Tranh 9: Phản Bổn Hoàn Nguyên (Trở Về Nguồn Cội)
Tranh 10: Nhập Triền Thùy Thủ (Thõng Tay Vào Chợ)

























Điều hành viên: phuoctuong
Bài này đáng đọc... hay thật!thientinh82 đã viết:Chén tuy đồng là chénChanhientam đã viết:Không phân biệt loại chénrua_chen_di đã viết:Rửa chén tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách rửa chén. Chén có nhiều loại(chén kiểu, chén nhựa,chén nhôm,...) và mức độ dơ cũng khác nhau và phải biết dùng nước rửa chén nào để rửa cho sạch.![]()
![]()
![]()
Chớ có thấy sạch dơ
Nước rửa hay không rửa
Không vì đó bận tâm
Rửa chén phải như thế
Mới chính "Rửa Chén Đi!"
Không phân tâm, BẤT NHỊ
Đó Tịnh Độ Di Đà
Ta đây nhiều kiếp chịu mê lầm
Chỉ, Bởi, Tại, Vì ... phân biệt thôi
Giá như đừng thấy Ta - Người khác
Đâu bị bụi trần vướng như nay
Tội!
Mỗi mỗi vẫn biện phân
Rửa - không tuy vẫn thế
Không rửa uổng lụy thân!
Rửa chén thì cứ rửa
Như thế vẫn Như thế
Tịnh - uế vẫn rõ ràng
Di Đà tướng - vô tướng.
Trầm luân do nhiều lẽ
"Đa sanh tập khí thâm"
Không tịch vẫn Ta - Người
Lại coi chừng hầm tối!
Tỉnh!
Mắt sáng phải thật sáng
Sáng vẫn phải còn đi
Đường trước không phải không
Không đi khác gì tối?
Pháp pháp tuy Như thị
Pháp pháp lại rõ ràng
Vô phân biệt chiếu khắp
Tịnh - Uế, thị - phi phân!
Thực!
Thấy!
Nhận!
Nhanh chóng không động thân bỏ Ta Bà Mạt pháp cầu về Cực Lạc Tây Phương!
Kính!
![]()
![]()
![]()
(trà Triệu Châu trệu trạo khó uống, sen Thích Ca lù lù khó thấy, lễ Hám Sơn rõ ràng khó nhận, mấy ai thực sự ngay đó "rửa chén đi!" mà không làm tổn hại mạng mạch, con đường tu tiến của vạn chúng?)
Nếu hiểu ý con nói là cao siêu thì cô đâu có làm bài thơ trả tâm về chỗ BẤT NHỊ.rua_chen_di đã viết:hihi! sao nói ra cái gì, ngừoi ta cũng hiểu qua 1 ý cao siêu hết vậy cà! Vậy là con biết được 1 điều, Cô Chân Hiền Tâm khi ăn cơm không còn xem chén đó sạch hay dơ mà mút cơm ăn!
Thôi khỏi! Đừng tặng chi cho Cô. Có in đậm lên để thấy thì Cô cũng không hiểu đó là cái gì. Thấy mà không hiểu thì có thấy hàng vạn lần cũng chỉ như đui mà thôi.rua_chen_di đã viết: Nhắn với cô Chân Hiền Tâm, hôm nào con mua tranh Thập Mục ngưu Đồ tặng cho cô, rồi con in đậm bức tranh thứ 9 và thứ 10 lên 100 lần, cô không cần đeo kiếng cũng thấy được!
Tranh 9: Phản Bổn Hoàn Nguyên (Trở Về Nguồn Cội)
Tranh 10: Nhập Triền Thùy Thủ (Thõng Tay Vào Chợ)
Gấu bự là ai thế! Nếu là Thiền Tịnh, thì càng khen thêm nữa! Đâu phải ai cũng được như vậy! Tuy đôi khi tập khí nóng nãi của y vẫn còn, nhưng hãy xem ý tốt hướng Đạo của y, nhiêu đó thôi cũng đủ chỉ cho hắn giải quyết nót tập khí đó rồi! Chủ yếu ai có duyên với hắn để chỉ cho hắn hiểu thôi!Chanhientam đã viết:Nếu hiểu ý con nói là cao siêu thì cô đâu có làm bài thơ trả tâm về chỗ BẤT NHỊ.rua_chen_di đã viết:hihi! sao nói ra cái gì, ngừoi ta cũng hiểu qua 1 ý cao siêu hết vậy cà! Vậy là con biết được 1 điều, Cô Chân Hiền Tâm khi ăn cơm không còn xem chén đó sạch hay dơ mà mút cơm ăn!
Cô biết đọc xong bài kệ, thế nào con cũng có một câu để cho đủ bộ móc câu. (Chưa làm đệ tử, nhưng có trò này là học sư phụ giỏi nhất). Nên cô mới có bài kệ cuối. Con không đọc sao? Bài kệ đó muốn nhấn mạnh : Cô chưa được vậy đâu. Vì Cô vẫn còn tâm phân ta - người, dơ - sạch, đẹp - xấu v.v... Nghĩa là Cô vẫn còn vướng trên tướng bên ngoài, nên vẫn chưa thể tự tại với sắc tướng. Chưa thể tự tại, nên chưa thể ăn cơm trong chén dơ, lướt trên nước như đi trên đất bằng v.v... như các bậc Tổ sư đã làm.
Thôi khỏi! Đừng tặng chi cho Cô. Có in đậm lên để thấy thì Cô cũng không hiểu đó là cái gì. Thấy mà không hiểu thì có thấy hàng vạn lần cũng chỉ như đui mà thôi.rua_chen_di đã viết: Nhắn với cô Chân Hiền Tâm, hôm nào con mua tranh Thập Mục ngưu Đồ tặng cho cô, rồi con in đậm bức tranh thứ 9 và thứ 10 lên 100 lần, cô không cần đeo kiếng cũng thấy được!
Tranh 9: Phản Bổn Hoàn Nguyên (Trở Về Nguồn Cội)
Tranh 10: Nhập Triền Thùy Thủ (Thõng Tay Vào Chợ)
Thỏng tay vào chợ nhìn thiên hạ
Quá giấc, chuông chùa đánh đã lâu
Chợ đông, người cũ, đường quên lối
Chuông chùa đã lặng, vẫn chưa về ...
Thân tặng Rua_chen_di.
Còn tay Gấu Bự, phát biểu đáng ghét vậy mà cũng khen. Chi Lạ!
Không phải!Ma Ha Bát Nhã đã viết:Thường thì nhiều người nhập nhằng giữ hai anh chàng.
1. Không khởi niệm Phân Biệt - Vô Phân Biệt Tâm - Căn Bản Trí - Đây là cách nhị thừa tịch diệt các niệm hay gọi là diệt thọ tưởng, nên nhiều người vẫn hay tìm cách hành này là chính. Nhưng chỗ tịch diệt này vẫn có giới hạn chính là các giới hạn A la hán khi nhập diệt Niết Bàn. Điều này Thiền Tông vẫn có thể khám phá được căn bản trí này, nhưng họ không dừng lại ở đó.
Rua_chen_di đã viết:Pháp Phật là PHÁP DUYÊN KHỞI. Nghĩa là TÙY DUYÊN, TÙY ĐỐI TƯỢNG, TÙY CĂN BỆNH mà có pháp. Việc của chúng ta là làm sao ứng dụng được pháp của Phật vào mình cho đúng. Đúng duyên thì pháp thành cam lồ. Không đúng duyên thì pháp thành độc dược."
"Rửa chén tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách rửa chén. Chén có nhiều loại(chén kiểu, chén nhựa,chén nhôm,...) và mức độ dơ cũng khác nhau và phải biết dùng nước rửa chén nào để rửa cho sạch. "
Có thấy giống không cô??? Nếu cô hiểu theo ý này thì đâu có bị 1 đóng móc câu!!!
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Ý bà chị CĂN BẢN TRÍ là sạch luôn cả Phân Biệt cả thể và dụng.Chanhientam đã viết:Không phải!Ma Ha Bát Nhã đã viết:Thường thì nhiều người nhập nhằng giữ hai anh chàng.
1. Không khởi niệm Phân Biệt - Vô Phân Biệt Tâm - Căn Bản Trí - Đây là cách nhị thừa tịch diệt các niệm hay gọi là diệt thọ tưởng, nên nhiều người vẫn hay tìm cách hành này là chính. Nhưng chỗ tịch diệt này vẫn có giới hạn chính là các giới hạn A la hán khi nhập diệt Niết Bàn. Điều này Thiền Tông vẫn có thể khám phá được căn bản trí này, nhưng họ không dừng lại ở đó.
Diệt thọ tưởng định của hàng La hán không gọi là Căn bản trí. Hiền Tâm không nói đến chỗ đó. Bởi chỗ đó không phải là vô phân biệt tâm. Nhị thừa vẫn thấy có sanh tử để ra, niết bàn để nhập, nên tâm phân biệt chưa hết, tức phần THỨC ẤM vẫn còn. Cảnh giới của hàng La Hán, thậm chí là của Duyên Giác Bích Chi Phật, vẫn còn nằm trong Ngũ ấm ma thuộc phần thức ấm của kinh Lăng Nghiêm.
Hiền Tâm muốn nói đến cái gọi là Phật tánh hay lý tánh không, hay cái không của luận Đại thừa khởi tín v.v... là chỉ cho cái NHÂN VÔ SANH (để có cái quả là niết bàn Phật) nói trong nhà thiền. Đó không phải là chỗ không khởi niệm cũng không phải là chỗ khởi niệm. Là chỗ dứt bặt năng sở, thân tâm tất cả đều không, lấy gì để biết là không khởi niệm? CĂN BẢN TRÍ mà Hiền Tâm muốn nói là chỗ đó. Nếu Hiền Tâm dùng sai khái niệm, thì xin trích cho một đoạn nào đó trong kinh luận để Hiền Tâm rút kinh nghiệm. Còn ý nghĩa mà Hiền Tâm muốn nói về phần căn bản trí, là chỗ Hiền Tâm vừa diễn tả đó.
Viết phần trên là vì sợ người ngộ nhận phần SAI BIỆT TRÍ với THỨC PHÂN BIỆT mà thôi. Ai không ngộ nhận thì tốt rồi!
CĂN BẢN TRÍ không phải là "Sạch luôn cả Phân Biệt cả thể và dụng", mà lúc đó chỉ chứng được phần THỂ, còn TƯỚNG VÀ DỤNG thanh tịnh thì vẫn còn ẩn chưa hiện bày đầy đủ. Bất cứ khi nào, THỂ, TƯỚNG và DỤNG thanh tịnh của chân như cũng đầy đủ. Nhưng hiển hay không hiển (thấy) là do mình trong quá trình trở về, giác có cạn sâu. Vì thế các công án trong nhà thiền có nhiều loại công án. Có loại, chứng xong phần THỂ là có thể hiểu. Có loại phải ĐƯỢC luôn cả phần DỤNG mới có thể hiểu. Cảnh giới Hoa Nghiêm là cảnh giới chân như với Thể, Tướng và dụng đã hiển đầy đủ.Ma Ha Bát Nhã đã viết:Ý bà chị CĂN BẢN TRÍ là sạch luôn cả Phân Biệt cả thể và dụng. ... Theo thằng em thì thế này, ngay Vô Phân biệt trí có đầy đủ tính vô Phân Biệt của cả thể và dụng chứ không phải là 2 thứ riêng biệt, vì ngay đó thật sự đó là sự an trú trong tịch tịnh thì đúng nghĩa hơn. Nhưng chỗ này rất khó nhiếp phục ngay chỗ này.
Phần MHBT trích đó cùng ý với Hiền Tâm muốn nói. Đó là phần THỂ của chân như, không phải là cảnh giới chứng của hàng Nhị thừa như MHBT nói lúc đầu.Ma Ha Bát Nhã đã viết: http://www.buddhahome.net/kinhsach/dpqu ... ithoat.htm
Trong luận ở đây có viết thế này:
...
Ở quả vị Phật, có hai loại trí-tuệ : một loại là vô-phân-biệt-trí, cùng với bản-thể chân-như an-trú, không phân-biệt đối-tượng và chủ-thể; một loại là sai-biệt-trí có khả năng nhận thức được các hiện-biến nhiệm-mầu của bản-thể thường-trú, tức là thế-giới hiện-tượng. Nhận-thức như thế để hóa-độ, để hoàn thành bản nguyện độ sanh.
..."
Thằng em chưa tìm được chỗ nào nói về phần này cụ thể, sẽ tìm sau. Tạm thời là như vậy!
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 4 khách