên địa cõi Cực Lạc, trong năm trăm năm chẳng được nghe đến danh hiệu Tam Bảo. Do chốn đó là nơi kẻ nghi ngờ cư ngụ nên gọi là “nghi thành”.
Kinh Pháp hoa gọi là hóa thành tụ.
Trong tác phẩm Lược Luận, ngài Ðàm Loan đã giảng câu “bất liễu Phật trí” (chẳng hiểu rõ Phật trí) như sau: “Chẳng hiểu rõ Phật trí là chẳng thể tin trọn vẹn vào Nhất Thiết Chủng Trí của Phật. Do chẳng hiểu nổi nên khởi nghi. Một câu này nêu chung điều nghi; bốn câu tiếp theo, mỗi câu đối trị mối nghi ấy”.
Các vị Tịnh Ảnh, Pháp Vị, Nguyên Hiểu đều theo thuyết này, cùng cho rằng câu “bất liễu Phật trí” là Tổng, bốn câu kia là Biệt.

Ngài Tịnh Ảnh viết: “Trước hết nói ‘bất liễu Phật trí’, câu này là Tổng, [những câu như] ‘bất tư nghị trí’ v.v… là Biệt. Phật trí uyên thâm, những trí khác không thể suy lường nổi nên bảo là ‘bất tư nghị’. Phật trí thật nhiều, chẳng thể kể hết nên bảo là ‘bất khả xưng’. Phật trí biết rõ cùng tột các pháp môn nên gọi là ‘quảng trí’. Phật trí ở địa vị cao trỗi nên gọi là vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí”.
Ngài Hải Ðông Nguyên Hiểu đời Ðường lại đem bốn câu ấy phối hợp với bốn trí. Trong tác phẩm Tông Yếu, Ngài đã viết:

“Câu Phật Trí là câu nêu chung, bốn câu tiếp đó đều nói về bốn trí. ‘Bất tư nghị trí’ là Thành Sở Tác Trí, trí này có thể làm được những việc chẳng thể nghĩ bàn; chẳng hạn như một niệm xưng danh vĩnh viễn diệt được trọng tội trong nhiều kiếp. Công đức của mười niệm phát sanh ra quả báo thù thắng vượt ngoài tam giới. Các việc như thế chẳng thể lường suy nổi, cho nên gọi là ‘bất tư nghị trí’.

‘Bất khả xưng trí’ là Diệu Quán Sát Trí. Trí này quán sát chẳng thể nói nổi cảnh giới, nghĩa là: Hết thảy pháp như huyễn, như mộng, chẳng phải có, chẳng phải không, lìa ngôn ngữ, dứt bặt suy nghĩ, chẳng thể dùng ngôn ngữ để suy lường, diễn tả nổi. Vì thế trí này gọi là ‘bất khả xưng trí’.
‘Ðại Thừa quảng trí’ là Bình Ðẳng Tánh Trí. Trí này độ rộng khắp, chẳng giống với Tiểu Thừa, tức là dung hội vô ngã nên chẳng bất ngã. Do bất ngã nên không gì là chẳng bình đẳng nhiếp thọ. Dùng trí lực đồng thể này độ khắp vô biên hữu tình khiến cho họ đều chứng vô thượng Bồ Ðề cho nên gọi là ‘Ðại Thừa quảng trí’.

‘Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí’ chính là Như Lai Ðại Viên Kính Trí. Thỉ Giác chuyển thành bổn thức thì mới quay về nguồn tâm. Với hết thảy cảnh, không cảnh nào chẳng chiếu soi trọn vẹn. Vì lẽ đó, gọi là Ðại Viên Kính Trí.
Trong túi áo có ngọc mà không biết dùng (dụng, kinh Pháp Hoa)
Đức Phật Thích Ca mâu Ni có đầy đủ các trí này, nên chỉ một câu nói hay làm thinh mĩm cười vậy mà các chư tăng chứng Pháp vô sở đắc nhiều vô số.
Trong một trí này có năm điều thù thắng:

1. Như Nhị Thừa cũng chứng đắc giải thoát thân, nhưng vì Kính Trí này chính là Pháp Thân nên Nhị Thừa chẳng thể đạt được; do vậy gọi là ‘vô đẳng’ (không ai bằng). Ðấy là điều thù thắng thứ nhất.

2. Ba trí trước đó Bồ Tát cũng dần dần sẽ đạt được; nhưng Ðại Viên Kính Trí chỉ Phật mới đốn chứng, chứ không ai khác có thể chứng nổi nên gọi là ‘vô luân’ (không ai sánh nổi). Ðấy là điều thù thắng thứ hai.

3. Hơn cả ‘bất tư nghị trí’ là ‘tối’; vượt xa ‘bất tư nghị trí’ là ‘thượng’. Rộng hơn ‘Ðại Thừa quảng trí’ là ‘thắng’. Ðấy chính là các điều thù thắng thứ ba, thứ tư và thứ năm vậy.

