Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Qua Phần Nhập Đề, chúng ta được biết:

"... Như đã có ghi trên trang cuối cùng, bài thơ được soạn thảo nhân một lần Ngài tạm lưu ngụ tại Wat Srapatum (Chùa Ðầm Sen), Bangkok, có thể vào đầu thập niên 1930. Hình như vào lúc bấy giờ có một bài thơ nặc danh cũng đề cập đến pháp hành thiền, được ấn hành tại Bangkok, đã gợi nguồn cảm hứng cho Ngài. Vì cả hai bài thơ đều bắt đầu tương tợ nhau -- ba mươi chín hàng đầu khởi sự với đoạn "Thuở nọ có một người tự thương mình ... " Tuy nhiên bài thơ của Ajaan Mun sau đó phát triển theo một chiều hướng đặc biệt cho thấy có sự hiểu biết sâu xa và sắc bén hơn nhiều về công trình trau giồi rèn luyện tâm."


Bài thơ được Ngài Ajahn Mun viết:

- Nơi chốn: tại Wat Srapatum (Chùa Ðầm Sen), Bangkok.
- Thời điểm: năm 1930 .
- Lý do: một bài thơ khuyết danh đã gợi nguồn cảm hứng cho Ngài .
- Sự tương đồng của hai bài thơ này (bài thơ khuyết danh và bài thơ của Ngài Ajahn Mun): ba mươi chín hàng đầu khởi sự với đoạn "Thuở nọ có một người tự thương mình ... "
- Sự khác biệt của hai bài thơ: bài thơ của Ajaan Mun sau đó phát triển theo một chiều hướng đặc biệt cho thấy có sự hiểu biết sâu xa và sắc bén hơn nhiều về công trình trau giồi rèn luyện tâm.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Thuở nọ có một anh chàng hết lòng tự thương mình
và kinh sợ phiền não. Anh muốn được hạnh phúc,
loại hạnh phúc vượt khỏi mọi hiểm nguy,
và như thế anh mãi mãi thênh thang đi tìm.
Nơi nào người ta nói có hạnh phúc.
là anh khát khao nóng lòng muốn đến,
nhưng bước thênh thang quả thật xa xăm diệu vợi.
Anh là hạng người tự thương mình
và thật sự sợ hãi cái chết. Anh thật lòng muốn
thoát ra khỏi cảnh già và chết.


Once there was a man who loved himself
and feared distress. He wanted happiness
beyond the reach of danger, so he wandered
endlessly. Wherever people said
that happiness was found, he longed to go,
but wandering took a long, long time.
He was the sort of man who loved himself
and really dreaded death. He truly wanted
release from aging and mortality.


Lý do của một người tìm đạo giải thoát:

1/ hết lòng tự thương mình
2/ kinh sợ phiền não
3/ muốn được hạnh phúc, loại hạnh phúc vượt khỏi mọi hiểm nguy

Khi nghe ai nói có hạnh phúc là anh cố tìm đến để học hỏi . Hỡi ơi, anh bị thất vọng vì loại hạnh phúc anh đi tìm quá xa xăm, quá diệu vợi !

Nơi nào người ta nói có hạnh phúc.
là anh khát khao nóng lòng muốn đến,
nhưng bước thênh thang quả thật xa xăm diệu vợi.


Đọc đến đây, YP nhớ đến Đức Thế Tôn . Ngài một thân một mình rời bỏ giàu sang phú quý, dấn thân tìm đạo .

Anh là hạng người tự thương mình
và thật sự sợ hãi cái chết. Anh thật lòng muốn
thoát ra khỏi cảnh già và chết.


Suốt bao năm vò võ một mình với bao thất vọng, nhưng Đức Thế Tôn không hề sao lãng mục tiêu cầu đạo giải thoát khỏi già và chết. kinhle

Theo chân Đức Thế Tôn, bao nhiêu vị đã chấp nhận cuộc sống vô gia đình, hết lòng tu học . Nhờ thế, Phật pháp được truyền đạt cho đến ngày nay .

Namo Phật .
Namo Pháp .
Namo Tăng .


tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Rồi ngày kia anh chợt tỉnh hiểu thấu chân lý
loại bỏ nguyên nhân của đau khổ và
các pháp hữu vi. Anh tìm thấy
một hang động đầy kỳ quan, thần diệu phi thường,
hạnh phúc vô cùng tận -- tức là thân nầy.
Trong khi mê mệt ngắm nhìn hang động kỳ quan,
nỗi khổ đau của anh tan biến, cơn sợ hãi dịu dần.
Anh nhìn đi và ngắm lại quanh hòn núi,
chứng nghiệm an lạc vô biên.


Then one day he came to know the truth,
abandoning the cause of suffering and
compounded things. He found a cave of wonders,
of endless happiness, i.e., the body.
As he gazed throughout the cave of wonders,
his suffering was destroyed, his fears appeased.
He gazed and gazed around the mountain side,
Experiencing unbounded peace.


- nguyên nhân của đau khổ: "Sanh là khổ (sanh khổ), già là khổ (lão khổ), bệnh là khổ (bệnh khổ), chết là khổ (tử khổ). Xa cách khỏi người thân yêu là khổ (ái biệt ly khổ), không được những gì mình muốn là khổ (cầu bất đắc khổ): tóm tắt đó là những loại khổ bám lấy chúng sanh." [ Kinh Tương Ưng Bộ, LVI, 11]

- các pháp hữu vi - compounded things: pháp do duyên trợ tạo .

http://www.budsas.org/uni/u-vdp-nhapmon/vdp-nm-00.htm

- Danh Pháp và Sắc Pháp gồm lại gọi là Pháp Hữu Vi.
- Pháp Hữu vi và Pháp Vô vi (Niết Bàn) gồm lại gọi là Pháp Chơn Ðế .


(YP: Danh Pháp gồm Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn và Thức Uẩn . Sắc Pháp gồm Sắc Uẩn . Ngũ Uẩn thuộc pháp hữu vi .)

Ngài Ajahn Mun gọi Thân (Sắc Uẩn) là "the cave of wonders" (một cái động chứa đựng nhiều sự kỳ diệu):

As he gazed throughout the cave of wonders,
his suffering was destroyed, his fears appeased.


Khi quán Thân (một cái động chứa đựng nhiều sự kỳ diệu), nỗi khổ đau của anh tan biến, cơn sợ hãi dịu dần.

He gazed and gazed around the mountain side,
Experiencing unbounded peace.


YP nghĩ "mountain side" ở đây là Tâm (Thọ, Tưởng, Hành và Thức Uẩn) . Khi quán Tâm, anh chứng nghiệm an lạc vô biên.

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

yen-phuong đã viết:Thuở nọ có một anh chàng hết lòng tự thương mình
và kinh sợ phiền não. Anh muốn được hạnh phúc,
loại hạnh phúc vượt khỏi mọi hiểm nguy,
và như thế anh mãi mãi thênh thang đi tìm.
Nơi nào người ta nói có hạnh phúc.
là anh khát khao nóng lòng muốn đến,
nhưng bước thênh thang quả thật xa xăm diệu vợi.
Anh là hạng người tự thương mình
và thật sự sợ hãi cái chết. Anh thật lòng muốn
thoát ra khỏi cảnh già và chết.


Once there was a man who loved himself
and feared distress. He wanted happiness
beyond the reach of danger, so he wandered
endlessly. Wherever people said
that happiness was found, he longed to go,
but wandering took a long, long time.
He was the sort of man who loved himself
and really dreaded death. He truly wanted
release from aging and mortality.


Lý do của một người tìm đạo giải thoát:

1/ hết lòng tự thương mình
2/ kinh sợ phiền não
3/ muốn được hạnh phúc, loại hạnh phúc vượt khỏi mọi hiểm nguy

Khi nghe ai nói có hạnh phúc là anh cố tìm đến để học hỏi . Hỡi ơi, anh bị thất vọng vì loại hạnh phúc anh đi tìm quá xa xăm, quá diệu vợi !

Nơi nào người ta nói có hạnh phúc.
là anh khát khao nóng lòng muốn đến,
nhưng bước thênh thang quả thật xa xăm diệu vợi.


Đọc đến đây, YP nhớ đến Đức Thế Tôn . Ngài một thân một mình rời bỏ giàu sang phú quý, dấn thân tìm đạo .

Anh là hạng người tự thương mình
và thật sự sợ hãi cái chết. Anh thật lòng muốn
thoát ra khỏi cảnh già và chết.


Suốt bao năm vò võ một mình với bao thất vọng, nhưng Đức Thế Tôn không hề sao lãng mục tiêu cầu đạo giải thoát khỏi già và chết. kinhle

Theo chân Đức Thế Tôn, bao nhiêu vị đã chấp nhận cuộc sống vô gia đình, hết lòng tu học . Nhờ thế, Phật pháp được truyền đạt cho đến ngày nay .

Namo Phật .
Namo Pháp .
Namo Tăng .


tangbong

Hạnh phúc thay cho ai biết tự thương mình . Hạnh phúc thay cho hay hiểu được lý tự thương mình . Hạnh phúc thay cho ai nhận ra được tự thương mình là Từ Bi cao thượng nhất .

Một câu chuyện có thật : Một người con thấy mẹ mình bị đối xử không tốt . Nhưng vì bản thân bất lực do không có tiền tài phú quý . Ngồi đó khóc than sầu muộn không biết tự thương mình . Đau khổ ngày ngày trôi , cô ta tả tơi tàn tạ vì không biết tự thương mình .
Đến khi nghe được lời vàng của bậc Giải Thoát :
Thương chi cho bằng tự thương mình

Bổng dưng tỉnh ngộ . Sầu muộn tiêu tan .
Thấy rằng " vì ta không biết tự thương mình , sầu lụy chuyện không thể làm gì hơn . Vô minh dẫn dắt không biết tự thương mình . Giờ đây ta đã tĩnh thương mình hạnh phúc tối cao . Không khổ , không sầu bi nữa . Chỉ làm những chuyện đáng làm mà thôi"

Giáo lý này đã được Đức Thế Tôn thuyết nhiều lần . Và nhận rõ nhất trong Pháp Thường Tự Hóa . Hiểu được pháp này sầu bi khổ ãi tiêu tan , trí tuệ phát sinh đưa lợi ích . Ma Vương tàn độc phải tránh xa . Tam độc thùy miên đã giảm trừ .

PHÁP THƯỜNG TỰ HÓA (Attānusāsanī)

Đức Phật có giải trong kinh Saṃyuttanikāya rằng Natthi attasamaṃ pesaṃ: Không thương cái chi cho bằng thương cái TA. Tiếng gọi là TA ấy, Phạn ngữ gọi là ATTA hay là ATMAM là để chỉ về cái TÂM vậy. Bởi tâm nương theo thân, nên mới có suy nghĩ đến điều quấy sự phải, biết lẽ tà điều chánh. Thân và tâm nương lẫn nhau mới hay cử động được, nhơn đó mới hiệp thân và tâm lại gọi là TA vậy.

Lẽ thường, thiên hạ đều thương cái TA hơn cả mọi vật, chẳng có một ai là ngươi mến yêu nhân vật nào khác cho bằng hoặc hơn cái TA. Chẳng cần nói đến người có nhan sắc xinh đẹp, dầu là kẻ tàn tật (cùi, phong, mù, điếc), họ cũng vẫn thương cái TA hơn hết. Cho đến chồng vợ, con cháu, vàng bạc, châu báu, đều là cái đáng thân thiết lắm, mà họ cũng chẳng thương hơn cái TA của họ được.

Tất cả mọi người trên thế gian đều làm đủ các công nghệ, là họ chỉ mong được lợi ích cho cái TA.

Như kẻ lao công, thầy thuốc, buôn bán, công chức, tư chức, các ty, các sở, các ngành, thì họ cũng đều trông được sự ích lợi cho cái TA trước.

Cho nên Đức Phật Thích Ca có giải rằng: Không thương vật chi cho bằng thương cái TA, là lẽ như vậy.

Con người làm những việc gì, là chỉ mong mỏi được sự hạnh phúc cho cái TA. Nhưng phần đông hằng để ý chuyên về điều danh lợi nhãn tiền, không lòng lo xét đến sự lợi ích hậu lai; có kẻ đã chẳng tìm làm việc phước đức, nhứt là không Bố thí, Trì giới, mà lại còn để cho thân, khẩu, ý xu hướng theo Nghiệp dữ, nên phải mang quả khổ từ đời nầy, đến kiếp sau, mà vẫn chưa tự tỉnh. Cách hành động như thế không gọi là thương cái TA được. Dường ấy Đức Phật thuyết là ghét cái TA vậy.

Cho nên các bậc Thiện trí thức, khi đã rõ rằng: "Nếu TA thật thương TA, TA phải sớm mau hồi đầu hướng thiện, bỏ dữ về lành, tránh xa tam độc là tham, sân, si, không nên để cho phiền não, lấm nhơ đến tâm trí ta vậy. Vả lại sanh mạng con người và súc sanh vẫn không bền vững lâu dài; cái già, cái đau, cái chết hằng ở trước mắt. Nếu Ta dễ duôi hoặc tà kiến lầm tưởng rằng: Ta chưa chết sớm, thì làm cho Ta lại càng chìu theo cái vọng tâm, thi hành những nghiệp dữ chẳng sai. Nếu trong lúc Ta dể duôi lầm lạc ấy mà nhằm ngày mạng chung, dầu Ta có muốn tạo việc lành chăng nữa thì cũng khó làm cho kịp được, (bởi cái tâm chưa quen tạo nghiệp lành).

Lại nữa cái chết là một cái khổ lớn nhứt. Như vậy lẽ nào ta còn dễ duôi, không lo tìm con đàng để tránh trước nghĩa là phải Bố thí, Trì giới, Tham thiền, hoặc niệm Phật cho tinh tấn, trong lúc sinh thời đây, đến khi cái chết đến, chắc phải loạn động, thì cái thân người ắt mất, phải bị đọa một trong 4 đường dữ (súc sanh, a-tu-la, ngạ quỉ, địa ngục) chẳng sai, khó trở lại làm người nữa được. (Hiệp theo trong Nho có câu: "Nhứt thất nhơn thân, vạn kiếp nan tái phục".

Vậy Ta phải hết lòng thương tiếc đến Ta cho lắm, phải nhớ đến câu: vạn kiếp nan sanh đắc cá nhơn (muôn kiếp khó sanh đặng làm người). Cho nên Đức Phật có giải trong kinh Khuddanikāya rằng:

Kiccho manussapaṭilābho,
Kicchaṃ maccāna jīvitaṃ,
Kicchaṃ saddhammassavanaṃ,
Kiccho buddhānamuppādo.

Nghĩa: Được luân hồi lại làm người là khó, được sống lâu là khó, được nghe Phật Pháp là khó, được gặp Đức Phật ra đời là khó.

Về bốn điều khó trên đây Đức Phật có giải rằng:

1. Khó được sanh ra làm người,
2. Sanh ra làm người rồi khó được sống lâu,
3. Được sống lâu rồi, khó được nghe Phật Pháp.
4. Khó được gặp Đức Phật.

Chỗ nói khó được sanh ra làm người ấy có giải rằng: Chúng sanh được đầu thai làm người, thật là chẳng dễ, thật là rất khó. Chỉ phải một lòng tinh tấn làm việc phước đức cho nhiều, thì mới có thể trở lại làm người nữa được. Đã sanh ra làm người rồi, mà cũng khó được toàn vẹn, bởi con người có 4 hạng:

1. Manussanerayiko, là người như kẻ Địa ngục.
2. Manussapeto, là người như Ngạ quỉ.
3. Manussatiracchāno, là người như Súc sanh.
4. Manussabhūto, hay là Manusso, là người thật.

Người như kẻ địa ngục là bởi kiếp trước làm việc chẳng lành, nhứt là phạm tôị sát sanh bị cắt tay hoặc cụt chơn, phải chịu điều khổ não hằng ngày. Hạng người như đây, gọi là như chúng sanh trong địa ngục, là người cũng có thân thể như ai, nhưng phải chịu lao khổ như kẻ ở địa ngục.

Hạng người không thể hưởng vật thực ngon ngọt được, là do kiếp trước đã làm nhiều nghiệp dữ, nên nay bị đói khát khó khăn, cùng cực, không nơi nương dựa. Hạng người như đây gọi là như Ngạ quỉ, là người cũng có thân thể như ai, nhưng hằng bị đói khát, khổ cực như quỉ đói.

Lại có người để dùng về việc khiêng, gánh, kéo, vác nặng nề cho kẻ khác, làm những điều tội lỗi, hằng bị người nạt nộ, đánh chưởi, bị sự mệt nhọc, buồn lo, không phân biệt phải quấy, không lòng hổ thẹn, lánh dữ làm lành. Hạng người như đây, gọi là súc sanh, là người cũng có thân thể như ai, nhưng phải làm những việc tội lỗi không lòng hổ thẹn ăn năn, chẳng khác nào súc vật.

Hạng người rõ biết gốc ngọn, điều tội việc phước, tin lý nhân quả, vì hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, có lòng từ bi, tránh xa nghiệp dữ một lòng tinh tấn tu theo thập thiện. Người mà hành động như nói đây, mới gọi là người thật, đã có thân hình đều đủ, mà lại còn biết Bố thí, Trì giới vân vân...

Bởi có nhiều duyên cớ khó sanh ra đặng làm người cho vẹn toàn, nên Đức Phật có nói: Kiccho manussapaṭilābho

Nghĩa: Được sanh ra làm người là một sự rất khó, mà đã sanh ra làm người rồi muốn gìn giữ cho được sống lâu lại là một việc rất khó; vì sanh mạng của người và cầm thú rất là mỏng manh, thân mình rất mau hư hoại, tuy cố gắng trau giồi săn sóc thuốc men thì cái sống cũng chẳng đặng lâu dài.

Lại nữa, dầu có sống lâu cũng khó mà nghe được giáo pháp của bậc Thiện trí thức giảng giải lẽ chánh lời ngay. Rất khó được dịp may mà gặp Phật ra đời. Chẳng có cái khó nào sánh bằng cái tu cho thành bậc Chánh giác, vì phải chí công chí đức, tu tròn đủ 30 pháp thập độ.

Phương pháp chứng bậc Phật Toàn Giác có ba hạng:

1.- Paññādhika, do nhiều trí tuệ, tu 4 A-tăng-kỳ và 100.000 kiếp mới chứng quả.
2.- Saddhādhika, do nhiều đức tin, tu 8 A-tăng-kỳ và 100.000 kiếp mới chứng quả.
3.- Viriyādhika, do nhiều tinh tấn, tu 16 A-tăng-kỳ và 100.000 kiếp mới chứng quả.

Chỗ nói kiếp là chỉ về cái hiệu tuổi của trái đất.

Phật có giải cho các thầy Tỳ-khưu rằng: Các thầy Tỳ-khưu nầy! tiếng nói Kiếp ấy chẳng phải đến trăm hoặc ngàn năm mà được đâu, chỉ phải hiểu bằng cách thí dụ mới đặng. Các thầy Tỳ-khưu nầy! Ví như một đống hột cải cao lớn một do tuần vuông vức bốn góc bằng nhau, đến 100 năm mới có một người đến lấy hột cải trong đống ấy ra, như vậy cho đến hết, mới gọi là một kiếp.

Bốn A-tăng-kỳ là một Đại A-tăng-kỳ.

Trong kinh Paramatthadīpanī atthakathā cariyā piṭaka có giải phân minh. Đây chỉ nói tóm tắt cho biết thời kỳ có 1 vị Phật Tổ ra đời chẳng phải là dễ, thật là vô lượng vô biên kiếp mới có. Chỉ phải cố gắng tu hành cho tinh tấn, trọn đủ pháp thập độ, mới có thể chứng quả Phật được, bằng tu còn thiếu sót một chút cũng khó thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Như lúa trong ruộng, nếu chưa đến kỳ thì cũng chưa có thể trổ bông, sanh hột được. Cho nên Đức Thế Tôn có thuyết rằng: Kiccho budhānamuppādo, nghĩa là cách ra đời của 1 vị Phật Tổ là một sự khó.

Nay chúng ta sanh ra làm người, đã được mạnh khỏe thêm gặp Phật Pháp (Tam Tạng) là Phật ngôn rất quí báu ví như mình gặp được Đức Phật vậy, tức là mình đã khỏi 4 điều khó đã kể trên, là mình rất hữu phước. Đó là một dịp may rất quí cho chúng ta phải sớm mau hướng thiện: Bố thí, Trì giới, Tham thiền, niệm Phật, học hỏi chơn lý cho chu đáo ngõ hầu trau dồi thân tâm trong lúc hiện thời, cho kịp kỳ, chớ nên say mê theo lục dục làm cho mất cái thân người đi, thì ắt khó kiếm lại được. Ví như người có thuyền bè xe cộ, không lẽ để cho nó hư mục, tan rã, phải nên dùng nó để chở chuyên hàng hóa, đi buôn lấy lời; cũng như chúng ta có cái thân người không lẽ để cho nó già, để cho nó chết vô ích, cần phải dùng nó làm việc lợi ích nghĩa là phải sớm mau tỉnh ngộ, hồi đầu hướng thiện, lánh dữ làm lành, Bố thí, Trì giới, để hưởng cái quả vui trong đời này và kiếp sau.

Lại nữa, những người có làm việc lành như là Bố thí, Trì giới, mới đáng gọi là người biết thương TA.

Đức Phật có giải rằng:

Attānañce piyaṃ jaññā,
Rakkheyya naṃ surakkhitaṃ,
Tiṇṇaṃ aññataraṃ yāmaṃ,
Paṭijaggeyya paṇḍito.

Nghĩa: Nếu bậc Thiện trí thức đã biết thương cái TA, thì phải gìn giữ cái TA cho được trong sạch.

Hỏi: Nếu muốn cho cái TA được trong sạch thì phải làm như thế nào?

Đáp: Người tại gia phải tu hạnh Bố thí, trì Ngũ giới, Bát giới tùy theo sức mình. Bậc xuất gia phải hành tròn phận sự là học Kinh Luật cho nhuần nhã và vâng giữ hành theo, mới gọi là trau giồi thân tâm được trong sạch.

Kinh Saṃyuttanikāya có nói lúc Đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Xá Vệ, có Đức vua Pasenadi Kosala ngự đến làm lễ Phật và bạch rằng: Tôi có suy nghĩ rằng, những người hành theo Tam nghiệp tội (thân, khẩu, ý ác), thì không gọi là thương TA đâu, dầu họ có nói thương TA, thì cũng gọi là ghét TA. Trừ phi những người hành theo Thập thiện, thì mới đáng gọi là thương TA cho vậy.

Đức Thế Tôn đáp: Phải rồi, Đại Vương! Phải như vậy rồi, chúng sanh nào hành theo thân, khẩu, ý ác, thì chúng sanh đó đều là người chẳng phải thương cái TA, phải gọi là ghét cái TA vậy. Dầu là họ nói là thương cái TA, thì cũng gọi là ghét cái TA thật. Những chúng sanh nào hành theo Thập thiện, mới nên gọi là thương cái TA thật.

Cớ ấy, những bậc Thiện trí thức, nếu đã biết thương cái TA, thì phải tránh xa Nghiệp dữ tu theo Thiện nghiệp cho tinh tấn, để hưởng hạnh phúc trong đời nầy và đời sau.

Kinh Khuddakanikāya có nói:

Nagaraṃ yathā paccantaṃ,
Guttaṃ santarabāhiraṃ,
Evaṃ gopetha attānaṃ,
Khaṇo ve mā upaccagā,
Khaṇātītā hi socanti,
Nirayamhi samappitā.

Nghĩa: Con người phải trau giồi thân tâm cho được trọn lành, cũng như nhà vua cai trị cả nội địa và ngoại biên cho nghiêm nhặt.

tangbong


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chị YP cho em sao chép bài chỉ để post ở những diễn đàn khác nha . Để họ cũng được phước .

^^


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Zelda giỏi quá là giỏi . Vừa giỏi, vừa dễ thương :) . Chị chỉ biết =D> khen ngợi mà thôi . tangbong tangbong tangbong

Bài trên em viết ý tưởng xúc tích, lại khuyến khích "làm thiện, lánh ác" . Hay quá chừng .

cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:Chị YP cho em sao chép bài chỉ để post ở những diễn đàn khác nha . Để họ cũng được phước .

^^
Dĩ nhiên là OK với chị mà . Em giỏi lắm :) .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

yen-phuong đã viết:Zelda giỏi quá là giỏi . Vừa giỏi, vừa dễ thương :) . Chị chỉ biết =D> khen ngợi mà thôi . tangbong tangbong tangbong

Bài trên em viết ý tưởng xúc tích, lại khuyến khích "làm thiện, lánh ác" . Hay quá chừng .

cafene
Chị lại làm em nở mũi nữa rồi .
Em biết được vậy là do chiêm nghiệm từ thực tiễn khách quan đó chị .
Pháp này duy nhất trong hệ Phái Nam Tông mình có thôi . Không tìm đâu ra trong bất kì tôn giáo nào nữa .
Lại một lần nữa minh chứng cho em và chị đã đi đúng đường mà Đức Phật đã dạy rồi .

Em còn phải học hỏi chị nhiều lắm . Em thích học hơn là trả bài mà hiiiiiiiiiii

tangbong


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Hai chị em mình vui trong Phật Pháp quá há .

Sadhu ... Sadhu ... Sadhu ...

Xưa kia, chị theo học Thiền Quán Thọ với Ngài Goenka . Em vào đây xem họ giới thiệu cuốn film "Dhamma Brothers" :

http://www.dhammabrothers.com/

Chị sửa soạn sign off for tonight . Good night, em :) .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

yen-phuong đã viết:Hai chị em mình vui trong Phật Pháp quá há .

Sadhu ... Sadhu ... Sadhu ...

Xưa kia, chị theo học Thiền Quán Thọ với Ngài Goenka . Em vào đây xem họ giới thiệu cuốn film "Dhamma Brothers" :

http://www.dhammabrothers.com/

Chị sửa soạn sign off for tonight . Good night, em :) .

Mến,
YP :)
Em với chị mới là hòa đồng kiến giải nè . Bất đồng ý kiến rồi lại đồng ý kiến .
Vì Chân lý chỉ có 1 không 2 hay là 3 .

Trao đổi với chị thật tuyệt vời tangbong

Chúc chị ngủ ngon nha . Tối mai chị lại lên post tiếp nghen chị . Khoản 4h chiều bên chị . Chị lên Paltalk vô room "Phật Giáo Nguyên Thủy" . Đặc câu hỏi cho các Sư nghen . Sư mà không được Phật Tử đặc câu hỏi thì Sư không có phước mà Phật Tử cũng không có phước nữa đó .
Chị em mình ráng cày ruộng phước nghen chị

^^ Một lân nữa chúc chị ngủ ngon .

I-)


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
QuayDauLaBo
Bài viết: 64
Ngày: 20/11/07 22:53

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi QuayDauLaBo »

Tối mai chị lại lên post tiếp nghen chị . Khoản 4h chiều bên chị . Chị lên Paltalk vô room "Phật Giáo Nguyên Thủy" . Đặc câu hỏi cho các Sư nghen . Sư mà không được Phật Tử đặc câu hỏi thì Sư không có phước mà Phật Tử cũng không có phước nữa đó .
Chị em mình ráng cày ruộng phước nghen chị
Coi thường Sư, tự coi thường bản thân mình 8->
Cuối cùng thì cũng chỉ vì những thứ này thôi sao? Vậy có khác gì tu thập thiện nghiệp ?
Người ta thường cầu những thứ mình ko có baibaibai


"ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT
CHÚNG SINH ĐỘ TẬN PHƯƠNG CHỨNG BỒ-ĐỀ"
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

QuayDauLaBo đã viết:
Tối mai chị lại lên post tiếp nghen chị . Khoản 4h chiều bên chị . Chị lên Paltalk vô room "Phật Giáo Nguyên Thủy" . Đặc câu hỏi cho các Sư nghen . Sư mà không được Phật Tử đặc câu hỏi thì Sư không có phước mà Phật Tử cũng không có phước nữa đó .
Chị em mình ráng cày ruộng phước nghen chị
Coi thường Sư, tự coi thường bản thân mình 8->
Cuối cùng thì cũng chỉ vì những thứ này thôi sao? Vậy có khác gì tu thập thiện nghiệp ?
Người ta thường cầu những thứ mình không có baibaibai
QDLB lại vẫn chứng nào tật nấy . Nếu không hiểu điểm nào thì nêu

Cao nhân trao đổi học trò nghe không hiểu sinh tâm phỉ báng là mang tội đó nha !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách