Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Bạn tu tập nhiều pháp môn hay chuyên nhất một pháp môn ?

Bình chọn này sẽ kết thúc vào ngày 31/10/15 02:03

Tôi tu theo một pháp môn mà tôi tin tưởng.
1
20%
Tôi tu theo nhiều pháp môn.
1
20%
Tôi tu theo pháp môn nào mà nhiều người tu.
0
Không có bình chọn
Tôi tu theo pháp môn mà sư phụ tôi kêu.
0
Không có bình chọn
Tôi tu theo pháp môn nào tôi thích, có thể thay đổi.
1
20%
Tôi tu không theo pháp môn nhất định nào.
2
40%
 
Số lượt bình chọn: 5

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Kính thưa các vị, ngày nay tôi thấy quá nhiều pháp môn tu tập. Người thì cho rằng cái này tốt, cái kia không... Mỗi người đều có lý do riêng để bảo vệ pháp môn của họ. Vậy theo các bạn, nếu các bạn đang muốn dẫn nhập một người ngoại đạo hoặc mới tính chưa theo đạo nào về với đạo Phật mà họ cũng ở trạng thái lưỡng lự không biết nên theo pháp môn nào thì bạn sẽ có phương pháp nào để đưa họ vào đạo một cách an toàn không ?

Cám ơn các vị đã góp ý giúp !!!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người Phật Tử tại gia nên sống đúng với Nhân Quả là tốt nhất rồi, chứ còn tìm kiếm pháp nào nữa. Nên theo bài kệ nầy mà tu:

Những việc ác chớ có làm
Những việc lành cần nên làm
Tự giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời dạy chư Phật
- Kinh Pháp Cú

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật Giáo


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

Ô Sào là một cao tăng Trung Hoa vào đời Đường, khi bà mẹ hạ sinh sư, không hiểu lý do gì bà đã đem bỏ con vào một chiếc tổ quạ trên cội cây đại thọ trước sân chùa rồi bỏ đi đâu mất. Sư xuất gia từ đó và người ta gọi sư là thầy Ô Sào. Ô sào nghĩa là cái tổ con quạ.

Tuổi ấu thơ và tráng niên của sư trôi qua bình thản trong bóng mát của tàng cây sân chùa. Sư đã tự làm cái cốc tre lợp mái rơm trên một nhánh ba của cây đại thọ để ngồi thiền. Dân trong làng rất thích sư và thường mang thức ăn đến cúng dường và nghe sư giảng pháp.

Bạch Cư Dị, nhà thơ lừng danh thời ấy nghe danh đồn sư đắc đạo liền đến tham vấn. Khi gặp, ông hỏi: “Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp chăng?” Thiền Sư đáp liền bằng một bài kệ Pháp cú:

Từ bỏ điều xấu-ác
Gắng làm việc thiện-lành
Thanh tịnh hóa tâm ý
Lời Chư Phật phân minh.

(Pháp Cú 183)

Bạch Cư Dị nghe xong cười nói với sư rằng: “Bài kệ thầy dạy con nít lên tám cũng nói được”. Thiền Sư mỉm cười nói: “Thưa đại quan, con nít lên tám cũng nói được, nhưng ông lão tám mươi chưa chắc làm xong.”

Bài kệ trên được xem như Tôn chỉ, Cương lĩnh tóm tắt của Đạo Phật. Mới nghe tưởng như đơn giản mà chúng sinh xưa nay rất rất ít người làm được một cách rốt ráo.

Thiết nghĩ, các tông phái ngày nay cũng nên lấy đó làm chỗ quy ngưỡng, chung đồng.

Về pháp hành để Chánh pháp được tồn tại lâu dài, Thế Tôn đã dạy rất rõ ràng trong Kinh Tương Ưng, có điều hậu thế có còn tôn trọng lời dạy của Ngài hay không lại là một chuyện khác:

"Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Cấp Cô Ðộc. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:

--"Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?"

--"Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài. Thế nào là bốn?

Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, trú, quán thọ trên các thọ ... trú, quán tâm trên tâm ... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài."

(Tương Ưng, SN-XLVI.25)

Quý Đạo hữu có thể tìm hiểu pháp thiền Tứ Niệm Xứ trong các kinh Đại Niệm Xứ, kinh Tứ Niệm Xứ, kinh Thân Hành Niệm, kinh Quán Niệm Hơi Thở. Ở Việt Nam có nhiều chùa dạy thực hành pháp thiền này như Thiền viện nguyên thủy, Chùa Từ Tân (TP.Hồ Chí Minh)...

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle kinhle kinhle


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Cám ơn 2 vị đã tư vấn, nhưng mình thấy có lẻ các vị chưa đưa ra được ý chính cần tham khảo. Ý chính là hướng dẫn các vị khác cùng về với Phật. Các vị đưa ra các tu tập hơn là cách hướng dẫn người sơ cơ.

Dù sao cũng rất cám ơn ạ.


Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

Chả hiểu chủ topic muốn gì nữa, tiêu đề của topic hỏi rõ ràng như thế mà! ./..,.,


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Theo hoasenmaimai thấy thì những người tham gia diễn đàn Phật pháp chỉ chiếm số rất ít so với những người biết về Phật pháp (những người đi chùa , sám hồi , nghe kinh giảng của quý thầy ) , do đó cái trọng trách hướng dẫn các vị phật tử nói chung cùng về với Phật vừa do quý thầy chỉ dạy vừa do ý thức tu tập của chính mình .( nghe nhiều mà không tu tập sẽ không có kết quả gì , tu lâu mà không thông suốt thì kết quả cũng không được như ý , hoasenmaimai tin là trong diễn đàn này có người rơi vào trường hợp thứ 2 , tu lâu mà không được như ý) .

Còn lại mọi người gặp nhau trên diễn đàn cũng là cái duyên vậy , thật khó để hiểu nhau , chính hoasenmaimai khẳng định như vậy .

Không ngờ cái câu cuối cùng lại được bình chọn nhiều nhất , hoasenmaimai cũng chọn câu đó đúng là một tin vui , vì những ai chọn câu đó theo đánh giá của hoasenmaimai thì phải là người rất có năng lực , mọi người hãy cố gắng trong thời gian tới để được như ý .

Tôi tu không theo pháp môn nhất định ... nghĩa là thường ở trong định nên không còn nhập định và xuất định . . ( các vị đạo hữu thấy câu nói này giống với những câu nói nào ? nói ra được là người hiểu Phật pháp , người xứng đáng chọn câu này ).


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tất cả pháp môn của Phật dạy đều chỉ về tâm tùy theo căn cơ, trình độ và nhân duyên đúng lúc, đúng thời của một đệ tử. Pháp môn đó dành cho người đệ tử đó tu tập và chứng ngộ, chứ không phải dành cho người khác với trình độ kém hơn.

Vậy chọn một pháp môn hợp với trình độ, căn cơ của mình đã đúng nhất! tangbong
Hình ảnh


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Chào hoasenmaimai, khi mình mở ra chủ đề này kèm với việc bình chọn để thật sự muốn xem các bạn ở đây tu tập ra sao để tuỳ nghi trò chuyện, nhưng chẳng mấy ai màn việc click chọn hoặc có lẻ những câu trên không nằm trong lựa chọn của họ chăng.

Vì vậy đánh giá nhiều người chọn mục cuối không khách quan vì rằng có 2/4 người thôi à.

Vấn đề người tham gia diễn đàn ít thì theo mình nghĩ cũng đúng vì rằng diễn đàn Phật pháp thị phi khá nhiều vì dùng ngôn ngữ giao tiếp, không hợp cái là cải nhau um sùm lên, ban quản trị website lại không có phương pháp hợp lý hợp tình để lục hoà cho 2 bên.

Nhiều nằm đeo đuổi các diễn đàn mình cảm thấy tôn trọng hơn những người không tham gia diễn đàn hoặc người tham gia diễn đàn với cung cách đăng bài viết hiểu biết tự bản thân và tự bản thân chiêm nghiệm lời Phật dạy thông qua thực hành của chính người đó. Hầu như ít ai chịu làm điều này cũng như đem cái "dạy đời" thiên hạ lên diễn đàn là phần đông. Nói vậy là do thấy mỗi khi xung đột là chỉ khi dùng luật diễn đàn chế ngôn thì mới im lặng.

Còn lại đa phần sao chép bài viết từ các trang web khác qua thậm chí copy nguyên văn, chính tả sai, câu cú sai cũng kệ luôn.
------------------

Mình đồng tình với đoạn này của battinh : " tùy theo căn cơ, trình độ và nhân duyên đúng lúc, đúng thời của một đệ tử. "


nhà báo
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 03:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi nhà báo »

Nếu Chú Tiểu hỏi câu này với HT. Thích Chơn Thiện, nguyên Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, thì Ngài sẽ trả lời như sau:
Trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Tứ niệm xứ được xếp ở đầu bảng. Ở phần giáo lý thuộc Thiền định này, Bát Thánh đạo lại được giới thiệu đầu. Sự xếp đặt này dựa vào ý nghĩa nền tảng của Bát Thánh đạo trong Ðạo Thánh đế, như Thế Tôn dạy:

"... Khéo tu tập Bát Thánh đạo, làm sung mãn Bát Thánh đạo, thời Tứ niệm xứ được tu tập đi đến viên mãn, Tứ như ý túc..., Ngũ căn..., Ngũ lực..., Thất giác chi..., được tu tập đi đến viên mãn". (Tương Ưng V, Sđd. tr. 49-50)

Người viết lại muốn trình bày Tứ niệm xứ sau rốt của phần giáo lý Thiền định để có một cái nhìn tổng quan và rõ ràng về pháp môn này, pháp môn thường dễ bị ngộ nhận, như có nhà nghiên cứu Phật học đã phát biểu rằng phần giáo lý của Phật giáo bị hiểu lầm nhiều nhất chính là Thiền định (Walpola Rahula, trong "What The Buddha Taught", Chương VII).

Qua phần giáo lý vừa trình bày, có thể nói Ðạo đế là con đường Thiền định dẫn đến giác ngộ tối thượng. Cho nên, xem Thiền định như là một tông phái của Phật giáo là một ngộ nhận đáng tiếc. Xa hơn nữa, xem Thiền định như là một pháp môn chỉ đáp ứng thích hợp với một số căn cơ gọi là lợi căn là một ngộ nhận đáng tiếc khác.

Lời phát biểu chính xác phải là: Thiền định chính là Phật giáo và Phật giáo chính là Thiền định. Chúng ta sẽ tuần tự khảo sát giáo lý Thiền định hay Tứ niệm xứ này.

Các kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm (€nàpanasatisuttam), Trung Bộ III - Hán tạng: Trị Ý Kinh, Ðại I, 919, Kinh Thân Hành Niệm; Niệm Thân Kinh (Kàyaga-tàsatisuttam) , Trung Bộ III - Trung A-hàm số 81, Ðại I, 554c; Kinh Niệm Xứ (Satipathànasuttam), Trung Bộ I - Hán tạng: Niệm Xứ Kinh, Ðại I, 582b, Trung A-hàm số 98; Kinh Song Tầm (Dvedhàvitakka-suttam), Trung Bộ I - Hán Tạng: Niệm Kinh, Ðại I, 589d, Trung A-hàm số 102; Kinh An Trú Lâm (Vitakkasanthàba suttam), Trung Bộ I - Hán tạng: Kinh Tăng Thượng Tâm, Ðại I, 158a, Trung A-hàm số 101, là các kinh căn bản đề cập đến Tứ niệm xứ.

Những Lời Dạy Tiêu Biểu Của Thế Tôn Về Tứ Niệm Xứ

Khi Thế Tôn vừa mới giác ngộ vô thượng, tư tưởng này khởi lên nơi Thế Tôn:

"... Ðây là con đường độc nhất khiến chúng sanh được thanh tịnh, giúp vượt qua sầu, bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn: Tức là Tứ niệm xứ" (Trung Bộ I; Tương Ưng V).

Các lời dạy khác của Thế Tôn về Tứ niệm xứ tiêu biểu nhất là:

- "Ðể đoạn trừ ba lậu hoặc (dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu), Tứ niệm xứ cần được tu tập". (Sđd. tr. 200)

- "Này các Tỷ-kheo, các Ông sống hãy hộ trì giới bổn... Rồi y cứ trên giới, an trú trên giới, hãy tu tập Tứ niệm xứ". (Sđd. tr. 197)

- "Này các Tỷ-kheo, khi nào các ông được giới khéo thanh tịnh và chánh tri kiến, các ông hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ niệm xứ theo ba cách: nhiệt tâm, chánh niệm tỉnh giác, nhiếp phục tham ưu ở đời". (Sđd. tr. 148)

- "Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra là Thánh trú, là Phạm trú, là Như Lai trú". (Sđd. tr. 334-335)

- "Thế Tôn trong mùa mưa đã an trú vào định niệm hơi thở vô, hơi thở ra. Các Tỷ-kheo hữu học tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra để đoạn tận lậu hoặc, các bậc A-la-hán làm cho sung mãn niệm hơi thở vô, hơi thở ra để được hiện tại lạc trú". (Tương Ưng V, tr. 334-335).
(Trích trong cuốn Phật Học Khái Luận của HT. Thích Chơn Thiện)


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Chuyện gì cũng nên đơn giản hóa chứ đừng làm cho nó thêm phức tạp và phiền phức.
Trước tiên người Phật tử tại gia cần phải tìm hiểu để nắm rõ được căn bản Phật pháp rồi xét xem mình có duyên với pháp môn nào. Mình thích pháp môn nào thì là có duyên với pháp môn đó, cũng giống như lựa chọn nghề nghiệp vậy thôi, nếu làm việc gì mà mình không thích, không hào hứng, không say mê thì sẽ rất khổ sở, uể oải, không có kết quả cao và sẽ không thể theo đuổi đến cùng.
Vậy nên pháp môn tốt nhất mà mình cần chọn là pháp môn mình thấy có hứng thú nhất, có sự hiểu biết về pháp môn đó và có lòng tin vào pháp môn mình chọn, pháp môn đó cần phải phù hợp với khả năng, sức lực, điều kiện, hoàn cảnh của mình. Pháp môn đã chọn rồi thì phải theo đến cùng, đừng có đứng núi này trông núi nọ.
Nên tu chuyên nhất một pháp môn, tu nhiều pháp môn không phải lúc nào cũng có lợi ích và không phải ai cũng làm được.
Tu trước tiên là phải thay đổi từ bên trong và sau đó là phối kết hợp tu cả trong lẫn ngoài. Cần phải xác định mục đích của việc tu tập là để giác ngộ giải thoát chứ không phải vì điều gì khác. Luôn luôn nhớ câu "Y Pháp Bất Y Nhân", tu theo pháp môn nào thì cứ y theo tông chỉ của pháp môn đó mà tu, không nên khen chê, đả kích, so sánh, xếp hạng, bàn luận lan man về các pháp môn. Thực hành trọn vẹn, chân thật dù chỉ một chút lời Phật dạy trong biển pháp mênh mông thì cũng đủ mang lại lợi ích lớn lao. Học và tu ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày chứ không phải tìm kiếm những thứ xa vời, cao siêu, thiếu thực tế. Những gì chân chính thường đơn giản, không màu mè hoa mỹ, thường theo chiều hướng trung đạo chứ không thiên lệch về bên nào và luôn mang lại lợi ích cho cả mình lẫn người.
Trong giao lưu, giao tiếp với nhau chúng ta cũng nên thực hành ngay Nhẫn nhục, cố gắng hiểu nhau, lắng nghe nhau để cởi mở, thân thiết và thương yêu nhau hơn.
Đôi lời góp ý.
Sửa lần cuối bởi Huyền Bạch vào ngày 28/10/15 22:52 với 3 lần sửa.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Tu theo pháp môn phù hợp thì cũng tốt với trình độ,căn cơ của mỗi người,nhưng cũng đừng chấp vào pháp môn quá mà bị chấp pháp. Mà chấp thì rất khó tu học Phật Pháp được. Và hiện nay là căn bệnh phổ biến rất nhiều.

Nguyên Chiếu thì nghĩ vậy: Cứ mỗi sát na, mỗi hành động thường ngày chúng ta hãy luôn quán chiếu tỉnh giác. Gặp việc thiện thì phát huy,gặp việc ác thì từ bỏ,luôn luôn giữ chánh niệm trong từng sát na. Trong lúc đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật, sáng thì công phu khuya, tối thì tụng Kinh( hay trì chú), khuya thì dành thời gian ngồi thiền, quán chiếu các việc làm hằng ngày, luôn giữ giới, phá chấp ngã . Đó chính là phương pháp tu tập đúng nhất là ngừoi Phật Tử nên học.

Kính.

( p/s: Hiện nay vẫn chưa nhắn tin, hay like Thank,chính sửa thông tin các nhân được......)


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Pháp môn tu tập nào là nên theo nhất !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Cám ơn Nhà Báo đã trích dẫn đoạn trên, thật sự rất vui mừng vì có vị hoà thượng hiểu được sắc nét về Phật giáo như vậy:
- "như có nhà nghiên cứu Phật học đã phát biểu rằng phần giáo lý của Phật giáo bị hiểu lầm nhiều nhất chính là Thiền định"
- "Lời phát biểu chính xác phải là: Thiền định chính là Phật giáo và Phật giáo chính là Thiền định."

Theo mình thấy đa phần người tu tập tự cho là theo Phật nhưng cái phần quan trọng cốt lõi này lại quên mất tiêu và chạy theo các pháp môn do các tổ chế ra, quay lưng lại với Thiền Định.
- Sẳn đây nhắc chút là: Các bạn có nhớ tại sao thái tử Tất Đạt Đa chứng quả vị cao nhất không ? Phải chăng câu trả lời chính là phút cuối cùng trong sự tu tập của Ngài là ngồi Thiền...

- Theo như Huyền Bạch nói vậy thì có gì chắc chắn để biết rằng pháp môn mình đang tu tập đó sẽ được như ý nguyện không ? Cũng như Huyền Bạch đang theo pháp môn gì vậy và pháp môn đó có làm cho Huyền Bạch cảm thấy an tâm bám chặt để đạt như ý nguyện không ? và cũng xin hỏi thêm là Huyền Bạch tu tập để đạt được mục đích cuối cùng là gì khi còn giữ báu thân này ?

- Vì tất cả các pháp môn hiện nay không phải do Phật đặt ra, mà do các Tổ chế ra, mà các Tổ này lại ở bên Trung Quốc truyền qua theo hướng Bắc Tông.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách