Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

(III) (83) Cội rễ Của Sự Vật
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

2. - Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có hỏi như sau: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khỏi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời như sau: "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây". Ðược hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.

(Phẩm Niệm - TĂNG CHI 8 PHÁP)
Lẽ nào "các pháp lấy DỤC làm căn bản" sao? vậy thì người tu học làm sao chứng pháp "LY DỤC ly bất thiện pháp" để đạt được giải thoát giác ngộ? Các đạo hữu có cao kiến gì không??

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết:
(III) (83) Cội rễ Của Sự Vật
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

2. - Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có hỏi như sau: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khỏi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời như sau: "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây". Ðược hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.

(Phẩm Niệm - TĂNG CHI 8 PHÁP)
Lẽ nào "các pháp lấy DỤC làm căn bản" sao? vậy thì người tu học làm sao chứng pháp "LY DỤC ly bất thiện pháp" để đạt được giải thoát giác ngộ? Các đạo hữu có cao kiến gì không??

Thân ái!
Hi hổm nay bị bệnh chóng mặt quá trời, nên không viết bài gởi được thấy câu hỏi này hay quá hết chóng mặt luôn nên "em" xin phép mạo muội có một vài góp ý về câu hỏi của đh
Đạo hữu Không Biết kính mến !
Con người có nhiều khát vọng, ai cũng muốn chinh phục một cái gì đó để sở hữu cho mình, để tạo niềm hạnh phúc cho mình, nhưng những hạnh phúc trong cuộc đời này quá nguy hiểm và tầm thường, quá giới hạn và hoại diệt mà mọi người cứ muốn sở hữu, dẫn đến khổ đau, thật chẳng có bình an chút nào :(( . Thế giới và sự hình thành thế giới, khổ đau và sự hình thành khổ đau điều do con người còn đắm chìm trong dục lạc, đó là thông điệp của Bậc Đạo Sư Gotama.
Ái Dục là nguyên nhân của sự tái sanh . Chính Ái dục, bám víu theo nhục dục ngũ trần làm cho chúng sanh không biết đâu là bờ mê bến giác.Bởi thế Bậc Đạo sư mới nói:
"Tất cả các pháp lấy dục làm căn bản"
Trước hết mình phải hiểu dục là gì? Dục là một trạng thái tâm lý phổ biến, chi phối sâu sắc đến mọi hoạt động sống của tất cả chúng sinh, có thể tạm hiểu dục là lòng ham muốn - lòng khát khao, mong mỏi. Ham muốn có hai phần:
1/ Ham muốn tầm thường hưởng thụ dục lạc thế gian
2/ Ham muốn cao thượng của người muốn xuất ly thế gian
Vậy lời phật dạy đối với hạng người thứ 1 là không sai, Cũng chính vì thái độ hưởng thụ dục lạc mà phần lớn con người chọn đời sống tại gia, chấp nhận các giá trị hạnh phúc tương đối , tất cả việc làm của họ chỉ biết lấy dục làm căn bản từ đó đưa đến khổ đau .Thực vậy, trong cuộc sống, chúng sinh quay cuồng ham muốn, ham muốn không bao giờ đủ, lòng tham vô đáy không bao giờ cùng. Không được thì khổ, mà được rồi cũng khổ vì sợ suy tổn, mất mát. Hẳn nhiên các dục cũng có “vị ngọt” của nó, nhưng đằng sau vị ngọt ấy là vị đắng, bởi vị ngọt nào - hay bất kỳ pháp nào - cũng chứa đựng sự vô thường ,khổ, và biến hoại.
Bởi thế với trí tuệ siêu việt cuả ngài thấy được nhân sanh khổ thấy được sự an vui khi ly dục ly bất thiện pháp được ngài chỉ dạy trong câu kinh sau:
'Các dục vị ngọt ít, khổ nhiều não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn,' và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi phối - (Trung Bộ I, 92 92B).
Kẻ phàm phu xem dục lạc thế gian là cứu cánh là mục đích để hướng tới,còn hạng người cao thượng muốn xuất ly thế gian thì không thể lấy dục của thế gian làm căn bản, mà phải hướng tới cái dục cao thượng hơn bằng cách ly dục ly bất thiện pháp
"Ta thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm của các pháp bất thiện và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh của các pháp thiện" (Trung Bộ I, 116).
"Này các Tỷ – kheo, như vậy là sự nguy hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên" .
Này các Tỷ – kheo, thế nào là sự xuất ly các dục? Này các Tỷ – kheo, đây là sự điều phục dục tham đối với các dục, sự đoạn trừ dục tham, như vậy là sự xuất ly các dục”.
ĐẠI KINH KHỔ UẨN-TRUNG BỘ KINH

P/S :Em đang viết bài trả lời cho đạo hữu ở topic NIỆM PHẬT NHƯ THẾ NÀO vì lý do sức khoẻ nên chưa viết xong mong đh hoan hỷ
KÍNH CHÚC CẢ NHÀ LUÔN TĂNG THƯỢNG PHÁP CỦA THẾ TÔN
AMEN :D


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

chanhhoitrong_123 đã viết: AMEN :D
Thế này là thế nào nhỉ!? Yêu cầu giải thích, đây không phải là chuyện giỡn chơi đâu nhé! 8->
Hình ảnh


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

battinh đã viết:Thế này là thế nào nhỉ!? Yêu cầu giải thích, đây không phải là chuyện giỡn chơi đâu nhé! 8->
Hình ảnh
Battinh kính mến !
Khổ thiệt chứ ! đúng là phận làm dân đen thường bị áp bức mọi điều ~x( , làm gì mà nghiêm trọng dữ vậy bác Battinh ?, trong diễn đàn này em là người kính trọng bác nhất, vì bác là người có trí tuệ, học rộng hiểu nhiều, chí công vô tư là người có trách nhiệm và nhiều đóng góp cho diễn đàn được thầy Mộng Giác tin dùng, cho làm Mod trong điễn đàn, thiết nghĩ bác là người hiểu biết luật hơn ai hết. Hai từ A Men em đâu có vi phạm ở bất cứ điều khoản quy định nào trong box NT này đâu,em không hề chỉ trích phê phán đả kích tông phái,hoặc tuyên truyền Tôn giáo khác vào trong box NT này, đơn giản chỉ là đùa chút thôi cho nó khôi hài nhằm thay đổi bầu không khí trong học pháp mà thôi.Hơn nữa trong 27 điều nội quy trong này không có chổ nào cấm viết hai chữ A Men. Không cấm cũng có nghĩa là được phép, đây là quyền tự do của các thành viên trong diễn đàn trong khuôn khổ luật pháp cho phép, và bác cũng phải tôn trọng quyền tự do này vì nó không nhằm vào bất cứ người nào hay tông phái nào, đây là sự bình đẳng tôn trọng lẫn nhau giữa thành viên và Ban Điều Hành.Nếu như bác bình tâm lại, chánh niệm tỉnh giác nhìn hai chữ A Men như nó đang là thì bác đâu cần phải bắt nạt em dữ vậy, tội cho em quá =)) . Thật ra nó cũng chỉ là chữ thôi do con người đặt ra. Nếu như bác dùng trí tuệ Bát Nhã để quán chiếu thì nó cũng chỉ là không mà thôi, đừng để cho tình cảm nhị nguyên yêu và ghét bám trên đó thì bác sẽ cảm thấy an lạc vô cùng.Thay vì em không để hai từ A Men mà em để A Lý, A Dua, A Hàm, A La, A Na Luật, A La Đin và Cây Đèn Thần chẳn hạn hoặc cao quý hơn là A DI ĐÀ PHẬT thì lúc này thái độ của đạo hữu sẽ khác hơn vì đạo hữu còn yêu chữ này, và ghét chữ kia. Chữ chỉ là ngôn ngữ để biểu đạt một ý tưởng của một người này đến một người khác, nhằm cho người khác biết được mình muốn cái gì có khi là một biểu đạt đẹp ,biểu đạt xấu,hoặc không đẹp không xấu ví dụ như: ôi trời ơi, ôi Chúa ơi, ôi Phật ơi, ôi thánh Ala ơi.... hoặc Amen chẳn hạn thì đây là một biểu cảm vô thưởng vô phạt không hại mình và không hại người đúng như lời Phật dạy.Em thấy hai chữ A Men này nó cũng dễ thương lắm chứ vì bản chất cuả nó cũng vô thường, khổ, và vô ngã, chữ là do người viết còn hiểu nó như thế nào tuỳ vào thái độ tư duy nhận thức của người đọc nó, và diễn đạt nó theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.Em ví dụ như khi mình niệm A DI ĐÀ PHẬT nếu dịch ra nghĩa là VÔ LƯỢNG THỌ -VÔ LƯỢNG QUANG- VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC.... với Phật hiệu này đối với người theo Tịnh Độ tông thì thật là qúy kính đi, đứng, nằm, ngồi, gì cũng điều trì niệm (NHẤT CÚ DI ĐÀ VÔ BIỆT NIỆM-BẤT LAO ĐÀN CHỈ ĐÁO TÂY PHƯƠNG) nhưng với người khác Tôn giáo người ta nghe câu Phật hiệu này người ta có khởi tín tâm không, và có hiểu được ý nghĩa cao qúy của câu này không ? dạ thưa không, chắc chắn là không rồi và rất khó chịu nữ cơ, đối với người trung tính hoà nhã thì người ta không nói gì, còn với người cực đoan người ta khởi tâm dè bỉu chê bai thậm chí sân si phỉ nhổ thấy chưa thưa bác Battinh. Cùng một câu chữ nhưng nếu như không khéo Như Lý Tác ý sẽ làm cho các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, các thiện pháp đã sanh bị đoạn diệt.Một quốc gia một xã hội điều có luật pháp của nó, DIỄN ĐÀN ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM cũng thế phải có nội quy để giữ gìn kỷ cương trật tự cho diễn đàn là điều tốt, nhưng giới luật nếu áp dụng một cách cứng ngắt trên nền tảng của một cái tôi, cái ta của bản ngã,cái duy ý chí nhằm thể hiện cái quyền của người cầm cân nảy mực thì diễn đàn này trở thành diễn đàn chết.Tới đây em nghĩ không còn gì để giải thích vì em không có vi phạm điều gì trong diễn đàn này,hơn nữa tránh làm phiền cho chủ topic này
Cuối cùng tôi xin đề nghị các bác thêm một điều nội quy thứ 28 là cấm các thành viên sau khi kết thúc bài viết không được viết thêm vần A B... để cho người sau biết không vướng đau khổ
Kính chúc đạo hữu thường an lạc,luôn sống trong hào quang vô lượng thọ vô lượng quang của đấng từ phụ A DI ĐÀ kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

chanhhoitrong_123 đã viết:
battinh đã viết:Thế này là thế nào nhỉ!? Yêu cầu giải thích, đây không phải là chuyện giỡn chơi đâu nhé! 8->
Hình ảnh
Battinh kính mến !
Khổ thiệt chứ ! đúng là phận làm dân đen thường bị áp bức mọi điều ~x( , làm gì mà nghiêm trọng dữ vậy bác Battinh ?, trong diễn đàn này em là người kính trọng bác nhất, vì bác là người có trí tuệ, học rộng hiểu nhiều, chí công vô tư là người có trách nhiệm và nhiều đóng góp cho diễn đàn được thầy Mộng Giác tin dùng, cho làm Mod trong điễn đàn, thiết nghĩ bác là người hiểu biết luật hơn ai hết. Hai từ A Men em đâu có vi phạm ở bất cứ điều khoản quy định nào trong box NT này đâu,em không hề chỉ trích phê phán đả kích tông phái,hoặc tuyên truyền Tôn giáo khác vào trong box NT này, đơn giản chỉ là đùa chút thôi cho nó khôi hài nhằm thay đổi bầu không khí trong học pháp mà thôi.Hơn nữa trong 27 điều nội quy trong này không có chổ nào cấm viết hai chữ A Men. Không cấm cũng có nghĩa là được phép, đây là quyền tự do của các thành viên trong diễn đàn trong khuôn khổ luật pháp cho phép, và bác cũng phải tôn trọng quyền tự do này vì nó không nhằm vào bất cứ người nào hay tông phái nào, đây là sự bình đẳng tôn trọng lẫn nhau giữa thành viên và Ban Điều Hành.Nếu như bác bình tâm lại, chánh niệm tỉnh giác nhìn hai chữ A Men như nó đang là thì bác đâu cần phải bắt nạt em dữ vậy, tội cho em quá =)) . Thật ra nó cũng chỉ là chữ thôi do con người đặt ra. Nếu như bác dùng trí tuệ Bát Nhã để quán chiếu thì nó cũng chỉ là không mà thôi, đừng để cho tình cảm nhị nguyên yêu và ghét bám trên đó thì bác sẽ cảm thấy an lạc vô cùng.Thay vì em không để hai từ A Men mà em để A Lý, A Dua, A Hàm, A La, A Na Luật, A La Đin và Cây Đèn Thần chẳn hạn hoặc cao quý hơn là A DI ĐÀ PHẬT thì lúc này thái độ của đạo hữu sẽ khác hơn vì đạo hữu còn yêu chữ này, và ghét chữ kia. Chữ chỉ là ngôn ngữ để biểu đạt một ý tưởng của một người này đến một người khác, nhằm cho người khác biết được mình muốn cái gì có khi là một biểu đạt đẹp ,biểu đạt xấu,hoặc không đẹp không xấu ví dụ như: ôi trời ơi, ôi Chúa ơi, ôi Phật ơi, ôi thánh Ala ơi.... hoặc Amen chẳn hạn thì đây là một biểu cảm vô thưởng vô phạt không hại mình và không hại người đúng như lời Phật dạy.Em thấy hai chữ A Men này nó cũng dễ thương lắm chứ vì bản chất cuả nó cũng vô thường, khổ, và vô ngã, chữ là do người viết còn hiểu nó như thế nào tuỳ vào thái độ tư duy nhận thức của người đọc nó, và diễn đạt nó theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.Em ví dụ như khi mình niệm A DI ĐÀ PHẬT nếu dịch ra nghĩa là VÔ LƯỢNG THỌ -VÔ LƯỢNG QUANG- VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC.... với Phật hiệu này đối với người theo Tịnh Độ tông thì thật là qúy kính đi, đứng, nằm, ngồi, gì cũng điều trì niệm (NHẤT CÚ DI ĐÀ VÔ BIỆT NIỆM-BẤT LAO ĐÀN CHỈ ĐÁO TÂY PHƯƠNG) nhưng với người khác Tôn giáo người ta nghe câu Phật hiệu này người ta có khởi tín tâm không, và có hiểu được ý nghĩa cao qúy của câu này không ? dạ thưa không, chắc chắn là không rồi và rất khó chịu nữ cơ, đối với người trung tính hoà nhã thì người ta không nói gì, còn với người cực đoan người ta khởi tâm dè bỉu chê bai thậm chí sân si phỉ nhổ thấy chưa thưa bác Battinh. Cùng một câu chữ nhưng nếu như không khéo Như Lý Tác ý sẽ làm cho các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, các thiện pháp đã sanh bị đoạn diệt.Một quốc gia một xã hội điều có luật pháp của nó, DIỄN ĐÀN ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM cũng thế phải có nội quy để giữ gìn kỷ cương trật tự cho diễn đàn là điều tốt, nhưng giới luật nếu áp dụng một cách cứng ngắt trên nền tảng của một cái tôi, cái ta của bản ngã,cái duy ý chí nhằm thể hiện cái quyền của người cầm cân nảy mực thì diễn đàn này trở thành diễn đàn chết.Tới đây em nghĩ không còn gì để giải thích vì em không có vi phạm điều gì trong diễn đàn này,hơn nữa tránh làm phiền cho chủ topic này
Cuối cùng tôi xin đề nghị các bác thêm một điều nội quy thứ 28 là cấm các thành viên sau khi kết thúc bài viết không được viết thêm vần A B... để cho người sau biết không vướng đau khổ
Kính chúc đạo hữu thường an lạc,luôn sống trong hào quang vô lượng thọ vô lượng quang của đấng từ phụ A DI ĐÀ kinhle kinhle
Đạo nào có quy luật nấy, ai theo đạo nào thì hành theo đạo đó, không được đem vào làm xáo trộn trong diễn đàn Phật giáo.

Đạo hữu hiểu ý nghĩa của các từ ngữ của ngoại đạo (phần tô đậm) hơn là hiểu sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật" nhiều, nên tán dương ca tụng nó hơn hẳn câu "Nam Mô A Di Đà Phật". Đó là chính đạo hữu viết, và tin dùng đấy nhé.

Nội qui của diễn đàn đã được soạn thảo cẩn thận do các Admin và Mod. Không phải cứ một điều gì của đạo hữu viết trong này, vi phạm nội qui, rồi biện luận và yêu cầu thêm điều này, bớt điều nọ tự tiện thao túng trong diễn đàn.

Tôi chỉ làm bổn phận của tôi khi được đề cử làm Mod, chứ chưa hề áp bức một ai cả. Đạo hữu đừng có dùng nhiều từ ngữ do chính đạo hữu nghĩ ra rồi đem áp đăt cho người này người nọ.

Đây là Box của Nam Truyền và Admin đã đặt ra luật: Không đem Giáo Lý Khác vào "Thiền và Giáo Lý Nam Truyền" , dù là một chữ của ngoại đạo.

Bác Bình đã nhiều lần cảnh cáo đạo hữu rồi đấy, thế mà đạo hữu vẫn chưa chịu sửa đổi.
Hình ảnh


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Xin lỗi đạo hữu Không Biết nhe vì đây là topic cuả đạo hữu nhưng cải vả những chuyện không đâu, làm ảnh hưởng đến sự tu học của các thành viên khác, do có chút hiểu lầm với MOD Battinh nên cần phải giải quyết cho xong thông cảm nhe
Đạo nào có quy luật nấy, ai theo đạo nào thì hành theo đạo đó, không được đem vào làm xáo trộn trong diễn đàn Phật giáo.
Bác Battinh kính mến !
Hai chữ amen thiết nghĩ nó không làm xáo trộn diễn đàn, mà chính do tâm loạn động xáo trộn của hiền hữu mới làm xáo trộn diễn đàn.Xin chân thành nhắc lại với hiền hữu một lần cuối cùng, hai từ A men này tôi chỉ vui đùa với đh Không Biết không hề ác ý chỉ trích đả phá tông phái, hay tuyên truyền tôn giáo khác vào box NT . Chữ bản chất nó cũng chỉ là chữ nó không có lỗi, chỉ có người đọc nó với tâm không chánh niệm, rồi suy diễn theo lối tà Tư Duy gây đau khổ cho mình và cho người
Đạo hữu hiểu ý nghĩa của các từ ngữ của ngoại đạo (phần tô đậm) hơn là hiểu sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật" nhiều, nên tán dương ca tụng nó hơn hẳn câu "Nam Mô A Di Đà Phật". Đó là chính đạo hữu viết, và tin dùng đấy nhé.
Hiền hữu, chớ có nói như vậy tôi đã nói rồi tôi viết hai từ A men không nhằm tán dương ngoại đạo, tôi là con của Phật, từng nhịp đập trong trái tim của tôi điều một lòng quy ngưỡng về Phật, tôi sanh ra trên đời này là để qùy dưới chân Phật lẽ nào tôi lại tán dương ngoại đạo, hiền hữu chớ có vu cáo và xuyên tạc tôi như thế, hay là tôi không viết sáu chữ Lục Tự Di Đà nên hiền hữu cảm thấy khó chịu, rồi bắt lỗi tôi như thế thì thật là đố kỵ và ích kỷ. Mình là con một nhà thì phải có tấm lòng bao dung chút chứ
Nội qui của diễn đàn đã được soạn thảo cẩn thận do các Admin và Mod. Không phải cứ một điều gì của đạo hữu viết trong này, vi phạm nội qui, rồi biện luận và yêu cầu thêm điều này, bớt điều nọ tự tiện thao túng trong diễn đàn.
Nội quy diễn đàn là do chính các ông soạn ra nhưng đâu phải là không có sơ hở, ngay cả luật pháp Quốc tế rất chặt chẻ mà còn phải sửa đi sửa lại nữa kià, các ông đâu phải là thánh nhân đâu mà lúc nào cũng cho mình đúng, người khác thì sai ngay cả Đức Phật vĩ đại như thế nào, trí tuệ hơn các ông nhiều mà còn phải nói như vậy nè:
“3. Này Ananda, nếu chúng Tăng muốn, sau khi Ta diệt độ có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt chi tiết”.- (TRƯỜNG BỘ KINH-ĐẠI BÁT NIẾT BÀN- PHẨM THỨ VI)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

Đó thấy không đạo hữu, ngay cả một bậc thánh vĩ đại như Đức Phật còn có những lời di chúc cải sửa lại giới luật nếu nó không còn phù hợp với thời đại, đây là tính minh triết,uyển chuyển,không chấp chặt cứng ngắt như các ngài, các ngài nắm luật và hành luật thì phải có tình có lý, tình lý phải dung thông cứ cứng như khúc gỗ thì chỉ làm khổ cho người khác. Tôi không hề biện luận để thao túng diễn đàn, tôi chỉ yêu cầu bổ sung điều luật đấy là tinh thần dân chủ của một thành viên tốt của diễn đàn mà thôi, còn các ông có quyền chấp nhận hay bác bỏ đó là quyền của các ông. NGay cả Nhà nước ta trong thời gian vừa qua cũng kêu gọi người dân đóng góp sửa đổi hiến pháp của nước nhà đó là tinh thần dân chủ.
Còn các ông lại đi theo hướng quân chủ chuyên chế độc tài chỉ biết đè đầu cởi cổ những kẻ yếu đuối ngu ngốc như tôi mà thôi
Tôi chỉ làm bổn phận của tôi khi được đề cử làm Mod, chứ chưa hề áp bức một ai cả. Đạo hữu đừng có dùng nhiều từ ngữ do chính đạo hữu nghĩ ra rồi đem áp đăt cho người này người nọ.
Ông không áp bức mới là chuyện lạ chỉ có hai từ đơn giản thôi mà thể hiện cái gịong điệu bề trên, rồi yêu cầu phải giả thích... đây không phải là chuyện giỡn chơi...Bởi thế mới nói box Nam Truyền không do người NT quản lý thì sẽ còn bị đàn áp, bất công, trù dập, đố kỵ, chụp mũ....và ông cũng đã học nhân quả rồi nhân quả sẽ không tha cho ai cho dù người đó có làm Mod làm Mid gì đó
Đây là Box của Nam Truyền và Admin đã đặt ra luật: Không đem Giáo Lý Khác vào "Thiền và Giáo Lý Nam Truyền" , dù là một chữ của ngoại đạo.
Đọc cái này càng thấy cái tính ấu trĩ và ích kỷ của ông nó lồi ra chà bá lửa luôn vậy đó, bây giờ tôi hỏi các Mod trong diễn đàn này ai trả lời cho tôi nhe, câu niệm phật của các phật tử sau khi viết bài hay niệm là: NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT thuộc NAM TÔNG hay BẮC TÔNG được bản quyền sử dụng câu này ? nếu của BT thì khi vào đây viết bài có được viết ra câu này hay không ? nếu chiếu theo luật là không ,vì nó là của BT mà đem vào NT, và ngược lại phật tử NT vào các box khác nếu sử dụng câu này thì cũng vi phạm. Không đem giáo lý khác có nghĩa là những lý luận của các tông phái khác không khế hợp đem vào đây để mà tranh luận đã kích chống phá lẫn nhau, thì mới gọi là phạm luật, còn câu chữ người để phía sau miễn người ta không đã kích ai thôi, ngay cả ông và một số đạo hữu khác theo Tịnh Độ tông cũng đã vi phạm, vì lúc nào cũng có kèm theo câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT vậy thử hỏi câu này có phải của NT hay không ? mà các ông cứ mang vào đây tùm lum. Vậy mà các thành viên trong đây có ai nói gì đâu, vì người ta không nhỏ nhặt, ích kỷ nhỏ nhen, vì người ta có đủ trí tuệ nên đủ lòng bao dung không cần phải tác ý đến những điều không cần phải tác ý, để cho các bất thiện pháp không được khởi lên, vì người ta đủ lòng từ bi để dung chưá những kẻ ích kỷ, đố kỵ. Tại sao những điều này các ông không chịu nhìn thấy hay không có đủ trí tuệ để nhìn thấy, các ông chỉ biết làm những điều mà các bậc hiền trí chê trách, và làm cho họ càng ngày xa rời cái diễn đàn này, biết bao nhiêu nhân tài đã ra đi vì tính đố kỵ của các ông đến mức cực đoan không chấp nhận cho dù một chữ của ngoại đạo chen vào đây,chẳn khác nào Hồi Giáo
Bác Bình đã nhiều lần cảnh cáo đạo hữu rồi đấy, thế mà đạo hữu vẫn chưa chịu sửa đổi.
Người cần sửa đổi chính là hiền hữu chứ không phải là tôi, vì ở vấn đề này tôi không vi phạm gì cả , còn nói tôi bị cảnh cáo nhiều lần là không đúng, là vọng ngữ. Tôi chỉ bị có một lần ở topic TÂM THƯ KHẨN THỈNH mà thôi, còn những lần khác cảnh cáo không đúng luật nên tôi không công nhận 8->
Nếu muốn ban nick tôi thì đó là quyền của quý ông nó rất dê,̃ vì chỉ vài cái nhấp chuột là xong, nhưng hãy nhớ một điều hãy làm người thông thái để xứng đáng với cương vị của mình nhé
Hy vọng sẽ gặp hiền hữu ở 9 phẩm sen vàng.Kính chúc hiền hữu sớm được vãng sanh
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT́

VẬY CHỊU CHƯA KÍNH THƯA BÁC BATTINH tangbong cafene :D X-(
Sửa lần cuối bởi chanhhoitrong_123 vào ngày 28/10/15 01:00 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Muốn sửa nội qui của diễn đàn, trước hết nên sửa cái tâm của đạo hữu.

Nói tóm lại: "Cội rễ của sự vật (vạn pháp)" chính là tâm. tangbong
Hình ảnh


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Ui trời, cái gì như thế này. Đề nghị các đạo hữu mang danh đệ tử Phật thì nên cân nhắc và hành xử cho đúng với phẩm hạnh của một đệ tử Phật. kinhle

Về phần đạo hữu battinh thì người ta viết như thế này:
"KÍNH CHÚC CẢ NHÀ LUÔN TĂNG THƯỢNG PHÁP CỦA THẾ TÔN
AMEN"
nguyên cái chữ "KÍNH CHÚC CẢ NHÀ LUÔN TĂNG THƯỢNG PHÁP CỦA THẾ TÔN" dài sọc TO ĐÙNG như thế sao bác không trích mà cái chữ "AMEN" bé tí bác lại trích để mà hoạnh họe lẫn nhau. Làm vậy người ngoài nhìn vào ngta nói đệ Phật có phải là từ bi đại lượng như đạo Phật từng tuyên bố không? :D

còn Đh chanhhoitrong_123 làm một bài dài ngoằng như thế đạo hữu có cảm thấy an lạc không, có thoải mái tâm không? như vậy là tăng trưởng Thiện pháp hay là tăng trưởng Bất thiện pháp? gặp tôi là tôi nói vài câu chánh lý, cười "hề hề" xong rồi xóa cái vèo thì thấy khỏe hơn nhiều? :D
Đạo hữu còn nhớ ngài Ananda không, phần cuối lần kết tập kinh điển đầu tiên tại hang Tất-bát-la ngài MahaKasappa đã nêu lên vài điều khiển trách ngài Ananda trước toàn thể hội chúng, ngài Ananda nói rằng tự thân ngài không cảm thấy có lỗi trước những điều đó (và trong tạng Luật tạng Phật cũng không quy định) nhưng vì sự hòa ái, sự nhiếp phục, sự tuân thủ của hội chúng; ngài chấp nhận những điều ấy là có lỗi và xin sám hối trước đại chúng. Như vậy, xét cho cùng: "sức mạnh của người tu là hạnh kham nhẫn".
Ngu tôi nói những lời này với đạo hữu trong tâm từ vì tôi mong rằng đạo hữu sẽ vượt qua được những chướng ngại của tự thân.

hihi, như vậy là xong cái phần : "chỉ trích những gì đáng chỉ trích, tán thán những gì đáng tán thán" rồi nhé!

giờ tới phần quan trọng hơn là "thảo luận về Chánh pháp" nè:
bài viết của Đh chanhhoitrong_123 có nhiều cái hay và cũng có nhiều cái hơi vô lý. Thí dụ:
"chính vì thái độ hưởng thụ dục lạc mà phần lớn con người chọn đời sống tại gia, chấp nhận các giá trị hạnh phúc tương đối , tất cả việc làm của họ chỉ biết lấy dục làm căn bản từ đó đưa đến khổ đau .Thực vậy, trong cuộc sống, chúng sinh quay cuồng ham muốn, ham muốn không bao giờ đủ, lòng tham vô đáy không bao giờ cùng. Không được thì khổ, mà được rồi cũng khổ vì sợ suy tổn, mất mát"

ngu tôi phản biện như sau: Đh nói những lời này có chủ quan quá không, có những sống tại gia (không xuất gia) nhưng những người đó vẫn sống độc thân không có gia đình, họ ưa thích làm việc (trái ngược với những người lười lao động) và họ luôn "Ham Muốn" làm thiện như bố thí, hiến máu, giúp người... và họ làm với cái tâm "không bao giờ đủ", hễ có cơ hội là họ làm, khi làm được thì họ vui, không làm được họ chặc lưỡi "thôi tùy duyên vậy". :D
Đạo hữu nghĩ như thế nào, người ấy sống có "Dục" không? và cái "Dục" ấy có phải là nhân đưa đến đau khổ cho người ấy không?

chanhhoitrong_123: "Kẻ phàm phu xem dục lạc thế gian là cứu cánh là mục đích để hướng tới,còn hạng người cao thượng muốn xuất ly thế gian thì không thể lấy dục của thế gian làm căn bản, mà phải hướng tới cái dục cao thượng hơn bằng cách ly dục ly bất thiện pháp"
phản biện: nói như vậy có mâu thuẫn không, lấy Dục để Ly Dục? giống như lấy cát mà muốn nấu thành cơm, liệu điều này có xảy ra không?

để tiện đường khảo cứu và thảo luận, ngu tôi xin trích vài khái niệm và đoạn kinh liên quan:
trong những "thuật ngữ" Phật học có 2 từ có nghĩa gần giống nhau là Dục và Ái.
Ái thì có 2 tiếng pali tương ứng là RĀGATANHA,
Dục thì có 2 từ pali tương ứng là KĀMACHANDA
tôi tra cứu từ điển Pali-Việt của hòa thượng Bửu Chơn thì được cắt nghĩa như thế này:

KĀMA m. sự thỏa thích, tình dục, sự thưởng thức, vật vui thích trần thế. --giddha tham muốn thỏa thích theo tình dục. --guṇa m. tình dục, ngũ trần. --gedha m. sự quyến luyến theo dục trần. --cchanda m. sự thỏa thích theo dục trần. --taṇhā f. sự khao khát tình dục ngũ trần. --da, --dada a. cho cái gì mình thích. --dhātu f. cảnh giới dục trần. --paṇka m. sự sa lầy trong tình dục. --pariḷāha m. sự nóng sốt của tình dục.--bhava m. cảnh dục giới. --bhogī a. hưởng sự vui thích của dục trần.--mucchā f. sự mê mẩn trong tình dục.--rati f. sự vui thích tình dục.--rāga m. sự mê sa tình dục. --loka m. cảnh dục giới. --vitakka m.sự suy nghĩ về tình dục. --saṅkappa m. tư tưởng về tình dục. --saññojana nt. dây cột trói tình dục. --sukha nt. sự an vui trong tình dục. --sevanā f. sự dâm dục.
KĀMATĀ f. sự ưa thích, ham muốn.

CHANDA m. sự ước muốn, động lực thúc đẩy

RĀGA m. màu, nhuộm, màu sắc, tình dục, sự trìu mến. --kkhaya m. dứt bỏ tình dục. --ggi m. lửa tình. --carita m. thuộc về ái tình. --ratta a. say đắm, vì ái tình.
RĀGĪ a. ái tình, tình dục

TANHA f. sự ước ao, sự thèm khát, tình dục, sự quyến luyến. --kkhaya m. tiêu tan ái dục. --jlā nt. lưới bẫy của ái dục. --dutiya a. có ái dục như bạn của mình. --paccaya a. nguyên nhân do ái dục. --vicarita tư tưởng về ái dục. --saṅkhaya m. hoàn toàn diệt tắt lòng ái dục.--saṃyojana nt. sự ràng buộc của ái dục. --salla nt. nọc độc của ái dục.

còn theo quan điểm ""Bình dân học vụ" mà ngu tôi chiêm nghiệm trong đời thường thì người Nam hay thiên nặng về Dục, còn người Nữ thì thiên nặng về Ái; tức là, người nam thì không cần yêu (Ái) vẫn có ham muốn quan hệ tình dục với người nữ, ngược lại người nữ thì thích được yêu (Ái) nhiều hơn, tức là thích được thân cận, quan tâm, chia sẻ, quyến luyến nhiều hơn, còn có QHTD cũng được mà không có QHTD cũng không sao, chuyện đó sẽ đến sau.

các kinh liên quan:
(IX) (63) Một Pháp Môn Quyết Trạch

1. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy pháp môn thể nhập, pháp môn pháp. Hãy nghe và tác ý, Ta sẽ giảng.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

2. - Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn thể nhập (quyết trạch), pháp môn pháp?

Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết duyên khởi các dục, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt.

.................

3. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết các dục duyên khởi, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt, đã được nói như vậy. Và do duyên gì được nói như vậy?

Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này: Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.

Các tư duy tham ái,
Là dục của con người,
Các hoa mỹ ở đời,
Chúng không phải là dục,
Các tư duy tham ái
Là dục của con người,
Các hoa mỹ an trú
Như vậy ở trên đời,
Ở đây những bậc Trí,
Nhiếp phục được lòng dục.

4. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các dục duyên khởi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục sai biệt? Này các Tỷ-kheo, dục trên các sắc là khác, dục trên các tiếng là khác, dục trên các hương là khác, dục trên các vị là khác, dục trên các xúc là khác. Này các Tỷ-kheo, đây là các dục sai biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục dị thục? Này các Tỷ-kheo, khi muốn một cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức, Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các dục dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo là dục đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các dục đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các dục như vậy, rõ biết các dục sanh khởi như vậy, rõ biết các dục sai biệt như vậy, rõ biết các dục dị thục như vậy, rõ biết các dục đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các dục đoạn diệt.
...............
(Ðại Phẩm - TĂNG CHI 6 PHÁP)
II. Có Nhân (Ðại 2, 115c, Ðan Tạp 2, Ðại 2,497c, Ðại 2, 504) (S.ii,151)

1) ... Trú ở Sàvatthi.

2) -- Này các Tỷ-kheo, có nhân, dục tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, sân tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, hại tầm sanh khởi, không phải không nhân.

3) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, có nhân, dục tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, sân tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, hại tầm sanh khởi, không phải không nhân?

4) Này các Tỷ-kheo, do duyên dục giới, dục tưởng sanh khởi. Do duyên dục tưởng, dục tư duy sanh khởi. Do duyên dục tư duy, dục dục sanh khởi. Do duyên dục dục, dục nhiệt tình sanh khởi. Do duyên dục nhiệt tình, dục tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu dục tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.

...............

9) Này các Tỷ-kheo, có nhân, xuất ly tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, vô sân tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, bất hại tầm sanh khởi, không phải không nhân.

10) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào có nhân, xuất ly tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, vô sân tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, bất hại tầm sanh khởi, không phải không nhân?

11) Này các Tỷ-kheo, do duyên xuất ly giới, xuất ly tưởng sanh khởi. Do duyên xuất ly tưởng, xuất ly tư duy sanh khởi. Do duyên xuất ly tư duy, xuất ly dục (chanda) sanh khởi. Do duyên xuất ly dục, xuất ly nhiệt tình sanh khởi. Do duyên xuất ly nhiệt tình, xuất ly tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu xuất ly tầm cầu, vị Ða văn Thánh đệ tử thực hành chánh hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
...............
(Tương Ưng Giới - TƯƠNG ƯNG BỘ KINH)

nguyên bản Pali:
sāvatthiyaṃ viharati … pe … “sanidānaṃ, bhikkhave, uppajjati kāmavitakko, no anidānaṃ; sanidānaṃ uppajjati byāpādavitakko, no anidānaṃ; sanidānaṃ uppajjati vihiṃsāvitakko, no anidānaṃ”.

♦ “kathañca, bhikkhave, sanidānaṃ uppajjati kāmavitakko, no anidānaṃ; sanidānaṃ uppajjati byāpādavitakko, no anidānaṃ; sanidānaṃ uppajjati vihiṃsāvitakko, no anidānaṃ? kāmadhātuṃ, bhikkhave, paṭicca uppajjati kāmasaññā, kāmasaññaṃ paṭicca uppajjati kāmasaṅkappo, kāmasaṅkappaṃ paṭicca uppajjati kāmacchando, kāmacchandaṃ paṭicca uppajjati kāmapariḷāho, kāmapariḷāhaṃ paṭicca uppajjati kāmapariyesanā. kāmapariyesanaṃ, bhikkhave, pariyesamāno assutavā puthujjano tīhi ṭhānehi micchā paṭipajjati — kāyena, vācāya, manasā.

♦ “byāpādadhātuṃ, bhikkhave, paṭicca uppajjati byāpādasaññā, byāpādasaññaṃ paṭicca uppajjati byāpādasaṅkappo … pe … byāpādacchando… byāpādapariḷāho… byāpādapariyesanā… byāpādapariyesanaṃ, bhikkhave, pariyesamāno assutavā puthujjano tīhi ṭhānehi micchā paṭipajjati — kāyena, vācāya, manasā.

♦ “vihiṃsādhātuṃ, bhikkhave, paṭicca uppajjati vihiṃsāsaññā; vihiṃsāsaññaṃ paṭicca uppajjati vihiṃsāsaṅkappo … pe … vihiṃsāchando… vihiṃsāpariḷāho… vihiṃsāpariyesanā… vihiṃsāpariyesanaṃ, bhikkhave, pariyesamāno assutavā puthujjano tīhi ṭhānehi micchā paṭipajjati — kāyena, vācāya, manasā.

♦ “seyyathāpi, bhikkhave, puriso ādittaṃ tiṇukkaṃ sukkhe tiṇadāye nikkhipeyya; no ce hatthehi ca pādehi ca khippameva nibbāpeyya. evañhi, bhikkhave, ye tiṇakaṭṭhanissitā pāṇā te anayabyasanaṃ āpajjeyyuṃ. evameva kho, bhikkhave, yo hi koci samaṇo vā brāhmaṇo vā uppannaṃ visamagataṃ saññaṃ na khippameva pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti, so diṭṭhe ceva dhamme dukkhaṃ viharati savighātaṃ saupāyāsaṃ sapariḷāhaṃ; kāyassa ca bhedā paraṃ maraṇā duggati pāṭikaṅkhā.

♦ “sanidānaṃ, bhikkhave, uppajjati nekkhammavitakko, no anidānaṃ; sanidānaṃ uppajjati abyāpādavitakko, no anidānaṃ; sanidānaṃ uppajjati avihiṃsāvitakko, no anidānaṃ.

♦ “kathañca, bhikkhave, sanidānaṃ uppajjati nekkhammavitakko, no anidānaṃ; sanidānaṃ uppajjati abyāpādavitakko, no anidānaṃ; sanidānaṃ uppajjati avihiṃsāvitakko, no anidānaṃ? nekkhammadhātuṃ, bhikkhave, paṭicca uppajjati nekkhammasaññā, nekkhammasaññaṃ paṭicca uppajjati nekkhammasaṅkappo, nekkhammasaṅkappaṃ paṭicca uppajjati nekkhammacchando, nekkhammacchandaṃ paṭicca uppajjati nekkhammapariḷāho, nekkhammapariḷāhaṃ paṭicca uppajjati nekkhammapariyesanā; nekkhammapariyesanaṃ, bhikkhave, pariyesamāno sutavā ariyasāvako tīhi ṭhānehi sammā paṭipajjati — kāyena, vācāya, manasā.

♦ “abyāpādadhātuṃ, bhikkhave, paṭicca uppajjati abyāpādasaññā, abyāpādasaññaṃ paṭicca uppajjati abyāpādasaṅkappo … pe … abyāpādacchando… abyāpādapariḷāho… abyāpādapariyesanā, abyāpādapariyesanaṃ, bhikkhave, pariyesamāno sutavā ariyasāvako tīhi ṭhānehi sammā paṭipajjati — kāyena, vācāya, manasā.

♦ “avihiṃsādhātuṃ, bhikkhave, paṭicca uppajjati avihiṃsāsaññā, avihiṃsāsaññaṃ paṭicca uppajjati avihiṃsāsaṅkappo, avihiṃsāsaṅkappaṃ paṭicca uppajjati avihiṃsāchando, avihiṃsāchandaṃ paṭicca uppajjati avihiṃsāpariḷāho, avihiṃsāpariḷāhaṃ paṭicca uppajjati avihiṃsāpariyesanā; avihiṃsāpariyesanaṃ, bhikkhave, pariyesamāno sutavā ariyasāvako tīhi ṭhānehi sammā paṭipajjati — kāyena, vācāya, manasā.

♦ “seyyathāpi, bhikkhave, puriso ādittaṃ tiṇukkaṃ sukkhe tiṇadāye nikkhipeyya; tamenaṃ hatthehi ca pādehi ca khippameva nibbāpeyya. evañhi, bhikkhave, ye tiṇakaṭṭhanissitā pāṇā te na anayabyasanaṃ āpajjeyyuṃ. evameva kho, bhikkhave, yo hi koci samaṇo vā brāhmaṇo vā uppannaṃ visamagataṃ saññaṃ khippameva pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti, so diṭṭhe ceva dhamme sukhaṃ viharati avighātaṃ anupāyāsaṃ apariḷāhaṃ; kāyassa ca bhedā paraṃ maraṇā sugati pāṭikaṅkhā”ti. dutiyaṃ.–Còn đây là chú giải :

nidānavagga-aṭṭhakathā, 3. dhātusaṃyuttaṃ, 2. dutiyavaggo, 2. sanidānasuttavaṇṇanā

♦ 96. dutiye sanidānanti bhāvanapuṃsakametaṃ, sanidāno sapaccayo hutvā uppajjatīti attho. kāmadhātuṃ, bhikkhave, paṭiccāti ettha kāmavitakkopi kāmadhātu kāmāvacaradhammāpi, visesato sabbākusalampi. yathāha —

♦ “tattha katamā kāmadhātu? kāmapaṭisaṃyutto takko vitakko saṅkappo appanā byappanā cetaso abhiniropanā micchāsaṅkappo, ayaṃ vuccati kāmadhātu. heṭṭhato avīcinirayaṃ pariyantaṃ karitvā uparito paranimmitavasavattī deve antokaritvā yaṃ etasmiṃ antare etthāvacarā ettha pariyāpannā khandhadhātuāyatanā rūpā vedanā saññā saṅkhārā viññāṇaṃ, ayaṃ vuccati kāmadhātu. sabbepi akusalā dhammā kāmadhātū”ti (vibha. 182).

♦ ettha sabbasaṅgāhikā asambhinnāti dve kathā honti. kathaṃ? kāmadhātuggahaṇena hi byāpādadhātuvihiṃsādhātuyo gahitā hontīti ayaṃ sabbasaṅgāhikā. tāsaṃ pana dvinnaṃ dhātūnaṃ visuṃ āgatattā sesadhammā kāmadhātūti ayaṃ asambhinnakathā. ayamidha gahetabbā imaṃ kāmadhātuṃ ārammaṇavasena vā sampayogavasena vā paṭicca kāmasaññā nāma uppajjati. kāmasaññaṃ paṭiccāti kāmasaññaṃ pana sampayogavasena vā upanissayavasena vā paṭicca kāmasaṅkappo nāma uppajjati. iminā nayena sabbapadesu attho veditabbo. tīhi ṭhānehīti tīhi kāraṇehi. micchā paṭipajjatīti ayāthāvapaṭipadaṃ aniyyānikapaṭipadaṃ paṭipajjati.

♦ byāpādadhātuṃ, bhikkhaveti ettha byāpādavitakkopi byāpādadhātu byāpādopi. yathāha —

♦ “tattha katamā byāpādadhātu? byāpādapaṭisaṃyutto takko vitakko … pe … ayaṃ vuccati byāpādadhātu. dasasu āghātavatthūsu cittassa āghāto paṭivirodho kopo pakopo … pe … anattamanatā cittassa, ayaṃ vuccati byāpādadhātū”ti (vibha. 182).

♦ imaṃ byāpādadhātuṃ sahajātapaccayādivasena paṭicca byāpādasaññā nāma uppajjati. sesaṃ purimanayeneva veditabbaṃ.

♦ vihiṃsādhātuṃ, bhikkhaveti ettha vihiṃsāvitakkopi vihiṃsādhātu vihiṃsāpi. yathāha —

♦ “tattha katamā vihiṃsādhātu? vihiṃsāpaṭisaṃyutto takko vitakko … pe … ayaṃ vuccati vihiṃsādhātu. idhekacco pāṇinā vā leḍḍunā vā daṇḍena vā satthena vā rajjuyā vā aññataraññatarena vā satte viheṭheti. yā evarūpā heṭhanā viheṭhanā hiṃsanā vihiṃsanā rosanā parūpaghāto, ayaṃ vuccati vihiṃsādhātū”ti (vibha. 182).

♦ imaṃ vihiṃsādhātuṃ sahajātapaccayādivasena paṭicca vihiṃsāsaññā nāma uppajjati. sesamidhāpi purimanayeneva veditabbaṃ.

♦ tiṇadāyeti tiṇagahane araññe. anayabyasananti avuḍḍhiṃ vināsaṃ. evameva khoti ettha sukkhatiṇadāyo viya ārammaṇaṃ daṭṭhabbaṃ, tiṇukkā viya akusalasaññā, tiṇakaṭṭhanissitā pāṇā viya ime sattā. yathā sukkhatiṇadāye ṭhapitaṃ tiṇukkaṃ khippaṃ vāyamitvā anibbāpentassa te pāṇā anayabyasanaṃ pāpuṇanti. evameva ye samaṇā vā brāhmaṇā vā uppannaṃ akusalasaññaṃ vikkhambhanatadaṅgasamucchedappahānehi nappajahanti, te dukkhaṃ viharanti.

♦ visamagatanti rāgavisamādīni anugataṃ akusalasaññaṃ. na khippameva pajahatīti vikkhambhanādivasena sīghaṃ nappajahati. na vinodetīti na nīharati. na byantīkarotīti bhaṅgamattampi anavasesento na vigatantaṃ karoti. na anabhāvaṃ gametīti na anuabhāvaṃ gameti. evaṃ sabbapadesu na — kāro āharitabbo. pāṭikaṅkhāti pāṭikaṅkhitabbā icchitabbā.

♦ nekkhammadhātuṃ, bhikkhaveti ettha nekkhammavitakkopi nekkhammadhātu sabbepi kusalā dhammā. yathāha —

♦ “tattha katamā nekkhammadhātu? nekkhammapaṭisaṃyutto takko vitakko … pe … sammāsaṅkappo, ayaṃ vuccati nekkhammadhātū”ti (vibha. 182).

♦ idhāpi duvidhā kathā. nekkhammadhātuggahaṇena hi itarāpi dve dhātuyo gahaṇaṃ gacchanti kusaladhammapariyāpannattā, ayaṃ sabbasaṅgāhikā. tā pana dhātuyo visuṃ dīpetabbāti tā ṭhapetvā sesā sabbakusalā nekkhammadhātūti ayaṃ asambhinnā. imaṃ nekkhammadhātuṃ sahajātādipaccayavasena paṭicca nekkhammasaññā nāma uppajjati. saññādīni paṭicca vitakkādayo yathānurūpaṃ.

♦ abyāpādadhātuṃ, bhikkhaveti ettha abyāpādavitakkopi abyāpādadhātu abyāpādopi. yathāha —

♦ “tattha katamā abyāpādadhātu? abyāpādapaṭisaṃyutto takko … pe … ayaṃ vuccati abyāpādadhātu. yā sattesu metti mettāyanā mettāyitattaṃ mettācetovimutti, ayaṃ vuccati abyāpādadhātū”ti (vibha. 182).

♦ imaṃ abyāpādadhātuṃ paṭicca vuttanayeneva abyāpādasaññā nāma uppajjati.

♦ avihiṃsādhātuṃ, bhikkhaveti etthāpi avihiṃsāvitakkopi avihiṃsādhātu karuṇāpi. yathāha —

♦ “tattha katamā avihiṃsādhātu? avihiṃsāpaṭisaṃyutto takko … pe … ayaṃ vuccati avihiṃsādhātu. yā sattesu karuṇā karuṇāyanā karuṇāyitattaṃ karuṇācetovimutti, ayaṃ vuccati avihiṃsādhātū”ti (vibha. 182).

♦ imaṃ avihiṃsādhātuṃ paṭicca vuttanayeneva avihiṃsāsaññā nāma uppajjati. sesaṃ sabbattha vuttānusāreneva veditabbaṃ. dutiyaṃ.
"cắt xén" cái phần cần đào sâu và nghiên cứu cho kỹ nè :D

kāmadhātuṃ -> kāmasaññā -> kāmasaṅkappo -> kāmacchando, -> kāmapariḷāho -> kāmapariyesanā -> micchā paṭipajjati — kāyena, vācāya, manasā

dục giới -> dục tưởng -> dục tư duy -> dục dục -> dục nhiệt tình -> dục tầm cầu -> tà hạnh - thân, khẩu, ý

thời gian hôm nay, chỉ làm được bấy nhiêu việc thôi. Khi nào rãnh, lại tiếp tục mò vào khảo cứu "biển Pháp" cùng các chư Đạo hữu.

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết:
Ngu tôi phản biện như sau: Đh nói những lời này có chủ quan quá không, có những sống tại gia (không xuất gia) nhưng những người đó vẫn sống độc thân không có gia đình, họ ưa thích làm việc (trái ngược với những người lười lao động) và họ luôn "Ham Muốn" làm thiện như bố thí, hiến máu, giúp người... và họ làm với cái tâm "không bao giờ đủ", hễ có cơ hội là họ làm, khi làm được thì họ vui, không làm được họ chặc lưỡi "thôi tùy duyên vậy". :D
Đạo hữu nghĩ như thế nào, người ấy sống có "Dục" không? và cái "Dục" ấy có phải là nhân đưa đến đau khổ cho người ấy không?
Đạo hữu Không Biết kính mến !
Đức Phật có dạy vấn đề dục có 3 loại căn bản:
- Dục ái
- Hữu ái
- Phi hữu ái
không biết hạng người mà đạo hữu nói: sống đời sống không xuất gia, họ luôn ham muốn làm việc thiện.....khi làm được thì họ vui không làm được học chặc lưỡi thôi tuỳ duyên vậy, hạng người như vậy không biết biết rơi vào trường hợp nào trong 3 trường hợp kể trên thưa hiền hữu Không Biết, tất cả mọi pháp nào dù thiện hữu lậu hay ác đều do gốc dục sinh ra cả. vì chính ham muốn làm việc thiện thì đây cũng là nhiễm dục rồi trừ các bậc giác ngộ. Nhưng cái ham muốn này là ham muốn tốt, ham muốn cao thượng đáng được các bậc hiền trí khen ngợi và cũng chính sự ham muốn như thế nên mới sinh ra thế giới, và sự hình thành thế giới thúc đẩy cho xã hội loài người phát triển.... cho đến hôm nay mình mới có bàn phím ngồi gõ tán gẫu, và nhiều thứ tiện nghi khác. Nhưng ham muốn tốt nó cũng chia ra nhiều hạng có những hạng người làm việc thiện chỉ vì danh, vì lợi, làm với lòng mong cầu hoặc tạo dựng vỏ bọc bên ngoài để trục lợi bên trong, điều này chắc hiền hữu cũng đã thấy nhan nhãn ở khắp nơi trong xã hội đầy nhiễu nhương hiện nay, điển hình vụ việc Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội ở Nghệ An ăn chặn gần 800 triệu đồng tiền ăn của người tâm thần, đem đến rất nhiều khổ đau cho người khác
http://dantri.com.vn/ban-doc/trung-tam- ... 720816.htm
Còn những hạng người làm việc thiện với tinh thần vô ngã vị tha trên nền tảng Tứ Vô Lượng Tâm thì rất hiếm thưa hiền hữu chỉ có Đức Phật và các bậc thánh A la Hán + đạo hữu Không Biết mà thôi :D , các vị này chỉ biết làm lợi mình lợi người
Nói như vậy có mâu thuẫn không, lấy Dục để Ly Dục? giống như lấy cát mà muốn nấu thành cơm, liệu điều này có xảy ra không ?
Điều này mới đọc vào thấy mâu thuẩn nhưng lấy dục để ly dục ở đây phải hiểu là Chanda như đạo hữu đã nói chứ không phải là KAMA thì hoàn toàn là không có gì mâu thuẩn, nếu đọc lại những lời giáo huấn minh triết cao thượng của Đức Phật dạy chúng ta mới thấy được sự siêu việt của Đức Phật
Đức Phật thừa nhận cuộc đời có vị ngọt, nghĩa là cảm giác thích thú hân hoan hay tâm lý hạnh phúc khi các giác quan của con người tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài tạo hân hoan, thích thú. Đức Phật cũng thẳng thắn chỉ rõ rằng cuộc đời là nguy hiểm, tức mặt trái của sự hiện hữu. Con người và những gì con người cảm nhận được (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) đều do duyên sinh, vô thường, khổ, chịu sự biến hoại. Nói khác đi, tất cả mọi thứ trên cuộc đời này, dù tốt hay xấu, hạnh phúc hay bất hạnh, đều phải thay đổi và không có tính cách trường cửu. Như vậy, sự nguy hiểm ở đây được hiểu theo nghĩa một quy luật tự nhiên, có sinh tức có diệt
“Các dục vọng, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn. Này Mahànàma, nếu một vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ, nhưng nếu vị này chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy vị ấy chưa khỏi bị các dục chi phối. Này Mahànàma, khi nào vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều. Sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi phối” Tiểu Kinh Khổ uẩn-TRUNG BỘ KINH

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung14.htm
Chúng ta phải hiểu tất cả các pháp lấy dục làm căn bản còn có nghĩa là tâm niệm, là các cảm thọ, các pháp trần của chúng sanh, mỗi tâm niệm dù thiện hay ác khởi lên đều do dục cả. Vì vậy, Đức Phật xác định: “Tất cả pháp lấy dục làm căn bản”. Thấu hiểu nghĩa như vậy, khi có một niệm khởi thì chúng ta dùng Chánh Tư Duy quán xét niệm ấy tận cùng và biết ngay niệm ấy sinh ra đều do gốc dục. Mục đích tư duy quán sát là để không làm theo dục. Không làm theo dục, tức là ly dục. Như vậy Đức Phật dạy thấy sự nguy hiểm của các dục để không bám víu vào nó, rồi dùng “dục để ly dục” Nếu không có dục thì làm sao thấy được giá trị của ly dục thưa hiền hữu Không Biết
"Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ như thật tuệ tri các dục của họ, họ cũng có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy có xảy ra."

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung13.htm

NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT- ÁN MA NI BÁT DI HỒNG


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Hihi, cảm ơn Đh chanhhoitrong_123 đã có lòng chia sẻ với ngu tôi những chỗ này; nhưng thú thật, lời Đh nói chỗ nào ngu tôi cũng thấy có "vấn đề" :D ví dụ:
chanhhoitrong_123 đã viết:Đức Phật có dạy vấn đề dục có 3 loại căn bản:
- Dục ái
- Hữu ái
- Phi hữu ái
ngu tôi cảm thấy Đh rất thuộc bài nhưng mà không biết là Đh có cho những "dữ liệu" đó chạy qua não mình kiểm duyệt chưa nữa? Đáng lẻ ngu tôi hỏi thêm vài câu cho nó rõ vấn đề nhưng lại sợ đi lạc chủ đề chính cần thảo luận nên thôi tạm để đó vậy, khi nào có dịp sẽ trở lại.

Gặp đoạn kinh như thế mà nếu như còn có Phật, tôi sẽ đến đảnh lễ ngài mà thưa rằng: "Phật ơi! lời ngài dạy thật cao siêu màu nhiệm nhưng mà vắn tất quá, chúng con không được hiểu ý nghĩa 1 cách rộng rãi. Xin ngài vì lòng từ bi mà giảng cho chúng con được hiểu ý nghĩa 1 cách rộng rãi hơn! kinhle "
nhưng rất tiếc là bây giờ không còn Phật nữa, đành phải tự bơi thôi =))

Tất cả PHÁP lấy DỤC làm cản bản
trong câu kinh có 2 thuật ngữ cần phải khảo cứu và hiểu rõ ý nghĩa, đó là: PhápDục

vậy Pháp ở đây là gì (mà pháp đó lấy dục làm căn bản)?
chữ "Pháp" trong Phật học là một phạm trù rất rộng, tùy theo ngữ cảnh và đối tượng mà nó có ý nghĩa khác nhau. Trong trường hợp này, ngu tôi đề xuất 2 ý nghĩa phù hợp với tinh thần phật học:
pháp ở đây là chỉ cho những "Pháp trói buộc" và "Pháp giải thoát".

như vậy, ứng với câu kinh trên có thể hiểu là: các Pháp trói buộc lấy Dục làm căn bản và cả những Pháp giải thoát cũng lấy Dục làm căn bản. :D

vậy các Pháp trói buộc là gì mà những pháp ấy lấy dục làm căn bản?
nào là "nhà cửa, xe cộ, tiền bạc, vợ chồng, sự nghiệp..." ôi thôi đủ thứ món trên đời chúng "trói" con người ta suốt đời sống cho chúngvì chúng. Các đạo hữu có như vậy không? :D

trong kinh thì thường liệt kê như thế này: "vị ấy từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa, trang sức, và các thời trang; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống, từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai; từ bỏ không dùng người làm môi giới hoặc tự mình làm môi giới..."
hihi, xem ra những món trói buộc con người ta thời nay "cao cấp" hơn nhiều so với thời Phật nhỉ. Thời nay mà đem cho người ta "voi,bò,dê.." không khéo còn bị chửi thế mà thời xưa Phật vẫn dạy là phải "từ bỏ" :D

bên Hán văn cũng có liệt kê 5 thứ trói buộc con người là: TÀI SẮC DANH THỰC THÙY
Tài: tiền bạc, vàng vòng, hột xoàn, kim cương..
Sắc: phụ nữ đẹp, phụ nam đẹp, pêđê đẹp, phong cảnh đẹp...
Danh: danh thơm, tiếng tốt đồn xa
Thực: các món ăn
Thùy: ngủ nghỉ

mà ngẫm thấy cũng lạ, con người ta ai sống mà không cần những thứ đó?
chẳng hạn có một anh nhân viên quanh năm làm việc quần quật chăm chỉ để cuối năm có tiền dẫn gia đình vợ con đi du lịch, mong ước của anh ta chỉ có thế. Thử hỏi một người sống và đặt ra mục tiêu cho mình như vậy có gì là xấu không nhỉ? Nếu không có cái động lực đó (hay một động lực khác thay thế) thì liệu anh ta có siêng năng trong công việc mình làm không? chưa kể là nếu anh ta làm việc nghiêm túc và hiệu quả thì cũng góp phần làm phát triển kinh tế, xây dựng sự sống. Có phải một người như vậy tốt hơn nhiều so với một người sống không lý tưởng và mục đích?

còn vấn đề Tiền bạc:
không dùng tiền chẳng lẻ phải trở về thời kỳ đồ đá à, hông lẻ cái ông trồng rau muốn ăn cơm phải chở bó rau của mình đến tận nhà ông bán gạo để trao đổi? hay là một ông bán cá muốn ăn thịt phải chở số cá của mình đến chỗ ông bán thịt để mà trao đổi... Cuộc sống như vậy có thuận tiện không, có văn minh và phát triển không ?

còn chuyện Ăn uống, Ngủ nghĩ:
ngay cả những bậc thánh như Phật hay đệ tử A-la-hán của ngài cũng phải ăn mỗi ngày một bửa, tối đến cũng phải ngã lưng trong Chánh niệm mà. Thử hỏi những người phàm phu làm sao tránh khỏi những điều đó? Thí dụ như có một người ngày ăn 3 bửa, chọn ăn những món ăn thích hợp, mỗi ngày làm việc 8 tiếng, ngủ nghỉ 8 tiếng, 8 tiếng còn lại dành cho vui chơi và học tập. Anh ta có thói quen như thế và "ham thích" một cuộc sống như vậy, thử hỏi có gì là không tốt?
Như vậy Thức Ăn vốn không có lỗi, Ngủ Nghỉ không tốt cũng chẳng xấu, quan trọng là chúng ta sử dụng chúng như thế nào, cái gì "QUÁ" cũng không tốt. Quá thiếu cũng không được và quá dư cũng không nên, tốt nhất là nên đi "con đường giữa" (Trung đạo) :D
đây chính là một trong những điều mà người học Phật thường hiểu lầm và nên tránh, kinh 75 trong Trung Bộ ghi lại câu chuyện du sĩ Magandiya từng hủy báng đức Phật vì cho rằng: "Sa-môn Gotama là một vị chủ trương phá hoại sự sống" :D

về vấn đề Danh tiếng, chẳng phải Đức Phật đã từng răng dạy và sách tấn các đệ tử như thế này:
"Này các Gia chủ có năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Thế nào là năm?
Ở đây, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ có tiền của dồi dào rất nhiều vì sống không phóng dật. Ðó là sự lợi ích thứ nhất cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật được tiếng tốt đồn xa. Ðó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
Lại nữa,......."
(kinh Ðại Bát Niết Bàn - TRƯỜNG BỘ KINH)

ồ, như vậy là đức Phật không cấm những người tại gia giữ Tiền và phát triển đồng tiền một cách chân chính và "đúng Pháp". Lại còn cho phép "Danh Tiếng" thoải mái miễn rằng danh tiếng đó là đúng sự thật, không sáo rỗng, không hư ngụy và không lợi mình hại người.

như vậy, nếu so sánh với Kinh văn, đối chiếu với thực tiễn thì việc quy chụp các chữ "TÀI DANH THỰC THÙY" đều xấu thật sự chưa thỏa đáng. Nếu chúng ta quá kiêng khem dè xẻn những thứ đó thì dễ rơi vào cực đoan là "khổ hạnh ép xác" và có thể bị phỉ báng là "hủy hoại sự sống", còn nếu như Quá đam mê đắm chấp vào chúng thì sẽ sinh tâm dễ dãi phóng dật và không thể phát triển tâm linh theo hướng cao thượng hơn. Một lần nữa, con đường Trung đạo sẽ giúp chúng ta lách qua khẻ cửa hẹp để hướng về giải thoát. :D

đó là vài so sánh đối chiếu các "Pháp trói buộc" hiển hiện trong cuộc sống, còn đây là định nghĩa nghĩa chính thức của đức Phật về chữ DỤC mà chúng ta thường thấy lặp đi lặp lại trong kinh văn:
"Này các Tỷ-kheo, có năm Dục trưởng dưỡng này: Các SẮC do Mắt nhận Thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến Dục, hấp dẫn. Các TIẾNG do tai nhận thức... các HƯƠNG do mũi nhận thức... các VỊ do lưỡi nhận thức... các XÚC do thân nhận khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh."

Đọc câu này xong không biết các đạo hữu cảm thấy sao chứ ngu tôi bắt đầu thấy loạn trí não.
Nào, hít 1 hơi thật sâu rồi tiếp tục “bơi” tiếp :D

Một đoạn ngắn của Phật nêu ra đầy đủ tất cả “Pháp trói buộc” mà con ngta ai cũng mắc phải, dầu thuộc bất cứ thành phần nào trong xã hội. Bắt đầu từ 5 loại pháp ngoại vi là "SẮC THANH HƯƠNG VỊ XÚC" tương ứng với 5 chỗ nhận thức chúng ngay trên thân thể của chúng ta, và chúng có đặc điểm là "khả lạc, khả ái, liên hệ đến Dục..." thì mới khiến con người ta khởi lên "dục hỷ" (sự vui thích trong Dục) và có xu hướng tìm cấu tới chúng để thỏa mãn. Nhưng khổ nỗi là càng tìm cầu tới chúng để thỏa mãn thì gặp phải một Tình Trạng là KHÔNG BAO GIỜ THỎA MÃN. :D về ý này trong kinh có đoạn đức Phật mô tả rất hay:
"này Magandiya, sự xúc chạm với các dục trong thời quá khứ cũng là đau khổ, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não, và sự xúc chạm với các dục trong thời vị lai cũng là đau khổ, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não, và sự xúc chạm với các dục trong thời hiện lại cũng là đau khổ, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não. Và này Magandiya, những chúng sanh này chưa đoạn trừ tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, với các căn bị hư hoại, do sự xúc chạm đau khổ với các dục, lại có phản tưởng là được lạc thọ.

Ví như, này Magandiya, một người bị bệnh cùi thân (đầy) lở lói, thân bị hư thối nứt chảy, bị các loài trùng đục khoét, đang cào rách miệng các vết thương với móng tay, hơ đốt thân mình trên hố than hừng. Này Magandiya, người bị bệnh cùi với thân (đầy) lở lói, thân bị hư thối nứt chảy, bị các loài trùng đục khoét, càng cào rách miệng các vết thương với các móng tay, càng hơ đốt thân mình trên hố than hừng chừng nào thời miệng các vết thương ấy lại càng thêm bất tịnh, càng thêm hôi thối và càng thêm thối nát, và người ấy chỉ có cảm giác dễ chịu, thỏa thích do nhân duyên gãi ngứa miệng các vết thương; cũng vậy, này Magandiya, các chúng sanh, chưa đoạn trừ tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, chạy theo các dục. Này Magandiya các chúng sanh, chưa đoạn trừ tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, càng chạy theo dục chừng nào, thời dục ái các chúng sanh ấy càng tăng trưởng, càng bị dục nhiệt não thiêu đốt, và họ chỉ có cảm giác dễ chịu, thỏa thích do duyên năm dục trưởng dưỡng."


thật vậy, chạy theo các Dục nó tạo ra một chuỗi dây chuyền dẫn đến khổ đau cho con người: trong lúc tìm cầu đến chúng cũng là cả một sự lo toan lao tâm khổ tứ (vì trên đời đâu có thứ gì là hoàn toàn miễn phí :D), trong lúc đang thọ hưởng chúng thì thân thể này cũng trở nên căng thẳng bất an mà những niềm vui đó thì nhỏ nhoi chóng vánh, còn tìm cầu đến chúng mà không được thì sẽ sinh tâm phiền não chán nản, lại còn thêm cái bịnh là thấy người khác được mà mình không được thì sinh tâm tật đố "tại sao chúng nó được mà ta lại ko được"... Nói chung là chúng tạo ra vô vàn những cái xấu về nhiều mặt cho con người. Ví dụ của Phật thật hay và thực tế, một người vui thích trong các Dục giống như một người bị những vết thương lở loét, chỉ thấy thỏa mãn và dẽ chịu khi lấy tay gãi ngứa vào miệng của vết thương, mà càng gãi thì các vết thương càng trở nên lở loét, hôi thối và bất tịnh hơn; làm như thế họ đang gây tổn thương cho thân thể mình có cảm tưởng là an lạc dễ chịu. :D

đến đây tôi lại có suy nghĩ, tại sao Phật không định nghĩa một cách trực tiếp Dục là những cái này, Dục là những cái kia mà phải "gói gém" chữ Dục trong khái niệm năm Dục trưởng dưỡng; tôi lại mò vào trong kho tàng Pháp bảo để làm cho rõ ý nghĩa này, thật may mắn là tìm được vài chỗ có thể khai sáng thêm:

Cakkhuñcāvuso paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā, yaṃ vedeti taṃ sañjānāti, yaṃ sañjānāti taṃ vitakketi, yaṃ vitakketi taṃ papañceti, yaṃ papañceti tatonidānaṃ purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti atītānāgatapaccuppannesu cakkhuviññeyyesu rūpesu.
Sotañcāvuso paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ. Pa . Ghānañcāvuso paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṃ. Pa . Jivhañcāvuso paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṃ. Pa . Kāyañcāvuso paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṃ. Pa . Manañcāvuso paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā, yaṃ vedeti taṃ sañjānāti, yaṃ sañjānāti taṃ vitakketi, yaṃ vitakketi taṃ papañceti, yaṃ papañceti tatonidānaṃ purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti atītānāgatapaccuppannesu manoviññeyyesu dhammesu.

Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.

Chư Hiền, do nhơn lỗ tai và các tiếng, nhĩ thức khởi lên, do nhơn lỗ mũi và các hương, tỷ thức khởi lên, do nhơn lưỡi và các vị, thiệt thức khởi lên, do nhơn thân và xúc, thân thức khởi lên; do nhơn ý và các pháp, ý thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng thời có suy tầm. Những gì có suy tầm thời có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các pháp do ý thức nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.
(kinh Mật Hoàn - 18. KINH TRUNG BỘ)

... => Phasso => Vedanā => Sañjānāti => Vitakketi => ...
... => Xúc => Thọ => Tưởng => Tầm => ...


đoạn này giải thích rõ hơn vì sao ở trên Phật đã nói: "Xúc, này các Tỷ-kheo, là các dục duyên khởi"

So vata bhikkhave aññatreva kāmehi aññatra kāmasaññāya aññatra kāmavitakkehi kāme paṭisevissatīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.
Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự kiện này không xảy ra, người ta có thể thọ dụng Dục ngoài các dục, ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm. (kinh ví dụ con rắn – 22. TRUNG BỘ KINH)

cứ liệu từ kinh văn tôi nghĩ bấy nhiêu là đã đủ, phần còn lại các đạo hữu hãy tự chiêm nghiệm và quán sát xem ngay nơi bản thân mình các pháp có "vận hành" đúng như những gì Phật đã nói không nhé :D

đến đây coi như xong cái phần liên quan đến các "Pháp trói buộc", lần sau sẽ làm tiếp cái phần "Pháp giải thoát"

Thân ái!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

các Pháp giải thoát cũng lấy Dục làm căn bản

vậy các Pháp giải thoát là gì mà những pháp ấy lấy dục làm căn bản?
ở trên tôi đã kể ra các pháp trói buộc như là "nhà cửa, xe cộ, sự sản..." khiến cho con người ta đắm mê và cả đời phấn đấu vì chúng (và được cho là người sống có mục tiêu lý tưởng);
vậy thì ngược lại, Pháp giải thoát là chúng ta đem hết xe cộ ra đập nát, chăm lửa thiêu rụi hết nhà cửa.. thì sẽ được giải thoát (khỏi chúng) :D
hihi, nếu suy nghĩ và hành động như vậy thì có bị ngta nói là "hủy hoại sự sống" thì cũng đúng quá chư vị nhỉ? :D

đó không phải là "Pháp giải thoát" chân chính theo tinh thần Phật dạy, mà đơn giản muốn giải thoát (khỏi chúng) thì chúng ta chỉ việc "từ bỏ" chúng mà thôi. Do đó, trong kinh văn Phật dạy thấy lặp đi lặp lại rất nhiều cái điệp khúc "từ bỏ, từ bỏ"; ngoài cái đoạn điệp khúc mà tôi đã trích ở trên: "vị ấy từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn ...... từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai..." thì chư Đh có thể tìm thấy trong bài kinh số 08 - kinh Trung Bộ một điệp khúc liệt kê tới 44 cái "từ bỏ" như thế, bắt đầu là:
"(1) Ðối với người làm hại, không làm hại đưa đến hoàn toàn giải thoát; đối với con người sát sanh, từ bỏ sát sanh đưa đến hoàn toàn giải thoát.
(2) Ðối với con người lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho đưa đến hoàn toàn giải thoát
........"

(kinh Đoạn Giảm)
đó là cách đức Phật giảng về các pháp trói buộc vá các "pháp giải thoát" khỏi chúng. Pháp trói buộc nhiều bao nhiêu thì pháp giải thoát cũng tràn giang đại hải bấy nhiêu, tha hồ mà tu các Đh nhé :D

nhưng làm sao để chúng ta thành tựu, đạt được những pháp đó?
câu trả lời là phải có lòng Dục, phải khởi lên ước muốn (chanda) thực hành những pháp lành tốt đẹp đó thì mới có thể thành tựu. Điều này thể hiện rất rõ trong chi phần thứ 6 Bát Thánh đạo:
"Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo,
đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn.
Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn."


nếu không có lòng Dục, không có lòng ước muốn như thế thì chúng ta sẽ trở thành những kẻ dễ duôi phóng dật trong chánh pháp, không thể làm tăng trưởng các Thiện pháp.

Và bài kinh dưới đây còn trả lời rõ ràng hơn, xác quyết hơn là phải lấy Dục để chứng pháp ly Dục nè :D
15.V. Bà-La-Môn (S.v,271)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Tôn giả Ananda trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita.

2) Rồi Bà-la-môn Unnàbha đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Bà-la-môn Unnàbha thưa với Tôn giả Ananda:

3) -- Do mục đích gì, thưa Tôn giả Ananda, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?

-- Với mục đích đoạn tận dục (chanda), này Bà-la-môn, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama.

4) -- Có con đường gì, thưa Tôn giả Ananda, có đạo lộ gì đưa đến đoạn tận lòng dục?

-- Có con đường này, này Bà-la-môn, có đạo lộ này đưa đến đoạn tận lòng dục.

5) -- Con đường ấy là gì, thưa Tôn giả Ananda? Ðạo lộ ấy là gì đưa đến đoạn tận lòng dục?

-- Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo tu tập như ý túc câu hữu với Dục định tinh cần hành... tinh tấn định... tâm định... tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành. Ðây là con đường, này Bà-la-môn, đây là đạo lộ đưa đến đoạn tận lòng dục.

6) -- Sự thể là vậy, thưa Tôn giả Ananda, thời một công việc liên tục (santaka), không có chấm dứt. Lấy dục mà trừ dục, sự kiện như vậy không xẩy ra.

-- Này Bà-la-môn, về vấn đề này, tôi sẽ hỏi Ông. Nếu Ông kham nhẫn, xin hãy trả lời.

7) Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Có phải trước có lòng dục (ý muốn) nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn rồi, lòng dục ấy được tịnh chỉ?

-- Thưa vâng, Tôn giả.

-- Có phải trước có tinh tấn nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tinh tấn ấy được tịnh chỉ?

-- Thưa vâng, Tôn giả.

-- Có phải trước có tâm nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tâm ấy được tịnh chỉ?

-- Thưa vâng, Tôn giả.

-- Có phải trước có tư duy nơi Ông, thúc đẩy Ông: "Ta sẽ đi đến khu vườn". Sau khi Ông đến khu vườn, tư duy ấy được tịnh chỉ?

-- Thưa vâng, Tôn giả.

8) -- Cũng vậy này Bày-la-môn, khi Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn, chánh trí, giải thoát. Lòng dục mà vị ấy có trước để chứng được A-la-hán thì khi chứng được A-la-hán rồi, lòng dục ấy được tịnh chỉ. Sự tinh tấn mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tinh tấn ấy được tịnh chỉ. Tâm mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tâm ấy được tịnh chỉ. Tư duy mà vị ấy có trước để chứng đạt A-la-hán, thì khi chứng được A-la-hán rồi, tư duy ấy được tịnh chỉ.

9) Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, sự thể là vậy, thời một công việc có chấm dứt liên tục hay là một công việc không chấm dứt?

-- Thực vậy, thưa Tôn giả Ananda, sự thể là vậy, một công việc có chấm dứt, không phải là một công việc không chấm dứt.

10) Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda! Thật vi diệu thay, Tôn giả Ananda!... Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!

(Tương Ưng Như Ý Túc - TƯƠNG ƯNG BỘ KINH)
haha, "Lấy dục mà trừ dục, sự kiện như vậy không xẩy ra" :))
câu phản biện Bà-la-môn Unnàbha nói với ngài Ananda y chang như câu hỏi mà ngu tôi đặt ra cho Đh chanhhoitrong_123 lần trước: "lấy Dục để Ly Dục giống như lấy cát mà muốn nấu thành cơm?" :D
và ngài Ananda đã ân cần giải thích, phân tích một cách tài tình và cặn kẽ :D
hihi, đến đây thì không còn nghi ngờ gì nữa nhé, lấy Dục đoạn trừ Dục một là một điều "hết sức bình thường trong xã hội" :D

để đúc kết, ngu tôi có đôi lời cảm hứng ngữ muốn nói lên:

Do Pháp đoạn diệt Pháp,
Do Dục diệt các Dục ,
Do Tưởng đoạn diệt Tưởng,
Vô vi diệt Hữu vi.


Thân ái!!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - Tác Ý

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

(III) (83) Cội rễ Của Sự Vật
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

2. - Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có hỏi như sau: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khỏi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời như sau: "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây". Ðược hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.

(Phẩm Niệm - TĂNG CHI 8 PHÁP)
Tất cả pháp gì lấy tác ý làm sanh khởi? Sanh khởi như thế nào và kết quả ra sao??

Kính mời các đạo hữu. Thân ái !


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách