Hieule đã viết:Kính thưa ĐH LaughingHaha
Chân thành cám ơn ĐH đã giãi thích giùm.
Man. phép hõi ĐH hai câu hõi hơi lac. đề
Câu hõi 1
ĐH nghĩ sao về cách giãng hơi thiên về siêu hình (thần thông) cũa HT Tuyên Hóa? Theo quan điễm cũa tôi thì đây là hơi cường điêu. phần tu chứng, không phãi là phương pháp giáo duc. về Phât. pháp đúng nghĩa.
Dẫn chứng:
1 Kinh Kim Cang: Phẫm tưa. Đức Phât. sinh hoat. bình thường (đúng ngo. khất thưc., rữa chân, rữa bát, trãi toa. cu. ngồi thiền đinh.) và tăng đoàn cũng sinh hoat. bình thường. Phẫm hai Tu Bồ Đề tán thán Như Lai và hõi cách tru. tâm & hàng phuc. tâm môt. cách bình thường. Tất cã cách sinh hoat. rất bình thường. Xin lưu ý: Tôi nhấn manh. chữ bình thường ỡ đây.
2 Kinh Pháp Hoa: Phẫm Nhà Lữa: Như Lai-ông cha triêu. phú bất đắc dĩ phãi dung. phép phương tiên., nói phép chứng đắc, thần thông, niết bàn đễ đưa con ra khõi tam giới (duc., sắc, vô sắc) Vô sắc giới = siêu hình cũng còn trong tam giới...đi xa ngôn giáo cũa Như Lai.
3 Pháp Bão Đàn Kinh: Phẫm Giãi Quyết Nghi Hoăc. Thứ sử lại hỏi Hòa Thương.
- Đệ tử thường thấy tại gia, xuất gia niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây phương, bạch Hòa thượng họ có vãng sanh không? Xin Ngài phá trừ nghi hoặc này cho.
- Sứ quân hãy nghe kỹ, tôi sẽ vì Sứ Quân giãi nói. Đức Thế Tôn ở thành Xá Vệ nói Kinh Tây Phương Dẫn Hóa, có nói rõ ràng cách đây không xa, nếu xét về tướng thì số dặm có tới mười vạn, chỉ cho mười ác tà trong thân, nên nói là xa. Nói xa là vì những người hạ căn mà nói. Nói gần là vì bậc thượng trí. Người có hai hạng, chứ pháp thì không hai. Do mê ngộ có khác mà thấy có chậm mau. Người mê niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, người ngộ tự tịnh tâm m, nên Phật dạy: “Do tâm tịnh mà độ tịnh”.
Kẻ phàm phu liễu đạt tự tánh, không biết Tịnh độ trong tâm, nên nguyện Đông nguyện Tây. Còn người ngộ thì ở đâu cũng thế. Cho nên, Phật dạy: “Tùy sở trú xứ thường an lạc”. (Ở chỗ nào cũng hằng an vui). Nếu Sứ quân được cái tâm địa không có chỗ nào bất thiện, thì Tây phương cách đây không xa. Nếu ôm lòng bất thiện mà niệm Phật cầu vãng sanh thì khó đến. Nay tôi khuyến cáo Thiện tri thức hãy từ bỏ mười điều ác, tức là đi được mười vạn dặm. Mỗi niệm thường thấy tánh, thường thực hành bình đẳng và chánh trực, thì đến Tây phương như trong một khảy móng tay, bèn thấy Di Đà. Sứ quân chỉ cần thực hành mười thiện nghiệp, thì cần chi phải nguyện vãng sanh.
Còn cái tâm không chịu đoạn mười điều ác thì Phật nào mà tới rước. Nếu ngộ được Đốn pháp vô sanh thì thấy Tây phương tức khắc, không ngộ thì niệm Phật cầu vãng sanh, đường xa làm sao tới được. Huệ Năng nay dời cõi Tây phương đến cho chư vị thấy ngay trước mắt, quý vị có muốn không?......
4 Old Path White Clouds-Đức Phât. đô. 3 anh em ông Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp-bõ siêu hình, thần quyền (thờ thần lữa) đễ trỡ về sinh hoat. bình thường, tu hoc. bình thường với Đức Phât qua đoan. "Người muốn sang sông thì phãi lôi. hoăc. ngồi thuyền. Còn ngồi cầu nguyên. thì có vẽ hơi thiếu thưc. tế."
Theo 4 tang. kinh sách trên thì xin hõi quý ĐH thì viêc. tu hoc. có phãi nên lấy tâm bình thường, nghiêm túc mà tu hoc. Không biết ý tôi hiễu theo 3 bô. kinh và cuốn Đường Xưa Mây Trắng trên có đúng không. Mong đươc. quý ĐH chia xẽ kinh nghiêm. tu hoc.
Câu hõi 2: ĐH dùng tư. điễn Phât. hoc. cũa tác giã nào, nhà xuất bãn nào, in năm nào, và có thễ thĩnh ỡ đâu.
Kính...

Chào bạn Hieule,
1. Bạn hỏi KKT nghĩ thế nào về cách giảng của HT Tuyên Hóa mà bạn thấy là thiên về siêu hình (thần thông) mà theo quan điểm của bạn là hơi cường điệu phần tu chứng, không phải là phương pháp giáo dục về Phật pháp đúng nghĩa. Phải trả lời bạn thế nào đây? Thôi thì KKT lấy ngay một câu của HT Tuyên Hóa nói về Kinh Lăng Nghiêm trong cái link mà KKT đã cho bạn bên trên để nhận xét về cách nói của HT:
http://online.sfsu.edu/~rone/Buddhism/S ... hentic.htm . HT Tuyên Hóa khẳng định rằng:
The Shurangama Sutra is an authentic, not a counterfeit, Sutra. If I am mistaken, then I vow to fall into the Hell of Pulling Tongues to undergo uninterrupted suffering.
Nghĩa là: Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một Kinh chân thật, không phải là một ngụy Kinh. Nếu tôi có nói sai thì tôi nguyện sẽ bị cắt lưỡi, và đọa Vô Gián địa ngục.
Lời nói như vậy thì thật là quyết liệt! Làm sao mà HT lại có thể khẳng định quyết liệt như vậy? Chỉ có thể là: hoặc HT đã thân chứng hay thấy được (bằng thần thông chẳng hạn) Phật Thích Ca đang thuyết pháp trong hội Lăng Nghiêm. Hoặc nếu HT không thân chứng được như trên thì HT cũng thân chứng được những chân lý trong Kinh Lăng Nghiêm là rốt ráo Phật pháp và như vậy thì HT có thể khẳng định (tuy không thấy được) rằng Kinh Lăng Nghiêm là lời Phật Thích Ca thuyết.
Còn nếu HT không thân chứng được những chuyện như trên thì sao? Trong trường hợp này thì lời nói của HT là quá cường điệu! Tức là HT chỉ dựa trên lòng tin, một lòng tin tuyệt đối, và HT khẳng định quyết liệt như vậy! Nếu bạn có đọc những ngữ lục của HT Tuyên Hóa thì bạn sẽ thấy trong nhiều trường hợp khác HT cũng thường có những cách nói quyết liệt và cường điệu như vậy. Đó là nhận xét của KKT. Cách nói quyết liệt và cường điệu như vậy thường là hay dựa trên lòng tin.
Kể bạn nghe một chuyện này vui (?), nghe xong rồi bỏ nhé. Trước đây trên một diễn đàn Phật giáo kia có một anh kia cứ đặt câu hỏi này hoài: "HT Tuyên Hóa bây giờ đang ở đâu?" Lúc đầu nghe anh ta hỏi như vậy thì KKT không hiểu, không hiểu tại sao anh ta lại hỏi như vậy? Mãi về sau KKT mới hiểu ra khi KKT đọc được lời nguyện trên của HT Tuyên Hóa. Thì ra anh này là người không tin rằng Kinh Lăng Nghiêm là do Phật Thích Ca thuyết! Anh ta nghĩ rằng kinh điển Đại Thừa không phải là lời Phật Thích Ca thuyết, theo như quan điểm của các học giả Phật học! Đọc xong rồi bỏ nhé!
2. Bạn hỏi rằng việc tu học có nên lấy cái tâm bình thường, nghiêm túc mà tu học chăng? Theo KKT hiểu thì cái tâm bình thường mà bạn muốn nói ở đây chính là cái tâm mà mọi chúng ta đang kinh nghiệm trực tiếp đây, phải không? Nếu là như vậy thì KKT hoàn toàn đồng ý với bạn.
Theo quan điểm của KKT lời dạy của Phật Thích Ca rất là thực tiễn! Thực tiễn là vì Phật Thích Ca chỉ khởi điểm ở
những gì mà tất cả mọi người cùng đang kinh nghiệm được. Phật Thích Ca nói về Khổ. Mà Khổ thì tất cả mọi người đều kinh nghiệm được nó là thế nào. Phật Thích Ca nói về Ngũ Uẩn, Thập Nhị Xứ (Lục Căn + Lục Trần), Thập Bát Giới (Lục Căn + Lục Trần + Lục Thức) là những cái mà tất cả mọi người đều kinh nghiệm trực tiếp trên thực tế được. KKT thật sự không nghĩ là Phật Thích Ca có nói về những cái mà mọi người (ở bước khởi đầu) không kinh nghiệm được, ví dụ như những khái niệm về Chân Như, Phật Tánh, Pháp Thân, v.v.. KKT nghĩ rằng những khái niệm này thuộc về Phật giáo "phát triển" Đại Thừa sau này.
Không những thế để hiểu được lời dạy của Phật Thích Ca thì không cần ngay cả lòng tin nữa! Lòng tin phải cần đến chỉ khi nào cần phải ... không thấy mà phải tin!

Thế nhưng để hiểu được Phật Thích Ca thì không cần phải tin nữa! Thật vậy, muốn hiểu được Phật Thích Ca thì không gì bằng nhìn ngay vào con người của Phật. Con người của Phật phải hiện thân lời dạy của Phật. Vậy nhìn vào con người của Phật thì ta thấy gì? Thấy rằng Phật là một con người ngay trong kiếp sống đó đắc đạo giải thoát được.
Như vậy thì ta đây, cũng là một con người như Phật, cũng có một kiếp sống như Phật, nên cũng đắc đạo giải thoát được như Phật, không khác. Tức là không cần phải tin gì cả! Quan trọng nhất là ở cái điểm: có thể giải thoát
ngay trong kiếp sống này! Tức là cũng chẳng cần phải thắc mắc rằng có kiếp trước, kiếp sau không, có linh hồn tồn tại sau cái chết không. Những chuyện này không cách chi mà kiểm chứng được. Thế nhưng vì
có thể giải thoát ngay trong kiếp sống này nên chẳng cần phải thắc mắc những chuyện trên làm chi. Chỉ cần nỗ lực tối đa tu tập ngay khi đang sống đây để đắc đạo giải thoát ngay trong kiếp sống này. Cho dù là tu tập tối đa mà đến cuối đời vẫn chưa thấy giải thoát thì cũng chẳng ... lỗ vốn gì! Chẳng lỗ vốn gì là vì ... chuyện gì cần làm thì cũng đã làm đầy đủ tối đa rồi!
3. Bạn hỏi KKT dùng tự điển Phật học nào. Thật ra thì KKT chẳng dùng tự điển Phật học nào là vì tự điển Phật học của KKT chính là những sách mà KKT có. Mà số sách Phật học mà KKT có thì nhiều lắm, bạn không tưởng tượng được đâu. Số Kinh sách Phật giáo mà KKT có thì không phải là hàng trăm mà là hàng ngàn! Hàng ngàn cuốn bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Hán. Khi KKT khởi sự tu tập thì lúc đó chưa có internet. Mà lúc đó KKT cũng không có một cuốn Kinh nào vì rất khó mà tìm được một quyển Kinh. Thế rồi cũng rất tình cờ mà một quyển Kinh đầu tiên đến với KKT, quyển Kinh đó là ... Kinh Lăng Nghiêm!

Đó là một bản Việt dịch Kinh Lăng Nghiêm của Trí Độ và Tuệ Quang. Bản dịch này ngày nay không thấy có in lại cũng như không thấy có trên một website Phật giáo nào. Sau đó thì vì nhu cầu tìm hiểu mà số sách của KKT cứ tăng dần, tăng dần lên đến mức đó.
Ngày nay có internet nên bạn không cần phải mua sách nhiều như vậy. Chỉ cần vào net là bạn cũng có khá đủ thông tin. Ngay như Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán cũng có khá nhiều trên net. Ở đây KKT muốn góp ý kiến với bạn về cách đọc sách Phật. Đó là không cần đọc rộng, đọc nhiều đề tài về Phật giáo cùng một lúc mà chỉ cần
chuyên chú đọc sâu, đào sâu vào một vấn đề gì mà mình đang thắc mắc. Chuyên chú đào sâu đọc về một vấn đề gì mình đang thắc mắc có cái lợi là do vì thắc mắc nên mình sẽ
hết sức chú tâm, mà hết sức chú tâm tìm hiểu thì mình sẽ hiểu rõ vấn đề đến tận ngọn nguồn và nhớ được vấn đề nữa. Ngoài ra chuyên chú đào sâu vào một vấn đề cũng dẫn đến chuyện biết rộng nữa. Là vì tất cả mọi vấn đề đều có liên hệ dây mơ, rễ má với nhau. Tìm hiểu về một vấn đề thì cũng dẫn đến chuyện phải tìm hiểu nhiều vấn đề khác có liên hệ với nó. Cho nên hiểu rõ một vấn đề thì cũng hiểu thêm được nhiều vấn đề khác. Còn đọc cho rộng, cho nhiều mà không có sự thắc mắc tìm hiểu thì cách đọc như vậy không có lợi ích mấy, là vì đọc xong rồi cũng sẽ quên sạch hết thôi!