Thiền tứ niêm. xứ

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Tâm Thiện
Bài viết: 24
Ngày: 17/07/09 07:49
Giới tính: Nam
Đến từ: Hanoi

Re: Thiền tứ niêm. xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tâm Thiện »

Không khéo thì hơi thở trở thành hơi thở tưởng cho nên từng lúc mình thay đổi cảm giác đó. Thí dụ như sau một lúc tập trung trong người, rồi sau một lúc khác lại nhìn ra ngoài nhưng vẫn nương vào hơi thở. Làm như vậy thì cái tưởng sẽ biến mất.

Mình phải thiện xảo khéo léo để tập luyện. Qua kinh nghiệm của Thầy, Thầy nói để con biết, rồi trong khi tập luyện con thiện xảo theo đặc tướng của con để cảm nhận thân cho rõ ràng, con sẽ cảm nhận thân con rất rõ ràng mà không bị tưởng. Hồi Thầy tập luyện, khi cảm nhận thân theo đề mục này Thầy thấy hơi khó vì lúc đó khi Thầy hít vô thì cảm nhận theo hơi thở thấy như luồng sóng từ dưới này đi lên, rồi từ trên đi xuống theo hơi thở ra, làm như ngồi võng đu đưa nhè nhẹ. Tất cả những gì xẩy ra trên thân, mình thấy biết rất rõ, ghi nhận rất rõ, nhưng không khéo sẽ bị tưởng.

Dùng hơi thở theo đặc tướng của mình. Hơi thở chậm thì mình thấy luồng sóng dễ dàng, còn hơi thở ngắn thì khó hơn vì hơi thở ngắn thì thời gian hít vào và thở ra nhanh, cảm nhận khó. Còn hơi thở chậm chậm từ từ thì cảm giác đó hiện ra rất rõ, nó cũng từ từ chầm chậm. Con thở hít chậm sẽ thấy nó đi từ từ; còn khi con hít thở nhanh thì cảm giác đó nhanh nên con khó cảm nhận.

Đó là lúc đầu mới tập luyện chứ còn tập luyện lâu quen rồi thì dù hơi thở dài hay ngắn cũng ghi nhận các cảm giác dễ dàng thôi.

Đề Mục Cảm Giác Toàn Thân thì người tập luyện hít vô cảm giác thân của mình. Cái này rất quan trọng mà ít người hiểu đến. Bằng cách nào mà cảm giác toàn thân? - Bằng cách tác ý theo từng hơi thở như thế nào để mình cảm nhận toàn thể thân của mình, coi như mình có sự chủ động điều khiển cái thân và cái tâm của mình. Thí dụ để cảm giác toàn thân của Thầy thì Thầy nhắc thế này “Cái tâm hãy theo dõi từng hơi thở khắp trong cơ thể nó đi!”. Rồi Thầy hít vô coi thử nó ra sao, hít vô thở ra lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ tư, lần thứ năm. Rồi nhắc lại câu tác ý một lần nữa. Đó là cách thức huấn luyện như là huấn luyện voi, như đức Phật đã nói. Nếu mình không nhắc thì có một niệm khác xen vô. Cho nên “Cảm Giác Toàn Thân” không phải là ngồi mà cảm giác suông đâu mà cả vấn đề dùng ý thức của ta điều khiển cả thân và hơi thở. Mình phải dẫn nó, nhiếp phục tâm để lần lần cho nó quen đi, sau đó mình hít vô thở ra thì thấy cảm giác rõ ràng. Khi mình dẫn như vậy thì suốt thời gian có thể tư duy để dẫn nó từng chút từng chút. “À, cái thân và cái hơi thở này phải theo dõi sát nghe!” – “Hít vô” – “Thở ra”. Mình cứ nhiếp ghi vào trong đó, mình cứ nói thầm thầm trong đó, nhưng mà cái đó là cái chủ động ý thức của mình để cho cảm giác được cái thân theo hơi thở. Khi tập luyện được như vậy rồi thì rất tuyệt vời là suốt thời gian 30 phút không niệm khởi, tức là nhiếp phục được tâm. Đó là giai đoạn thứ nhất.

Khi nhiếp phục lần thứ hai thì cái ý của mình phải dẫn 10 lần, nhưng sau đó từ từ giảm xuống 9, 8, 7,... cho đến khi chỉ cần nhắc một lần thôi thì nó đã nhiếp phục được. Khi đã nhiếp phục được như vậy rồi và không còn cần phải dẫn nó nữa thì nó sẽ có mọât trạng thái an tịnh. Nó có trạng thái an nhưng chưa thật sự an đâu, sau đó mới bắt đầu dẫn an vô tức là tập luyện tới đề mục 4.


" Sống không làm Khổ mình,
... Khổ người,
Khổ tất cả chúng sinh"
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách