CÁC BÀI THƠ THIỀN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Đá cho một phát_Nó.
Cho in dấu hằn sâu_Đó
Để tật xưa sớm_Bỏ.
Miệng luôn nói không, Tâm lại _.


Dịch giả : ..."Cỏ"...


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Long Nha

Long Nha hỏI Thúy Vi
- Ý tổ sư ở phương tây sang là gì?
Thúy ví bảo
- Đưa thiền bảng cho ta
(Thiền bảng là cây gậy để đánh thiền sinh cho khỏI buồn ngủ).
Long Nha lấy thiền bảng đưa cho Thúy Vi. Thúy vi Cầm lấy liền đánh.
Long Nha nói
- Đánh thì cứ đánh, nhưng không có ý tổ sư.

Long Nha đến Lâm Tế hỏI
- Ý tổ sư ở phương tây sang là gì?
Lâm Tế bảo
- Đưa bồ đoàn cho ta.
Long Nha lấy bồ đoàn đưa cho Lâm Tế. Lâm Tế cầm lấy liền đánh.
Long Nha nói
- Đánh thì cứ đánh nhưng không có ý tổ sư.

Sau này Long Nha ngộ, liền làm bài kệ

LONG NHA

Long Nha sơn lý long vô nhãn
Tử thủy hà tằng chấn cổ phong
Thiền bản bồ đoàn bất năng dụng
Chỉ ưng phân phó dữ lô công
Lô công phó liễu diệt hà bằng
Tọa ỷ hưu tương kế tổ đăng
Kham đốI mộ vân qui vị hiệp
Viễn sơn vô hạn bích tằng tằng

(nghia)
Trong núi răng rồng, rồng không mắt
Nước chết đâu từng chấn cổ phong
Thiền bản bồ đoàn không dụng được
Thôi thì giao quách cho ông Lô
Giao quách ông Lô chẳng được gì
NgồI lưng không thẳng dẹp thiền đi
Xem giống mây chiều còn rảI rác
Non xa lớp lớp biếc lê thê.

trang 6


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGỘ
Khi Đức Phật mớI thành đạo, ngài nói

Sanh tử hữu vô lượng
Vãng lai vô đoan tự
Cầu ư ốc xá giả
Sác sác thọ bào thai

Dĩ quan thử ốc
Cánh bất tạo xá
Lương sạn dĩ hoạI
Đài các tồI chiết
Tâm dĩ ly hành
Trung gian dĩ diệt

(Nghĩa)
Trong vòng sống chết vô tận
Ta chạy mãi không nghỉ ngơi
Từ bào thai này sang bào thai khác

Chủ nhà, ta đã phát giác mi rồI
Mi không cất nhà lạI được
Kèo cột gẫy hết rồI
Gác mái sụp đổ
Tâm lìa các tạo tác
Tất cả diệt trừ xong.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

BÀNG UẨN

Thập phương đồng tụ hội
Cá cá học vô vi
Thử thị tuyển Phật trường
Tâm không cập đệ qui.

Bàng Uẩn
(Nghĩa)

Mười phương cùng tụ họp
Ai cũng học vô vi
Đây chính trường tuyển Phật
Tâm không đỗ đạt về.

NGỘ 2
Một nhà sư tham thiền hơn ba mươi năm mà chưa có kết quả.
Một hôm ông nhìn thấy đóa hoa đào nở trên cành thì lập tức
tất cả nghi ngờ từ trước đến nay đều tiêu tan hết. Ông đã
ngộ ra chân lý của vạn vật. Ông làm bài thơ sau

Tam Thập niên lai tầm kiếm khách
Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi
Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu
Trực chí như kim bất cánh nghi

(Nghĩa)
Ba chục năm qua tìm kiếm khách
Bao hồi lá rụng với cành trơ
Từ khi được thấy hoa đào ấy
Cho tới bằng nay hết cả ngờ.

trang 7


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGỘ 3
Giác ngộ, kiến tánh là một việc rất là khó khăn, gian khổ. Có người thực hành thiền định cả đời vẫn chưa đạt được. Nhưng một khi đã kiến tánh thì cả một chân trời mới mở ra trước mắt , trong đó ta có tất cả, tự do tự tại. Ví như lấy được viên ngọc ước dưới hàm của một con rồng dữ. Vì vậy khi đã chứng ngộ, một vị thiền sư làm một bài kệ như sau để nói lên tâm trạng của mình lúc đó:

Nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất
Van nhẫn phong đầu độc túc lập
Ly long hàm hạ đoạt minh châu
Nhất ngôn khám phá Duy Ma Cật.

(nghiã)
Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy
Vách cao ngàn trượng, một chân đứng
Đoạt hạt minh châu dướI hàm con ly long
Một câu khám phá Duy Ma Cật.
0

GỌI DẠ
Quốc sư Huệ Trung ngày kia gọI thị giả, thị giả “Dạ” . Ba lần gọI, ba lần dạ. Quốc sư kết luận
- Tưởng đâu ta phụ ngươi, té ra ngươi phụ ta.

Sau này, một ông tăng hỏI Huyền Sa:
- Quốc sư gọI thị giả là ngụ ý gì?
- Ông thị giả hiểu rõ đấy.

Vân Cư Tích bình :
- Thị giả hiểu hay không hiểu? Nếu nói là hiểu , sao quốc sư lạI bảo “ngươi phụ ta”. Nếu nói là chẳng hiểu sao Huyền Sa lạI nói “Ông thị giả hiểu rõ đấy” ? vậy nghĩ thử coi!

Huyền Giác Trưng hỏI một ông tăng
- Thị giả hiểu là hiểu cái gì?
- Nếu không hiểu sao thị giả ứng dạ?
- Ông khá sáng trí.

Một ông tăng hỏI Pháp Nhãn
- Quốc sư gọI thị giả là ngụ ý gì?
Pháp Nhãn nói
- Đi về đi, lúc khác trở lại.
Nhân đó Vân Cư Tích bình:
- Sao Pháp Nhãn lạI nói vậy? Ông có biết ý của quốc sư hay không biết?

Một ông tăng hỏI Triệu Châu
- Quốc sư gọI thị giả ngụ ý gì?
- Như ngườI viết chữ trong đêm tốI, chữ tuy chẳng thành nhưng văn thái vẫn đủ rõ.

Ma Cốc Bửu Triệt gọI Lương ToạI, ba lần gọI, ba lần dạ. Ma Cốc mắng
- Thầy chùa gì mà độn căn thế.
Lương ToạI tỉnh ngộ ngay dướI câu mắng ấy.

MỘt thượng thư đến viếng sư Vân Cư Đạo Ưng và hỏI
- NgườI ta nói Thế Tôn có một mật ngũ mà Ca Diếp không che dấu, mật ngữ ấy là gì?
Vân Cư gọI
- Thượng thư
- Dạ
- Hiểu không?
- Không hiểu.
- Nếu ông chẳng hiểu, đó là mật ngữ của Thế Tôn, nếu ông hiểu , đó là Ca Diếp chẳng che dấu.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NHẤT CHI MAI

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc thuyết xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai


Xuân đến trăm hoa nở
Xuân đi trăm hoa tàn
Việc vừa qua trước mắt
Già đã đến trên đầu
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai


Nguyên tác, câu cuối có bản viết là
Đình tiền tạc dạ nhất chi khai. Khai là nở.
Cả hai câu cuối có nghĩa là
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua ở sân trước đình có một cành mới nở hoa.
Không dính dáng gì đến mai cả.
Tuy nhiên do người sau ưa dùng là mai , nhất chi mai,
là một cành mai, thì trước sân có một cành mai nở cũng được
không thay đổi ý nghĩa của bài thơ.
Sở dĩ người ta hay dùng chữ mai thay cho chữ khai là vì
một nguyên do:
Năm 1963 PHật giáo Việt Nam gặp pháp nạn. Chính quyền Ngô Đình Diệm
Cấm không cho Phật giáo treo cờ nhân ngày Phật Đản (Lý do là ông Ngô Đình Thục,
anh ruột tổng thống Ngô Đình Diệm), là tổng giám mục địa phận Huế, miền trung sắp
được Roma phong cho chức Hồng Y nên ông Ngô Đình Diệm không muốn cho Phật giáo
treo cờ, sợ ảnh hưởng đến ông Thục, và để lấy điểm với Roma.
Chư tăng các chùa và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cực lực phản đối.
Nhưng chỉ nhận được sự đàn áp của chánh quyền Diệm. Trước tình thế đó, để đánh
động dư luận quốc tế về việc chánh quyền ở VN đàn áp tôn giáo , Hòa Thượng
Thích Quảng Đức đã vì pháp hy sinh, tự thiêu trước tòa đại sứ Cam Bốt (nay là UBND Q3)
Xúc động trước tinh thần vì đạo của Hòa Thượng , đồng bào Phật tử đã nổi dậy, biểu tình phản đối với tinh thần Bất bạo động của thánh Gandhi. Và đã nhận được dùi cui, súng đạn của cảnh sát, xe tăng thiết giáp của quân đôi nhà Ngô. (của sư đoàn 18 gồm toàn lính theo công giáo) Xe tăng đã chà sát lên sinh viên học sinh, đồng bào Phật tử đi biểu tình. Bao nhiêu máu đã chảy , nước mắt đã rơi, bao nhiêu người, HS, SV đã bị bắt đi trong đêm tối và không bao giờ trở về nữa. Trong số những sinh viên phản đối chính quyền, có một người con gái tên là Nguyễn thị Mai, trong cuộc họp báo kể tội chính quyền Diệm, đã tự chặt cánh tay trái dâng lên đức Phật. Vụ việc này chấn động dư luận trong và ngoài nước. Cô được các thượng tọa gọi là Nhất chi Mai khi kể lại sự việc này. Từ đó các báo đều gọi cô là Nhất Chi Mai.
Thành ra hai câu thơ cuối còn có ý nghĩa là
Không phải mùa xuân đã đi qua, đêm tối sẽ che phủ. Trong màn đêm đó vẫn có một nhành mai nở. Trong đêm đen của hung tàn, bạo lực, một đóa hoa nhỏ bé và mềm yếu vẫn nở ra để phản đối cường bạo. Sắt thép không thể thắng được ý chí của một đóa hoa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGỘ 4
Bách trượng can đầu bất động nhân
Tuy nhiên đắc nhập vị vi chân
Bách trượng can đầu tu tiến bộ
Thập phương thế giới thị toàn thân.
NGHĨA
Gậy đầu ngàn thước chẳng lung lay
Tuy đã lên đây chưa thật đây
Đầu gậy ngàn tầm còn bước nữa
Thập phương thế giới hiện thân này.



LÔ SƠN
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều
Vị đáo sinh bình hận vị tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều.


Mù tỏa non Lô, sóng Triết giang (mù là sương mù)
Khi chưa đến đó hận vô vàn
Đến rồi cũng vân không gì khác
Mù tỏa non Lô sóng Triết giang.


Tác giả bài thơ này là Tô Đông Pha, một nhà thơ, một ông quan lớn, chức Đại Học sĩ. Vào thời của ông thiền rất thịnh hành. Rất nhiều quan chức, vua chúa cũng đến thỉnh giáo các thiền sư. Đối với nguời mới học, thiền là một cái gì đó rất cao siêu, khó hiểu, khó đến. Tợ như đỉnh núi chót vót, thanh cao chìm trong mây mù, biết nó ở đó mà không thể thấy, không thể đến. Còn cuộc sống ở duới dòng đời này thì đầy dẫy những ân, oán, hận thù, ghen ghét, tị hiềm, toàn là những âm mưu , tính toán. Nó luôn luôn sôi động , giận dữ như những con sóng trên dòng sông lớn :Triết Giang.
Tô Đông Pha, tuy là một quan lớn trong triều, nhưng ông vốn là một nguời thanh cao. nên dù thân ở nơi xô bồ, hỗn tạp như dòng chẩy Triết giang ồn ào dậy sóng mà mặt vẫn ngửng trông về đỉnh non Lô, nơi có các đình chùa, thiền viện. Muốn tìm hiểu về thiền thì thiền khó quá. Biết là nó hay đấy, thoát tục đấy, nhưng không tài nào hiểu nổi.
Mặc dù vậy, với ý chí của một nhà nho, trí tuệ của một học sĩ, và sự giúp đỡ của các thiền sư mà ông từng tham học. Một ngày nào đó Tô Đông Pha cũng đã vỡ ra cái điều mình muốn biết. À, thiền là như thế, tâm là như vậy, và cuộc đời là như thế đó. Khi đã liễu ngộ thiền rồi thì sao thấy cuộc đời nó nhẹ nhàng quá vậy? nguớc nhìn ra thì :
ủa đây chẳng phải là núi sao? non Lô đây mà. Còn kia chẳng phải là nuớc sao? sóng nuớc trừơng giang sao mà đẹp vậy.
Thế còn công việc? còn bổn phận của một Hàn Lâm Đại Học Sĩ ?
Ồ! chuyện nhỏ . Bữa nay phải gặp mấy nguời bạn cũ, uống một bữa cho thoả. Non xanh, nuớc biếc, bạn hiền, thơ hay, ruợu ngọt, không biết thuởng thức, phí cả cuộc đời.
Thế mai vào triều không sợ vua quở trách hay sao? không sợ bị cách chức à?
Ha ha, cách chức thì càng tốt. khỏi nhức đầu, khỏi lo sợ, khỏi áy náy khi không làm tròn trách nhiệm. lại có thì giờ ngao du đây đó, này non, này nuớc, này ruợu này thơ. tha hồ huởng thụ không bao giờ sợ thiếu.
Kho trời chung mà vô tận của mình riêng.

trang 10


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

HỌC ĐẠO 1
Học đạo tu thị thiết hán
Truớc thủ tâm đầu tiện phán
Trực xu vô thuợng Bồ-Đề
Nhất thiết thị phi mạc quản.


Nguời sắt mới mong học đạo màu
Dắt tay phân biện rõ tâm đầu
Thẳng về đuờng giác cao vô tận
Phải trái chi màng chuyện truớc sau



LẠC PHỐ HOÀN HUƠNG

Thiền sư Lạc Phố tu hành đã lâu năm. Một hôm thiền sư lên chào trụ trì, xin về quê. Quê của ngài ở cạnh Ngũ Hồ. Buổi trưa khi ngài về đến nơi thì nhà đã bị cháy, không còn nữa. Cha mẹ đều đã khuất. Ngài ngồi trên nền nhà làm bài thơ trên rồi nhập định mà tịch.
Khi đọc bài thơ này ta phải hiểu các ý sau:
- Trở về quê có nghĩa là trở về với bổn tánh, với trời đất. Lá rụng về cội, nuớc chảy về nguồn.
- Nhà là nơi nuơng tựa, là xác thân để ta tạm trú, tu hành.
- kẻ nô bộc tức là nguời mê, là đem chân tâm phục vụ xác phàm, phục vụ cho các thú vui vật chất

LẠC PHỐ HOÀN HƯƠNG

Quyết chí qui hương khứ
Thặng thuyền độ ngũ hồ
Cử cao tinh nguyệt ẩn
Đỉnh trác nhật luân cô
GiảI lãm ly tả ngạn
Trương phàm xuất chính đồ
Đáo lai gia đãng tận
Miễn tác ốc trung ngu.

Thiền sư Lạc Phố

(Nghĩa)

Quyết chí trở về quê
Lên thuyền vượt ngũ hồ
Ra đi khi trờI sáng
Cập bến lúc giữa trưa
Nhổ neo lìa bờ vạy
Dong buồm ra chính đồ
Đến nơi nhà sạch hết
KhỏI làm kẻ bộc nô.

Thông Thiền dịch nghia

trang 11


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

MỘT CÂU

Có một bài thơ của một thiền sư, làm chưa xong.
Tôi xin chép lại hầu quí đạo hữu. Vị Thiền sư bảo xin làm tiếp một câu, nhưng chúng ta không rành về thơ đuờng luật lắm, nên tôi đề nghị chỗ này hạ đuợc một câu xác đáng là đuợc.
Ai có ý kiến xin ghi câu của mình vào

Co chân đá bật miền huơng thuỷ
Cúi xuống nhìn xem trời tứ thiền
Sừng sững một thân không chỗ dựa
( xin tiếp một câu)


Theo quan niệm Phật giáo thì núi Tu Di đuợc vây quanh bởi biển nuớc thơm gọi là huơng thuỷ.
Cõi cao nhất là cõi tứ thiền.


NHÀN ĐÀM
Trong thiền học có một số câu cửa miệng các thiền sư thuờng dùng
Tôi xin nêu ra đây và luôn tiện giải thích ý nghĩa của nó.

Khi chạm đến chân lý, các thiền sư thuờng bảo " Đến chỗ ấy chớ nói, nói đầu mọc sừng"

Có nghĩa là : chân lý ngoài lời nói, ngôn ngữ, suy nghĩ v v ... , đừng có mà cố gắng giải thích.
Nếu giải thích tất sẽ sai giáo lý của Phật, mà giải thích sai tất nhiên không thể chứng ngộ, không thể thoát khỏi luân hồi. Mà chưa thoát khỏi luân hồi thì phải làm thân trâu ngựa để đền trả nợ áo cơm của thập phuơng tín thí. Do đó mà bảo " Nói thì đầu mọc sừng".

Có một câu cửa miệng của các thiền sư là "Hết sức mang đội, chẳng bày đầu sừng".
Chỗ này cũng vậy, không dám nói, nói đầu mọc sừng.
Cái giúp đỡ bạn, hết sức mang đội dùm bạn cái xác thúi của bạn, mà bạn chẳng thấy, chẳng biết, vậy đó là cái gì?
Tại sao lại phải thêm câu " Chẳng bầy đầu sừng"
Tại vì nó giúp đỡ bạn, mang đội dùm bạn, mà nó chẳng phải con trâu nên nó chẳng bầy đầu sừng.

trang 12


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

VẤN ĐẠO

Tùng hạ vấn đồng tử
Ngôn sư thái dược khứ
Chỉ tạI thử sơn trung
Vân thâm bất tri xứ


DướI thông hỏI chú tiểu đồng
Rằng thầy hái thuốc nên không có nhà
Núi này quanh quất không xa
Nhưng mây che khuất biết đâu là chốn đi.

CỬA TỔ
Tổ sư môn hạ tuyệt nhân hành
Thâm hiểm qua ư vạn nhẫn khanh
Thùy thủ bất năng không phí lực
Nhiệm giao đường thượng lục đài sanh


Cửa tổ không ngườI qua
Sâu thẳm hơn ngàn trượng
Buông tay chẳng làm không phí sức
Mặc cho sân trước nổI rêu xanh


Thiền

Thần thông cập diệu dụng
Vãn thủy cập ban sài


Nhật dụng không gì khác
Mình ta ta hòa chung
Việc việc không nắm bỏ
Nơi nơi chẳng trệ ngưng
Đỏ tía ai còn bảo
ĐồI núi bặt bụI hồng
Xách nước là diệu dụng
Bổ củI ấy thần thông


Bàng Uẩn

trang 13


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Thảo am ca

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

THẢO AM CA

Ngô cất thảo am vô bảo bối
Phạn liễu tùng dung đồ thùy khoái
Thành thờI sơ kiến mao thảo tân
Phá hậu hường tương mao thảo cái

Trụ am nhân trấn thường tại
Bất thuộc trung gian dữ nội ngoại
Thế nhân trụ xứ ngã bất trụ
Thế nhân ái xứ ngã bất ái

Am tuy tiểu hàm pháp giới
Phương trượng lão nhân tương thể giải
Thượng thừa bồ tát tín vô ngại
Trung hạ văn chi tất sinh quái

Vấn thử am hoạI, bất hoại
HoạI dữ bất hoạI chủ nguyên tại
Bất cư nam bắc dữ tây đông
Cơ thượng kiên lao dĩ vi tối

Thanh tùng hạ, minh song nội
Ngọc điện châu lâu vị vi đối
Nạp bì mông đầu vạn sự hưu
Thử thờI sơn tăng chung bất hội.

Trụ thử am hưu tác giai
Thùy khoa phổ tịch đồ nhân mãi
HồI quang phản chiếu tiện qui lai
Khoách đạt linh căn phi hướng bối

Ngộ tổ sư thân huấn bối
Kết thảo vi am mạc sinh thoái
Bách niên phao khước nhậm tung hoành
Bãi thủ tiện hành thả vô tội

Thiên chủng ngôn, vạn ban giải
Chỉ yếu giáo quân trường bất hội
Dục thức am trung bất tử nhân
Xả ly nhi kim giả bì đại

Thạch Đầu

Dịch nghĩa

THẢO AM CA


Ta cất am tranh không của báu
Cơm xong thong thả ngủ ngon lành
Khi thành chỉ thấy cỏ tranh xanh
Lúc hỏng lạI tìm cỏ tranh lợp

NgườI trong am, vẫn còn mãi
Không thuộc khoảng giữa, chẳng trong ngoài
Chỗ ngườI đờI trụ, ta chẳng trụ
Chỗ ngườI đờI yêu, ta chẳng yêu

Am tuy nhỏ, gồm pháp giới
Lão già phương trượng mớI hiểu nổi (Trưởng giả Duy Ma Cật)
Bồ Tát thượng thừa tin chẳng ngại
Hàng trung, hạ nghe đây lấy làm kỳ

HỏI am này hoạI, chẳng hoại ?
HoạI cùng chẳng hoạI chủ còn mãi
Chẳng ở nam, bắc lẫn Tây, đông
Nền móng vững vàng là rất chắc.

DướI tùng xanh, trăng rọi song
Ngọc điện, lầu châu nào dám đối
Ngàn buông, muôn gác, trăm việc thôi
Phen này sơn tăng toàn chẳng hội.

Ở am này, thôi tạo nghỉ
Mặc ai trảI chiếu mờI ngườI mua
HồI quang phản chiếu là trở về
Đạt suốt linh căn không theo,bỏ.

Gặp tổ sư, thân chỉ dạy
Kết cỏ làm am chẳng thoái lui
Cõi Trăm năm mặc sức tung hoành
Thỏng tay mà đi chẳng sinh tội

Ngàn lời nói, vạn câu giải
Chỉ cốt chỉ anh đừng mê muội
Muốn biết ngườI bất tử trong am
Hãy lìa bỏ xác thân tứ đại.

THẢO AM CA (do thuợng toạ Tuệ Đăng dịch)

Tự tay dựng lấy am tranh
Đơn sơ một nếp bảo trân đâu màng
Ăn xong đánh giấc ngon lành
Ngoài trong tươm tất, cỏ tranh ưa nhìn.
Một khi mưa gió bất bình
Lang thang vào núi đi tìm cỏ tranh
Đem về lợp lạI mái phên,
Trăm năm am chủ vui miền tịch liêu
Không gian dù có xoay chiều
ThờI gian vỗ cánh bay vèo chân mây
Mặc ngườI xuôi ngược đó đây
Rong tìm chỗ trú qua ngày trầm luân
An nhiên trong cõi vô cùng
Ta nghe bặt dứt trăm nghìn đam mê
Dòng thương gợn sóng gọi về
Ta nghe xa lạ như vừa mộng du
Am con trên đỉnh non mù
Hoát nhiên diệu dụng, hư phù hàm dung
Lão già phương trượng hội thông
Thượng thừa Bồ-Tát lặng thinh gật đầu
Riêng hàng trung, hạ ngu ngơ
“hoại hay bất hoại” thăm dò hỏi nhau
Am kia một buổI tiêu sơ
Chủ am còn đó đâu rời gót chân.
Phiêu bồng chi khắp tây đông
Bỏ trơ nền cũ dầy công đắp bồi
Vững vàng mép đá lằn vôi
DướI tùng thấp thoáng trăng soi bóng hàn
Lầu châu điện báu đặt ngang
Lấy gì tỷ giảo vớI phần vô vi
Màn che chăn ấm chi li
Dừng thôi muôn việc, tăng thì không tâm.
Ở đây dứt sạch vọng trần
Ai hay tương đãi ân cần đối nhau

Ta về xem lại mặt đầu
Linh căn rỗng suốt một bầu thái hư
Phúc duyên may gặp tổ sư
Dạy ta kết cỏ nhàn cư am nghèo

Thỏng tay như chú bé thơ
Nhi nhiên đi giữa cõi bờ tử sinh
Chỉ trong mỗI phút hiện sinh
Đừng cho bóng tốI vô minh tràn vào.

Tò mò muốn biết tăm hao
Của ngườI am chủ đã vào vô sinh
HỏI ra mớI biết sự tình
Đâu ngườI bất tử rờI “bình ấm thân”.

trang 16


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CÁC BÀI THƠ THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGỘ 5
Ngã hữu thần châu nhất lõa
Cửu bị trần lao cơ tỏa
Kim triêu trần tận quang sinh
Chiếu kiến sơn hà vạn đóa

(nghĩa)

Ta có một viên ngọc thần
Vôn xưa bị nhuốm bụI trần
Sáng nay sạch bụI, sáng trưng
Soi thấy nghìn trùng non nước.


Mỗi nguời chúng ta ai cũng có một viên ngọc trong tâm, nhưng bị những đam mê, ganh ghet, giận hờn v v... làm mờ tối đi, như viên ngọc bị bụi bặm che phủ nên không phát ra ánh sáng đuợc.
Ngày nay, nếu ta chịu khó lau chùi kỳ cọ, thì những vết dơ bám trên viên ngọc sẽ hết, và ánh sáng của viên ngọc sẽ toả ra. Nhìn vào nó ta sẽ thấy cả thê giới này.
Cũng như vậy, nếu ta bỏ đuợc những đam mê, tị hiềm, ganh ghét v v... thì tâm sẽ sáng trưng và cả thế giới sẽ hiện trong tâm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách