BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
rua_chen_di
Bài viết: 10
Ngày: 27/10/08 09:17
Giới tính: Nam
Đến từ: hochiminh

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi rua_chen_di »

Nhắn với cô Chơn Hiền Tâm, hôm nào con mua tranh Thập Mục ngưu Đồ tặng cho cô, rồi con in đậm bức tranh thứ 9 và thứ 10 lên 100 lần, cô không cần đeo kiếng cũng thấy được!
Tranh 9: Phản Bổn Hoàn Nguyên (Trở Về Nguồn Cội)
Tranh 10: Nhập Triền Thùy Thủ (Thõng Tay Vào Chợ)
I-) I-) I-) I-) I-) I-) I-) I-)
;;) ;;) ;;) ;;) ;;) ;;) ;;) ;;)
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle caunguyen


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

thientinh82 đã viết:
Chanhientam đã viết:
rua_chen_di đã viết:Rửa chén tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách rửa chén. Chén có nhiều loại(chén kiểu, chén nhựa,chén nhôm,...) và mức độ dơ cũng khác nhau và phải biết dùng nước rửa chén nào để rửa cho sạch. I-) I-) I-) I-)
Không phân biệt loại chén
Chớ có thấy sạch dơ
Nước rửa hay không rửa
Không vì đó bận tâm

Rửa chén phải như thế
Mới chính "Rửa Chén Đi!"
Không phân tâm, BẤT NHỊ
Đó Tịnh Độ Di Đà

Ta đây nhiều kiếp chịu mê lầm
Chỉ, Bởi, Tại, Vì ... phân biệt thôi
Giá như đừng thấy Ta - Người khác
Đâu bị bụi trần vướng như nay
Tội! :((
Chén tuy đồng là chén
Mỗi mỗi vẫn biện phân
Rửa - không tuy vẫn thế
Không rửa uổng lụy thân!

Rửa chén thì cứ rửa
Như thế vẫn Như thế
Tịnh - uế vẫn rõ ràng
Di Đà tướng - vô tướng.

Trầm luân do nhiều lẽ
"Đa sanh tập khí thâm"
Không tịch vẫn Ta - Người
Lại coi chừng hầm tối!

Tỉnh!
Mắt sáng phải thật sáng
Sáng vẫn phải còn đi
Đường trước không phải không
Không đi khác gì tối?

Pháp pháp tuy Như thị
Pháp pháp lại rõ ràng
Vô phân biệt chiếu khắp
Tịnh - Uế, thị - phi phân!

Thực!
Thấy!
Nhận!
Nhanh chóng không động thân bỏ Ta Bà Mạt pháp cầu về Cực Lạc Tây Phương!

Kính!
tangbong
cafene
kinhle
(trà Triệu Châu trệu trạo khó uống, sen Thích Ca lù lù khó thấy, lễ Hám Sơn rõ ràng khó nhận, mấy ai thực sự ngay đó "rửa chén đi!" mà không làm tổn hại mạng mạch, con đường tu tiến của vạn chúng?)
Bài này đáng đọc... hay thật! tangbong tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

rua_chen_di đã viết:hihi! sao nói ra cái gì, ngừoi ta cũng hiểu qua 1 ý cao siêu hết vậy cà! Vậy là con biết được 1 điều, Cô Chân Hiền Tâm khi ăn cơm không còn xem chén đó sạch hay dơ mà mút cơm ăn!
Nếu hiểu ý con nói là cao siêu thì cô đâu có làm bài thơ trả tâm về chỗ BẤT NHỊ.

Cô biết đọc xong bài kệ, thế nào con cũng có một câu để cho đủ bộ móc câu. (Chưa làm đệ tử, nhưng có trò này là học sư phụ giỏi nhất). Nên cô mới có bài kệ cuối. Con không đọc sao? Bài kệ đó muốn nhấn mạnh : Cô chưa được vậy đâu. Vì Cô vẫn còn tâm phân ta - người, dơ - sạch, đẹp - xấu v.v... Nghĩa là Cô vẫn còn vướng trên tướng bên ngoài, nên vẫn chưa thể tự tại với sắc tướng. Chưa thể tự tại, nên chưa thể ăn cơm trong chén dơ, lướt trên nước như đi trên đất bằng v.v... như các bậc Tổ sư đã làm.
kinhle
rua_chen_di đã viết: Nhắn với cô Chân Hiền Tâm, hôm nào con mua tranh Thập Mục ngưu Đồ tặng cho cô, rồi con in đậm bức tranh thứ 9 và thứ 10 lên 100 lần, cô không cần đeo kiếng cũng thấy được!
Tranh 9: Phản Bổn Hoàn Nguyên (Trở Về Nguồn Cội)
Tranh 10: Nhập Triền Thùy Thủ (Thõng Tay Vào Chợ)
Thôi khỏi! Đừng tặng chi cho Cô. Có in đậm lên để thấy thì Cô cũng không hiểu đó là cái gì. Thấy mà không hiểu thì có thấy hàng vạn lần cũng chỉ như đui mà thôi.

Thỏng tay vào chợ nhìn thiên hạ
Quá giấc, chuông chùa đánh đã lâu
Chợ đông, người cũ, đường quên lối
Chuông chùa đã lặng, vẫn chưa về ...

Thân tặng Rua_chen_di.


Còn tay Gấu Bự, phát biểu đáng ghét vậy mà cũng khen. Chi Lạ!


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Chanhientam đã viết:
rua_chen_di đã viết:hihi! sao nói ra cái gì, ngừoi ta cũng hiểu qua 1 ý cao siêu hết vậy cà! Vậy là con biết được 1 điều, Cô Chân Hiền Tâm khi ăn cơm không còn xem chén đó sạch hay dơ mà mút cơm ăn!
Nếu hiểu ý con nói là cao siêu thì cô đâu có làm bài thơ trả tâm về chỗ BẤT NHỊ.

Cô biết đọc xong bài kệ, thế nào con cũng có một câu để cho đủ bộ móc câu. (Chưa làm đệ tử, nhưng có trò này là học sư phụ giỏi nhất). Nên cô mới có bài kệ cuối. Con không đọc sao? Bài kệ đó muốn nhấn mạnh : Cô chưa được vậy đâu. Vì Cô vẫn còn tâm phân ta - người, dơ - sạch, đẹp - xấu v.v... Nghĩa là Cô vẫn còn vướng trên tướng bên ngoài, nên vẫn chưa thể tự tại với sắc tướng. Chưa thể tự tại, nên chưa thể ăn cơm trong chén dơ, lướt trên nước như đi trên đất bằng v.v... như các bậc Tổ sư đã làm.
kinhle
rua_chen_di đã viết: Nhắn với cô Chân Hiền Tâm, hôm nào con mua tranh Thập Mục ngưu Đồ tặng cho cô, rồi con in đậm bức tranh thứ 9 và thứ 10 lên 100 lần, cô không cần đeo kiếng cũng thấy được!
Tranh 9: Phản Bổn Hoàn Nguyên (Trở Về Nguồn Cội)
Tranh 10: Nhập Triền Thùy Thủ (Thõng Tay Vào Chợ)
Thôi khỏi! Đừng tặng chi cho Cô. Có in đậm lên để thấy thì Cô cũng không hiểu đó là cái gì. Thấy mà không hiểu thì có thấy hàng vạn lần cũng chỉ như đui mà thôi.

Thỏng tay vào chợ nhìn thiên hạ
Quá giấc, chuông chùa đánh đã lâu
Chợ đông, người cũ, đường quên lối
Chuông chùa đã lặng, vẫn chưa về ...

Thân tặng Rua_chen_di.


Còn tay Gấu Bự, phát biểu đáng ghét vậy mà cũng khen. Chi Lạ!
Gấu bự là ai thế! Nếu là Thiền Tịnh, thì càng khen thêm nữa! Đâu phải ai cũng được như vậy! Tuy đôi khi tập khí nóng nãi của y vẫn còn, nhưng hãy xem ý tốt hướng Đạo của y, nhiêu đó thôi cũng đủ chỉ cho hắn giải quyết nót tập khí đó rồi! Chủ yếu ai có duyên với hắn để chỉ cho hắn hiểu thôi! :D

Còn việc phân biệt hay không phân biệt của rửa chén mà bà chị & TT82 phát biểu, đâu có trái ý của người hiểu đạo đâu, sạch dơ muốn không phân biệt hay phân biệt điều đúng hết, nói chung hiểu việc đó cho tùy mỗi chuyện, cái gì cũng không phân biệt hết cũng không đúng, gặp cái gì cũng phân biệt hết thì lại cũng thành sai.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hi hi ... cậu em coi thử CÓ DUYÊN với hắn không? Chứ bà chị thấy cậu em có duyên với Chilan dữ à nghen :)) !

Có chi mà phân trần. Cậu không nghe thiên hạ có bài hát : Đừng nghe con gái ... (đàn bà thì cũng là con gái mà là con gái hơi ... già thôi).


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Có điều ni phải nói. Không nói cảm thấy có lỗi. Chẳng thà nói mà thiên hạ không nghe. Vì thế ai nghe được thì nghe. Không nghe được thì coi như Hiền Tâm chưa nói.

Nói về chuyện PHÂN BIỆT và VÔ PHÂN BIỆT :

TÂM PHÂN BIỆT của chư Phật và chư vị đại Bồ-tát đặt nền tảng trên cái VÔ PHÂN BIỆT. Vì thế tuy là PHÂN BIỆT mà KHÔNG CÓ PHÂN BIỆT, KHÔNG PHÂN BIỆT mà PHÂN BIỆT. Nghĩa là HẬU ĐẮC TRÍ (SAI BIỆT TRÍ) chỉ có sau khi ta đã có CĂN BẢN TRÍ. Tức TRƯỚC KHI đạt được CĂN BẢN TRÍ thì không có HẬU ĐẮC TRÍ, mà chỉ có sự PHÂN BIỆT CỦA THỨC, là nền tảng để ta bị trói buộc sâu trong lục đạo.

Nói dễ hiểu hơn chút nữa là : Chư vị phân biệt mà KHÔNG CHẤP. Vì sao KHÔNG CHẤP, vì không còn bị tập nghiệp, tập khí dẫn chạy. KHÔNG CHẤP thì không có khởi tâm. Chư vị phân biệt mà không khởi tâm. Như Huyền Giác nói "Phân biệt mà không phải ý". Không như mình phân biệt thì tâm liền khởi.

CĂN BẢN TRÍ chính là cửa BẤT NHỊ. Cửa BẤT NHỊ cũng có cạn sâu.
Thấy các pháp không xấu không đẹp v.v... là cửa cạn.
Thấy các pháp không sanh cũng không diệt, tâm không ở trạng thái SANH của phàm phu, cũng không ở trạng thái DIỆT của Nhị thừa, là cửa sâu. Đó là chứng được cái lý tối hậu, gọi là Phật tánh (lý tánh không), là tánh thể mà chư Phật và phàm phu đồng có. Luận Đại Thừa Khởi Tín nói là KHÔNG, là chỉ cho cái THỂ không của vạn pháp.

Phải CHỨNG được cái TÁNH đó, thì mới có thể THỎNG TAY VÀO CHỢ như Rùa Chen Di đã nói. Thỏng tay vào chợ nghĩa là đối duyên mà vẫn dùng được cái Nhất Hạnh Tam Muội mà lục Tổ đã dạy. Tức không để cho tâm phân biệt dẫn chạy. Có vậy tập khí mới bị tróc gốc. Phần này muốn rõ xin đọc cuốn THIỀN ĐẠO TU TẬP của ngài Vương Trừng Cơ, trong đó có trích phần công phu cũng như pháp ngữ của ngài Hám Sơn nói về chỗ mở rộng pháp thân sau khi đã triệt ngộ. Hoặc đọc phần kinh LĂNG GIÀ CHÚ GIẢI của ngài SUZUKY. (Cuốn Lăng Già của thiền sư Hàm Thị khó nên không giới thiệu).

Pháp Phật là PHÁP DUYÊN KHỞI. Nghĩa là TÙY DUYÊN, TÙY ĐỐI TƯỢNG, TÙY CĂN BỆNH mà có pháp. Việc của chúng ta là làm sao ứng dụng được pháp của Phật vào mình cho đúng. Đúng duyên thì pháp thành cam lồ. Không đúng duyên thì pháp thành độc dược.

Ngọa Luân nói ĐOẠN TRĂM TƯ TƯỞNG. Lục Tổ nói ĐỐI DUYÊN TÂM CỨ KHỞI. Không có nghĩa là Ngọa Luân sai, mà chỉ nói cho biết chỗ của Ngọa Luân chưa phải là chỗ rốt ráo. Song chỗ mà Lục Tổ nói, cũng không phải là chỗ rốt ráo. Chỉ là phá cái chấp đoạn tâm sanh khởi của Ngọa Luân.

Tâm vốn VÔ TRỤ sao một chiều phải đoạn phải khởi? Chúng sinh cần lặng thì ta lặng. Chúng sinh cần khởi thì ta khởi. Lặng hay khởi là tùy duyên mà KHÔNG ĐỂ CÁI TÙY DUYÊN ẤY TRÓI BUỘC. Hết duyên rồi, tâm vẫn khởi thì biết chưa xong. Nhạn qua hồ đã để dấu. Khi cần lặng lại không lặng, khi không cần khởi thì cứ bị lực khởi dẫn chạy v.v... đều là thứ để mình phải cẩn thận với chính mình.

Vấn đề của mình là mình ứng dụng những thứ đó thế nào?

Nếu không bị tập nghiệp dẫn chạy, thì muốn đoạn muốn khởi tùy nghi. Còn vẫn bị tập nghiệp dẫn chạy thì "Đối duyên tâm cứ khởi" sẽ giúp mình thành phàm phu trường kỳ. Cái khởi ngày càng bị huân mạnh. (Cái này dễ kiểm tra lắm). Pháp đề hồ mà qua mình đều thành độc dược là tại mình dụng pháp không đúng duyên. Tức không đúng trình độ căn cơ của mình.

Đương nhiên mọi thứ đều tính trên từng niệm, từng sự v.v... Niệm trước mê là chúng sinh. Niệm sau giác là Phật. Thứ gì cũng là một quá trình từ cạn đến sâu.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cô Tâm nói đúng lắm.
Có điều chưa có ai mà không bị tập nghiệp dẫn chạy. Nếu làm chủ được nó thì đã thành thánh rồi. Chỉ là nhiều, it mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thường thì nhiều người nhập nhằng giữ hai anh chàng.

1. Không khởi niệm Phân Biệt - Vô Phân Biệt Tâm - Căn Bản Trí - Đây là cách nhị thừa tịch diệt các niệm hay gọi là diệt thọ tưởng, nên nhiều người vẫn hay tìm cách hành này là chính. Nhưng chỗ tịch diệt này vẫn có giới hạn chính là các giới hạn A la hán khi nhập diệt Niết Bàn. Điều này Thiền Tông vẫn có thể khám phá được căn bản trí này, nhưng họ không dừng lại ở đó.

2. Thật Tánh Vô Phân biệt - Bản Tâm, đây thật ra là thật thể của tâm, vốn chẳng trong vật nào hay ngoài vật nào, chẳng cao chẳng thấp, chẳng nóng chẳng lạnh, chẳng sanh chẳng diệt... vốn đồng nhất khắp các thời gian không gian... Nên lớn thì như núi tu di, nhỏ thì vào đầu kim... Nhưng công án đa phần chỉ thật tánh này. Người tu biết đựoc cái này ngay chỗ phân biệt trí bình thường, không nhất thiết không khởi niệm. Dù có khởi niệm động đến đâu cái bản thể ấy vẫn chẳng dộng chút nào, đó là tính chất không hai của Thật Tánh: Niệm Không khác Vô Niệm, Sanh không khác Vô sanh, Hiện Tại không khác Tương Lai... Họ vẫn ngay Hậu Đắc trí mà dùng tâm ,vẫn khởi niệm phân biệt để dùng.


Tất cả công án Thiền Tông đều nói về bản thể tánh không phân biệt nay, ngay cái phân biệt rõ ràng của trí phân biệt,nghĩa là không phân biệt ở Thiền Tông là không phân biệt bản thể nhưng là udfng trí phân biệt rõ ràng, chứ không khởi niệm phân biệt là không phân biệt của Nhị Thừa. Nó khác nhau là vậy!

Từ đây mới có tích là Hàng Nhị thừa Alahan chưa nhận ra thật tánh là vậy!

Nhưng theo MHBN không tin lắm thuyết này.
Vì nhớ Bích Chi Phật xem, giác ngộ bằng duyên, nhưng theo MH không phải giác ngộ Vô Thường ngay duyên mà theo MHBN nghĩ là ngài ngộ thật tánh ngay duyên (thí dụ: Ngài Thấy chiếc lá rơi, mà nhận ra có cái chẳng rơi), nhưng thật tánh này rất cao siêu nên không có duyên hay người lợi căn để dạy, nên chỉ có mình ngài chứng Phật mà thôi, mới gọi là Phật Bích Chi.
Sửa lần cuối bởi Ma Ha Bát Nhã vào ngày 06/11/08 18:14 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
rua_chen_di
Bài viết: 10
Ngày: 27/10/08 09:17
Giới tính: Nam
Đến từ: hochiminh

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi rua_chen_di »

"Pháp Phật là PHÁP DUYÊN KHỞI. Nghĩa là TÙY DUYÊN, TÙY ĐỐI TƯỢNG, TÙY CĂN BỆNH mà có pháp. Việc của chúng ta là làm sao ứng dụng được pháp của Phật vào mình cho đúng. Đúng duyên thì pháp thành cam lồ. Không đúng duyên thì pháp thành độc dược."
"Rửa chén tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách rửa chén. Chén có nhiều loại(chén kiểu, chén nhựa,chén nhôm,...) và mức độ dơ cũng khác nhau và phải biết dùng nước rửa chén nào để rửa cho sạch. I-) I-) I-) I-)"
Có thấy giống ko cô??? Nếu cô hiểu theo ý này thì đâu có bị 1 đóng móc câu!!! =)) =)) =)) =)) =)) =))
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:Thường thì nhiều người nhập nhằng giữ hai anh chàng.

1. Không khởi niệm Phân Biệt - Vô Phân Biệt Tâm - Căn Bản Trí - Đây là cách nhị thừa tịch diệt các niệm hay gọi là diệt thọ tưởng, nên nhiều người vẫn hay tìm cách hành này là chính. Nhưng chỗ tịch diệt này vẫn có giới hạn chính là các giới hạn A la hán khi nhập diệt Niết Bàn. Điều này Thiền Tông vẫn có thể khám phá được căn bản trí này, nhưng họ không dừng lại ở đó.
Không phải!

Diệt thọ tưởng định của hàng La hán không gọi là Căn bản trí. Hiền Tâm không nói đến chỗ đó. Bởi chỗ đó không phải là vô phân biệt tâm. Nhị thừa vẫn thấy có sanh tử để ra, niết bàn để nhập, nên tâm phân biệt chưa hết, tức phần THỨC ẤM vẫn còn. Cảnh giới của hàng La Hán, thậm chí là của Duyên Giác Bích Chi Phật, vẫn còn nằm trong Ngũ ấm ma thuộc phần thức ấm của kinh Lăng Nghiêm.

Hiền Tâm muốn nói đến cái gọi là Phật tánh hay lý tánh không, hay cái không của luận Đại thừa khởi tín v.v... là chỉ cho cái NHÂN VÔ SANH (để có cái quả là niết bàn Phật) nói trong nhà thiền. Đó không phải là chỗ không khởi niệm cũng không phải là chỗ khởi niệm. Là chỗ dứt bặt năng sở, thân tâm tất cả đều không, lấy gì để biết là không khởi niệm? CĂN BẢN TRÍ mà Hiền Tâm muốn nói là chỗ đó. Nếu Hiền Tâm dùng sai khái niệm, thì xin trích cho một đoạn nào đó trong kinh luận để Hiền Tâm rút kinh nghiệm. Còn ý nghĩa mà Hiền Tâm muốn nói về phần căn bản trí, là chỗ Hiền Tâm vừa diễn tả đó.

Viết phần trên là vì sợ người ngộ nhận phần SAI BIỆT TRÍ với THỨC PHÂN BIỆT mà thôi. Ai không ngộ nhận thì tốt rồi! :)
Rua_chen_di đã viết:Pháp Phật là PHÁP DUYÊN KHỞI. Nghĩa là TÙY DUYÊN, TÙY ĐỐI TƯỢNG, TÙY CĂN BỆNH mà có pháp. Việc của chúng ta là làm sao ứng dụng được pháp của Phật vào mình cho đúng. Đúng duyên thì pháp thành cam lồ. Không đúng duyên thì pháp thành độc dược."
"Rửa chén tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách rửa chén. Chén có nhiều loại(chén kiểu, chén nhựa,chén nhôm,...) và mức độ dơ cũng khác nhau và phải biết dùng nước rửa chén nào để rửa cho sạch. "

Có thấy giống không cô??? Nếu cô hiểu theo ý này thì đâu có bị 1 đóng móc câu!!!
=)) =)) =)) =)) =)) =))


Thấy thiên hạ quăng móc câu và bị móc câu là hai thứ hoàn toàn khác nhau, NHÓC RÙA à!

Không gặp mấy ngày, miệng mồm vẫn lanh không chịu nổi.

Hạ được Sư phụ mà cười lăn như thế hay nhận được những bài thơ quá hay mà hả hê?

Mọi an lạc đến với Đại đệ tử của ta! :)


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Chanhientam đã viết:
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Thường thì nhiều người nhập nhằng giữ hai anh chàng.

1. Không khởi niệm Phân Biệt - Vô Phân Biệt Tâm - Căn Bản Trí - Đây là cách nhị thừa tịch diệt các niệm hay gọi là diệt thọ tưởng, nên nhiều người vẫn hay tìm cách hành này là chính. Nhưng chỗ tịch diệt này vẫn có giới hạn chính là các giới hạn A la hán khi nhập diệt Niết Bàn. Điều này Thiền Tông vẫn có thể khám phá được căn bản trí này, nhưng họ không dừng lại ở đó.
Không phải!

Diệt thọ tưởng định của hàng La hán không gọi là Căn bản trí. Hiền Tâm không nói đến chỗ đó. Bởi chỗ đó không phải là vô phân biệt tâm. Nhị thừa vẫn thấy có sanh tử để ra, niết bàn để nhập, nên tâm phân biệt chưa hết, tức phần THỨC ẤM vẫn còn. Cảnh giới của hàng La Hán, thậm chí là của Duyên Giác Bích Chi Phật, vẫn còn nằm trong Ngũ ấm ma thuộc phần thức ấm của kinh Lăng Nghiêm.

Hiền Tâm muốn nói đến cái gọi là Phật tánh hay lý tánh không, hay cái không của luận Đại thừa khởi tín v.v... là chỉ cho cái NHÂN VÔ SANH (để có cái quả là niết bàn Phật) nói trong nhà thiền. Đó không phải là chỗ không khởi niệm cũng không phải là chỗ khởi niệm. Là chỗ dứt bặt năng sở, thân tâm tất cả đều không, lấy gì để biết là không khởi niệm? CĂN BẢN TRÍ mà Hiền Tâm muốn nói là chỗ đó. Nếu Hiền Tâm dùng sai khái niệm, thì xin trích cho một đoạn nào đó trong kinh luận để Hiền Tâm rút kinh nghiệm. Còn ý nghĩa mà Hiền Tâm muốn nói về phần căn bản trí, là chỗ Hiền Tâm vừa diễn tả đó.

Viết phần trên là vì sợ người ngộ nhận phần SAI BIỆT TRÍ với THỨC PHÂN BIỆT mà thôi. Ai không ngộ nhận thì tốt rồi! :)
Ý bà chị CĂN BẢN TRÍ là sạch luôn cả Phân Biệt cả thể và dụng.

http://www.buddhahome.net/kinhsach/dpqu ... ithoat.htm

Trong luận ở đây có viết thế này:


"...
Ở quả vị Phật, có hai loại trí-tuệ : một loại là vô-phân-biệt-trí, cùng với bản-thể chân-như an-trú, không phân-biệt đối-tượng và chủ-thể; một loại là sai-biệt-trí có khả năng nhận thức được các hiện-biến nhiệm-mầu của bản-thể thường-trú, tức là thế-giới hiện-tượng. Nhận-thức như thế để hóa-độ, để hoàn thành bản nguyện độ sanh.
..."

Thằng em chưa tìm được chỗ nào nói về phần này cụ thể, sẽ tìm sau. Tạm thời là như vậy!

Theo thằng em thì thế này, ngay Vô Phân biệt trí có đầy đủ tính vô Phân Biệt của cả thể và dụng chứ không phải là 2 thứ riêng biệt, vì ngay đó thật sự đó là sự an trú trong tịch tịnh thì đúng nghĩa hơn. Nhưng chỗ này rất khó nhiếp phục ngay chỗ này.

Con đường đển đến chỗ đó trước tiên phải trực nhận cái trí đó trong mọi hoạt động cả bản thân, nhưng vẫn còn dùng thức phân biệt nhận diện. Sau đó "rời bỏ sự trí phân biệt" đó, tiếp đến buông bỏ luôn cả "sự rời bỏ" này thì sẽ ở ngay chỗ vô phân biệt này. bản thân nó chẳng biết về nó, chẳng biết xung quanh (dù có mở mắt), chẳng phân biệt mình có an trú hay không, cũng chẳng có phân biệt được được cái không phân biệt. Nếu còn khởi niệm tìm nó là rời ngay nó, hay khởi niêm tìm cái không biệt về nó cũng đã rời nó (vô phân biệt trí). Chỉ nhận được nó sau khi trở về lại phân biệt mới biết là mình vừa trãi qua trạng thái không phân biệt mà thôi. Còn ngay nó chẳng có gì cả trong đó. Nhưng chỗ này khác xa chỗ vô phân biệt bản thể khi dùng sự phân biệt.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BẤT NHỊ PHÁP MÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:Ý bà chị CĂN BẢN TRÍ là sạch luôn cả Phân Biệt cả thể và dụng. ... Theo thằng em thì thế này, ngay Vô Phân biệt trí có đầy đủ tính vô Phân Biệt của cả thể và dụng chứ không phải là 2 thứ riêng biệt, vì ngay đó thật sự đó là sự an trú trong tịch tịnh thì đúng nghĩa hơn. Nhưng chỗ này rất khó nhiếp phục ngay chỗ này.
CĂN BẢN TRÍ không phải là "Sạch luôn cả Phân Biệt cả thể và dụng", mà lúc đó chỉ chứng được phần THỂ, còn TƯỚNG VÀ DỤNG thanh tịnh thì vẫn còn ẩn chưa hiện bày đầy đủ. Bất cứ khi nào, THỂ, TƯỚNG và DỤNG thanh tịnh của chân như cũng đầy đủ. Nhưng hiển hay không hiển (thấy) là do mình trong quá trình trở về, giác có cạn sâu. Vì thế các công án trong nhà thiền có nhiều loại công án. Có loại, chứng xong phần THỂ là có thể hiểu. Có loại phải ĐƯỢC luôn cả phần DỤNG mới có thể hiểu. Cảnh giới Hoa Nghiêm là cảnh giới chân như với Thể, Tướng và dụng đã hiển đầy đủ.

Chỗ này, nếu có nói gì khác nhau, là do mình sử dụng ngôn từ chưa khớp, chứ nhiều khi không phải chỗ chứng không trùng nhau Ma Ha Bát Nhã à! Chỉ là phân tích vô ngôn từ để MHBN hiểu.
Ma Ha Bát Nhã đã viết: http://www.buddhahome.net/kinhsach/dpqu ... ithoat.htm
Trong luận ở đây có viết thế này:
...
Ở quả vị Phật, có hai loại trí-tuệ : một loại là vô-phân-biệt-trí, cùng với bản-thể chân-như an-trú, không phân-biệt đối-tượng và chủ-thể; một loại là sai-biệt-trí có khả năng nhận thức được các hiện-biến nhiệm-mầu của bản-thể thường-trú, tức là thế-giới hiện-tượng. Nhận-thức như thế để hóa-độ, để hoàn thành bản nguyện độ sanh.
..."
Thằng em chưa tìm được chỗ nào nói về phần này cụ thể, sẽ tìm sau. Tạm thời là như vậy!
Phần MHBT trích đó cùng ý với Hiền Tâm muốn nói. Đó là phần THỂ của chân như, không phải là cảnh giới chứng của hàng Nhị thừa như MHBT nói lúc đầu.

- Cùng với bản thể chân như an trú là chỉ cho phần THỂ mà Hiền Tâm đã nói.

- Không phân biệt đối tượng và chủ thể : Vì thân tâm còn không huống là cảnh giới bên ngoài. Chỗ mà Ht nói là dứt bặt năng sở. :)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.37 khách