Bởi thế, trí này được gọi là vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí”.
Sách Hội Sớ lại nói:

“Bất liễu Phật trí là nghi ngờ tánh đức chẳng thể nghĩ bàn của Phật trí, chẳng ngộ được vì sao đức Như Lai là vĩ đại. Niệm Phật vãng sanh được kiến lập bởi Phật trí mà [chúng sanh] lại nghi ngờ trí ấy nên chẳng thể hiểu rõ Phật trí.

Bất tư nghị trí: Vì trí huệ của Phật sâu rộng chẳng thể nghĩ bàn nên gọi là ‘bất tư nghị trí’. Niệm Phật vãng sanh được kiến lập bởi bất tư nghị trí mà [chúng sanh] lại nghi trí ấy nên bảo là ‘chẳng hiểu rõ bất tư nghị trí’.

Bất khả xưng trí là trí huệ của Phật nhiều đến vô lượng chẳng thể nói kể cho hết được nên gọi là bất khả xưng trí. Niệm Phật vãng sanh là do bất khả xưng trí thành tựu mà lại nghi trí ấy thì gọi là ‘chẳng hiểu rõ bất khả xưng trí’.
Ðại Thừa quảng trí là trí biết đến cùng tột các pháp môn nên gọi là Đại Thừa quảng trí. Niệm Phật vãng sanh là do Đại Thừa quảng trí cảm thành mà lại nghi trí ấy nên gọi là ‘chẳng hiểu rõ Ðại Thừa quảng trí’.

Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí là do trí ấy có địa vị cao trỗi nên gọi là vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí. Nay niệm Phật vãng sanh là do vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí phát khởi mà lại nghi trí ấy nên bảo là chẳng hiểu rõ vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí”.
Người không hiểu rõ Phật trí sanh nghi tình, tự ý nghi ngờ giải nói khi chưa được kiến tánh, tức là nghi trí ấy, nên không dám tu, chấp khó chứng đắc bởi sở đắc trí nên chẳng rõ Phật trí vô sở đắc, Phật tánh (Phật==giác, tánh==tuệ)==tuệ giác.
Ba thuyết trên hỗ trợ nhau: Thuyết của Tịnh Ảnh Sớ trình bày tóm lược những điểm quan trọng; thuyết của sách Tông Yếu giảng rộng từng ý nghĩa; sách Hội Sớ quy kết về Tịnh tông nên tôi cùng trích dẫn cả ba thuyết.
Kinh nói: “Dĩ nghi hoặc tâm” (Dùng tâm nghi hoặc) nghĩa là do chẳng thể tin hiểu nổi Phật trí nên sanh tâm ngờ vực. Chữ “nghi” có bốn ý, dưới đây tôi sẽ tổng hợp những ý chính của các vị Ðàm Loan, Nguyên Hiểu, Tuấn Ðế và Cảnh Hưng để giảng.
* Một là chẳng tin vào bất tư nghị trí nên nghi nếu chỉ niệm A Di Ðà Phật chưa chắc đã được vãng sanh Cực Lạc, chẳng biết rằng bất tư nghị trí có đại oai lực chẳng thể suy lường được nổi. Hết thảy muôn pháp không pháp nào chẳng phải là tự lực, tha lực, tự nhiếp, tha nhiếp, thiên biến vạn hóa vô lượng vô biên. Há nên dùng cái tình thức còn ngăn ngại của phàm phu để ngờ vực diệu pháp vô ngại của đức Như Lai;đâu biết rằng một tấm gương có thể hiện bóng muôn vàn cảnh tượng, củi chất ngàn năm một mồi lửa cháy sạch. Vì vậy, chí tâm nhất niệm xưng danh tiêu diệt được trọng tội sanh tử trong tám mươi ức kiếp. Mười niệm ắt được vãng sanh có chi là lạ!
bởi nghi tình Phật trí, nên chẳng dám ''niệm Phật tự tánh'' nghi tình '' Phật chúng sanh chẳng đồng bản thể'', bởi khi xưa phật cũng từng là chúng sanh như mình, ''Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng'' lại sanh nghi ngờ, chẳng rõ ''Phật trí''.
* Hai là chẳng tin vào bất khả xưng trí, chẳng hiểu được rằng thể tánh của Phật trí là tuyệt dứt mọi đối đãi, lìa mọi lỗi lầm, tuyệt mọi sai trái.

Ngài Ðàm Loan nói: “Bất khả xưng trí là tin Phật trí chẳng thể diễn bày, mô tả, chẳng thể đối đãi. Vì sao nói thế? Pháp nếu là có thì ắt phải có cái trí biết có. Pháp nếu là không thì ắt phải có cái trí biết không. Các pháp rời ngoài có không mà Phật thấu hiểu sâu xa các pháp nên trí Ngài vượt khỏi mọi đối đãi. Dùng cái biết để hiểu Phật thì chẳng gọi là biết Phật.Dùng cái chẳng biết để hiểu Phật thì cũng chẳng gọi là biết Phật. Dùng cái bất tri, phi bất tri để hiểu Phật thì cũng chẳng phải là biết Phật. Dùng cái phi phi tri, phi phi bất tri để hiểu Phật thì cũng chẳng phải là biết Phật. Phật trí rời ngoài cả bốn câu ấy”.
Lìa khỏi tứ cú ấy thì tuyệt bách phi. Phật trí lìa tứ cú, tuyệt bách phi, Thể của Phật trí không còn đối đãi nên gọi là “bất khả xưng trí”. Do trí ấy chẳng thể diễn tả nổi nên công đức niệm Phật cũng chẳng thể diễn tả nổi. Niệm Phật vãng sanh là do bất khả xưng trí tạo thành nên hễ nghi trí này thì gọi là “chẳng hiểu rõ bất khả xưng trí”.
* Ba là chẳng hiểu rõ Ðại Thừa quảng trí, nghi Phật chẳng thể thật sự độ hết thảy chúng sanh, lại ngờ hết thảy chúng sanh niệm Phật chẳng phải đều được vãng sanh Tịnh Ðộ. Bởi thế, đối với A Di Ðà Phật bèn sanh ý tưởng suy lường. Ðể đối trị mối nghi này, Phật mới nói đến Ðại Thừa quảng trí. Trí này không pháp gì chẳng biết, không phiền não nào nó chẳng đoạn được, không điều thiện nào nó chẳng trọn vẹn được, không chúng sanh nào trí này chẳng độ được.

Muốn chỉ rõ Phật trí không gì là chẳng độ thoát được, đều đưa hết thảy vào vô dư nên gọi là “Ðại Thừa”. Trí ấy độ thoát vô hạn vô ngằn nên gọi là “quảng trí”. Trí ấy lại biết rõ cùng tột các pháp môn nên gọi là “Ðại Thừa quảng trí”.
Một chúng sanh này từ vô lượng kiếp cho tới nay tạo nghiệp thiện ác oan trái với vô số chúng sanh khác, tùy theo nghiệp tạo tác sanh vào bốn cõi sáu đường, sanh vào hằng hà sa số thế giới vô số kỳ quốc, mang vô số hình tướng lớn nhỏ đa dạng, cộng nghiệp với vô số chúng` sanh khác, nếu chưa vào vô dư còn tiếp tục sanh tử cộng nghiệp thiện ác oan trái với vô số chúng sanh khác trong vị lai, sanh vào vô số thế giới vô số kỳ quốc vô số lượng ức kiếp, nếu vào vô dư rồi sẽ không còn tiếp tục oan trái các chúng sanh khác trong vị lai, kinh gọi là độ thoát vô hạn vô ngằn .

Vì thế, trí ấy có thể khế hợp rộng rãi mọi căn cơ, đều độ thoát tất cả. Như Lai đại bi đại trí, đối với những kẻ hữu duyên thì không một ai Ngài chẳng độ thoát cho được nhập Niết Bàn. Ngài khai diễn diệu nghĩa “tâm này làm Phật, tâm này là Phật khiến cho các hữu tình do niệm Phật chứng nhập vô niệm, do vãng sanh chứng được vô sanh. Bởi thế có thể khiến cho chúng sanh niệm Phật đều sanh Tịnh Ðộ.
Hơn nữa, thế giới chẳng phải là hữu biên, chẳng phải là vô biên, cũng tuyệt hẳn tứ cú. Phật làm cho chúng sanh lìa được tứ cú ấy thì gọi là “độ”, nhưng thật ra Ngài chẳng độ mà cũng chẳng phải là chẳng độ, chẳng phải tận mà cũng chẳng phải là chẳng tận.
* Bốn là chẳng hiểu rõ vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí, ngờ Phật chẳng đắc Nhất Thiết Chủng Trí. Do bởi nghi như thế nên đối với pháp môn Niệm Phật cầu vãng sanh chẳng thể chánh tín; do đó cảm lấy Thai Sanh.
khai diễn diệu nghĩa “tâm này làm Phật, tâm này là Phật” chứng nhập vô niệm, chứng được vô sanh, tâm vô biệt niệm.
Theo ngài Nguyên Hiểu, đối với Phật trí như thế chỉ có thể ngưỡng mộ, kính tin, chứ chẳng thể so lường nên gọi là “vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí”. Tin tưởng, ngưỡng mộ như thế nào? Hãy nên như Trí Ðộ Luận đã nói:
Hết thảy cảnh giới vốn là nhất tâm, lìa khỏi tưởng niệm. Do chúng sanh lầm lạc thấy có cảnh giới nên tâm có phân chia. Do vọng khởi tưởng niệm chẳng xứng hợp với pháp tánh nên chẳng thể hiểu rạch ròi. Chư Phật Như Lai lìa khỏi các tướng thấy, không gì là chẳng hiểu trọn vẹn vì tâm chân thật chính là tánh của chư pháp. Tự thể chiếu rõ hết thảy pháp hư vọng, có đại trí dụng, vô lượng phương tiện, tùy theo các chúng sanh hiểu được pháp nào thì Phật sẽ đều khai thị các thứ pháp nghĩa đó. Vì thế được gọi là Nhất Thiết Chủng Trí”.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Hết thảy cảnh giới vốn là nhất tâm, lìa khỏi tưởng niệm. Do chúng sanh lầm lạc thấy có cảnh giới nên tâm có phân chia. Do vọng khởi tưởng niệm chẳng xứng hợp với pháp tánh nên chẳng thể hiểu rạch ròi. Chư Phật Như Lai lìa khỏi các tướng thấy, không gì là chẳng hiểu trọn vẹn vì tâm chân thật chính là tánh của chư pháp. Tự thể chiếu rõ hết thảy pháp hư vọng, có đại trí dụng, vô lượng phương tiện, tùy theo các chúng sanh hiểu được pháp nào thì Phật sẽ đều khai thị các thứ pháp nghĩa đó. Vì thế được gọi là Nhất Thiết Chủng Trí”.
Tự thể ==tự tánh (vạn pháp)
Ðây chính là vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí. Do không có cái bị thấy nên không gì là chẳng thấy. Hiểu như thế để đối trị mối nghi thứ bốn vậy.
Trong tác phẩm Tông Yếu, ngài Nguyên Hiểu lại viết:
Nếu ai chẳng thể đoạn nổi bốn mối nghi đó thì dẫu sanh vào nước kia vẫn ở Biên Địa. Nếu như có kẻ tuy chẳng thể hiểu nổi cảnh giới của bốn trí vừa nói trên đây nhưng tự khiêm, tâm nhãn chưa mở nhưng ngưỡng mộ Như Lai, một bề tin phục thì những người như vậy sẽ tùy theo hạnh phẩm vãng sanh về cõi ấy, chẳng lạc vào Biên Địa. Sanh vào Biên Địa là một loại riêng chẳng thuộc vào chín phẩm. Vì thế chẳng nên sanh lòng nghi hoặc xằng bậy!”
Lời luận định này rất tinh xác, rất khẩn yếu. Nếu như tin hiểu được các trí của Như Lai thì là bậc thượng căn lợi trí; còn nếu chẳng tin hiểu nổi thì cứ giữ lòng rỗng rang, tự khiêm, tin kính, ngưỡng mộ các trí ấy thì cũng được vãng sanh, chẳng bị đọa vào nghi thành. Hành nhân Tịnh nghiệp nên đọc lại vài ba lần lời luận trên để thể hội sâu xa yếu chỉ “hư tâm ngưỡng tín” (trống lòng, ngưỡng mộ tin tưởng) ấy.
“Nhược hữu chúng sanh, ư thử chư trí nghi hoặc bất tín, do tín tội phước, tu tập thiện bổn, nguyện sanh kỳ quốc” (Nếu có chúng sanh đối với các trí ấy ngờ vực chẳng tin, nhưng vẫn tin tội phước, tu tập cội lành, nguyện sanh cõi ấy) là nói về hạnh cảnh của kẻ bị sanh vào Biên Địa.
Tội phước”: Ngũ Nghịch, Thập Ác v.v… là “tội”; Ngũ Giới, Thập Thiện v.v… là “phước”. Chẳng thể kính tin Phật trí, nhưng vẫn tin vào tội phước, nhân quả, thường tu lễ Phật, niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ. Do niệm Phật thật sự là căn bản của các điều thiện nên bảo là “tu tập thiện bổn”. Hạng người như vậy tin phước, chẳng tin trí, tin Sự nhưng lại mê nơi Lý nên bị đọa vào nghi thành.
Lại có chúng sanh tích tập thiện căn, mong cầu Phật trí, phổ biến trí, oai đức quảng đại bất tư nghị trí; đối với thiện căn của chính mình chẳng thể sanh nổi lòng tin nên đối với việc vãng sanh cõi Phật thanh tịnh, ý chí do dự, chẳng thể chuyên chú nơi chỗ y cứ, nhưng do liên tục niệm Phật chẳng ngớt, kết thiện nguyện ấy thành căn bản nên vẫn được vãng sanh.
Giải:

Ðoạn kinh này nói đến một loại hành nhân khác bị sanh về Biên Địa: tin Tha mà chẳng tin Tự (tin vào mình).

Loại này cũng như loại trước đều là hạng tín căn chẳng đủ. Ðó là vì có đến sáu thứ tin: tin lý, tin sự, tin tự, tin tha, tin nhân, tin quả. Ðầy đủ cả sáu niềm tin này mới gọi là lòng tin đầy đủ.
Y cứtâm này làm Phật, tâm này là Phật” chứng nhập vô niệm, chứng được vô sanh, tâm vô biệt niệm.
Loại hành nhân này biết cầu Phật trí. Ba thứ trí như phổ biến trí v.v… nói ở đây tương đương với bốn trí đã nói ở phần trên. Nói miễn cưỡng, “oai đức quảng đại bất tư nghị trí” tương đương với bất tư nghị trí và bất khả xưng trí. Phổ biến trí tương đương Ðại Thừa quảng trí bình đẳng phổ biến độ thoát hết thảy hữu tình cho đều đạt đến vô thượng Bồ Ðề. Vô đẳng trí tương ứng với vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí.
Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng, đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.
Những trí trong đoạn trước được ghi trong bản Ngụy dịch, còn những trí ở đây (phổ biến trí…) thấy ghi trong bản Ðường dịch. Ðó là do dịch giả tách ra hay ghép lại sai khác. Do văn từ sai khác nên tên gọi các trí thành ra nhiều ít sai khác, nhưng thật ra các trí được nêu trong hai bản dịch chẳng hề sai khác nhau.
Hành nhân biết và mong cầu các trí trên đây nên kinh bảo: “Hy cầu Phật trí” (Mong cầu Phật trí). Tin được Tha Phật nhưng chẳng thể tin nổi Tự Phật. Do chẳng thể tin nổi ý chỉ “tâm này là Phật” nên lòng còn nghi ngờ. Ðấy là lỗi lầm lớn.

Tin được Tha Phật nhưng chẳng thể tin nổi Tự Phật (khã năng giác ngộ thành Phật, Phật từ tâm, tâm tự tánh)

Tin được Tha Phật nhưng chẳng thể tin nổi Tự Phật (khã năng giác ngộ thành Phật, Phật từ tâm, tâm tự tánh)
Phật từ ==Phật là giác(trí tuệ), Phật từ là từ bi trí tuệ.

hỏi : Phật ở đâu ?
đáp : Phật tại tâm.
hỏi : vậy hãy đem Phật ra.
đáp: Phật tại tâm làm sao đem ra ?
hỏi : vậy đem tâm ra.
đáp : ....................

Ngày xưa ông Đề Bà Đạt Đa xô đá hại Phật, làm chảy máu Phật, xin 10 điều không được Phật chấp nhận, ông nói xấu Phật, vậy mà khi ông bị bệnh nặng Phật đến thăm ông, thấy Phật từ bi nên ông sanh lòng xám hối.
''Lượng lớn phước lớn, lượng hẹp ít phước.''
Sách Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận đã bàn về điều này rất tường tận, sách viết: “Cần phải hiểu thấu suốt Phật Trí cho đến Thắng Trí thì mới gọi là lòng tin chân thật. Do hết thảy trí chẳng lìa tự tâm, vô ngã, vô ngã sở, phàm thánh giống như nhau, đều cùng có chung những trí này. Hoàn toàn tin rằng tâm mình đầy đủ hết thảy trí, vốn sẵn thành Phật, chẳng hề ở ngoài tâm lại có một cái tâm tin Phật riêng biệt. Hồi hướng như thế thì gọi là duy tâm Tịnh Ðộ, mau được gặp Phật. Nếu đối với các trí trong tự tâmcòn vướng mắc mối ngờ thì chẳng tránh khỏi chuyện thấy có Phật ở ngoài tâm nên dẫu tu các điều lành, nương theo nguyện mà vãng sanh nhưng chẳng thấy được Phật vì chẳng khế hợp Phật Trí.
Tin được Tha Phật nhưng chẳng thể tin nổi Tự Phật

Bởi thế, kinh Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới dạy: ‘Tam thế nhất thiết chư Phật, giai vô sở hữu, duy y tự tâm. Bồ Tát nhược năng liễu tri chư Phật cập nhất thiết pháp, giai duy tâm lượng, đắc Tùy Thuận Nhẫn, hoặc nhập Sơ Địa. Xả thân tốc sanh Diệu Hỷ thế giới, hoặc sanh Cực Lạc tịnh Phật quốc độ trung” (Tam thế hết thảy chư Phật đều vô sở hữu, chỉ nương vào tự tâm. Bồ Tát nếu có thể biết rõ chư Phật và hết thảy pháp đều chỉ là tâm lượng thì sẽ đắc Tùy Thuận Nhẫn, hoặc chứng bậc Sơ Ðịa, lúc bỏ thân sẽ mau sanh vào thế giới Diệu Hỷ, hoặc sanh trong Phật Tịnh Ðộ Cực Lạc). Như vậy, hễ biết rõ tâm lượng thì chẳng nhọc công mà hết thảy công đức đều thành tựu đầy đủ…Do đó, ta thấy là phải có trí quyết định thì mới sanh được lòng tin quyết định. Có lòng tin quyết định thì mới quyết định vãng sanh. Cẩn thận đừng vì tâm nghi hoặc mà đánh mất lợi lớn”.
Do vậy biết: Tin vào Tha mà chẳng tin Tự thì chính là trí còn kém cỏi. Không có trí quyết định thì chẳng thể sanh lòng tin quyết định, cho nên “ý chí do dự, vô sở chuyên cứ” (ý chí do dự, chẳng thể chuyên chú nơi chỗ y cứ). Tín nguyện chẳng vững thì chỗ mình y cứ [để tu tập] chẳng thể chuyên nhất nổi. Tuy vậy, vì hành nhân niệm Phật liên tục nên nương theo sức niệm Phật và sức phát nguyện bèn được vãng sanh, nhưng chỉ được sanh nơi Biên Địa.
Những người này do nhân duyên ấy tuy sanh về nước kia, nhưng chẳng thể đến ngay chỗ Vô Lượng Thọ Phật, mà chỉ ở trong thành bảy báu nơi biên địa của cõi Phật. Phật chẳng hề tạo ra như vậy, nhưng do thân hạnh [do hành nhân] đã tạo nên tâm tự hướng đến [nơi ấy]. [Trong biên địa] cũng có ao báu, tự nhiên thọ thân trong hoa sen; thức ăn uống, các thứ khoái lạc như trên trời Ðao Lợi. [Người sanh về biên địa] ở trong thành ấy, chẳng ra ngoài được. Nhà cửa ở ngay trên mặt đất, chẳng thể lớn nhỏ tùy ý muốn. Trong năm trăm năm, thường chẳng thấy Phật, chẳng nghe kinh pháp, chẳng thấy Bồ Tát, Thanh Văn thánh chúng. Người ấy trí huệ chẳng sáng suốt, biết kinh càng ít hơn nữa. Tâm chẳng khai giải, ý chẳng vui sướng. Bởi thế, gọi đó là “thai sanh”.
Giải:

Chữ “thị chư nhân đẳng” (những người này) chỉ hai loại người vãng sanh về Biên Địa đã nói ở trên.

“Dĩ thử nhân duyên” (Do nhân duyên ấy) là do cái nhân tu thiện niệm Phật, phát nguyện cầu sanh nên cảm được chốn Biên Ðịa cõi Cực Lạc, sống trong cung điện bảy báu, ao báu, hoa sen,vui thú như ở trên trời Ðao Lợi và hưởng cái quả chẳng thoái đọa. Nhưng vì phạm lỗi nghi hoặc nên phải cảm lấy cái quả “đạo chỉ Phật quốc giới biên” (chỉ ở nơi Biên Địa của cõi Phật), sống trong Nghi Thành chẳng thể thoát ra được, trong năm trăm năm chẳng được thấy nghe Tam Bảo.
Những điều như thế đều chỉ là do tâm tạo, do nghiệp lực dắt dẫn, nên Phật bảo: “Phật bất sử nhĩ, thân hạnh sở tác, tâm tự thú hướng” (Phật chẳng hề tạo ra như vậy, nhưng do thân hạnh đã tạo của hành nhân nên tâm tự hướng đến nơi ấy). Ðây chính là điều kinh Hoa Nghiêm đã dạy: “Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo” (Hãy nên quán pháp giới tánh, hết thảy chỉ là do tâm tạo). Ấy là vì tâm sanh thì các pháp sanh, địa ngục, thiên đường hay Tịnh Ðộ đều chỉ do tâm biến hiện. Thân mình hướng đến đâu cũng đều do nghiệp lực của chính mình lôi kéo. Nghiệp do tâm sanh nên bảo là “tâm tự thú hướng”.
Sanh trong biên địa cũng “tự nhiên thọ thân” trong ao hoa sen báu, nên chẳng phải là thai sanh như trong thế gian mà thật sự là liên hoa hóa sanh. Sanh sống khoái lạc như “Ðao Lợi thiên”, nhưng ở miết trong ấy chẳng ra ngoài được. Chốn họ cư ngụ là ngay trên mặt đất, chẳng thể thăng lên hư không; nhà cửa cũng chẳng thể tùy ý hóa ra cao to theo ý muốn.
Ðiều tệ nhất là trong cả năm trăm năm chẳng được thấy Phật, nghe pháp. Về “ngũ bách tuế” (năm trăm năm), bản Hán dịch chép rõ là “ư thị gian ngũ bách tuế” (năm trăm năm trong cõi này). Kinh chép “thị gian” chứ không ghi là “bỉ quốc” (cõi kia), nên chữ “thị gian” phải là cõi đức Thế Tôn đang thuyết pháp (tức là cõi Sa Bà). Vì lẽ đó, ngài Cảnh Hưng bảo: “Năm trăm năm là số năm trong thế gian này”, nghĩa là con số năm trăm năm vừa nói đó là năm trăm năm so với kiếp sống con người hiện tại.

Nhưng ta chẳng thể chấp nhất định rằng năm trăm ấy chính là năm trăm năm trong cõi trần gian này bởi vì phẩm số trong Cực Lạc là vô lượng nên phẩm số trong cõi Biên Ðịa cũng sai biệt vô lượng. Chẳng hạn như trong Quán kinh bảo trung phẩm hạ sanh thì “ư liên hoa trung mãn thập nhị đại kiếp, liên hoa phương khai” (ở trong hoa sen trọn mười hai đại kiếp, hoa sen mới nở). Ðấy là cả một thời gian dài.
Lại như cư sĩ Viên Hoằng Ðạo đời Minh do chấp vào công đức soạn tác phẩm Tây Phương Hiệp Luận nên sanh vào Biên Địa, nhưng do trí huệ thù thắng nên chẳng lâu sau liền được thấy Phật nghe Pháp.

Phẩm bốn mươi mốt của kinh này có nói: “Nhược thử chúng sanh, thức kỳ tội bổn… nhiên hậu nãi xuất” (Nếu chúng sanh ấy biết gốc tội của mình… thì sau đấy mới được thoát khỏi). Vì vậy, sám hối đoạn nghi mới chính là mấu chốt để thoát khỏi, còn thời gian chẳng phải là nhất định.
Chữ “kỳ nhân” (người ấy) chỉ người sanh trong Biên Ðịa. Câu “trí huệ bất minh” (trí huệ chẳng sáng suốt) ý nói ngu si vô trí. “Tri kinh phục thiểu” là chẳng biết nhiều về kinh điển Ðại Thừa. “Tâm bất khai giải” là cấu nhiễm sâu nặng nên tâm chẳng thể khai ngộ, ý chẳng thể hiểu biết. Lại vì ngờ vực chập chồng nên chẳng vui sướng.

Trên đây kinh đã nêu rõ các nguyên nhân vì sao gọi những người như vậy là “thai sanh”.
Nếu có chúng sanh tin tưởng thông suốt từ Phật trí cho đến thắng trí, đoạn trừ nghi hoặc, tin vào thiện căn của mình, làm các công đức, chí tâm hồi hướng thì đều tự nhiên ngồi xếp bằng hóa sanh trong hoa bảy báu. Trong khoảnh khắc, thân tướng, quang minh, trí huệ công đức thành tựu đầy đủ giống như các Bồ Tát.

Di Lặc nên biết! Những kẻ ấy hóa sanh là do trí huệ thù thắng. Còn những kẻ thai sanh thì trong năm trăm năm chẳng được thấy Tam Bảo, chẳng biết pháp thức của Bồ Tát, chẳng được tu tập công đức, không cách nào phụng sự Vô Lượng Thọ Phật. Phải biết là do người ấy trong đời trước chẳng có trí huệ, vì nghi hoặc mà đến nỗi ấy.
Giải:

Ðoạn này nêu chung về tướng trạng nhân quả của Thai Sanh và Hóa Sanh. Người vãng sanh có đầy đủ lòng tin thì chẳng những tin vào Phật Trí, còn tin vào thiện căn của chính mình, ngoài thì kính mộ chư hiền thánh, trong lại tôn trọng linh giác của mình, tu các công đức, chí tâm hồi hướng nên đều hóa sanh trong hoa sen ở trước Phật. Quang minh, trí huệ, công đức thành tựu đầy đủ như các vị Bồ Tát.

Ngược lại, kẻ trong lòng ngờ vực ắt đọa vào Thai Sanh, trong năm trăm năm, chẳng được nghe đến Tam Bảo v.v… đấy đều là vì thiếu hẳn trí huệ, bởi ngờ vực mà phải chịu nông nỗi ấy. Bởi vậy, đoạn nghi sanh tín là điều cực kỳ thiết yếu vậy.
Tổ xưa Bách Trượng nói : nói sai một câu năm trăm kiếp bị đọa làm chồn hoan , nói sai một câu rơi vào địa ngục nhanh như tên bắn là nói có nhân quả có địa ngục .

'' Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
Vô duyên diện kiến bất tương phùng ''

Kính chúc chư đạo hữu an lạc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tướng Niệm Phật và Lý Nhất Chân Pháp Giới là Pháp Niệm Phật dạy cho Bồ Tát.

Phương Pháp Niệm Phật mà Các Tổ Tịnh Độ thường dạy là Trì Danh Niệm Phật đây là pháp niệm Phật cho tất cả mọi căn cơ.

Tổ Thiện Đạo, Tổ Huễ Viễn chỉ dạy Trì Danh Niệm Phật chứ không nói Lý Pháp Thân Nhất Chân Pháp Giới.

Tu hành là phải thực tế Lý Sự phải đi đôi chỉ Nói Lý mà Không Chứng Sự thì chỉ bàn suông trên danh từ rỗng.

9 Phẩm Vãng Sanh thì Hạ Phẩm Vãng Sanh thì chẳng cần phải Chứng Ngộ Lý Pháp Thân Nhất Chân Pháp Giới gì cả.

Người Tu Tịnh Độ nên y theo lời Tổ Thiện Đạo, Tổ Huễ Viễn dạy.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Niệm Phật với 3 món tư lương Tín-Nguyện-Hạnh, trì danh niệm Phật và chân thành, Cát Tường cũng chỉ biết niệm như vậy và cũng chỉ nguyện tha thiết vãng sanh ở phẩm chót bét cũng được.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Ồ ! đạo hữu đã nhiều lần tự mình chứng minh điều này rồi !


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Đạo hữu NYCT chỉ chú tâm niệm Phật, tâm không nghĩ hay cầu mong điều gì khác ngoài câu niệm Phật là được rồi.
Niệm Phật để buông bỏ bản ngã, giảm bớt phiền não là niệm đúng, niệm Phật để làm tăng trưỡng bản ngã hay phiền não là niệm sai.
Chúc an lạc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Vãng Sanh Hạ Hạ Phẩm cũng là vào vị Bồ Tát rồi.

Vãng Sanh rồi thì chỉ tiến tu thành Phật không còn thối lui.

Pháp Môn Niệm Phật cần phải đủ Tín Hạnh Nguyện chỉ Tín Hạnh mà Không Nguyện Vãng Sanh thì chẳng được Vãng Sanh.

Tu Thiền muốn không đọa Luân Hồi thì phải Kiến Tánh như các vị Tổ Thiền Tông nếu không thì không thể tự chủ khi cảnh Trung Ấm hiện.

Người Tu Pháp Niệm Phật thì dù Ngộ Pháp Thân Chứng Tánh Không mà khi Vãng Sanh được dự vào hàng Thánh cho nên Pháp Môn Niệm Phật là thù thắng trong đời này.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Trên đầu lưỡi nói bao điều diệu.
Dưới chân chẳng li một mẻ trần.

đại sư Thích Thiền tâm.
Sửa lần cuối bởi Khongduyen123 vào ngày 29/07/14 18:55 với 1 lần sửa.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Khongduyen123 đã viết: Niệm Phật để buông bỏ bản ngã, giảm bớt phiền não là niệm đúng, niệm Phật để làm tăng trưỡng bản ngã hay phiền não là niệm sai.
Chúc an lạc.

6 chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT này chẳng thể nào đo lường được năng lực của nó. Tất cả Bồ Tát và chư Phật mười phương đều tán thán năng lực của 6 chữ này. Ngoài trừ chư Phật ra, chẳng có ai suy lường được năng lực đó.

6 chữ này không bao giờ tăng trưởng bản ngã, cũng không bao giờ làm tăng phiền não. Những kẻ này dù không niệm Phật thì ngãn mạn và phiền não vẫn đầy. Kẻ không tin Phật, dù chỉ niệm giả dối một câu, cũng có phước báo khó lường.

Niệm Phật không phải vấn đề ở câu niệm Phật mà là vấn đề dụng tâm của hành giả.

Dụng tâm như thế nào là đúng, thế nào là sai?
Chỗ này là nói đến chỗ Tín- Nguyện của hành giả.

Muốn niệm Phật thành công thì hãy gạt bỏ tất cả tâm niệm sở đắc. Đừng bao giờ dung túng nó. Trên cơ sở đó mới có thể quy mạng đối với Phật và toàn tâm toàn ý mà hối hướng vãng sanh, không dời đổi tâm hướng.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật pháp môn đệ nhất

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

BATKHONG1985 đã viết:
Khongduyen123 đã viết: Niệm Phật để buông bỏ bản ngã, giảm bớt phiền não là niệm đúng, niệm Phật để làm tăng trưỡng bản ngã hay phiền não là niệm sai.
Chúc an lạc.

6 chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT này chẳng thể nào đo lường được năng lực của nó. Tất cả Bồ Tát và chư Phật mười phương đều tán thán năng lực của 6 chữ này. Ngoài trừ chư Phật ra, chẳng có ai suy lường được năng lực đó.

6 chữ này không bao giờ tăng trưởng bản ngã, cũng không bao giờ làm tăng phiền não. Những kẻ này dù không niệm Phật thì ngãn mạn và phiền não vẫn đầy. Kẻ không tin Phật, dù chỉ niệm giả dối một câu, cũng có phước báo khó lường.

Niệm Phật không phải vấn đề ở câu niệm Phật mà là vấn đề dụng tâm của hành giả.

Dụng tâm như thế nào là đúng, thế nào là sai?
Chỗ này là nói đến chỗ Tín- Nguyện của hành giả.

Muốn niệm Phật thành công thì hãy gạt bỏ tất cả tâm niệm sở đắc. Đừng bao giờ dung túng nó. Trên cơ sở đó mới có thể quy mạng đối với Phật và toàn tâm toàn ý mà hối hướng vãng sanh, không dời đổi tâm hướng.
À thì ra vẫn còn tâm niệm sở đắc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách