Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
jimmy_vnu
Bài viết: 10
Ngày: 13/11/08 15:04
Giới tính: Nam

Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi jimmy_vnu »

1. Lời nói đầu


Tứ Thánh đế( còn gọi là Tứ diệu đế) là một trong những nội dung căn bản bậc nhất của Phật giáo. Đó là những giáo lý quan trọng của người học Phật khi tìm hiểu và nghiên cứu về Tôn giáo này. Tứ Thánh đế tức là 4 sự thật cao cả( Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế), và trong Đạo Đế có con đường bao gồm 8 chi phần( gọi là Bát Chánh Đạo) để đi đến mục tiêu cuối cùng trong Đạo Phật đó là giải thoát. Do đó, khái niệm Tứ Thánh đế - Bát chánh đạo là con đường mà Đức Phật đã vạch ra cho con người để tu tập và đạt được kết quả cuối cùng là giác ngộ giải thoát. Website này sẽ đi sâu giới thiệu giáo lý Tứ thánh đế - Bát Chánh Đạo, như là một cái nhìn tổng quát và căn bản nhất về con đường tu tập tâm linh.


Ở đây, chúng tôi không đi vào giới thiệu những giáo lý khác nữa của Đạo Phật, như: Luật Nhân quả - Nghiệp báo, Luân hồi, Duyên hợp, Vô thường, Vô ngã… cũng như những khái niệm: Tứ vô lượng tâm, Tam vô lậu học, Tứ thiền, Cửu định, .... Đó là những giáo lý mênh mông của Phật giáo, sau này khi quý vị đã nắm vững về Tứ thánh đế sẽ có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu thêm.


Trong khuôn khổ website này, chúng tôi chỉ tập trung trình bày về Tứ thánh đế, một nền tảng căn bản của Phật đạo. Qua đó, người mới tìm hiểu có cái nhìn ban đầu toàn diện và đúng đắn bước đầu về Đạo Phật rồi từ đó tiến đến nghiên cứu sâu hơn. Chúng tôi cũng không bàn đến những vấn đề sự phát triển Đạo Phật, sự ra đời các tông phái cũng như những vấn đề liên quan khác.


Các bài giảng ở đây là những tài liệu của Chùa Phật Quang, Bà Rịa Vũng Tàu giảng trong bộ Tứ Thánh Đế. Quý vị có thể mua các đĩa MP3 đang được bày bán trên cả nước để nghe Pháp âm do chính Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Phật Quang thuyết giảng.


2. Khổ Đế - Tập Đế



Trước hết nói về Khổ đế, ta giới thiệu 2 cặp ( nguyên nhân – kết quả) trong Tứ thánh đế. Ở đây, Đức Phật đảo lại thành 2 cặp( Kết quả - nguyên nhân), vì tính chất của loài người là cứ để xảy ra chuyện rồi( có kết qủa), mới đi tìm hiểu nguyên nhân. Khi biết được nguyên nhân rồi, thì từ đó tìm ra được cách giải quyết vấn đề.



Cặp thứ nhất là: Khổ đế - Tập đế nghĩa là: Hiện trạng khổ - và Nguyên nhân của hiện trạng khổ đó.



Khổ đế: Cuộc sống này là khổ, đó là 1 hiện trạng, 1 sự thật, một chân lý.


Tập đế: Vậy nguyên nhân của những nỗi khổ đó là do đâu?



3. Diệt Đế - Đạo Đế



Cặp thứ 2 là Diệt đế và Đạo đế, trong đó Đạo đế là con đường tu tập để thoát ra khỏi đau khổ đó, và giải thoát. Vậy, giả sử khi ta tu tập và giải thoát rồi, thì môi trường, trạng thái giải thoát của ta sẽ như thế nào, nó khác gì với cuộc đời đau khổ này? Đó chính là Diệt đế, là trạng thái giải thoát( 1 trong những tên gọi của trạng thái này là Niết Bàn). Lưu ý, chữ Diệt ở đây là danh từ, không phải động từ( nó là trạng thái, là cảnh giới chứ không phải là hành động tiêu diệt.)



Tóm lại, Tứ thánh đế trình bày ở trên giới thiệu tổng quát và tóm lược về 4 sự thật, 4 chân lý của cuộc đời con người. Qua đó, Đức Phật giới thiệu cho chúng ta con đường và cảnh giới giác ngộ giải thoát ở Diệt Đế và Đạo Đế. Vậy, con đường đi như thế nào chúng ta sẽ theo dõi ở phần Bát Chánh Đạo.



4. Đạo Đế - Bát Chánh Đạo



Bát Chánh Đạo là con đường đi đến giải thoát, bao gồm 8 chi phần là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.



Khi hành giả tu tập theo lộ trình này trên 8 chi phần sẽ từng bước đạt được các kết quả giải thoát dần dần cho đến ngày giải thoát hoàn toàn( Đắc đạo, Giác ngộ, Giải thoát).



5. Chánh kiến


Chánh kiến là việc xác định mục tiêu tu tập để đi đến giải thoát. Không phải tu để mong khi chết sinh về cõi trời, không tu cho giàu sang phú quý, danh vọng, chức tước địa vị… Mục tiêu được xác lập trong Chánh kiến là Vô ngã, tức là tu đến khi Đắc đạo. Thoát khỏi ràng buộc 3 cõi 6 đường, thành một vị Thánh siêu xuất tam giới, với trí tuệ và lòng từ bi vô hạn tiếp tục sự nghiệp cứu độ chúng sinh – sự nghiệp cao cả của Bồ tát.



6. Chánh tư duy



Chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp là 3 nghiệp về Thân, Khẩu, Ý thực hiện để nhằm 2 mục đích: phá trừ những lầm lỗi, vào tạo những thiện nghiệp để tạo công đức.


Chánh tư duy có 1 ý nghĩa đặc trưng là suy nghĩ chân chính để luôn bám sát và tu hành đúng đắn theo con đường Bát chánh đạo đã vạch ra; không suy nghĩ xấu xa, ác độc. Ngược lại với chánh tư duy là tà tư duy.



7. Chánh ngữ



Chánh ngữ là tạo thiện nghiệp về Khẩu – tạo lời nói tốt đẹp, ái ngữ để mang lại ích lợi cho chúng sinh, không nói lời ác,… đồng thời cũng phá trừ lầm lỗi…



8. Chánh nghiệp



Tạo thân nghiệp đúng đắn – tức làm việc và những hành động đúng đắn để mang lai lợi ích cho chúng sinh, không tạo tội ác,…từ đó sẽ có phước cho hành giả tu tập.



9. Chánh mạng



Làm nghề nghiệp chân chính để duy trì mạng sống, đồng thời nghề nghiệp đó cũng sinh ra lợi ích, tức có phước để yên ổn tu tập.



Như thế, ta thấy trong 5 chánh đầu có ý nghĩa quan trọng là sống đạo đức và tạo phước thật nhiều để thực hiện tu tập quan trọng về sau, ở 3 chánh tiếp theo.



10. Chánh tinh tấn



Khi dốc sức tu tập cần phải có quyết tâm và ý chí cao độ, đồng thời đúng đắn, không cực đoan sai lầm. Đó là chánh tinh tấn, mức độ này thể hiện sự công phu và khổ luyện trong tu tập mới mong được kết quả.



11. Chánh niệm



Chánh niệm là mức gần cao nhất, tức là gần bước vào cảnh giới của Thánh. Ở đây là mức độ trung gian, cầu nối giữa người phàm phu và người bình thường, đồng thời, chánh niệm cũng chỉ rõ phương pháp tu tập cụ thể thế nào.



12. Chánh định



Đó là kết quả tu tập khi đạt được, cụ thể thông qua pháp môn Thiền định – Pháp môn của 3 đời 10 phương chư Phật đều thực hành để chứng đạt các tầng mức Thiền định, từ đó, phá trừ các kiết sử và tà kiến từ vô lượng kiếp của con người và chứng đắc các Quả vị Thánh. Sau khi chứng Tứ thiền, trải qua kinh nghiệm Tam Minh, hành giả đắc Tứ Thánh Quả A la hán, giải thoát hoàn toàn.



Lưu ý: Với người bước đầu học Phật, sẽ gặp những khái niệm và những từ ngữ mới và khó hiểu, mong các bạn cố làm quen và tìm hiểu thêm. Ban đầu mình nên tìm hiểu 1 cách khách quan, khoa học và nghiêm túc để có được cái nhìn thông suốt, thấu đáo về Phật học.



Chúc Qúy vị tinh tấn và an lạc!



Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

=> Link website: http://tuthanhde.com


hanh_phap
Bài viết: 6
Ngày: 14/11/08 00:33
Giới tính: Nam
Đến từ: HaNoi

Re: Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi hanh_phap »

ADIDAPHAT...Thiện tai Thiện tai!


Nhân Duyên sinh các Pháp.Ta nói tức là không.Pháp ấy là giả Danh.Danh ấy là nghĩa Trung Đạo!
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

jimmy_vnu đã viết:1. Lời nói đầu

Cặp thứ nhất là: Khổ đế - Tập đế nghĩa là: Hiện trạng khổ - và Nguyên nhân của hiện trạng khổ đó.
Khổ đế: Cuộc sống này là khổ, đó là 1 hiện trạng, 1 sự thật, một chân lý.
Tập đế: Vậy nguyên nhân của những nỗi khổ đó là do đâu?
TẬP ĐẾ là nhân duyên đưa đến KHỔ ĐỂ.

TẬP là chỉ cho sự tích tụ, nhóm họp. Như thói quen về suy nghĩ, về hành động v.v... là một dạng của sự tích tụ. Ngũ ấm là một dạng của tích tụ v.v...


jimmy_vnu
Bài viết: 10
Ngày: 13/11/08 15:04
Giới tính: Nam

Re: Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi jimmy_vnu »

1. Mười hai nhân duyên:
Vô minh -> hành
( Hành là hành ấm trong 5 ấm)
Hành -> thức
( Thức là thức ấm trong 5 ấm)
Thức -> danh sắc
(Danh là tâm – có tên mà không có hình tướng, sắc là thân, danh sắc là thân tâm)
Danh sắc -> lục nhập
(lục nhập là 6 cơ quan tiếp nhận đối tượng bên ngoài của chúng sinh)
Lục nhập -> Xúc
( Có tiếp nhận thì phải tiếp xúc)
Xúc -> Thọ
( Có tiếp xúc thì có cảm thọ, cảm giác)
Thọ -> Ái
( Có cảm thọ sinh thích thú, luyến ái)
Ái -> Thủ
( Thủ là muốn nắm giữ)
Thủ -> Hữu
( Hữu là tạo ra một kết quả tồn tại cho đời sau, vì có Thủ)
Hữu -> Sinh
( Đã có kiến tạo sẵn, lập trình sẵn rồi, có kế hoạch rồi thì ắt buộc phải có sinh ra đời, tồn tại trong thế giới này)
Sinh -> Lão tử
( Cuộc đời trôi đi với trưởng thành, mắc bệnh, chết…)
2. Ta ngắt ngang từ chỗ Ái ( để diệt nhân duyên Ái)
Nhân duyên Ái có 2 mặt, ví như đồng xu có 2 mặt. Mặt này là Ái, mặt kia là Ích kỷ.
Ái -> Dục( Dục cũng là đỉnh cao của Ích kỷ)
Ích kỷ -> Ác pháp( Bất thiện pháp)

Để diệt nhân duyên Ái này, ta diệt như sau:
2.1 Diệt mặt Ái, ta diệt Dục( trong sơ thiền gọi là LY DỤC).

2.2 Để diệt mặt Ích kỷ, ta diệt đồng thời cả nhân và quả là Ích kỷ và Ác pháp. Lấy Vị tha diệt Ích kỷ, lấy Thiện pháp diệt Ác Pháp.( Thực ra Vị tha là 1 thành phần của Thiện pháp). Trong sơ thiền chỗ này gọi là LY BẤT THIỆN PHÁP.

Khi đó, Vị tha -> Phước.
Thiện pháp -> Thiện nghiệp.

3. Vì sao Ái lại đau khổ( tìm nguyên nhân của đau khổ là gì?)

Nhân duyên Ái gồm mặt Ái và Ích kỷ

3.1 Trong đó mặt Ái -> Dục, tạo ra 4 nguyên nhân đau khổ sau:

a) Dục làm hao tổn nhân cách. Gieo nhân Dục là một sự tầm thường cực độ, do đó quả báo trở lại nhân cách cũng tầm thường, không được tôn trọng, có hệ quả là sẽ không thành công, không có giá trị trong cuộc đời.
b) Dục làm hao tổn sức khỏe: Hưởng thụ Dục lạc thì trả quả báo là chịu sự thống khổ, mệt mỏi để bù cho những khoái lạc đã hưởng.
c) Tổn phước: Khoái lạc do Dục mang lại cũng là một loại hạnh phúc( hạnh phúc phàm tục), do đó phải lấy từ phước nên phước bị hao tổn.
d) Tổn trí tuệ: Dục làm tinh thần chìm trong si mê, dục vọng nên trí tuệ bị lu mờ, kém cỏi.

3.2 Mặt Ích kỷ

Ích kỷ -> Ác pháp
Cả nhân và quả đều tạo ra quả báo như sau:

Ích kỷ -> Không Vị tha -> Không có phước. Tức là cuộc sống nghèo đói, khó khăn, khổ sở.

Ác pháp -> ác nghiệp -> Gặp tai nạn, bệnh tật, khổ đau…

Như vậy, sơ bộ về nguyên nhân của Khổ. Các tính chất chồng chéo của nhân quả, nghiệp báo luân hồi trên thực thì vô cùng phức tạp.

4. Pháp môn Thiền định

- Pháp môn được 3 đời 10 phương chư Phật thực hiện.
- Là một phương tiện quan trọng trong toàn bộ lộ trình tu tập giải thoát( lộ trình đó là Bát chánh đạo – xem thêm http://tuthanhde.com )

Kết quả sơ lược:

Sau khi phá 5 triền cái, ( tìm hiểu thêm) chứng CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC( Giai đoạn trước Sơ thiền).

Tiếp tục tiến vào Sơ thiền: Ly dục + Ly bất thiện pháp

Các mức thiền định cao hơn để đi đến kết quả tối hậu, thoát khỏi sinh tử luân hồi.


jimmy_vnu
Bài viết: 10
Ngày: 13/11/08 15:04
Giới tính: Nam

Re: Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi jimmy_vnu »

Nguyên nhân của đau khổ hầu hết chúng ta biết rồi phải không? là gì? Cái gì là nguyên nhân của đau khổ: thật ra Đức Phật nói không có sâu lắm trong nguyên nhân của đau khổ Đức Phật nói rất là đơn giản. Ngài nói nửa chừng vậy thôi, thật ra trước ích kỷ có cái gốc của nó và sau ích kỷ còn tham sân si mạn nghi nhiều phiền não. Trước ích kỷ còn có vô minh chấp ngã đủ thứ hết, Đức Phật ngài nói trích ngang, ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ, mà thật ra mình dùng cái chữ ích kỷ để cho dể hiểu. Thật sự nguyên bản trong Kinh văn lại nói ái là nguyên nhân của đau khổ. Ái tức là thương yêu mà là thương yêu một cách ích kỷ đó là nguyên nhân của đau khổ. Chớ bây giờ nói ái tức là thương yêu là nguyên nhân của đau khổ mình cảm thấy mơ hồ, bởi vì tình thương có nhiều loại. Nên ở đây mình phân biệt rõ ra là tình thương thuộc loại ích kỷ mới là nguyên nhân đau khổ hay nói cho gọn luôn ích kỷ chính là nguyên nhân của đau khổ. Câu trả lời này chúng ta bắt đầu phân tích và sẽ thấy rất hợp lý, điều Đức Phật đã nói hoàn toàn chí lý chính xác luôn.
Hồi nảy có người nói vô minh thì nguỵên nhân của đau khổ thì đúng đó. Vô minh là gốc, nhưng nguyên nhân đó quá trừu tượng, sâu xa về triết học về đạo học cho nên nghe người ta không chấp nhận lắm. Giờ nói vô minh là đầu mối của luân hồi sanh tư, của ràng buộc triền phược, thì chắc chắn vô minh là nguyên nhân của đau khổ, tuy nhiên nói câu đó không ai hiểu vô minh là gì ? Tại vì phải là người chuẩn bị chứng Alahán mới biết vô minh là gì. Tất cả chúng ta không ai biết vô minh là gì hết, chúng ta chỉ nghe trên danh từ thôi, vô minh là gì? Không ai biết : nghĩa là một người khi nhập được thiền định, thì tâm thức họ lập tức vào sâu dần, sâu dần bỏ đi tất cả những sai lầm họ chứng từng quả Thánh. Bỏ dần đi những kiết sử những lỗi lầm về đạo đức, tâm thức họ định dần, định dần sâu dần, sâu dần, mà sâu đến cái lớp cuối cùng chỉ còn một áng mây mờ nhẹ. Truớc đây tâm mình như một cái núi, đặt như một cái núi che mờ hết, nặng chịch chứa đầy tham sân si, mạn nghi, phiền giận, buồn thương ghét đủ thứ hết. Khi người tu vào định sâu được họ đập vỡ cái núi đó dần dần, giống như đục núi bỏ dần dần cho đến khi chỉ còn một áng mây mờ cuối cùng thì áng mây mờ cuối cùng đó là vô minh mà ở trình độ chúng ta không bao giờ thấy được cái áng mây mờ đó,vì mình không có định mà định cạn cạn cũng không thấy được áng mây mờ đó.
Rồi từ chấp ngã này, bắt đầu đưa đến một tai hại là ích kỷ. Ích kỷ nghĩa là từ vô minh hoàn toàn mình không hiểu được, không thấy được, mà vô minh sinh ra cái chấp. Chấp ngã này rất thông minh nhạy bén thì mình mơ hồ mình hiểu được, hồi nảy mình đã mơ hồ hiểu được chưa? Hơi hơi phải không: hơi hơi nghe nói mình cũng hơi hơi hiểu được mà không thấy rỏ mà từ cái chấp ngã này nó tạo ra ích kỷ mình đã hiểu chưa? Bắt đầu dễ hiểu rồi phải không? Ngang cái chỗ dễ hiểu này Phật nói. Bước đầu trong Tứ diệu đế Phật nói vô minh là nguồn gốc của đau khổ thì chắc không ai theo đạo Phật, tại hiểu không nổi. Nhưng mà do Đức Phật biết căn cơ chúng sinh nên Ngài ngắt ngang cái ích kỷ Ngài nói: ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ, bỗng nhiên mình chợt hiểu ra thấy có cái gì đó hợp lý, đúng ! Sống trên đời này nếu sống vị tha nhân ái, thì có lẽ dù vất vả nhưng mình được hạnh phúc đền bù, mình tin như vậy. Nếu sống trên đời này mình chỉ đi tìm niềm vui hạnh phúc giàu sang danh vọng, thì mình cảm nhận đúng, có sự công bằng là cuối cùng chỉ chuốc lấy đau khổ, Phật nói đúng ! Nghĩa là dù chưa nghe giải thích, chưa nghe chứng minh định đề, định lý gì hết mà chỉ nghe nói một câu là;” ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ “mình chợt thấy hợp lý liền, bằng lương tâm trí tuệ gì đó, thấy đồng tình với Đức Phật, đúng không? Nên ngang chỗ này là trí tuệ đức Phật thấy, mà khi đức Phật nói ra mình cảm thấy rằng mình cần phải tin đức Phật nhiều lắm, mà chính nơi bản thân mình tự nhiên cũng thấy dường như hợp ly. Đó là lẽ phải, một chân lý chung mà ai cũng có thể chấp nhận được, hiểu được, đồng tình được phải không?
Khuynh hướng ích kỷ đó còn gọi là Ái tức là chúng ta yêu thích, mong muốn điều gì cho riêng mình. Chúng ta đừng hiểu ái chỉ là tình yêu nam nữ, tình yêu nam nữ là một phần khuynh hướng ích kỷ, nó ích kỷ khủng kiếp lắm, trong cái loại tình cảm, tình yêu nam nữ là loại tình cảm ích kỷ cực độ. Nhưng có nhiều ích kỷ khác, gôm tất cả chúng ta điều gọi là khuynh hướng ích kỷ: những mong muốn, những khát khao ưa thích tìm về gì đó cho riêng mình.
Ví dụ; mình muốn làm giàu, muốn có nhiều tiền thì đó là ích kỷ? Ích kỷ đó chứ không phải không, mặc dù có người nói: không tôi làm giàu để sau này tôi lấy tiền làm việc từ thiện, thì câu nói đó về sau tính, tới chừng nào đem đồng tiền làm việc từ thiện chừng đó hãy nói người đó là vị tha, còn ngay bước đầu chạy vạy để tìm ra tiền thì cũng là ích kỷ. Nếu thật sự họ có tâm nguyện là làm việc từ thiện, nghĩa là cái khuynh hướng vị tha đang nằm dấu đâu đó thì nó cũng đang dấu thôi, chứ còn mình chạy vạy lo lắng toan tính làm giàu cho mình vẫn là ích kỷ. Thế nào mới là không ích kỷ? Chừng nào mình làm giàu cho người khác mới là không ích kỷ dù mình có nói rằng: sau này tôi giàu rồi tôi sẽ làm phước giúp người, chuyện đó tính sau.
Khi chúng ta nói ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ, mình dẫn ra thí dụ đầu tiên là: người muốn làm giàu là ích kỷ. Bây giờ cái gì là khổ cho người muốn làm giàu? Thứ nhất là phải bận tâm toan tính lo lắng phải không? Phật gọi trước hết đó là khổ, về tâm lý người ích kỷ ham làm giàu phải là lo lắng toan tính bận tâm, mà đối với đức Phật đó là mệt lắm. Bởi vì sao? Bởi vì hạnh phúc Đức Phật nói cho mình biết là nội tâm thanh tịnh, là hạnh phút tuyệt vời, kỳ tới học bài Diệt Đế chúng ta sẽ nghe điều này. Mà hễ tâm xao động tức là đau khổ, cái đau khổ nhẹ nhàng, bởi vì mới xao động bất an mình chưa thấy khổ lắm, nên mình vẫn còn làm nữa.
Cái khổ thứ hai qua tới vật lý, mới đầu là cái khổ tâm lý, bắt đầu cái khổ thứ hai là vật lý, mình phải làm sao? Dùng cái thân này để làm lụng phải không? thức đêm thức hôm, tính toán đi tới đi lui, nghĩa là dùng cái thân này để làm lụng là bắt đầu cái khổ vật lý. Thân này phải đối phó nhiều mặt, chúng ta phải gặp người nầy, tính toán sắp xếp với người kia, ngoại giao với người nọ, chụi cực hôm sớm trời mưa trời gió, tính toán lặn lội đủ thứ chuyện hết. Ơ đây tất cả chúng ta ai cũng có mưu sinh, ai cũng có làm ăn điều biết là làm ăn rất vất vả phải không? Có ai làm ăn mà sướng không? Người giàu có cái khổ người giàu, người nghèo có cái khổ người nghèo, khi mà làm ăn ai cũng cực hết, trừ những người rất có phước là đời trước họ đã làm đúng Bát Chánh Đạo. Cho nên bây giờ họ nhẹ nhàng, may mắn hơn, nhưng mà có người giàu cũng khóc có phim nói như vậy, chân lý nằm chỗ đó. Người giàu cũng khóc, nên chúng ta muốn làm giàu một cách cho riêng mình chỉ vì ích kỷ thì bất đầu khổ tâm, khổ thân rồi tới cái khổ của nghiệp báo nữa. Trên bước đường làm giàu đó, nếu một người có đạo đức thì họ làm giàu mà không có ác với người khác, không lừa gạt, không gian manh, không hại người, không thủ đoạn thì người này giàu lớn không? cũng khó giàu lớn lắm. Nói chung là không có gian khó giàu lớn lắm! Không lấy nhiều của người khác về cho mình thì khó giàu lớn. Hơi thủ đoạn thì giàu nhanh một chút nhưng bất đầu gây nghiệp. Chúng ta thấy thế này: ví dụ có hai hãng lớn cùng sản xuất mỹ phẩm giống nhau trên một đất nước, họ cạnh tranh nhau, dùng nhiều thủ đoạn để cho cái hãng kia phải phá sản, có không? chúng ta nghe chuyện này chưa? Rất thường xuyên phải không? họ dùng nhiều thủ đoạn vu khống, nói xấu, triệt hạ mưu hại để một hãng phải phá sản, một mình họ bán cho mạnh lúc đó họ lên giá trở lại. Việc làm cho một hãng phải phá sản, bao nhiêu người mất công ăn chuyện làm phải rơi vào nghèo đói thiếu túng, vậy nghiệp đã gây. Khi mình muốn làm giàu cho mình thì trong đó có những tội lỗi đi theo, lớn thì tội lỗi lớn, nhỏ thì tội lỗi nhỏ. Ngồi bán một món hàng thôi, cái này bao nhiêu vậy? Bẩy mươi lăm ngàn! Mắc quá vậy! Bán cho em chị không lấy lời đâu chị lời chỉ có 2,3 ngàn mà sự thật lời tới 2,3 chục ngàn. Mình hay nói dối nữa, người buôn bán rất dễ nói dối. Ví dụ, “Còn có cái nầy bán cho em, chứ sự thật bây giờ hết hàng ráng mua lẹ để người khác mua” có những câu nói dối như vậy. Những cái nhỏ nhỏ là không có hại người ta lắm, còn khi mức độ lớn lên rồi luôn tìm cách chiếm đọat, tranh giành, giành giật với nhau trong thương trường, trong cuộc sống, trong mua bán.
Trong đời sống làm ăn ví dụ như: người làm viên chức, hay có những chức vụ hành chánh trong công ty hay trong cơ quan nhà nước, họ vẫn ngấm ngầm chèn ép nhau, ngấm ngầm nói xấu nhau đè nhau để mình bước lên, trong cuộc sống vẫn ngấm ngầm như vậy. Nghĩa là khi người A hỏi về người B thì luôn luôn mình sẳn sàng nói xấu liền, để cho người kia không còn cơ hội được người khác thương mến nữa, để chỉ còn mình được thương mến mà bước lên thôi. Trong việc mà mình mưu cầu lợi ích cho mình thì thường là mình đã dẫm lên nhiều xác người, tức là mình vẫn dẫm lên nhiều tội lỗi để đi tới, cuộc sống là như vậy. Có những điều bây giờ nói ra mình không thấy, nói tôi sống bao nhiêu năm tôi đâu làm gì lỗi, nhưng nếu mình có đạo nhãn nhìn lại từng việc, từng ý niệm của mình trong mỗi thời gian qua, trong suốt mười năm qua có những lúc mình đã đố kỵ, có những lúc đã tranh giành, đã tham lam, đã giành giựt, mình thấy là tội lỗi mình đã quá đầy trong suốt 10 năm qua, không phải ít đâu.
Nên vì vậy khi mình mưu cầu thành công cho mình, thì sự thật đôi tay mình đã đẫm đầy tội lỗi, con tim mình đã đen tối bởi tội lỗi không ít. Khi đã gây tội rồi chuyện gì xảy ra? Quả báo đau khổ là sự chờ đợi.
Ngoài cái khổ tâm, khổ thân, bắt đầu quả báo tới lúc đó khổ nữa, mà quả báo tới cái khổ đó mới thê thảm, chính điều Đức Phật muốn nói là cái khổ của quả báo. Khổ thân là cái khổ nhẹ chưa thấy gì, mình bương tới mình làm, bắt đầu khổ thân, còn sức khỏe bương tới làm nữa nhưng mà trong lúc gây tội tới lúc nào đó kiếp này hoặc những kiếp sau, bắt đầu hoàn cảnh nó ràng buột cứng ngắt mình dìm mình trong đau khổ, trong khóc than, trong hối hận, trong đau đớn thì cái đau cái khổ đó rất là thê thảm. Cho nên ở đây chúng ta có ba cái khổ theo tiến trình một khi tâm ích kỷ khởi lên.
Thứ nhất là khổ về tâm lý, thứ hai khổ về thể chất, thứ ba khổ về nghiệp báo, ba cái khổ như vậy. Ba cái khổ đó ràng buộc rồi thì mình hết thóat ra, giống như cái lưới nó vây xuống rồi mình không còn vùng vẩy được nữa, ích kỷ là đưa đến như vậy. Cho nên đời này mình khổ thân khổ tâm đời sau khổ tiếp vì nghiệp.
Trong cái mười hai nhân duyên, chúng tôi có giảng mấy lần, một lần giảng ở đây, một lần giảng cho Tăng Ni có nói câu này là: Thọ sinh ra Ái. Thọ là gì? Thọ tức là hưởng thụ cảm giác vui, hưởng thu khoái cảm sung sướng sinh ra ái. Ai tức là ưa thích ích kỷ. Nghĩa là thọ luôn sinh ra ái, sự hưởng thụ luôn tạo ra ích kỷ đó là quy luật của tâm lý, đức Phật phân tích rất là kỷ.
Cái gì làm cho chúng ta sung sướng thì chính cái đó làm cho chúng ta ham nuốn, nghiện nó và ích kỷ đó là quy luật không có gì khác hết. Mình nói ví dụ một điều rất nhẹ, ví dụ hỏi Thầy thích ăn cái gì? Thầy ăn rau muống luộc thì thích ăn rau muống luộc là gì? Tức là ái đó, là cái ghiền đó, mà ở đâu thì ghiền đó vì ân thấy ngon miện.Tức là cái mình ưa thích cho mình cảm giác ngon mà ngon của rau muống luộc đỡ hơn chớ ngon mấy thứ khác nó tội lỗi lắm. Ví dụ: như có người ghiền những món ăn mà phải sát sanh, thì cái ghiền đó cứ thích ăn hoài là tội lỗi. Mà cảm giác sung sướng cái khoái cảm nó mạnh chừng nào thì cái ích kỷ nó lớn chừng nấy, cái này chúng ta nói với nhau nhiều rồi phải không? Hôm nay mình học bài Tứ Diệu Đế phải nói lại. Nói ví dụ như thuốc lá nó cũng làm cho người ta có cảm giác ghiền và khi có cảm giác ghiền mình cũng khổ sở vì no. Bây giờ trên thế giới người ta chống thuốc lá dữ dội lắm, nên giờ mà ai cầm điếu thuốc lá trên tay thì nhìn vào thấy con người đó không có văn minh, giống như người lạc hậu, sống thiếu văn hóa, thời đại bây giờ là vậy. Ở nước ngoài chống thuốc lá dữ dội, một đứa bé ở nước ngòai, Au
Mỹ nó nhìn con người cầm thuốc la, là nó nhìn với thái độ khinh bỉ liền. Bởi vì nó được học trong trường, thuốc lá độc hại cho mình mà cho cả những người chung quanh. Nhất là trong lúc đông người, mình hút thuốc lá buộc những người chung quanh mình phải hít khói thuốc lá do mình nhã ra là một điều ác độc và không lịch sự. Đi ngoài đường cũng đừng hút vì hút người chạy xe phía sau mình phải ngữi cái khói thuốc lá của mình, cái sai lầm của mình, bắt người khác phải chịu, mà mình cứ ghiền. Biết như vậy mà cứ ghiền, không biết nó thích chỗ nào? Bị tôi không ghiền không biết! Có cái thích nào đó, có người nói bỏ vợ được chứ tôi kkhông bỏ thuốc lá được. Họ nói chơi vậy thôi chớ không bỏ vợ được đâu, không vợ này thì kiếm vợ khác, bỏ điếu này kiếm điếu khác. Hoặc là tới ghiền rượu, ghiền rượu có lẽ cảm giác nó còn mạnh hơn nữa, cảm giác thích thú nó còn mạnh
hơn nữa cho nên người ta đã bê tha say sưa quên hết trách nhiệm mình đối với gia đình, đối với cộng đồng, đối với xã hội. Lúc nào tìm được đồng nào là bỏ vào rượu đồng đó, chìm trong những cuộc nhậu liên miên, say lúy tuý, mất hết nhân cách phẩm giá mà cứ kệ no. Nên mình thấy người đó ích kỷ, sống thiếu trách nhiệm, sống làm khổ người khác như vậy thì cái đau khổ chờ đợi cho họ chắc chắn thôi! Quả báo của sự say sưa là gì? Là điên loạn, là vì sao? Bởi vì mình đang tỉnh mình không chịu tỉnh, mà mình thích cảm giác say sưa lè nhè không còn tỉnh táo. Mình thích cái điên sao này mình sẽ được điên, đó là cái nhân điên loạn. Nhân điên loạn thì có mấy nhân lận trong đó say sưa là một cái nhân đưa tới điên loạn. Vì mình làm khổ người khác nhiều quá sau này mình không còn cái phước nữa, nên hầu hết người điên không có phước là vậy. Hiếm khi nào mà chúng ta thấy người điên được săn sóc chiều chuộng tôn trọng. Hầu hết những người điên đều bị mgười ta coi thường khinh rẽ, nhốt, bỏ vào bệnh viện đi, đối xử rất là thấp kém vì cái người điên hết phước rồi. Vì sao người điên hết phước? Bởi vì lúc họ gây cái nghiệp say sưa đó họ đã hưỡng thụ hết phước của họ họ đã làm khổ người chung quanh quá nhiều. Vì vậy khi quả báo điên loạn đến cũng là lúc phước họ hết luôn, không còn ai tôn trọng nữa, không còn may mắn sung sướng cho họ nữa. đó là ích kỷ đưa đến đau khổ.
Hoặc là nặng nhất, tột độ của khoái cảm là gì? Là ma túy. Ghiền ma túy rồi họ bất chấp tất cả đạo lý, bất chấp tình nghĩa không còn đạo đức, không còn nhân phẩm sĩ diện gì hết, miễn làm sao lừa gạt kiếm tiền để mua thuốc hút chích. Người như vậy họ ích kỷ tột độ thì cái khổ sau này cũng tột cùng, cái quả báo dành cho người ghiền ma túy cực kỳ đau khổ. Hôm trước chúng ta nói điều này trong giới thứ năm nên nay không lập lại, mình chỉ biết nó gây cái khoái cảm rất là mạnh, buộc người ta phải ghiền rất nặng. Tạo ra tâm lý ích kỷ cực độ thì người này sẽ gây tội tột cùng, dĩ nhiên là quả báo thê thảm. Vì vậy là người Phật tử chúng ta phải cảnh giác trước những cái gây nghiện nhất là ma túy, bản thân này cương quyết không thư, dù chỉ một lần và đồng thời mình khuyên những người chung quanh mình là không được đụng tới ma túy. Thấy tội phạm ma túy là phải báo công an liền không bao giờ tha, báo công an cấp dướí không được báo lên cấp trên, cấp trên không xử báo lên cấp trên nữa, tới chừng nào bứng hết thôi. Phải quyết tâm đối với tội phạm ma túy để bảo vệ đất nước mình cho trong lành. Cho con cháu mình được lớn lên trong môi trường không có ma túy, đó phải là sự quyết tâm của tất cả mọi người. Người buôn bán ma túy thì thôi, tội không thể tính được đâu, người đó vài ngàn năm trong địa ngục chưa thấm thía chưa bù tội được tội của họ.
Chúng ta thấy ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ là một điều khổ trên ba cái như vậy. Có một cái ghiền ví dụ như ghiền đánh bài, đánh số đề…,cái ghiền có lẽ là thế này do hai tâm trạng hợp lại: một là tâm tham muốn nhờ cái may rũi mà mình có tiền thật nhiều và thật nhanh. Đánh một ván bài mà có hên rồi thắng người khác, thay vì người ta phải làm một ngày được một trăm ngàn, thắng một ván bài được vài trăm ngàn chưa tới một ngày. Nhờ may rũi mà mình có thể lấy tiền người khác qua phía mình hơi nhanh do tâm tham nên mình thích.
Cái thứ hai nữa là ghiền cảm giác hồi hộp hay sao đó.
Thấy nhiều người cầm bài lên họ nặn từ từ coi hên xui xì ra một cái biết mình thắng hay thua, cái bất đầu có tâm mừng vui thất vọng, có lẽ là những tâm trạng như vậy. Thì thường cái khoái cảm cho người ta là do tâm trạng cảm giác, người đánh bài là người đi tìm cảm giác hội hộp, chờ đợi hồi hộp nó sung sướng lắm hay sao? Đó không biết, không biết phải không? ở đây có ai đánh bài xin báo, kể cho người biết dùm, có phải chính cái hồi hộp nó làm cho người ta ghiền không? Tại vì hồi hộp mà làm mình ghiền giống như bài thơ mà một thi sĩ nào nói; ”Thư viết đừng xong thuyền xuôi chớ đổ, để ngàn xưa lơ lững đến ngàn sau” như tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề gì đó. Cái gì nó lơ lơ, lững lững, lúc đó giây phút đó nó đẹp hay sao đó, nên thơ của Hồ DZếnh thư viết đừng xong… thuyền xuôi chớ đổ, để ngàn xưa lơ lững tới ngàn sau, cứ lững lững lơ lơ như vậy. Cho nên cái cảm giác hồi hộp trong khi chưa biết mình thắng hay thua số đề này, có lẽ làm người ta ghiền hay sao đó? Tôi đoán vậy, chứ tôi chưa đánh không biết lắm.
Có chuyện thời xưa vào thời tiền chiến, có câu chuyện vé số của một nhà văn nổi tiếng. Có ông đi lượm được tờ vé số thì ổng nhìn ngày thấy chưa xổ, hồi đó một tuần xổ một lần không giống như bây giờ tiến bộ mỗi ngày có một đài xổ, Hồi trước cả nước có một đài. Ông thấy tuần tới mới xổ, ổng dấu cái vé số đó, ổng nghĩ có khi trời cho vé số lượm rất là hên, suốt một tuần đó ổng như người chết rồi không biết trúng hay sai, cứ hồi hợp chờ tối ngày đó và cuối cùng ngày xổ số cũng tới. Ông nghe đài cầm tờ vé số lắng nghe từ đầu đến cuối. Lô thứ nhất trật, lô thứ nhì trật lô thứ ba trật, lâu lâu có vài con số trùng chút xíu nhưng mấy số sau trật. Ông dò từ từ, nặng nề hồi hộp nhất là lô cuối cùng độc đắc, kết quả là cũng trật luôn, thì ổng mới xé tờ vé số thở phào một cái, ổng nói: thoát nạn. Cái làm ổng khổ cả tuần nay vì ông hy vọng nó trúng, khổ quá chừng kho. Vì tờ vé số, ngủ không được, bây giớ ông biết hết rồi hy vọng, hết chờ đợi, khỏe, thoát nạn, xé quăng - Xong. Chuyện đó diễn tả tâm trạng rất là hay, có lẽ người ghiền đánh bạc, ghiền giống như vậy.
Cho nên chúng ta thấy ích kỷ, tham lam làm đau khổ là chút xíu đó thôi cũng là đau khổ. Cho nên bất cứ cái gì làm cho chúng ta vui sướng, đều xuất hiện tâm lý hưỡng thụ và nó tạo ra cái khuynh hướng ích kỷ. Đó là quy luật đúng tuyệt đối trong tâm không bao giờ thoát được. Nên đừng dấn thân đi vào khoái lạc trần gian. Dấn vào khoái lạc trần gian luôn ích kỷ, không bao giờ tránh được. Đó là nguyên tắc, sở dĩ người mẹ kế mà ác với người con chồng chỉ vì ích kỷ .Chúng ta nhớ ích kỷ là nguyên nhân của độc ác, khi độc ác thì mình tạo nghiệp, mà khi tạo nghiệp thì mình thọ quả báo, đó là cái tiến trình. Khi ích kỷ thì chắc chắn là có ngày quả báo khổ tới, mà trong hiện đời mình khổ thân, khổ tâm trước.
Ích kỷ là nguyên nhân của ganh tỵ nữa, là không muốn cho người khác hơn mình. Thấy ai hơn mình thì bực tức bất an, tìm cách dèm pha mưu hại người ta rồi mình thọ quả báo, cái ích kỷ nó ngấm ngầm dữ lắm. Ví dụ có hai người bạn chơi với nhau là bạn gái tạm gọi là thân. Trong hai người đó, chợt một người đi đâu trong hai người, có một người được ngươi khác quý trọng hơn. Như người A gặp ai cũng được quý hơn người B, lâu ngày người B chịu không nổi, bất đầu tâm đố kỵ, ganh tỵ xuất hiện. Tuy vẫn là bạn nhau vẫn ganh tỵ với nhau, vẫn không thích người bạn của mình được người khác quý mến đó là cái ganh tỵ. Điều mà mình không muốn cho người ta được thương thì mình được thương không? Tự nhiên sau này mình sẽ cô đơn, đời là vậy. Đây là một nhân quả quan trọng nha ! Chúng ta nghe lại có những người sống tự nhiên bạn bè đông vui, mà có những người không có bạn cuộc đời cô độc. Nguyên nhân là vì quá khứ của kiếp này hoặc kiếp trước mình không muốn người ta thương nhau. Thấy người nào đó được thương, mình ganh tỵ, khó chịu, cản trở, dèm pha nói xấu. Trong tâm mình không muốn người này thương người kia thì về sau tự nhiên không có ai thương mình cả. Cuộc đời mình cô độc, cô đơn có nghĩa là không ai thương mình. Cô độc là sống một mình, cô đơn là không ai thương mình. Có những người cô độc mà không cô đơn, có những người cô đơn mà không cô độc, có người có cả hai. Mặt B.
Cô độc mà không cô đơn là sao? Là ví dụ người đó đang sống một mình ở một nơi nào đó, nhưng mà ở nơi khác có nhiều người hướng về họ tức là có nhiều thương mà không cô đơn. Có người cô đơn mà không cô độc, ví dụ như trong lúc đông người như thế này mà mình không cô độc nhưng không ai thương mình hết, mình đang cô đơn. Cái nhân của cô đơn là do mình không muốn người này thương người kia mà thường là do ngày xưa mình chơi với bạn mà mình không muốn bạn mình được người khác thương, muốn người ta thương mình thôi. và tìm cách ngăn cản tình thương của người kia với bạn mình. Sau này không ngờ chính mình không được ai thương nữa. Vì vậy sống trên đời mình khôn ngoan một chút, biết nhân quả một chút. Thấy người này thương người kia mình hãy vui mừng tán thán kết nối thêm thì người đó sau này sống rất hạnh phúc, luôn là có người thương yêu mình, hãy nhớ như vậy. Thậm chí là thấy người ta chưa thương nhau thì làm cho người ta thương nhau nữa cho người ta quý mến nhau nữa, thì người này sau này hạnh phúc lắm, đông vui bạn bè tình thân ái tràn đầy. Cái mà mình hay nói xấu làm cho người này ghét người kia mình cũng bị quả báo cô đơn dữ lắm, quả báo cô độc. Vì khi mình nói xấu làm cho người này không còn thương người kia nữa, cái nói xấu nó nhiều quả báo tới lắm, quả báo nói xấu người này, người kia thê thảm lắm. Trong đó nó có một quả báo là cô đơn không còn ai thương mình nữa, nên vì vậy chúng ta dè dặt trước lời nói xấu. Chúng ta nói xấu một người làm cho người khác không thương người đó nữa sau này không ai thương mình hết. Đó là một quả báo rất nhẹ của nói xấu, quả báo rất nặng của nói xấu có khi xuống địa ngục luôn khi mình nói xấu nhằm một vị Thánh, hoặc là mình nói oan cho người ta thường phải bị giam địa ngục rất nguy hiểm hãy cẩn thận. Còn quả báo rất nhẹ của nói xấu là cô đơn cô độc.
Nảy giờ chúng ta nói ích kỷ là nguyên nhân của độc ác nên thọ nghiệp quả báo. Ich kỷ là nguyên nhân của ganh tỵ đố kỵ cũng thọ báo. Ích kỷ là nguyên nhân của tham lam vì ích kỷ sẽ tham nhiều cho mình, mà muốn nhiều cho mình buộc mình phải tranh giành và phải tranh giành thì phải có thủ đoạn gây tội thì cũng thọ báo thôi, thọ báo cũng thê thảm lắm. Như có trường hợp một người đó trong làm ăn, do cơ hội đến người này đã lường gạt được hằng trăm kg vàng của những bạn bè mình và sống một đời sống sung sướng, tậu nhà tậu cửa vv… dĩ nhiên cái nhân đó nó không có bền, của phi nghĩa có giàu đâu nhưng do tham lam thủ đoạn chiếm cuả người khác làm của mình mà những người kia cứng họng không nói được vì đồng tiền nó có cái gì ở trỏng, làm cho người ta không kiện không cáo gì được hết, đành chịu thua thôi ! Nhưng mà rồi khi nghiệp tới, thì người này mới đầu tư mở một doanh nghiệp lớn, hy vọng doanh nghiệp này sẽ làm cho ông giàu lên ở tầm cở thế giới, ông hy vọng như vậy. Không ngờ khi mở doanh nghiệp rồi thì lụn bại lụn bại dần, đến những cái nhà ông ở thế chấp sạch hết cũng không giải quyết được, và đến hạn không trả được thì ngân hàng lấy sạch sẽ luôn, không còn chỗ để ở. Từ một người nhiều biệt thự nhiều tòa nhà, tài sản chôn ngầm dưới đất, gởi nhà băng, cho tới cái ngày phải đi ra khỏi nhà không còn chỗ để ở. Đó là quả báo của tham lam ích kỷ có cái thủ đoạn độc ác trong đó. Chúng ta thấy ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ là vậy: Vì vậy khi nói ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ, chúng ta hiểu cái khổ tâm lý, vật lý, và nghiệp báo thê thảm là cái này. Chúng ta đừng nghĩ là khi chúng ta thọ quả báo của sự độc ác là đơn giản như vậy! Không có? Thọ quả báo tức là chúng ta tạo cái nghiệp cho kiếp sau chúng ta phải có mặt trong luân hồi nữa.
Nghiệp ngoài cái tạo quả báo cho chúng ta, nghiệp còn thúc đẩy buộc chúng ta phải tái sinh hết kiếp này tới kiếp kia gọi là luân hồi sinh tử. Nên người vì ích kỷ vô minh tạo nghiệp là người không giải thoát khỏi luân hồi, đó là cái đau khổ ghê gớm. Là không thể giải thoát được cứ bị trôi lăn trong luân hồi sinh tử mãi, đó sức mạnh của nghiệp nó lôi chúng ta đi. Mà cũng do ích kỷ chúng ta tạo nghiệp đó mới là cái đau khổ ghê gớm.
Ví dụ như: bây giờ mình trả nghiệp nghèo, coi vậy chứ chuyện nhỏ. Mình trả nghiệp bị tai nạn xe chết một lần, chuyện nhỏ! Hoặc là trả nghiệp phải bị cô độc một đời chuyện nhỏ! Vv… mà cái chuyện lớn của nghiệp là gì? Buộc mình cứ phải luân hồi mãi, tái sinh mãi đó mới là chuyện lớn, đó mới là cái đau khổ thắm thía nhất mà đức Phật đã cảnh giác và cho chúng ta một ước mơ chúng sinh phải giải thoát khỏi luân hồi sinh tử là vậy.
Khi nói ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ thì chúng ta được quyền nói ngược lại. Sống vị tha không ích kỷ thì sẽ được hạnh phúc, đúng! Nếu chúng ta sống không ích kỷ thì chắc chắn chúng ta được hạnh phúc: Ở đây hồi nảy chúng ta nói với nhau vô minh tạo ra chấp ngã, chấp ngã tạo ra ích kỷ, tạo thành vô số tội lỗi làm chúng ta phải đau khổ. Nhưng trong tiến trình của tâm đó, thì ở chỗ nào bỗng nhiên tâm vị tha xuất hiện nó cưỡng lại ích kỷ. Trong khi tiến trình tâm của chúng ta, luôn luôn có vô minh, luôn luôn có ích kỷ, có chấp ngã, có ích kỷ để rồi tạo nghiệp. Thì xen vào chỗ nào bỗng nhiên tâm vị tha xuất hiện, là khiến chúng ta sống một đời sống không ích kỷ, sống lo cho người khác, nghĩ đến hạnh phúc của người biết hy sinh biết làm phước, ở đâu nó ra vậy?
Ví dụ thế này: cái người biết san sẻ tài vật của mình giúp đở người khác thì họ được ba hạnh phúc giống như vậy là: Thứ nhất về tâm lý tự họ được an vui , khi mình đem tiền giúp đỡ ai thì tự nhiên ngay đó mình có niềm vui phải không? đó là điều chưa cần quả báo tới, ngay khi mình giúp người kia qua cơn hoạn nạn. .Người ta có niềm vui là tâm mình có niềm vui liền, ngay tâm lý mình có niềm vui rồi. Rồi cái người được mình giúp họ có quý mến mình không? Có quý mến ngay trong hiện tại, mình chưa nói tới quả báo lâu dài. Tự nhiên tình của mình đối với người mình giúp, nó có cái đẹp, mà ở trên đời này hễ thêm một chút tình thương yêu thì bớt đi cái tăm tối đau khổ. Cuộc đời này vốn đau khổ, mà cái đau khổ trên thế gian này thường là do con người ta thù hận ghét bỏ nhau, chứ có thêm từng giọt thương yêu tưới xuống cuộc đời này thì nó bớt đi một chút sa mạc khổ đau. Cuộc đời này như một khổ đau cháy bổng vậy, mà nếu mình có thương ai, giúp ai thì người đó quý mến lại mình, giống như giọt nước tưới xuống sa mạc. Nghe nói một giọt nước tưới xuống nó lọt thỏm mất tiêu không đâu! Ngay giọt nước tưới xuống đó một cái mầm xanh sẽ vươn lên. Cuộc đời sẽ bớt đi cằn cổi sẽ hạnh phúc hơn một chút.
Cho nên chúng ta thấy tự nhiên có sự tương quan tốt đẹp giữa người với người, vì có sự giúp đỡ của mình với người khác, mà phải là giúp đở thực tế nha? Chứ đừng nói miệng đừng nghĩ trong tâm không. Nói con sống tốt lắm lúc nào con cũng thương người, chưa đủ! Phải giúp người, phải có hành động việc làm cụ thể tác động lên người khác chứ không thể là nghĩ suông nói suông, thì đó cái thứ hai làm cho đẹp cuộc đời lên.
Thứ ba nữa là quả báo tới, một mai này khi quả báo đến thì tự nhiên mình được rất nhiều điều may mắn tới, rất nhiều hạnh phúc an vui, đó cũng là ba cái điều khi chúng ta làm phước chúng ta đạt được. Tâm lý hiện tại được an vui, thêm cái tình giữa người và người cho cuộc đời nó đẹp, thứ ba là khi quả lành đến chúng ta được an vui sung sướng nhiều hơn nữa.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Trời! Đọc mệt nghỉ, khó đọc quá! :-/


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:Trời! Đọc mệt nghỉ, khó đọc quá! :-/
:)) Chơi dại! Vậy rốt cuộc ... có đọc không? :))


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Chanhientam đã viết:
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Trời! Đọc mệt nghỉ, khó đọc quá! :-/
:)) Chơi dại! Vậy rốt cuộc ... có đọc không? :))
Bà chị chắc cũng hiểu ít nhiều cái tật làm biếng của thằng em này mà! :D
Sửa lần cuối bởi Ma Ha Bát Nhã vào ngày 28/11/08 01:26 với 1 lần sửa.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Xin gởi Jim... bạn nên rút kinh nghiệm khi đưa bài viết lên mạng :

- Nên phân bài viết thành từng đoạn nhỏ theo ý nghĩa của nó để người đọc dễ tham khảo.

- Có được tiêu đề cho từng đoạn lại càng tốt.

- Không nên viết hoặc trích đoạn văn dài quá!

Không thì người ta chỉ lướt qua rồi bỏ. Sự nhiệt tình của mình coi như bỏ biển. kinhle


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Bài viết cũa Jim,,, cách hành văn giống như là Văn nói hơn là văn viết. Và lối nói này giống giống như Mấy bài thuyết Pháp cũa TT Chân Quang.

Văn nói thì nghe, chứ đọc mệt mắt mệt óc !!!

Bài này củng hay, nếu như sửa lại cách hành văn, và có bố cục , phân đoạn rỏ ràng.

Cũng có nhiều vị HT, TT ... có nhiều bài Pháp khi chuyễn thành văn viết, đọc vẫn trơn tru thậm chí còn hay hơn.


jimmy_vnu
Bài viết: 10
Ngày: 13/11/08 15:04
Giới tính: Nam

Re: Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi jimmy_vnu »

Vâng, em xin rút kinh nghiệm ạ. Mong các bác hoan hỉ cho em! =D>


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tứ Thánh đế - Bát chánh Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

thọ duyên ái, ái duyên thủ

tùy trường hợp thọ cho ta một trong ba cảm giác, thích thú, khó chịu, hoặc lưng chừng không thích thú không khó chịu

ái là muốn; nếu thọ cảm giác thích thú thì sẽ muốn thêm nữa; nếu thọ cảm giác khó chịu thì sẽ muốn không còn nữa; nếu thọ cảm giác lưng chừng thì không muốn gì

thủ còn gọi là chấp là rắp tâm thực hiện ý muốn

muốn có hai bộ mặt của nó là muốn thêm nữa (ưa) hoặc muốn không còn nữa (ghét); tại sao muốn là đầu mối của khổ? vì muốn thường đi ngược lại với lý "vô thường", hoặc đưa tới tranh giành với người cùng ưa, hoặc đưa tới gây sự với người ghét cái ta ưa

với niệm bén nhạy và sự quyết tâm ta có thể không khởi tâm muốn khi thọ khởi; hoặc nhỡ khởi tâm muốn ta có thể không khởi tâm chấp thủ ;)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách