Thị chư pháp không tướng

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

battinh đã viết:
Khongduyen123 đã viết: ngày xưa Đức Phật hay gọi tên các vị vừa chứng Thánh quả dụ ý nói '' con của Như Lai '', ngày nay họ sửa đổi lại là '' Phật Tử '' , người nào gọi người '' cư sĩ'' là '' Phật Tử '' tức tự tấn phong mình là Phật rồi, ví như chẳng khác nào ''ăn cơm '' lại sửa thành ''cơm ăn '' hay sao ?, người tự xưng là con của Phật lại đi phá hại giáo pháp của Phật, lại còn cao cổ nói ngược lại là bảo vệ Phật pháp, Thánh Tri nên dành thì giờ quý báo vào việc lợi ích khác hơn, chừng nào họ tự nhận thấy sai thì họ mới chịu buông bỏ thôi, dù Phật còn tại thế cũng chẳng giúp họ được, hãy để thời gian vô thường già bệnh tự trả lời.
Hồi xưa, tứ chúng gồm có Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di (Cận sự nam, Cận sự nữ, bây giờ gọi là cư sĩ) được gọi chung là "Phật Tử". Hỗng lẽ bây giờ các vị cư sĩ có công trong việc bảo vệ, hoằng dương Phật pháp và cúng dường Tam Bảo lại không được gọi là "Phật Tử" hay sao!?

Bên này tôi thường nghe thấy quí Thầy bên Việt Nam qua Mỹ hoằng pháp, thường hay gọi những người cư sĩ là "Phật Tử", hổng lẽ quí Thầy lại tự tấn phong (hay thọ ký) cho các cư sĩ là "Phật Tử" hay sao!?

Thầy Khongduyen123 dựa vào đâu mà có những lập luận như trên!? Thầy nên nhớ rằng không có cư sĩ thì Tăng không thể sống, và ngược lại không có Tăng thì cư sĩ không có Phật pháp để học và cúng dường.

Kính.
Tôi đâu dám nói xấu các vị tu hành chân chánh đâu, tội ấy nặng lắm !
Tôi đâu dám lập luận đâu ,tôi thấy trước mắt nhiều người làm sai trái, mà to


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

battinh đã viết:
Khongduyen123 đã viết: ngày xưa Đức Phật hay gọi tên các vị vừa chứng Thánh quả dụ ý nói '' con của Như Lai '', ngày nay họ sửa đổi lại là '' Phật Tử '' , người nào gọi người '' cư sĩ'' là '' Phật Tử '' tức tự tấn phong mình là Phật rồi, ví như chẳng khác nào ''ăn cơm '' lại sửa thành ''cơm ăn '' hay sao ?, người tự xưng là con của Phật lại đi phá hại giáo pháp của Phật, lại còn cao cổ nói ngược lại là bảo vệ Phật pháp, Thánh Tri nên dành thì giờ quý báo vào việc lợi ích khác hơn, chừng nào họ tự nhận thấy sai thì họ mới chịu buông bỏ thôi, dù Phật còn tại thế cũng chẳng giúp họ được, hãy để thời gian vô thường già bệnh tự trả lời.
Hồi xưa, tứ chúng gồm có Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di (Cận sự nam, Cận sự nữ, bây giờ gọi là cư sĩ) được gọi chung là "Phật Tử". Hỗng lẽ bây giờ các vị cư sĩ có công trong việc bảo vệ, hoằng dương Phật pháp và cúng dường Tam Bảo lại không được gọi là "Phật Tử" hay sao!?

Bên này tôi thường nghe thấy quí Thầy bên Việt Nam qua Mỹ hoằng pháp, thường hay gọi những người cư sĩ là "Phật Tử", hổng lẽ quí Thầy lại tự tấn phong (hay thọ ký) cho các cư sĩ là "Phật Tử" hay sao!?

Thầy Khongduyen123 dựa vào đâu mà có những lập luận như trên!? Thầy nên nhớ rằng không có cư sĩ thì Tăng không thể sống, và ngược lại không có Tăng thì cư sĩ không có Phật pháp để học và cúng dường.

Kính.
Tôi đâu dám nói xấu các vị tu hành chân chánh đâu, tội ấy nặng lắm !
Tôi đâu dám lập luận đâu ,tôi thấy trước mắt nhiều người làm sai trái, nhiều người mê tín tin theo tội nghiệp lắm, ủ mà ông già có tật sao mà lại giực mình búa sua vậy !?.
Kính.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Thánh_Tri đã viết:
alphatran đã viết:
Kính các vị đạo hữu,
Kính đạo hữu Thánh Tri, đạo hữu Ma Ha Bát Nhã,

Bát nhã tâm kinh (vui lòng xem: http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin006.htm) có câu:

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Dịch Việt:

Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Xin hỏi tại sao đã KHÔNG mà có TƯỚNG để mà gọi TƯỚNG KHÔNG?
Người dịch sai nên đạo hữu hiểu sai thôi.

chữ Hán rõ ràng nói "Không Tướng" mà dịch là Tướng Không (đối đãi tướng Có) thì sai. Không Tướng chứ không phải Tướng Không!

Đã Không Tướng thì làm gì có Tướng nào mà cho là Tướng Có, Tướng Không. Ngay cả "tướng Có" đã bị phá huống gì là "tướng Không" ư?

Vã lại Có Tướng dù đó là Tướng Có hay Tướng Không cũng bị rơi vào sanh diệt. Như vậy đau trúng ý kinh bất sanh bất diệt!
alphatran đã viết:
Kính các vị đạo hữu,

Chớ nên vội vàng, hãy đọc lại:

Âm Hán: "Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm."

Nên nhớ đây là âm hán, chứ không phải âm Việt, trong âm Hán có chỉ 2 chữ có nghĩa phủ định là "BẤT" và "VÔ" nên ta có thể hỏi:

- Nếu như chữ KHÔNG có nghĩa là "không có" thì đoạn sau sao không dùng là "không sanh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm" mà lại đi dùng chữ BẤT thành "bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm."

- Vì vậy rõ ràng, chữ KHÔNG trong "thị chư pháp không tướng" không phải nghĩa là KHÔNG CÓ.

Alpha có thể nhận định rằng câu dịch trện đây đã đúng. Các tổ thiền xưa nay ai cũng hiểu như vậy chứ không phải chỉ có mình alpha.

Nên các đạo hữu nên xem lại.

Chào bạn alphatran và bạn Thánh_Tri,

1. Bạn Thánh_Tri ơi, bạn alphatran nói đúng đó vì bạn mới là người hiểu sai . Trong câu kinh trên bạn Thánh Tri hiểu chữ KHÔNG = KHÔNG CÓ (tức là một từ phủ định) thì hiểu như vậy là sai . Là vì trong ngôn ngữ Tàu chữ KHÔNG 空 không được dùng như một từ phủ định mà chữ không chỉ mang nghĩa là KHÔNG = trống rỗng = emptiness . Để phủ định thì người Tàu dùng những chữ VÔ, BẤT, PHI, MỘT 沒.

Sở dĩ bạn Thánh Tri hiểu sai như vậy là vì có sự lẫn lộn giữa tiếng Việt và tiếng Tàu . Trong tiếng Việt thì chữ KHÔNG ngoài cái nghĩa không = trống rỗng như trong tiếng Tàu thì chữ KHÔNG còn là một từ phủ định chính, được dùng rất nhiều . Cho nên người Việt khi đọc chữ Hán gặp chữ KHÔNG thì dễ hiểu lầm (như trường hợp bạn Thánh Tri) rằng chữ không là một từ phủ định mang nghĩa là KHÔNG = KHÔNG CÓ .

Như vậy thì trong câu kinh trên "Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng" cụm từ 'chư pháp không tướng' không có nghĩa là: chư pháp không tướng = các pháp KHÔNG CÓ tướng, mà có nghĩa là: chư pháp không tướng = TƯỚNG KHÔNG của các pháp . Hai câu này "các pháp không có tướng" và "tướng không của các pháp" là hai câu hoàn toàn khác nghĩa nhau !

2. Ngài Huyền Trang dịch Tâm Kinh từ chữ Phạn (sanskrit) nên cũng nên tìm ở nguyên bản chữ Phạn xem nguyên văn là thế nào . Bản Tâm Kinh bằng tiếng Phạn có trong quyển "Buddhist Wisdom Books: The Diamond and the Heart Sutra" của Edward Conze . Dưới đây là câu kinh trên ở nguyên văn chữ Phạn và câu dịch tiếng Anh của Edward Conze ở trang 107 trong sách trên:

Iha Śariputra sarva-dharmāḥ śūnyatā-lakṣaṇā = Here, O Sariputra, all dharmas are marked with emptiness .

Chữ śūnyatā = emptiness = trống rỗng, là một danh từ và được ngài Huyền Trang dịch sang chữ Hán là KHÔNG . Chữ KHÔNG này là một danh từ và mang nghĩa KHÔNG = trống rỗng = emptiness, chứ không phải là một từ phủ định mang nghĩa là KHÔNG = KHÔNG CÓ . Điểm thú vị là lời dịch của ngài Huyền Trang thật sát với nguyên bản chữ Sanskrit giống như là "chuyển" dịch chứ không phải dịch (tức là "chuyển" từng chữ ở ngôn ngữ này sang chữ tương đương ở ngôn ngữ kia): sarva-dharmāḥ śūnyatā-lakṣaṇā = chư pháp không tướng (sarva = all = tất cả = chư; dharmā = pháp; śūnyatā = không; lakṣaṇā = mark, sign = tướng).

tangbong cafene


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Bạn Thánh_Tri ơi, bạn alphatran nói đúng đó vì bạn mới là người hiểu sai . Trong câu kinh trên bạn Thánh Tri hiểu chữ KHÔNG = KHÔNG CÓ (tức là một từ phủ định) thì hiểu như vậy là sai . Là vì trong ngôn ngữ Tàu chữ KHÔNG 空 không được dùng như một từ phủ định mà chữ không chỉ mang nghĩa là KHÔNG = trống rỗng = emptiness . Để phủ định thì người Tàu dùng những chữ VÔ, BẤT, PHI, MỘT 沒.
Dĩ nhiên "Không Tướng" thì dịch là Tướng Không thì tạm cho là đúng đi, nhưng dịch vậy thì không thể hiển bài đúng ý nghĩa mà kinh muốn nói. Tâm Kinh là phật pháp thật tu thật chứng, chứ không phải giỏi chữ Hán là có thể dịch được. Một người dù giỏi chữ Hán mà đối với pháp đại thừa còn chưa hiểu thì không thể dịch được Kinh Phật.

Thử nghĩ xem Không nầy là Emptiness (Rỗng không) thì trong cái không đó làm sao có tướng mà cho đó là tướng không? Nó chỉ là một khái niệm để chỉ Tự Tánh Không. Cho nên trong tự tánh không đó, không có các tướng tương đối như: Có không, thiện ác, chánh tà, tốt xấu v.v...

Nếu dịch là "Tướng KHông" thì người ta hiểu lầm là cái không của chơn tánh có tướng trạng. Mà nếu cái không của chơn tánh có tướng trạng thì sai, vì có tướng là hư vọng. "Phàm hữu sở tướng giai thị hư vọng" - kinh kim cang.

Đúng rồi, Phủ định từ là Vô, Bất, Phi v.v.. chư tôi đâu có nói là chữ Không!?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Những gì chúng ta nói đến đều gọi là "có thể diễn tả", sự "có thể diễn tả" cũng có thể cho là "có tướng" rồi đó, bất kể điều đó có hiện hữu hay không.

Có những thứ không có nhưng chúng ta có thể nói đến như "lông rùa", mặc dầu "lông rùa" không có nhưng chúng ta có thể mường tượng trực tiếp những sợi lông trên con rùa.

Những thứ vô tướng như "không gian" chúng ta có thể mường tượng gián tiếp qua khoảng trống giữa các vật.

Tướng không hay không tướng là chỉ cái không thể mường tượng được, trực tiếp hay gián tiếp. Không tướng của mọi pháp là nói đến cái "tướng cứu cánh" không thể mường tượng (bất khả tư nghì) của mọi pháp, mặc dù mọi pháp đều có "tướng bình thường" mà chúng ta dùng để nói chuyện với nhau.

Vì không thể mường tượng được nên chỉ nói là "bất tăng bất giảm …".

Tỉ dụ chúng ta có thể nói theo khoa học hiện đại thì tướng cứu cánh của mọi sự là năng lượng và năng lượng của vũ trụ thì bất tăng bất giảm. Năng lượng là cái chi và từ đâu mà có, quả thật bất khả tư nghì mặc dù chúng ta thấy những dạng năng lượng khác nhau.

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hlich dùng cái "Không tướng của mọi Pháp" nghe còn được hơn là "Tướng không của mọi pháp" ! :)

hay dịch là "Thật Tướng Không của vạn pháp" thì còn được hơn rất nhiều!!! mới hợp với ý kinh vì ở đây là THẬT TƯỚNG BÁT NHÃ. Mà Thật Tướng thì vượt ngoài tâm phân biệt chấp trước, làng sóng võ não, vượt ngoài ngôn từ suy nghĩ, nên không diễn tả được, chỉ mượn chữ "KHÔNG" hay "EMPTINESS" để nói thôi.

Nhưng thánh tri không phải ở đây chơi chữ, hay chấp trước trên chữ nghĩa... dịch sao cũng được... nhưng miễn là người dịch và người đọc phải hiểu rõ được ý nghĩa chính của Tâm Kinh muốn nói.

Muốn cho tự tánh/pháp tánh là Không Tướng, Tướng Không, Thật Tướng, Chân Không v.v... gì gì cũng được... Miễn phải phải hiểu rõ ý chính trong Kinh. Đó là cái mà TT muốn nhấn mạnh và bàn tới... chứ mình không thích bàn chữ nghĩa. Bởi vì danh từ chỉ là khái niệm giả danh để tạm mượn để hiểu thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thể Tánh của vạn pháp là KHÔNG. Cho nên cái tướng chân thật của vạn pháp là Không, cho nên gọi là THẬT TƯỚNG BÁT NHÃ. Nếu cho rằng vạn pháp có Tướng KHÔNG qua câu "tướng không của mọi pháp" thì kẹt.

Cho:
Vạn pháp là có
Vạn pháp là không
Vạn pháp là cũng có cũng không
Vạn pháp là không có không không

đều thuộc chấp trước hư vọng.

Các pháp vốn không nói mình có, không nói mình không, không nói mình cũng có cũng không, không nói mình không có không không! Vậy thì ai bài ra? Chính là do cái tâm chấp trước phân biệt nơi mình!

Hiện mình còn sống bằng vọng thức, bị lệ thuộc bởi ý thức nên hay sanh phân biệt chấp trước mọi pháp.

Nhưng khi kiến tánh, thì cái thấy bằng cái thấy, cái nghe bằng cái nghe, đúng như thật của vạn pháp, không qua lăng kính lầm chấp của vọng thức nữa.

Vậy thì khi kiến tánh, thấy vạn pháp là NHƯ THỊ, tức thấy bằng thấy, không có khởi tâm chấp trước trong đó, cho nên cái thấy đó mới là cái thấy đúng như thật.

Còn cái thấy mà phân biệt có, không, cũng có cũng không, không có không không v.v... thì là cái thấy hư vọng thuộc tình thức.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Chớ nên vội vàng, chớ nên vội vàng !
Chẳng lẽ từ thời của ngài Huyền Trang đến nay cũng hơn ngàn năm không có một ai kiến tánh để nhận ra chỗ sai này chăng ?
Hệ Bát Nhã 600 quyển kinh, Ngài Thánh Tri đã xem qua chưa ?

Ngài Thánh Tri thật là bậc Thánh đã kiến tánh, để em lạy ngài.
kinhle kinhle kinhle
-----

Tâm kinh là kinh tinh yếu của toàn bộ Đại Bát Nhã. Tuy bộ tâm kinh chỉ vỏn vẹn có 260 chữ mà ý nghĩa của nó bao hàm cả 600 quyển Đại Bát Nhã. Ma Ha là lớn, là đại. Lý do Ngải Trần Huyền Trang gọi nó là tâm kinh bởi vì Ngài ám chỉ kinh nầy là chủ tể của tất cả kinh thuộc loại Bát Nhã, tức là trí tuệ, cũng như chúng ta lấy tâm làm chủ tể cho con người của mình vậy. Bát Nhã tức là trí tuệ còn Ba-La-Mật là tới bờ bên kia. Bờ bên nầy là thế gian còn bờ bên kia là Niết bàn. Hoặc là bờ bên nầy là dẫy đầy tham lam còn bờ bên kia là Phật đạo. Cũng có thể hiểu là thấy Có, thấy Không là bờ bên nầy còn có đủ sáng suốt để phá cái Có, cái Không là đến bờ bên kia. Do đó Ma-ha Bát-Nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh có nghĩa là bài kinh nằm lòng nói về Đại Trí tuệ. Vậy Bát Nhã Ba-La-Mật là cái sáng suốt có thể đưa người tới bờ bên kia, tức là được giác ngộ.

(http://www.tangthuphathoc.net/tapsach/v ... ban-01.htm)


_()_
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

chuchuyen đã viết:XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI :

Đoạn nầy chữ VÔ thí dụ như cây chổi để quét sạch Tri kiến của phàm phu. Đoạn trên đã nói “NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO”, cũng gọi là KHÔNG TƯỚNG, cái KHÔNG TƯỚNG đó chẳng phải chỉ KHÔNG những cái có hình tướng, mà cũng KHÔNG những cái chẳng có hình tướng, như thấy có chẳng phải thật có, là KHÔNG TƯỚNG, thấy không chẳng phải thật không, cũng là KHÔNG TƯỚNG, thấy chân chẳng phải thật chân, là KHÔNG TƯỚNG, thấy giả chẳng phải thật giả, cũng là KHÔNG TƯỚNG, nói tóm lại, không có một pháp nào chẳng phải là KHÔNG TƯỚNG, cho nên Kinh nói CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG là vậy. Cái KHÔNG TƯỚNG nầy chẳng phải đối với có mà nói không, nó không có đối đãi, không lọt vào tứ cú. Hai chữ KHÔNG TƯỚNG cũng là biệt danh của Tự tánh; bởi vì nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt, cho nên nói KHÔNG TRUNG (trong KHÔNG TƯỚNG) VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, là để phá ngũ uẩn, VÔ NHÃN, NHĨ, TĨ, THIỆT, THÂN, Ý là để phá lục căn, VÔ sắc THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP là để phá lục trần, VÔ NHÃN GIỚI, NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI là để phá lục thức. Chữ VÔ nầy chẳng phải là cái vô của tuyệt diệt mà là cái vô của “vô thật” (không thật). Như việc trong chiêm bao là vô thật, nhưng chẳng phải không có chiêm bao, chẳng có thực tế, mà Phàm phu chấp sự việc có thật, đó là Tri kiến sai lầm. Nên đoạn nầy dùng chữ VÔ để quét sạch Tri kiến chấp thật của Phàm phu.

Trích : BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH LƯỢC GIẢI
_HT Thích Duy Lực_
TT không nói ngài Huyền Trang dịch sai, nhưng người chuyển từ tiếng Hán sang Việt bởi vì chấp theo văn tự mà dịch là Tướng Không mà không hiểu nghĩa chính của kinh nên mới khiến thế hệ sau lầm nhận rằng Tự Tánh có "Tướng KHông" để tìm để thấy.

Nhưng ở đây không quan trọng ở chỗ Không Tướng hay Tướng Không.... dùng danh từ nào cũng được, miễn là phải hiểu ý chính của kinh mà đừng chấp cho rằng vạn pháp có "Tướng Không", hoặc có "Tướng Có". Bởi vì Thật Tướng Vạn Pháp thì Như Thị và Bất Nhị.

HT Duy Lực là người tham thiền nên nhận ra chỗ nầy nên ngài vẫn để là "KHÔNG TƯỚNG", và còn nói "Hai Chữ Không Tướng cũng là biệt danh của Tự Tánh bởi vì nó không sanh không diệt...." cho nên "nói KHÔNG TRUNG (trong Không Tướng) vô sắc vô thọ vv...."


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Thầy Thánh_Tri sắp xuất gia rồi VÔ đây làm chi, nói KHÔNG nhưng lại VÔ. Mấy Đạo Hữu thử Thầy Thánh_Tri thì phải. Thôi Cát Tường vào nói chút thôi không biết, không hiểu gì hết :-P .


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Sao không đọc "kinh A Di Đà Yếu Giải" (Ở diễn đàn "Kinh Luật Luận").
Trong kinh nói về Thực Tướng như sau:
Đối với không gian nó chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa.
Đối với thời gian, nó chẳng phải quá khứ, chẳng phải hiện tại, chẳng phải vị lai.
Đối với màu sắc, nó chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng v v…
Đối với hình thức, nó chẳng phải dài, ngắn, vuông tròn…..
Đối với phẩm chất, nó chẳng phải hương, chẳng phải vị, chẳng phải xúc, chẳng phải pháp.
Tìm nó mãi chẳng thể thấy được, mà chẳng thể bảo rằng nó là cái không thực có.
Nó tạo ra đủ 100 pháp giới, 1000 cái như thị mà chẳng thể bảo rằng nó là cái thực có.
Nó không phải là hình tướng của những cái mình suy nghĩ, phân biệt, nhận biết bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng câu văn.
Thế mà những cái mình suy nghĩ, phân biệt, nhận biết bằng lời nói, chữ viết, câu văn đều không có tự tính nếu không có nó.
Tóm lại nó chẳng phải là hết thảy mọi hình tướng mà nó là mọi pháp . Vì nó chẳng phải là mọi hình tướng, cho nên nó không có tướng. Nhưng vì nó là mọi pháp nên hình tướng nào cũng có nó.
Bất đắc dĩ, chẳng biết gọi nó là gì, phải miễn cưỡng gọi nó là Thực Tướng vậy.
Thể chất của Thực Tướng chẳng phải yên lặng (tịch), chẳng phải soi sáng (chiếu) mà lại vẫn yên lặng mà thường soi sáng, vẫn soi sáng mà thường yên lặng.
Vì nó soi sáng mà yên lặng nên miễn cưỡng gọi nó là chỗ ở Thường còn, yên lặng, sáng ngời. (Thường tịch quang độ)
Vì nó yên lặng mà soi sáng nên miễn cưỡng gọi nó là Thân pháp tính trong sạch (Thanh tịnh pháp thân)
Nó vừa chiếu vừa tịch nên miễn cưỡng gọi nó là pháp thân
Nó vừa tịch vừa chiếu nên miễn cưỡng gọi nó là Báo thân.


Đây là định nghĩa chính xác do Tổ "Trí Húc" biên soạn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thị chư pháp không tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Như ý Cát Tường đã viết: Thôi Cát Tường vào nói chút thôi không biết, không hiểu gì hết :-P .
-------------
Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
:)
Trời khô hanh bỗng có cơn gió mát...


_()_
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách