Phật Học Tinh Yếu 1 - HT Thích Thiền Tâm

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Phật Học Tinh Yếu 1 - HT Thích Thiền Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Xã Hội Ấn Độ Trước Khi Phật Ra Đời
Nền Học Thuyết Ấn Độ Trước Phật Giáo
Dòng Dõi Đức Phật
Đức Thích Tôn Trước Khi Thành Đạo
Đức Thích Tôn Sau Khi Thành Đạo
Kinh Điển Đạo Phật
Sự Phân Phái Của Đạo Phật
Giáo Nghĩa Các Bộ Phái
Tiểu Thừa Và Đại Thừa


Tiết I: Ý Nghĩa Tiểu Thừa, Đại Thừa

Khi đức Phật còn ở đời, vì tùy trình độ của mọi người, mà Ngài thuyết pháp có cạn sâu, cao thấp. Lại đôi khi, thính chúng tuy cùng nghe một giáo lý, nhưng sự lĩnh hội của mỗi người có thấp cao, rộng hẹp không đồng. Nhân đó, về sau mới nảy sinh ra sự phân biệt giữa Đại thừa (Mahàyàna) và Tiểu thừa (Hìnayàna).

Đại thừa là gì? Một lời tổng quát, đó là "giáo pháp dạy tất cả hữu tình thành Phật". Đứng về phương diện phân tích, chữ "Thừa" là vận tải, vận độ, nghĩa là chuyên chở. Giáo lý của Phật dạy có đủ công năng, phương pháp, dắt đường chỉ lối, chuyên chở chúng sanh từ cõi trần lao phiền não đến cảnh thanh tịnh an vui, từ biển sống chết luân hồi đến bến niết bàn giải thoát, nên gọi là "Thừa".

Trong danh từ Tiểu thừa, chữ "Tiểu" có những nghĩa: hẹp, nhỏ, thấp. Nghĩa "hẹp" của Tiểu thừa, là chỉ cho quan niệm của người tu duy lo tự độ, tự đưa mình đến chỗ giải thoát, không đoái hoài đến bao nhiêu chúng sinh khác đang ở trong biển trầm luân. Có điều nên phân biệt, nếu người nào có hoài bảo tha thiết độ sanh, tuy dùng pháp Tiểu thừa để giáo hóa, song thật ra lại thuộc về tâm niệm Đại thừa. Và những kẻ tuy ở nơi non cao rừng thẳm, không tiếp xúc với đời, nhưng có bi nguyện tự độ để độ tha, cũng thuộc về tâm niệm Đại thừa. Nghĩa "nhỏ" của Tiểu thừa, là chỉ cho giáo pháp cạn cợt, chỉ thích hợp, hóa độ được một hạng người, không thích hợp, hóa độ được mọi tầng lớp chúng sinh. Điểm cạn cợt này, là sự chấp nhận trong phạm vi giáo pháp Tứ đế, Thập nhị nhân duyên. Một điều nên nhận định, tiểu pháp không thể bao hàm đại pháp, nhưng trái lại đại pháp bao hàm tiểu pháp; vì thế Tứ đế, Thập nhị nhân duyên cũng là một phương tiện trong sự độ sinh của Đại thừa. Nghĩa "thấp" của Tiểu thừa, là chỉ cho giáo pháp đưa người đến quả vị thấp của Thanh Văn, Duyên Giác, không đưa đến quả vị cao siêu cứu cánh của Phật đà. Giáo pháp này cũng chính là Tứ đế, Thập nhị nhân duyên. Tóm lại "Tiểu thừa" có ba ý nghĩa: "sự vận tải hẹp, nhỏ, thấp", như trên.

Phản ảnh lại, danh từ Đại thừa cũng có ba nghĩa: rộng, lớn và cao. "Rộng" là độ mình và tất cả chúng sinh; "lớn" là đủ các pháp môn thích hợp với mọi căn cơ; "cao" là đưa loài hữu tình đến quả vị Vô thượng chánh giác. Cả hai danh từ Tiểu thừa, Đại thừa, nếu mỗi bên thiếu một trong ba ý nghĩa trên, thì không thể thành lập.

Đại thừa, tiếng Phạn gọi là Ma ha Diễn Na (Mahàyàna). Đầu tiên, danh từ này không có tính cách để đối chọi với Tiểu thừa, đại ý của nó là chỉ cho những giáo lý cao thâm, những pháp môn rộng lớn có công năng độ khắp chúng sinh mà thôi. Vì thế, trong kinh Đại thừa vẫn có những danh từ thuộc Tiểu thừa, và trong kinh Tiểu thừa ta cũng thường thấy những danh từ thuộc Đại thừa. Khi đức Thế Tôn còn ở đời, giáo pháp của Ngài tuy hàm ẩn cả Đại, Tiểu thừa, nhưng trong giáo đoàn vẫn hòa hợp tu hành, không có sự phân biệt lớn nhỏ, cao thấp. Khoảng thời gian 600 năm sau Phật diệt độ, tuy chư Tăng chia thành nhiều bộ phái, song cũng không có sự đối lập giữa Đại, Tiểu thừa. Trong các chi phái thuộc ba hệ thống Hữu Bộ, Đại Chúng và Độc Tử, có nhiều vị nghiên cứu kinh luận Đại thừa. Như ngài Chân Đế nói: "Giáo đồ của Đại Chúng Bộ ở thành Vương Xá cũng học hỏi truyền bá những kinh điển Đại thừa như Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Thắng Mang, Duy Ma, Kim Quang Minh, Bát Nhã..."

Nhưng từ 600 năm sau Phật diệt độ trở đi, do tư tưởng tiến triển của quần chúng, do hoàn cảnh, nhân duyên, sự phân biệt và đối lập giữa hai tập đoàn lớn trong Phật giáo lâm vào tình trạng không thể tránh khỏi.

Tiết II: Khởi Nguyên Phân Biệt Giữa Hai Phái

Nhân duyên phân biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa, đại ước có ba điểm:

1. Do hoàn cảnh: Đại thừa Phật giáo bột hưng, một phần do ảnh hưởng của hoàn cảnh bên ngoài. Xét theo lịch sử, từ đời A Dục Vương về sau, quần chúng miền Bắc Ấn thường giao thiệp với dân tộc hai xứ Hy Lạp, Ba Tư. Những nhà học Phật ở Bắc Ấn lúc ấy càng ngày càng đông. Do sự tiếp xúc với ngoại nhân, họ dần dần chịu ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo của hai xứ đó, nên có nhiều nhà học Phật chủ trương sùng bái cầu nguyện. Bởi nguyên nhân này, thuyết tha lực vãng sanh đã sẵn có trong kinh điển Phật giáo được đề khởi lên. Thời bấy giờ, phong trào cầu vãng sanh về cõi Đâu Suất của Di Lặc Bồ tát, cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, cõi Lưu Ly của Phật Dược Sư, cõi Diệu Hỷ của Phật A Súc Bệ rất thịnh hành. Trong đây chỉ có thuyết vãng sanh Cực Lạc là được lưu thông hơn cả. Người ta gọi phong trào này là Chủ tình đại thừa giáo.

Mặt khác, sau Phật diệt độ 500 năm, các phái ngoại đạo dần dần phục hưng, lý thuyết của họ càng ngày càng được cải cách thêm đến mức siêu việt. Song song với phong trào đó, kho tàng Phật giáo cũng phải được khai thác triệt để, mới có thể đối phó với ngoại đạo và giải quyết đầy đủ mối nghi ngờ của học giả. Vì thế, Đại thừa Phật giáo phải ra đời để thích ứng với thời đại.

2. Do trào lưu tư tưởng: Khởi nguyên tư tưởng Đại thừa Phật giáo lẽ dĩ nhiên đã có từ khi đức Như Lai còn tại thế. Sau khi đức Thế Tôn diệt độ 100 năm, giáo đoàn đạo Phật chia thành Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ, rồi dần dần phát sinh ra các chi phái. Giáo nghĩa của các bộ phái đó phần nhiều bao hàm cả đạo lý Đại thừa. Tư tưởng của học giả cũng biến thiên theo trào lưu, từ đời A Dục đến đời Ca Nị Sắc Ca, quan niệm Đại thừa giáo càng ngày càng phát hiện thêm rõ rệt.

Trên phương diện địa lý, tư tưởng này bắt nguồn từ xứ An Đạt La thuộc Nam Ấn Độ. Giáo nghĩa nẩy nở đầu tiên là Ma Ha Bát Nhã, phát xuất từ Đại Chúng Bộ. Trong kinh Bát Nhã có đoạn Phật dự ký: "Sau khi Như Lai niết bàn, kinh này được truyền về phương Nam, rồi từ đó lưu chuyển đến phương Tây và lên phương Bắc". Lời dự ký này đã chứng minh cho Đại thừa Bát Nhã xuất phát từ phương Nam. Đại thừa Phật giáo ở Bắc Ấn Độ phát nguyên từ địa phương nào, sự kê khảo chưa được chính xác. Nhưng theo ngài Huyền Trang thì tại xứ Câu Tát La (Kosala), kinh điển Đại thừa rất nhiều, Phật pháp ở đây cực thịnh và được truyền bá đi các nơi khác. Hoặc giả địa phương này là chỗ phát nguyện của Đại thừa Phật giáo miền Bắc Ấn chăng?

3. Do các học giả phát khởi: Sau khi Phật diệt độ, một mặt do trào lưu tư tưởng dần dần biến thiên, nên sự đòi hỏi thích ứng với quan niệm quần chúng càng ngày càng thêm cần thiết. Mặt khác, giáo nghĩa của ngoại đạo cũng dần dần được cải tiến, họ biết rút lấy cái hay của các phái khác trong ấy có cả đạo Phật, để bổ khuyết thêm cho học thuyết của mình. Vì thế, lập luận của họ càng ngày thêm vững vàng, trong đó các phái Thắng luận, Số luận, Phệ đàn đà luôn luôn bài xích Phật giáo. Giữa lúc ấy, phần đông chư Tăng lại thiên về khuynh hướng giải thoát, bảo thủ lấy truyền thống xưa, nên thanh thế Phật giáo dần dần thấy sút kém trước ảnh hưởng của ngoại đạo. Để cứu vãn tình thế và thích ứng thời cơ, sau Phật diệt độ 700 năm, hai ngài Mã Minh, Long Thọ nối nhau xuất hiện, trứ tác các bộ như: Đại Thừa Khởi Tín Luận, Đại Trang Nghiêm Luận Kinh, Trí Độ Luận, Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Trung Quán Luận, để phát huy ý nghĩa đại thừa Phật giáo. Kế tiếp sau hai ngài, có các vị như Đề Bà, La Hầu La, Bạt Đà La, Vô Trước, Thế Thân, cũng cực lực đề xướng đạo lý này.

Xét ra, đứng về mặt bao quát, Đại thừa kiêm cả Tiểu thừa. Nhưng Đại thừa giáo sở sĩ được biệt lập là để đối kháng với quan niệm bảo thủ và xu hướng tự giải thoát của phần đông chư Tăng thời bấy giờ. Nhưng hoàn cảnh hoặc trào lưu tư tưởng chỉ là nhân duyên phát khởi, mà thành quả lại do sự xướng lập của chư đại đức Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân. Cho nên người sau thường gọi các ngài là những nhà cách mạng Phật giáo.

Vậy, khởi nguyên của Đại thừa Phật giáo là bởi ba lý do trên. Quan niệm phân biệt, khen chê giữa Đại thừa và Tiểu thừa sau này, thật ra cũng có. Nhưng sự đối lập giữa hai tập đoàn lớn trong Phật giáo, là một lẽ tất nhiên của thời đại, mà dù muốn dù không, người ta vẫn không thể tránh.
Tiết III: Những Điểm Sai Biệt Của Hai Phái

Đứng về phương diện lịch sử mà nói, sự đối lập giữa Tiểu thừa và Đại thừa có ba nguyên nhân như trên. Nhưng về phương diện lập thuyết, thì hai phái hoàn toàn khác nhau từ chỗ phát tâm đến giáo, lý, hạnh, quả. Trong Trí Độ Luận, ngài Long Thọ nói: "Phật pháp đồng một vị, đó là vị giải thoát. Trong vị giải thoát này có hai thứ: một là chỉ vì mình, hai là vì tất cả chúng sinh. Cho nên, tuy đồng cầu giải thoát, mà có sự lợi mình và mình người đều lợi khác nhau. Vì thế, mới có sự sai biệt giữa Tiểu thừa, Đại thừa". Xem đây thì biết, sự khu phân của hai phái không phải chỉ thuộc trên nguyên nhân, mà còn trên phương diện chủ thuyết. Căn cứ theo Nhập Đại Thừa Luận của ngài Kiên Ý, và xét qua chủ trương lập thuyết đôi bên, ta có thể chia sự sai biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa thành tám điểm như sau:

1. Tâm lượng: Hàng Tiểu thừa tâm lượng hẹp hòi, gấp cầu giải thoát mọi sự khổ não trong đường sinh tử. Họ chỉ biết độ cho mình hơn là độ cho kẻ khác. Hàng Đại thừa tâm lượng rộng rãi, quyết đạt đến lý tưởng tự lợi lợi tha. Hơn nữa, họ còn lấy việc lợi tha làm chủ đích.

2. Căn cơ: Tiểu thừa là hàng căn tánh tối chậm, chỉ tin hiểu những tiểu pháp như Tứ đế, Thập nhị nhân duyên. Đại thừa là hạng có thắng giải đại tánh, không thích tiểu pháp mà ưa thọ trì những đại pháp như: Ngã pháp câu không, Duyên khởi như huyễn.

3. Nhân sinh quan: Tiểu thừa khuynh hướng về nhân sinh quan vô thường, nhiều khổ não. Vì vậy, họ chủ trương phá tan tiểu ngã, mong sớm chứng vào thể tánh vắng lặng, và lấy đó làm chỗ giải thoát an vui. Đại thừa cũng bắt đầu từ quan niệm ấy, nhưng lại hiểu rằng các pháp như huyễn, chúng sinh chính là tự tánh của mình. Cho nên lập thuyết của họ là phá chấp trên ngã, pháp, để khuyếch trương đại ngã, không cần phải lìa đời xa lánh chúng sinh, mà vẫn được giải thoát tự tại.

4. Vũ trụ quan: Tiểu thừa đối với vạn hữu thì cuộc hạn trong phạm vi hiện tượng luận sinh diệt, yếu tố để giải thích của họ duy có 75 pháp. Sự chứng biết của Tiểu thừa cũng chỉ trong vòng tam thiên đại thiên thế giới, cho nên họ không tin có tha phương Tịnh độ. Đại thừa thì ngoài hiện tượng sai biệt, còn thuyết minh chân như bình đẳng không sinh diệt để đạt đến bản thể luận. Yếu tố để giải thoát vạn hữu của họ gồm có 100 pháp. Họ tin nhận rằng, ngoài thế giới này còn có vô số uế độ và tịnh độ như vi trần. Tất cả đều là thể Như huyễn tự tánh thanh tịnh tánh.

5. Quan niệm Tam bảo: Về Phật bảo, hàng Tiểu thừa chỉ chấp nhận đức Thích Ca Mâu Ni và chư Phật của cõi Ta Bà, không tin có các đấng Như Lai ở tha phương thế giới. Về Pháp bảo, họ duy tính thuận những kinh Tiểu thừa như A Hàm, Pháp Cú..., không tin nhận những kinh Đại thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa. Về Tăng bảo, họ chỉ hiểu biết các bậc A la hán như Xá Lỵ Phất, Mục Kiền Liên...., không chấp nhận các bậc Bồ tát tha phương như: Phổ Hiền, Dược Vương, Nguyệt Quang, Thế Chí. Trái lại, Đại thừa tin nhận cả tiểu pháp lẫn đại pháp và ngôi Tam bảo ở cõi này cùng mười phương.

6. Tư lương tánh: Trên phương diện tu hành, hàng Tiểu thừa thiên về huệ, y theo Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Tam thập thất đạo phẩm, mục đích để phá trừ ngã chấp, chứng quả nhân không. Còn hàng Đại thừa thì y theo lục độ vạn hạnh gồm tu phước huệ, phá cả ngã chấp lẫn pháp chấp, chứng quả nhị không.

7. Thời gian tánh: Về Tiểu thừa, hàng Thanh văn phải từ ba đời đến 60 kiếp mới chứng quả A la hán; còn hàng Duyên giác phải tu từ bốn đời đến 100 kiếp mới chứng quả Bích Chi Phật. Còn bên Đại thừa phải dùng ba A tăng kỳ kiếp để tu sáu độ và 100 kiếp để tu nhân tướng tốt, mới chứng quả Phật.

8. Quả chứng: Giải thoát của Tiểu thừa là tiêu cực. Họ muốn lánh khỏi mọi sự khổ não ở hiện tại mà thể nhập vào cảnh không tịch. Cho nên mục đích chung cuộc của họ là cầu lấy quả A La Hán hoặc Bích Chi Phật. Giải thoát của Đại thừa là tích cực. Họ hiểu rằng phiền não vốn không và trong chúng ta có đủ đức tướng, trí huệ của Như Lai cùng vô lượng công đức. Vì thế họ lấy địa vị Phật đà làm lý tưởng chung cuộc. Về chúng sinh, Đại thừa quyết độ tất cả đều thành Phật. Về thế giới, họ quyết biến cõi uế ác thành cảnh thiện mỹ, trang nghiêm. Cho nên mục đích của Đại thừa gồm trong câu: "Trang nghiêm Phật độ, thành tựu chúng sinh".
http://www.adidaphat.net/phathoc/phaplu ... apterID=15


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Phật Học Tinh Yếu 1 - HT Thích Thiền Tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Phật Học Tinh Yếu 2 - HT Thích Thiền Tâm
Chúng Sinh Trong Ba Cõi
Thân Trung Hữu và Sự Thọ Sanh
Thế Giới Quan Của Đạo Phật
Cõi Đại Thiên Và Thời Kiếp
Từ Đức Thích Ca Đến Phật Di Lặc
Các Chủng Loại Thế Giới
Biển Thế Giới Hoa Tạng
Pháp Giới Tổng Luận


Tiết I: Uế Độ Và Tịnh Độ

Trong các thâm kinh như Phạm Võng, Pháp Hoa, đức Thế Tôn đã từng có lời khuyên phải dè dặt không nên đem pháp đại thừa nói cho hạng tiểu cơ, hoặc những kẻ kém lòng tin, thiếu căn lành nghe; vì e họ không liễu giải rồi sanh lòng phỉ báng mà mang tội. Bởi sự tin hiểu của phàm phu không ngoài các giác quan như mắt thấy, tai nghe; những cái gì vượt quá tầm tri thức thông thường, tất họ không chấp nhận. Song lắm khi các việc ta chưa thấy, chưa hiểu nổi, thật ra nó chẳng phải không có, chỉ do ta thiếu sự bác lãm, hoặc kém trí suy luận mà thôi. Như trước kia, vì chưa tiếp xúc với xúc với nền khoa học cơ giới của Tây phương, người Đông phương nghe một đôi kẻ thuật lại những việc khác lạ ở các nước văn minh, đều cho là đi xa về nói dối. Và bởi chưa mục kích về hiện tượng thuộc khoa học huyền bí của Đông phương, người Tây phương cho những bùa chú của Đông phương là mê tín dị đoạn. Thật ra giữa thế gian này cũng có những việc mê tín dị đoan, song cũng có những hiện tượng mà các nhà mệnh là bác học cũng ngơ ngác không giải thích nổi. Việc hiện tại mà còn như thế, huống là những việc cao xa? Trong các kinh Phật nói, nhứt là kinh điển Đại Thừa, có những sự lý mà bậc huệ nhãn A la hán không thấy hiểu được trừ bậc đăng địa Bồ tát và hàng phàm phu hay Thanh văn, Duyên giác có tín căn Đại Thừa. Vì thế, đối với kinh nghĩa Đại Thừa, có kẻ không tin hiểu nổi rồi cho đó là những điều tưởng tượng; lại có người hiểu không thấu suốt rồi giải thích sai lầm. Phạm vào các lỗi này, có khi là những học giả giỏi về thế pháp muốn nghiên cứu qua tôn giáo, có khi là hàng Phật tử tại gia, một đôi khi là những vị xuất gia kém thông hiểu.

Vì những lý do trên, nên khi sưu khảo kinh tạng để viết về chương Chủng loại thế giới, bút giả đã đôi ba phen băn khoăn, ngần ngại... Song nghĩ lại, pháp Đại Thừa của Phật chẳng lẽ không được tuyên dương, biết đâu có nhiều người tin nhận được mà mình không diễn dịch cũng là một điều phụ với bi tâm của Phật?

Bởi suy xét như thế, bút giả mới đem tâm thành thật và sự phô diển thô sơ mà viết ra chương này. Lòng tin cố nhiên là điều không thể ép buộc, nhưng mong rằng khi xem qua bản chương, những điều nào mà duyệt giả chưa thể chấp nhận, cũng xin thong thả đừng vội chê bai, vì đây là lời trích dịch theo kinh Phật, người muốn học Phật phải tiềm tâm suy nghĩ kỹ. Và đó mới là thái độ trung thật của nhà học giả.

Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật bảo: "Này A Nan! Hư không sanh trong tâm ông ví như một áng mây nhỏ điểm giữa khoảng trời xanh rộng lớn bao la, huống chi vô lượng thế giới ở trong hư không ư?". Các kinh khác cũng cho ta biết rằng, ngoài cõi Ta Bà còn có nhiều thế giới khác, và trong biển tánh chân như có vô biên quốc độ, gồm các cõi tịnh và uế.

Thế nào là Tịnh độ? Tịnh độ là một cõi mà từ người đến cảnh đều trong sạch đẹp lành. Về phương diện người, tức là phần chánh báo, có những điều kiện như sau: 1. An vui không bịnh. 2. Thọ mạnh lâu dài. 3. Thân tướng xinh đẹp. 4. Không có sự giàu, nghèo, sang hèn cách biệt nhau. 5. Tâm tánh nhu hòa, ý chí cao thượng. 6. Đạo tâm không lui sụt. 7. Người đều hóa sanh, không có sự uế nhiễm về nam nữ, sanh dục. 8. Không có trẻ, già, mạnh, yếu khác nhau. 9. Không có các sự nhơ nhớp như nước mắt, nước mũi, mồ hôi, đàm dãi, đại tiểu tiện. 10. Đạo đức tinh thần, trí huệ thông suốt. 11. Không có các nỗi khỗ về tinh thần, thể chất. 12. Sự ăn thọ dụng đều tự nhiên. 13. Có đủ huệ nhãn, chánh kiến. 14. Có ngũ thông hoặc lục tông. 15. Thường trụ nơi chánh định.

Về phương diện cảnh, tức là phần y báo, lại có những điều kiện như sau: 1. Đất đai bằng phẳng, do bảo chất hợp thành, không có sông, biển, núi, gò, chông gai, hầm hố. 2. Không có các nạn cảnh như: chiến tranh, bão, lụt, động đất, nắng hạn, dịch khí, đói khát, sấm sét, sa mù. 3. Khắp nơi đều trong tạnh sáng suốt, không cần ánh quang minh của mặt trời, mặt trăng, đèn đuốc, và không có ngày đêm. 4. Khí hậu thường mát mẻ điều hòa, không có các thời tiết nắng, mưa, nóng, lạnh. 5. Tất cả vật kiện đều khéo đẹp tinh khiết, không mục nát hư hoại. 6. Đường sá, lan can, cây, hoa, đều nghiêm chỉnh xinh đẹp, có hàng lối. 7. Điện các, lâu đài đều nguy nga tráng lệ, hóa hiện tự nhiên, không cần phải dùng sức người kiến trúc. 8. Âm nhạc vi diệu không cần người hòa tấu, muốn nghe liền tự trỗi lên, không thích nghe lại tự yên lặng. 9. Trừ loài người ra, không có thú dữ, ruồi, rắn, rít, độc trùng, cùng những loại động vật khác, duy có các thứ chim đẹp lạ do thần lực của Phật, hoặc Bồ tát hóa hiện. 10. Khắp nơi có nhiều ao thất bảo, trong ấy nước bát công đức đầy dẫy, các hoa sen đủ màu sằc, màu nào phóng sáng nấy. 11. Nước ở các ao trong sạch ngọt thơm, tùy ý người mà lên, xuống, ấm mát. 12. Tất cả cảnh vật, khí dụng đều do từ một thứ báu đến nhiều thứ báu hóa thành. 13. Thường có mưa hoa đúng thời rơi xuống. 14. Người tuy tăng thêm, nhưng quốc độ không chật hẹp, vật dụng không thiếu hụt. 15. Thường có Phật, Bồ tát ứng hiện giáo hóa, không bị nạn ngoại đạo tà ma.

Những cõi nào có đủ điều kiện người và cảnh như trên, mới thật đúng là Tịnh độ. Ngoài ra nếu các cõi chỉ có phần ít thanh tịnh, chưa được viên mãn, chỉ tạm gọi là Tịnh độ trên phương tiện giả lập mà thôi. Như thế giới hoàng kim theo người đời hằng mơ ước, hoặc cõi này vào lúc nhơn thọ 84000 tuổi, cũng có thể tạm gọi là nhơn gian Tịnh độ.

Sao gọi là Uế độ? Đây là cõi mà từ người đến cảnh đều không trong sạch an lành. Như phần người, về thân thì có sự suy già, thô sấu, tật bịnh, đủ các điều nhơ nhớp; về tâm lại có những phiền não, dục nhiễm, ác kiến. Phần cảnh, thì có những hầm hố, gai chông, bùn lầy, sạn sỏi, muỗi mòng, rắn rít, ác thú, độc trùng, thiên tai, nhơn họa. Tóm lại Uế độ là cõi có những điều kiện trái hẳn với Tịnh độ.

Những cõi Tịnh độ đều do công đức, nguyện lực của Phật, Bồ tát, cùng thiện nghiệp của dân chúng cõi đó cảm hiện. Còn Uế độ là do nghiệp bất tịnh của chúng sanh nơi ấy tạo thành.


Phật Học Tinh Yếu 3 - HT Thích Thiền Tâm
Xuất Phát Ðiểm Của Ðạo Phật
Phật Giáo Với Gia Ðình
Phật Giáo Với Xã Hội
Khái Yếu Về Tam Quy
Khái Yếu Về Ngũ Giới
Yếu Nghĩa Về Thập Thiện
Ăn Chay
Luân Hồi Và Nhân Qủa


Ở Việt Nam, không những Phật giáo, mà trong các tôn giáo khác cũng có nhiều người ăn chay. Riêng về đạo Phật, tuy phần đông đều dùng chay lạt, song ít ai hiểu xác đáng sự lý của việc này. Về phần sự, có người ăn chay kỳ không trúng ngày tháng, hoặc không kiêng cữ hành, hẹ, tỏi, kiệu, có kẻ lại gia vị vào các thứ như tôm khô, hào khô. Do đó nên công đức không được toàn vẹn. Về phần lý, nhiều người không hiểu nguyên do chánh đáng của việc ăn chay, hoặc lầm tin theo tà thuyết, hay tưởng ăn chay nhiều là tu nhiều rồi sanh lòng ngã mạn. Do chỗ phát tâm không chánh ấy, nên kết cuộc sự thật hành cũng không bền. Ngoài ra, có vị đem lòng nghi cho thuyết ăn chay là do tập tục của Trung Hoa đặt ra, chớ không phải chính Phật nói, bằng cớ là những vị ở các xứ thuộc Nam tông Phật giáo vẫn ăn mặn mà cũng chứng thánh quả. Sở dĩ có mối nghi đó, là vì họ chưa hiểu rõ nghĩa phương tiện của Nhị thừa và nghĩa chân thật của Ðại thừa. Lại có người nghi rằng: có lẽ khi xưa Phật cũng ăn mặn, vì khi đi khất thực, dân chúng cúng thức gì dùng thức ấy, tại sao ta bắt buộc phải ăn chay? - Xin đừng đem tâm chúng sanh mà trắc lượng việc ấy, vì chúng ta là phàm phu không thể sánh với Phật là bậc đại giải thoát, có đầy đủ thần thông phương tiện trong khi hóa độ hữu tình. Vã lại, trong các kinh liểu nghĩa, đức Thế Tôn đã nêu rõ nguyên nhân hợp tình lý của sự không dùng huyết nhục, khuyên bảo đệ tử nên dùng chất thanh đạm, thì ta cứ y theo lẽ phải và lời Phật dạy mà thật hành. Hơn nữa, theo kinh Ương Quật Ma, thì chẳng những riêng đức Thích Ca, mà tất cả chư Phật đều không dùng huyết nhục.

Ðể giúp người học Phật trên phương diện tiến tu, trong đây trình bày các sự lý, lời khuyên của Như Lai cùng cổ đức về việc ăn chay, giới sát, phóng sanh. Mong rằng các mục nơi bản chương có thể đem lại cho duyệt giả những điều hữu ích.

heo Phật giáo, ăn chay có những ý nghĩa như sau:

1- Vì lòng thương xót chúng sanh: Ðã là loại hữu tình, loài nào cũng biết đau đớn buồn khổ và ham sống sợ chết, trừ những duyên cớ riêng biệt. Chính mình khi bị vấp ngã hay đứt tay một chút, còn cảm thấy đau đớn, huống chi là cảnh đâm chém, đập giết, thiêu nướng, xẻ thịt, banh da! Như thế tại sao ta lại nỡ an nhiên vui vẻ, ăn uống trên sự đau khổ vô hạn của chúng sanh? Chính mình khi s?p b? gi?t dã khóc thuong s? hãi, ho?c ngu?i thân b? gi?t thì cũng xót xa, oán hận, đau buồn! Như thế tại sao ta lại nỡ làm cho chúng sanh khác sợ hãi đau thương lúc sắp bị giết, bị chia ly cùng quyến thuộc? Ðức Phật là đấng đại từ bi, nên người con Phật thể theo lòng từ bi đó mà ăn chay, để tránh việc trực tiếp hoặc gián tiếp sát sanh đầy thê thảm ấy. Trong kinh Lăng Già, đức Thế Tôn bảo Ðại Huệ Bồ Tát: "Những người ăn thịt đoạn hết hạt giống đại từ. Ta xem chúng sanh luân h?i trong sáu n?o, d?i d?i làm cha m? anh em chồng vợ con cái lẫn nhau. Chúng sanh ăn thịt nhau, toàn là ăn thịt lục thân quyến thuộc của mình. Thế mà loài hữu tình mơ màng không biết, thường sanh lòng giết hại, làm cho nghiệp khổ thêm lớn, khiến nên mãi bị lưu chuyển trong đường sanh tử, không du?c thoát ly. K? không an th?t, s? du?c vô lượng công đức tụ. Nếu tất cả mọi người không ăn thịt, thì không ai giết hại chúng sanh. Do có người ăn thịt tìm hỏi để mua, nên mới có kẻ vì cầu tài lợi giết chúng sanh để bán. Cho nên kẻ ăn thịt cùng người giết chúng sanh để bán thịt, cả hai đều có tội".

2- Vì tránh ác báo của nghiệp sát: - Bởi tham miếng ngon, nên con người mới tạo nghiệp giết hại. Nhưng vì vô minh che lấp, không rõ thấu lý nhân quả, nên kẻ gây nghiệp sát đâu biết hành vi đó trở lại làm khổ chính mình. Theo lý nhân quả trong kinh, người tạo sát nghiệp, như nặng tất bị đọa vào tam đồ, nhẹ thì phải chịu nhiều đau bịnh, hoặc chết yểu, cùng sự khổ nạn về chiến tranh. Kinh Niết Bàn nói: "Tội sát sanh có ba bậc: thượng, trung, hạ. Nghiệp sát bậc hạ, là giết từ loài kiến cho đến tất cả bàng sanh. Người tạo tội nầy phải bị đọa vào tam đồ, chịu sự khổ về bậc hạ. Tại sao thế? Bởi loài nhỏ dù là con kiến, con muỗi cũng có chút căn lành, nếu giết nó thì phải chịu tội báo. Nghiệp sát bậc trung là giết từ phàm phu trong loài người cho đến bậc A Na Hàm. Người tạo tội nầy phải bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh, chịu sự khổ về bậc trung. Nghiệp sát bậc thượng là giết từ cha mẹ cho đến bậc A La Hán, Bích Chi Phật. Người tạo tội nầy, phải bị đọa vào đại địa ngục A Tỳ, chịu sự khổ về bậc thượng".

3- Vì muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần: - Trong mười pháp giới, nếu nói tóm tắt, duy có hai nẻo: phàm và thánh. Phàm phu tâm còn nhiễm ô phiền não, chư thánh tâm hằng sáng sạch lặng trong. Bởi thế cho nên hàng Phật tử muốn vượt phàm lên thánh, thoát nỗi khổ luân hồi, phải bỏ nhiễm về tịnh. Mà muốn được tịnh tâm, phải ngăn ngừa đừng cho sáu căn nhiễm sáu trần. Người nào ăn chay mà cảm thấy khó khăn, đó bởi do còn thích món ăn ngon, nghĩa là thiệt căn còn nhiễm vị trần. Vì thế, muốn dễ được tịnh tâm, người Phật tử nên tập lần từ ăn chay kỳ đến chay trường.

Có kẻ hỏi: - Tại sao bên Phật giáo Nam tông vẫn còn ăn mặn? Và nếu không thanh tịnh, tại sao những vị bên phái ấy lại chứng thánh quả? Xin đáp: - Ðức Phật vì tùy hoàn cảnh căn cơ, trong khi nói giáo pháp Nhị thừa, phương tiện tạm mở cho ăn ngũ tịnh nhục (không thấy giết, không nghe giết, không nghi giết, thịt con thú tự chết, thịt loài thú khác ăn còn dư). Nhưng đến khi thuyết qua giáo nghĩa Ðại thừa, ngài lại triệt để cấm dùng đồ huyết nhục, vì lẽ mất lòng từ bi bình đẳng, và gây nhân vay trả luân hồi. Như trong kinh Lăng Nghiêm, đức Thế Tôn còn khuyên không nên dùng đồ bằng da, bởi còn thọ dụng một thân phần của chúng sanh tức là còn mắc nợ nó, huống chi là thường ăn thịt? Trong kinh Ương Quật Ma, ngài Văn Thù Bồ Tát thưa: "Bạch Thế Tôn! Phải chăng nhân vì Như Lai tạng, nên chư Phật không ăn thịt? Ðức Phật bảo: "Nầy Văn Thù! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay sống chết luân hồi từng cùng làm lục thân quyến thuộc, thay đổi vô thường cũng như trò hát. Thân mình và thân loài khác đồng là chất huyết nhục, vì thế nên chư Phật không ăn thịt. Lại nữa, chúng sanh giới tức là ngã giới, thịt loài khác chính là thịt của mình, nên chư Như Lai không ăn thịt. Nầy Văn Thù! Như con bò tự chết, người chủ dùng da nó làm giày dép đem bố thí kẻ giữ giới. Như bậc giữ giới không thọ tức là pháp Tỷ khưu; nếu thọ trì tuy không phải phá giới, song thiếu tâm từ bi. Cho nên, không thọ dụng thân phần của hữu tình, tức là lần lượt lìa nhân duyên sát sanh vậy". Ðời Ðường bên Trung Hoa, Ðạo Tuyên luật sư giữ giới tinh nghiêm, nên chư thiên thường hiện thân ủng hộ. Cứ theo bộ Tuyên Luật Sư Cảm Ứng Ký, Tứ thiên vương thưa với Tuyên sư rằng: "Thuở đức Như Lai còn ở đời, một hôm ngài phóng ánh sáng lớn bảo các thiên, long, quỉ, thần: - Sau thời chánh pháp diệt tận, có nhiều vị Tỷ khưu chấp theo giáo tích Tiểu thừa của ta, không hiểu ý nghĩa Tỳ ni, bảo rằng ta cho các Sa môn ăn thịt. Vì thế, trong tăng già lam hiện ra cảnh tượng sát sanh cũng như lò thịt. Lại có các vị Tỷ khưu mặc đồ tơ lụa gần gũi nơi quán rượu dâm xá, không học ba tạng, chẳng giữ cấm giới, làm cho đạo pháp ta suy vi, thật đáng thương xót! Nên biết từ vô lượng kiếp đến nay, ta tu Bồ Tát hạnh đã xả bỏ đầu, mất, tủy, não, vì tâm từ bi không tiếc thân mạng để bố thí cho loài hữu tình, có lẽ nào lại bảo đệ tử mình ăn thịt chúng sanh? Ta niết bàn rồi, các Tỷ khưu thay thế ta làm thầy trời người dẫn dạy hữu tình khiến cho đắc đạo quả; có lẽ nào bậc thiên nhơn sư mà lại ăn thịt chúng sanh ư? Khi ta mới thành đạo, tuy trong luật có mở ra cho ăn năm thứ tịnh nhục, nhưng đó không phải thật là thịt của bốn loài, mà là thịt do sức thiền định bất tư nghì của ta biến hóa ra. Trong các kinh Niết Bàn, Lăng Già, ta không cho người trì giới ăn thịt. Nếu có Tỷ khưu nào bảo rằng trong Tỳ ni giáo, Phật cho ăn cá thịt, cho mặc áo tơ lụa, đó là lời ma thuyết, là phỉ báng ta!" Lời Phật đã dạy như thế, nếu ăn thịt cá mà không trước nhiễm cũng có thể chứng quả thánh như các vị bên Nam tông đã tu chứng. Nhưng nếu so hai phương diện ăn chay và mặn, thì ăn chay dễ đoạn nhiễm tâm hơn; đến như về nghĩa từ bi bình đẳng, bên ăn chay lại hoàn toàn hợp lý. Thế nên biết giáo nghĩa Nhị thừa chỉ là phương tiện tạm thời, giáo nghĩa Ðại thừa mới là chân thật cứu cánh. Vậy người tu nên hướng theo lẽ phải và xét lại năng lực của mình, đừng quá cầu cao tự cho là bậc viên dung tự tại, vội nói câu "Tửu nhục xuyên trường quá. Bất ngại bồ đề đạo" (Chất rượu thịt ăn vào cũng ra ngoài, không ngại chi đến sự giải thoát cả) mà lầm.

4- Vì để cho thân tâm nhẹ nhàng, dễ thật hành trên đường tu: - Ăn chay nếu đúng cách thì hợp với vệ sinh, và khiến cho thân tâm thanh tĩnh nhẹ nhàng thuận tiện trên đường tu tập. So lại thì khi dùng mặn, ta cảm thấy trong người nặng nề mệt nhọc, chất ăn khó tiêu hơn. Các nhà bác học hữu danh đông tây đã công nhận lẽ đó. Như ông Sénèque, một triết gia, đã nói: "Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay. Do đó loài người bị nhiều bịnh mà chết sớm". Những y khoa bác sĩ trứ danh như các ông: Soteyko, Varia Kiplami cũng bảo: "Trong các thứ thịt có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người". Và bà White, nhà nữ bác học, sau một cuộc thí nghiệm đã tuyên bố: "Các thứ hột, trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta. Các thức ấy chỉ cần nấu nướng một cách đơn giản, thì ăn vào hợp vệ sinh và rất bổ. Nó làm cho con người thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh được biết bao nhiêu là bịnh tật!" Chất máu thịt vốn là uế trược, hơn nữa loài thú khi bị giết sanh lòng uất hận, độc khí lưu trữ vào tế bào, hoặc gặp nhằm những con vật mang bịnh, như bịnh lao, bịnh sán..., nếu người ăn vào làm sao khỏi sanh đau yếu?

Có vị hỏi: - Nếu ăn chay cũng đủ sanh tố, tại sao tôi thường thấy người ăn chay trường phần nhiều đều có vẻ xanh và gầy? Xin đáp: - Ðó là do nhiều nguyên nhân khác biệt, không phải lỗi ở sự ăn chay; chẳng hạn như vấn đề tâm lý, hoặc không biết cách thức dùng chay. Về tâm lý, như có người ăn chay với tánh cách gắng gượng, mãi thèm những đồ mặn, lầm nghĩ rằng ăn chay thiếu sức khỏe, thường đem lòng lo lắng e ngại. Hoặc có người tu, mà chưa diệt được niệm tưởng mơ sắc dục, hoặc làm việc suy nghĩ quá nhiều. Những tâm trạng ấy có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, bằng chứng như ta thường thấy người nào trải qua một đêm lo nghĩ, sáng ra gương mặt họ hiện rõ vẻ tiều tụy bơ phờ. Về việc không biết cách dùng chay, như những người vì lỡ phát nguyện, nên ăn chay một cách bắt buộc lấy có, chỉ dùng tương chao, ít lát dưa, hoặc muối sả ớt cho qua bữa. Hơn nữa nhiều người quan niệm tu là phải khổ hạnh, nên không mấy chú ý đến việc ăn uống; hoặc kho đầu củ cải, vỏ dưa, chiên xơ mít, hay làm những thức ăn giống đồ mặn rất công phu, song thật sự không có bao nhiêu chất bổ. Ngoài ra, tập tục của các chùa Việt Nam thiên về sự tụng niệm cúng lễ, thường khi liền cả đêm ngày. Sự sanh hoạt của Phật giáo Việt Nam lại nghèo, chư tăng ni thiếu phương tiện học tập, phải dùng sức quá nhiều, nên vị nào khi học thành tài hầu hết đều suy gầy đau yếu. Ðó là đại lược những nguyên do khiến cho người tu thường kém sức khỏe, chẳng phải lỗi ở nơi không ăn cá thịt. Nếu ăn chay mà hợp cách, với lòng hiểu đạo hoan hỷ, và đường lối tu không thái quá bất cập, thì đã ít bịnh tật, lại thêm có lợi ích cho thân tâm.

Tóm lại, ý nghĩa của ăn chay là vì lòng từ bi, vì tránh ác báo, vì lìa trần nhiễm, vì thuận ích cho đường tu. Nếu lập cơ bản nơi bốn điểm nầy mà dùng chay, thì sự thật hành sẽ bền và tăng thêm phước huệ. Như trái với cơ bản đó, tất việc làm chỉ có tánh cách thời gian, khó bền bỉ, kết cuộc không được lợi ích gì thiết thật trên đường tu.


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách