NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Qua thuyền chẳng bỏ thuyền, trước sau đạt đạo cũng vậy! Miễn đừng chấp phương tiện thì thật quá tốt. :D
TT nói quá hay! MHBN phải học hỏi bạn nhiều! tangbong =D> =D> =D>


naicon
Bài viết: 60
Ngày: 02/10/07 21:29

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi naicon »

Cách nói thì khác nhưng ý thì cùng. Cả hai nói đều hay hihi...


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: NƠI GIẢI BÀY NHỮNG GÚT MẮC CỦA HÀNH GIẢ TRONG SỰ HÀNH TRÌ

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

Các cuộc tranh luận thường xuất hiện trong nhiều lảnh vực, từ xưa đến nay và mãi mãi về sau. Tranh luận để tìm ra sự thật là 1 điều tốt, nên làm. Nhưng với tinh thần như thế nào để các cuộc tranh luận không đưa đến bao điều tệ hại. Trong giới PG VN hiện nay cũng đã có nhiều cuộc tranh luận, thậm chí ngay tại Diễn đàn nầy (Hi Hi !)
Nhân đề mục về vấn đề chấp thủ nầy, TT xin được góp thêm đôi lời:

1/Chấp hay CHẤP THỦ là nắm chặt, giữ kỹ, không chịu buông ra. Người có định kiến thường hay cố chấp không chịu thay đổi quan điểm, suy nghĩ, thành kiến v.v... của mình, mặc dù thực tế đã chứng minh là thành kiến ấy, suy nghĩ ấy sai lầm.

2/ Kinh điển phân chấp thủ là 4 nhóm :
- Dục thủ :giữ lòng ham muốn, khao khát
- Kiến thủ : giữ những quan niệm sai lầm
- Giới cấm thủ : là tâm thức bị ràng buộc nơi luật lệ, quy định, và
- Ngã luận thủ : chấp ngã.

3/ Tại sao không nên chấp thủ ?
Vì chấp thủ đưa đến tham ái, sân hận và khổ đau.

4/ Một đoạn trong Tiểu kinh Sư tử hống, Trung Bộ, kinh số 11, Thế Tôn có dạy như sau : "Khi một Tỷ-kheo đã đoạn trừ vô minh, đã làm minh sanh khởi; vị ấy do vô minh được đoạn trừ, do minh sanh khởi nên không chấp thủ dục thủ, không chấp thủ kiến thủ, không chấp thủ giới cấm thủ, không chấp thủ ngã luận thủ. Nhờ không chấp thủ nên không tháo động; nhờ không hoảng hốt, tháo động, nên tự thân chứng được Niết-bàn.

4/ Tinh thần tùy duyên bất biến
Đây cũng là một đặc điểm của giáo dục Phật Giáo. Tinh thần Tùy Duyên Bất Biến là tinh thần xử sự, hành động uyển chuyển, thích nghi với hoàn cảnh sống: tùy thời, tùy chỗ, tùy người (tùy duyên), miễn là sự uyển chuyển linh động ấy mang lại điều tốt đẹp cho cả mình và người (bất biến). Nói khác đi, hình thức và phương tiện hành động có thể uyển chuyển nhưng dụng ý và kết quả của hành động phải là Thiện và đúng với Phật Pháp. Thái độ này luôn luôn không rời khỏi lòng từ, lòng nhân và luôn luôn được soi sáng bởi trí tuệ hay chánh kiến.
Tinh thần Tùy Duyên Bất Biến là tinh thần rất tích cực, giúp con người của thời đại có nhiều biến chuyển nhanh chóng, có điều kiện rộng rãi để hành động thích nghi với những nhân duyên mới, khai thông được nhiều bế tắc do chủ nghĩa đem lại.
Thuật ngữ Phật Giáo có nghĩa tương đương với Tinh thần Tùy Duyên Bất Biến là Phương Tiện Thiện Xảo mà Thế Tôn đã vận dụng để dẫn dắt các đệ tử đi dần vào giải thoát. Tinh thần phương tiện lại được làm sống lại ở kinh Pháp Hoa qua phẩm Phương Tiện.

5/ Đạo Phật đã xuất hiện tại Ấn Độ và lan khắp thế giới 1 cách hòa bình nhờ ở tinh thần tùy duyên bất biến nầy. Đạo Phật không chống lại các tôn giáo và tín ngưởng bản địa, đến với lòng người bằng trí tuệ và từ bi. Đạo Phật ở Thái Lan, Trung Hoa, Nhật Bổn, VN,...và nay phát triển mạnh ở Tây Phương đều có những điểm đặc sắc riêng. Sự khác biệt nầy làm đạo Phật thêm phong phú, và hẳn là không nên vì sự khác biệt nầy mà gây xung đột, chia rẻ...

5/ Diễn đàn là nơi để học tập và trao đổi kinh nghiệm. Các cuộc tranh luận, nếu có nên theo đúng nội qui Diễn đàn.
Sự quá nặng lời với nhau liệu có gây ra phản tác dụng cho luận cứ của mình không? vân vân và vân vân..


Before and after there exist nothing
Why attachments?
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách