Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

1. Cảnh tỉnh mạng người vô thường


* Quang âm vùn vụt, thời thế đổi dời trong mỗi sát-na, một niệm chẳng trụ. Ðấy chính là tạo vật vì hết thảy bọn chúng sanh ta hiện tướng lưỡi rộng dài giảng vô thượng diệu pháp: Mạng người vô thường, vinh hoa chẳng bền, gấp tìm nẻo về để khỏi phải chịu cái khổ trầm luân vậy.



* Việc lớn sanh tử phải dự bị trước. Nếu đợi đến lúc sắp ra đi mới tu, chỉ e sẽ bị nghiệp lực đoạt mất.



* Sanh tử là việc lớn. Vô thường nhanh chóng. Nghe đến kinh sợ, nhưng còn lâu mới bằng khi thân trải qua nỗi đớn đau kịch liệt.



* Cổ nhân nói: “Thông minh bất năng địch nghiệp. Phú quý khởi miễn luân hồi” (Thông minh chẳng cự nổi nghiệp. Phú quý chẳng tránh khỏi luân hồi). Sanh tử xảy đến, không có gì để nương dựa cả, chỉ có mỗi A Di Ðà Phật là nương nhờ được thôi! Tiếc người đời quá ít ai biết. Kẻ biết đến, tin chân thật và thật sự niệm Phật lại càng ít hơn nữa!



* Ngày ba mươi tháng Chạp là ngày chấm dứt một năm. Nếu chẳng thu xếp trước cho khéo thì chủ nợ, oán gia sẽ xúm lại lôi kéo, chẳng dung cho lỗi lầm của mình. Lúc lâm chung chính là ngày ba mươi tháng Chạp của cả một đời. Nếu tư lương Tín - Nguyện - Hạnh chưa đủ, vẫn còn tham - sân - si, tập khí ác thì oán gia, chủ nợ từ vô lượng kiếp đến nay sẽ kéo đến bức bách, đòi nợ, chẳng dung cho mình.

Ðừng nói những kẻ chẳng biết đến pháp môn Tịnh Ðộ đành không biết làm cách nào, phải theo nghiệp thọ sanh; dù là đã biết nhưng chẳng chăm chú tu hành thật sự thì cũng giống hệt như vậy: bị ác nghiệp lôi kéo vào trong tam đồ, lục đạo, vĩnh viễn luân hồi! Muốn cầu con đường thoát khổ, chỉ có cách niệm niệm lo nghĩ đến lúc chết, sợ rằng chết đi sẽ đọa lạc trong tam đồ ác đạo thì Phật niệm sẽ tự thuần, Tịnh nghiệp sẽ tự thành; hết thảy trần cảnh sẽ chẳng thể đoạt được chánh niệm nữa!



* Cầu sanh Tây Phương đừng nên sợ chết. Nếu chết ngay ngày hôm nay thì liền sanh về Tây Phương. Ðấy là như lời [người xưa] đã nói: “Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ!” (Sáng nghe đạo, chiều chết cũng được!) Lẽ đâu, ngày hôm nay phải chết lại chẳng chịu chết, cứ tham luyến trần cảnh chẳng thể buông xuống, khiến cho do tham thành chướng, cảnh Tịnh Ðộ chẳng hiện, khiến cho cảnh tùy nghiệp thọ sanh trong đường thiện ác liền hiện.

Cảnh hiện, liền theo nghiệp thọ sanh trong đường thiện ác; vãng sanh Tây Phương hóa thành bánh vẽ! Vì thế, đối với người tu Tây Phương, chết hôm nay cũng tốt; sống thêm một trăm hai mươi năm rồi chết cũng hay. Hết thảy phó mặc nghiệp trước, chẳng lầm sanh ý tưởng tính toán, so đo. Nếu như tín nguyện chân thành, thiết tha, báo hết mạng tận, thần thức bèn siêu Tịnh vực, nghiệp trả lại trần lao, sen vàng chín phẩm nở hoa, Phật thọ ký một đời thành Phật!



2. Khuyên chuyên cậy vào Phật lực


* Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung.

Vì sao như vậy? Là vì tâm thủy trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thủy ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!



* Phật nói hết thảy pháp môn Ðại, Tiểu, Quyền, Thật đều phải cậy vào công sức của chính mình để đoạn Hoặc chứng Chân mới thoát khỏi sanh tử. Nếu còn chút mảy may Hoặc nghiệp, sẽ quyết định khó thoát khỏi sanh tử. Vì thế, từ đời này sang đời khác, từ kiếp này sang kiếp khác, lần lượt tu trì, nếu ai có đầy đủ sức lực sẽ tiến thẳng lên Bất Thoái, liền được liễu thoát.

Ða phần là từ giác chợt mê, thoạt tiến liền lùi, trải qua bao kiếp nhiều như bụi trần chẳng thể xuất ly. Sở dĩ, ngài và tôi hôm nay vẫn còn là phàm phu, toàn là vì chẳng biết đến pháp môn Tịnh Ðộ độ khắp ba căn, chí cực viên đốn của đức Như Lai.



* Người chẳng hiểu Tịnh Ðộ đọc đến kinh Lăng Nghiêm sẽ cho kinh này là nhân tố chính để đả phá Tịnh Ðộ. Người hiểu Tịnh Ðộ đọc đến, liền biết kinh này khéo hướng dẫn hoằng dương Tịnh Ðộ. Vì sao nói thế?

Vì tự lực ngộ đạo thì khó, Tịnh Ðộ vãng sanh là dễ. Nhân quả mười pháp giới mỗi mỗi phân minh. Nếu chẳng cậy vào Phật lực, dù phá được một hai Ấm, vẫn bị ma dựa phát cuồng, thành chủng tử địa ngục. Vả nữa, trong hai mươi bốn công phu Viên Thông, người đời nay có ai là kẻ tu tập được?

Chỉ có mỗi phép Niệm Phật như con nhớ mẹ, hễ ai hữu tâm đều có thể phụng hành được! Cốt sao tịnh niệm tiếp nối, sẽ tự chứng được tam-ma-địa. Kẻ biết phân biệt tốt xấu đọc đến, lẽ nào chỉ ưng chịu chủ trương tự lực, chẳng cậy vào Phật lực hay sao? Kẻ chẳng biết hay dở mới nghĩ như vậy, bởi họ chỉ mong làm bậc thông gia, không có lòng liễu sanh thoát tử!



* Tu hành dụng công vốn là để liễu sanh thoát tử. Nếu dụng công nhưng chẳng thể liễu sanh tử là do chẳng chịu y vào pháp có thể liễu được sanh tử mà hành. Khác nào gánh gai bỏ vàng, tự chuốc lấy lỗi hay sao? Dù tham thiền đại triệt đại ngộ như Ngũ Tổ Giới, Thảo Ðường Thanh, Chân Như Triết, Ðoạn Nham Nghĩa còn chưa liễu nổi sanh tử, phải thọ thân đời sau, đến nỗi mê lầm. So ra, ta còn thua xa họ, [họ còn chẳng thể liễu sanh tử nổi], huống hồ là bọn ta ư?



* Pháp môn Tịnh Ðộ là pháp môn phổ độ chúng sanh, viên đốn, thẳng tắt, rộng lớn, giản dị nhất của đức Như Lai. Vì sao nói thế? Do hết thảy các pháp môn đều phải đoạn hai Hoặc: Kiến và Tư mới hòng liễu sanh tử. Nhưng đoạn Kiến Hoặc còn như cắt đứt dòng chảy rộng bốn mươi dặm, huống hồ là Tư Hoặc? Ðoạn Kiến Hoặc là chứng Sơ Quả. Nếu ước theo Viên Giáo thì là Sơ Tín. Ðoạn sạch Tư Hoặc liền chứng Tứ Quả; trong Viên Giáo là địa vị Thất Tín. Sơ Quả, Sơ Tín còn có sanh tử. Tứ Quả, Thất Tín mới hết sanh tử.

Nhưng Thiên Thai Trí Giả đại sư chỉ thị hiện chứng được địa vị ngũ phẩm, tuy sở ngộ đã bằng với chư Phật, đã hàng phục trọn vẹn ngũ trụ phiền não, nhưng vẫn chưa từng đoạn Kiến Hoặc. Thế nhưng, bổn địa (1) của Ðại Sư thực chẳng thể suy lường được. Lúc mạng chung, Ngài chỉ nói là chứng ngũ phẩm, vì lo xa hậu thế chẳng dốc sức đoạn Hoặc chứng Chân, chỉ lấy minh tâm kiến tánh làm rốt ráo.

Minh tâm kiến tánh là đại triệt đại ngộ. Nếu là bậc tối thượng thượng căn, hễ ngộ liền chứng, thì liễu được sanh tử. Nếu không, dù có biết trước được vị lai như sư Viên Trạch vẫn chẳng tránh khỏi phải thọ sanh lần nữa. Ðến như Ngũ Tổ Giới lại sanh làm Tô Ðông Pha, Thảo Ðường Thanh lại làm thân Lỗ Công. Ðấy hãy còn là tạm được. Ngài Hải Ấn Tín thành con gái của quan Phòng Ngự họ Châu, đã đáng buồn lòng. Nhưng ông Tăng ở núi Nhạn Ðãng trở thành Tần Cối thì thật là đáng thương xót quá. Tự lực đoạn Hoặc chứng Chân để liễu sanh thoát tử thật khó khăn thay!

Các giáo lý tu chứng thông thường trong cả một đời đức Như Lai đã nói tuy có nhiều pháp khác nhau, nhưng không có một pháp nào khiến cho kẻ còn đầy dẫy Hoặc nghiệp có thể liễu sanh thoát tử cả! Chỉ mình pháp Tịnh Ðộ, chỉ cần lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, dùng tâm chí thành trì danh hiệu Phật, cầu sanh Tây Phương. Chẳng luận là Hoặc nghiệp dày hay mỏng, công phu cạn hay sâu, khi lâm chung đều cậy vào Phật từ lực, đới nghiệp vãng sanh. Ðã vãng sanh liền siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử. Từ đấy, lần lượt tấn tu, liền chứng được Vô Sanh, thậm chí viên mãn Phật Quả! Ðây chính là pháp môn đặc biệt thương xót chúng sanh căn cơ hèn kém, muốn cho họ mau thoát khỏi luân hồi của đức Như Lai.



* Những người nghiên cứu về Giáo dựa trên giáo lý thông thường để luận đoán sự chứng đắc, chẳng tin có việc đới nghiệp vãng sanh, khoe mình là hạng thường ở trong sanh tử để độ chúng sanh, chẳng muốn mau thoát khỏi sanh tử. Chẳng biết chén, bình chưa nung, gặp mưa liền rã; phiền hoặc chưa đoạn, chuyển sanh liền mê. Tự lợi còn khó, huống là lợi người! Bọn họ đều là hạng chẳng lượng đức mình, là hạng phàm phu sát đất, có chút huệ tánh bèn vội bắt chước phong cách của bậc Pháp Thân Ðại Sĩ, đến nỗi lầm lỡ một phen, lỡ lầm vĩnh viễn!

Kẻ tham Thiền thì chuyên chú tham cứu, mong minh tâm kiến tánh, chẳng biết căn cơ mình khá hèn kém, chẳng thể minh tâm kiến tánh rất nhiều. Dù cho đã được minh tâm kiến tánh, nhưng nếu Hoặc nghiệp chưa đoạn, vẫn luân hồi sanh tử y như cũ, chẳng thể xuất ly cũng lại nhiều lắm. Ngũ Tổ Giới, Thảo Ðường Thanh, Hải Ấn Tín, Chân Như Triết v.v... là những chứng cứ xác thực.

Ôi! Sanh tử lớn thế, sao lại chuyên cậy vào tự lực, chẳng cậy vào Phật lực? Ý chừng tự lực hơn hẳn Phật lực ư? Phàm người sống trong đời, việc lớn như sáng lập sự nghiệp lưu truyền nhiều đời, việc nhỏ như một manh áo, một bữa ăn, không gì là chẳng phải nhờ vào sức của nhiều người để hoàn thành việc mình. Ðến như việc lớn liễu sanh tử, dù sẵn có Phật lực vẫn chẳng chịu nương nhờ, cứ muốn tỏ ra phong cách phi thường, chỉ e lại rớt vào thói thường của kẻ phàm ngu. Chí của họ đáng bảo là lớn, nhưng tiếc là chẳng biết khả năng của họ có đáng gọi là lớn hay chăng?



* Muốn liễu sanh tử thì phải thật chứng. Nếu phiền hoặc vẫn còn, ắt phải thật nỗ lực mới có thể tranh cạnh với nghiệp, trải qua những duyên giồi mài thì trong tâm thường giác chiếu, thầm hợp với Thánh Trí. Phàm tình nhân ngã thị phi không do đâu khởi được. Nếu chẳng tăng thêm giác chiếu, phàm tình vẫn lừng lẫy như cũ, thì công hạnh càng cao, tình kiến càng nặng, từ ngộ vào mê là chuyện khó tránh khỏi. Như người ngủ chẳng tỉnh, càng ngủ mê mệt thêm.

Cổ nhân bảo: “Ðại sự dĩ minh như táng khảo tỷ” (Ðại sự đã hiểu như chôn cha mẹ). Chính là vì phiền hoặc chưa đoạn, chỉ e lại mê. Phải biết rằng người đã đoạn Hoặc chẳng có phàm tình. Ðã không có phàm tình, lấy đâu sanh tử? Người đại ngộ dù ngộ bằng với Phật, nhưng chưa đoạn trừ Hoặc thì phải niệm niệm giác chiếu, mới hòng tránh khỏi tác dụng của phàm tình.



* Pháp môn này toàn cậy vào Phật lực. Ví như người thọt một ngày chỉ đi được mấy dặm; nếu ngồi trên luân báu của Chuyển Luân Thánh Vương liền trong khoảnh khắc đến khắp bốn đại châu. Ðấy là sức của Luân Vương, chẳng phải do sức mình. Người đời tu hành cố nhiên giống vậy. Dù là kẻ ngũ nghịch thập ác tội lỗi cực nặng, lúc lâm chung, tướng địa ngục hiện, nếu có thể chí tâm niệm Phật, liền được Phật tiếp dẫn. Ấy là vì Phật xem chúng sanh khác nào con một. Ðứa nào thiện thuận, dĩ nhiên từ ái dưỡng dục. Ðứa nào ác nghịch, càng thêm xót thương. Nếu con hồi tâm hướng về mẹ, ắt mẹ sẽ rủ lòng từ tiếp nhận.



* Cậy tự lực tu hành, đoạn Hoặc chứng Chân thật chẳng dễ dàng! Ðoạn Kiến Hoặc như cắt ngang dòng nước rộng bốn mươi dặm, huống hồ là Tư Hoặc! Kiến Hoặc đoạn được liền chứng Sơ Quả, dự vào dòng thánh, vẫn còn phải bảy lần sanh lên trời, bảy lần sanh xuống nhân gian mới đoạn sạch được Tư Hoặc để chứng Tứ Quả.

Tuy nói là mười bốn lần sanh tử, nhưng trên trời tuổi thọ dài lâu, cố nhiên chẳng thể dùng năm tháng để luận. Thánh nhân Sơ Quả muốn liễu sanh tử còn khó khăn như thế, huống hồ là phàm phu đầy dẫy Hoặc nghiệp ư? Nếu chứng Tứ Quả sẽ vĩnh viễn đoạn được căn bản sanh tử, siêu xuất lục đạo luân hồi. Nếu phát tâm Ðại Bi, nhập thế độ sanh, nương theo nguyện thị hiện hạ sanh, sẽ chẳng giống như kẻ đầy dẫy Hoặc nghiệp bị nghiệp thiện ác lôi kéo thăng trầm trong lục đạo, tự mình chẳng mảy may làm chủ được! Tự lực liễu sanh tử nếu chẳng phải là hạng túc căn thâm hậu sẽ chẳng thể làm được; chúng sanh đời mạt mong bằng được sao?

Bởi thế, Như Lai đặc biệt mở ra pháp môn Tịnh Ðộ để hết thảy dù thánh hay phàm, thượng trung hạ căn cùng được liễu sanh thoát tử ngay trong đời này. Lòng từ bi cứu hộ ấy tột bậc không chi hơn được! Ðể tu trì pháp này cũng phải nghiêm trì tịnh giới, tận lực tu Ðịnh - Huệ, kiêm thêm sanh lòng tin, phát nguyện, trì danh hiệu Phật, cầu sanh Tây Phương. Lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, niệm lực tinh thuần, ngay trong hiện đời cũng có thể chứng thánh, lâm chung lên ngay thượng phẩm, dự vào địa vị Bồ Tát, chứng địa vị Bất Thoái.

Nếu như căn cơ hèn kém, chưa làm được như thế, cứ chí thành niệm Phật thì tâm và Phật khế hợp nhau, cảm ứng đạo giao. Lúc lâm chung ắt được Phật rủ lòng từ tiếp dẫn, đới nghiệp vãng sanh. Thậm chí kẻ ngũ nghịch, thập ác, lúc lâm chung tướng địa ngục hiện, nếu tâm thức chẳng mê, có thiện tri thức dạy cho niệm Phật, người ấy sanh lòng sợ hãi lớn lao, sanh lòng hổ thẹn lớn sám hối, dù niệm mấy tiếng rồi liền mạng chung, cũng vẫn được Phật từ lực tiếp dẫn vãng sanh.

Một phen được vãng sanh liền vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, cao dự hải hội, lần lượt tấn tu, ắt chứng Phật Quả. Cậy vào tự lực để liễu sanh tử khó như thế ấy, cậy vào Phật lực để liễu sanh tử dễ như thế đó. Phàm ai có tâm đều có thể niệm Phật, đều có thể vãng sanh. Là trang nam nhi có huyết tánh, nhất định chẳng chịu để Chân Như Phật Tánh sẵn có trái nghịch tịnh duyên, theo duyên mê nhiễm, luân hồi trong lục đạo bao kiếp dài lâu không thể thoát khỏi!



* Chúng ta luân hồi trong sanh tử, trải kiếp số đã lâu, đã tạo ác nghiệp vô lượng vô biên. Nếu cậy vào sức tu trì của mình, muốn diệt sạch phiền não Hoặc nghiệp để liễu sanh tử, còn khó hơn lên trời! Nếu tin được pháp môn Tịnh Ðộ do Ðức Phật đã giảng, dùng lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, niệm danh hiệu A Di Ðà Phật, cầu sanh Tây Phương, chẳng luận là nghiệp lực lớn hay nghiệp lực nhỏ, đều có thể nhờ vào Phật lực vãng sanh Tây Phương.

Ví như một hạt cát gieo xuống nước liền chìm. Dù đem hòn đá nặng cả mấy ngàn vạn cân đặt lên chiếc đại hỏa luân thuyền sẽ chẳng bị chìm, còn chở được sang chỗ khác để tùy ý sử dụng. Ðá ví như nghiệp lực sâu nặng của chúng sanh. Ðại hỏa luân thuyền ví như từ lực rộng lớn của Phật Di Ðà.

Nếu chẳng niệm Phật, cậy vào sức tu trì của chính mình hòng liễu sanh thoát tử, cần phải đạt đến chỗ nghiệp tận tình không mới làm được. Nếu không, dù cho phiền não Hoặc nghiệp chỉ còn chút mảy may chưa đoạn cũng chẳng liễu nổi. Ví như một hạt cát bé tí cũng bị chìm trong nước, quyết chẳng thể tự nó thoát ra ngoài nước được!

Các hạ chỉ nên sanh tín tâm, niệm Phật cầu sanh Tây Phương, chẳng nên khởi lên những ý niệm nào khác. Nếu thật sự làm được như vậy, nếu tuổi thọ chưa hết sẽ mau được lành bệnh. Do công đức chuyên nhất chí thành niệm Phật liền diệt trừ được ác nghiệp đời trước, khác nào mặt trời rạng rỡ đã mọc, sương tuyết liền tiêu. Tuổi thọ đã hết sẽ liền được vãng sanh vì tâm không có niệm nào khác nên cảm ứng đạo giao với Phật. Vì thế, được Phật tiếp dẫn vãng sanh. Nếu các hạ tin được lời này thì sống cũng được đại lợi ích, mà chết cũng được đại lợi ích!



* Tình thế hiện tại chính là tình thế hoạn nạn. Nếu chẳng lấy Phật A Di Ðà và Quán Thế Âm Bồ Tát làm chỗ nương cậy để thường niệm, lỡ ra họa hoạn xảy tới, hoặc thình lình gặp phải chuyện bất trắc, kêu gào xuông cũng chẳng được! Nếu đã niệm sẵn từ trước sẽ có sự chuyển biến âm thầm. Huống hồ cơn sanh tử xảy tới, ai cũng phải có ngày ấy!

Vì thế, phải thường nghĩ đến lúc lâm chung, tự chẳng dốc sức rong ruổi theo đuổi hết thảy vọng tưởng trái phận và các pháp môn chẳng giúp ích gì cho việc liễu sanh thoát tử, đến nỗi bỏ phế, chẳng tu pháp môn phải quyết định dựa vào để liễu sanh thoát tử này. Mong vợ chồng, cha con ông đều chẳng cho lời Quang là hủ bại, vớ vẩn thì thật là may mắn lắm!



* Người niệm Phật có bệnh nên nhất tâm chờ chết. Nếu tuổi đời chưa tận sẽ chóng lành bệnh. Ðem toàn thân buông xuống để niệm Phật, tiêu nghiệp rất hay! Nghiệp tiêu thì bệnh lành. Nếu chẳng buông xuống được, cứ mong được khoẻ lại; nếu chẳng được khỏe lại chắc chắn không cách chi được vãng sanh vì chẳng nguyện sanh! Chẳng hiểu rõ đạo lý này, còn mong cậy vào Phật từ lực nữa ư?

Với căn bệnh của mẹ ông, hãy nên khuyên bà khẩn thiết buông xuống, cầu vãng sanh. Nếu tuổi thọ chưa hết mà cầu vãng sanh sẽ hóa ra chóng được lành bệnh. Ấy là vì tâm chí thành nên được Phật từ gia bị. Mong ông hãy nhỏ nhẹ, khéo léo khuyên mẹ, đừng bắt chước kẻ si nói những lời si dại nữa!

thuvienhoasen.org
Ấn Quang Đại Sư


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Rất hay, rất hợp thời. Tôi nguyện đời này chỉ tu niệm phật!

Chẳng có gì phải lưu luyến cả!
Phàm phu mà có ý lưu luyến thì chắc chắn sẽ luân hồi.
Bồ tát tại thế mà lưu luyến chúng sanh là cản trở lớn, dứt bỏ chúng sanh cũng cản trở lớn. Bồ tát hãy vì chúng sanh thời nay mà niệm Phật cho hết đời này!

Phật dạy rằng thời mạt pháp nhờ pháp môn niệm Phật mà giải thoát. Đừng nên cải lại lời Phật!!!

Giải thoát như qua một con sông. Pháp môn như phương tiện qua sông, có thể nhờ phao rồi tự bơi qua sông, có thể có người bờ bên kia đến rướt và chở đi,...Nhưng phương tiện lại xuất hiện theo thời, giai đoạn này thì có người rướt nhưng giai đoạn kia lại chỉ có phao,...Thấy được phương tiện nào thì lập tức chớp lấy thời cơ mà qua sông, chớ đừng thấy người rướt lại không tin mà chờ đợi phao, phao chưa tới thì đã chết. Thời mạt pháp phương tiện ấy chính là pháp môn niệm Phật, còn trông chờ gì nữa!


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Bồ tát tại thế mà lưu luyến chúng sanh là cản trở lớn, dứt bỏ chúng sanh cũng cản trở lớn. Bồ tát hãy vì chúng sanh thời nay mà niệm Phật cho hết đời này!
Câu trên rất hay


Hình ảnh
karakifun
Bài viết: 91
Ngày: 18/08/09 08:01
Giới tính: Nam
Đến từ: vungtau

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi karakifun »

niệm qua niệm lại
niệm tới niệm lui
công đức bất thành
còn lâu mới đắc
còn xa mới vãn

niệm niệm niệm
niệm niệm niệm
chán cái niệm
thích cái trí
có cái trí
niệm 1 lần
thấm 10 nẻo
niệm 1 ít
biết 10 điều

niệm niệm niệm
pháp môn hay
người giảng dở
kẻ học ngu
pháp môn tệ

niệm niệm niệm
thời mạt pháp
ko chánh đạo
mà cứ niệm
vẹt vẹt vẹt
mong thành đạo
...thì...còn khuya


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Bạn karakifun Không Tu Tịnh Độ Thì Cũng Không Nên Phỉ Báng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Niệm Phật là một pháp môn giải thoát, tuy nhiên cần tu hành đúng cách, không quá dễ như nhiều người đã tưởng. Ít nhất dùng tâm thành kính, đặt Phật trên đầu mà hành. Pháp môn này có tính thành khẩn và tha thiết nên với nhiều vị thượng trí muốn giáo hóa chúng sanh lâu dài lại khó mà hành. Nó làm cho các bậc thượng trí tưởng lạc vào địa vị thanh văn-duyên giác-a la hán nên các vị ấy không muốn hành. Cũng bậc thượng trí có khi lại muốn tự mình giác ngộ bằng năng lực vốn có.

Ngặt nổi, Phật đã dạy, thời mạt pháp chúng sanh được giải thoát bằng pháp môn niệm Phật. Nếu như có vị thượng trí nào muốn giáo hóa chúng sanh, làm tròn bổn phận với chúng sanh mà lại gặp chúng sanh muốn giải thoát và có đầy đủ điều kiện giải thoát theo pháp môn niệm phật thì chư vị sẽ làm thế nào? Dạy pháp môn khác mà không dạy niệm phật ư?

Bồ tát vì chúng sanh, nếu là đại bồ tát lại càng vì chúng sanh, chúng sanh muốn những gì và có liên quan đến ta thì nên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vì vậy bậc thượng trí thời nay nên học pháp môn niệm phật đặng làm tròn bổn phận với chúng sanh thời nay và chư Phật-đặc biệt là Phật A Di Đà, mà học phải cho giỏi nữa kìa, học chừng nào hiểu ý Phật A Di Đà thì thôi, thấy Phật A Di Đà cùng thánh chúng ở đó.
Nếu chư vị cảm thấy không kham nổi thì thôi, đừng nên chê bai. Hoặc không có ý chê bai thì cũng khéo ăn nói để người khác không hiểu lầm.


karakifun
Bài viết: 91
Ngày: 18/08/09 08:01
Giới tính: Nam
Đến từ: vungtau

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi karakifun »

tự nhiên, Phật có thực sanh cho đời kiếp chúng ta, giảng những điều phù hợp với kiếp chúng ta lại không ráng mà tu, cứ thích tu theo vị phật được giới thiệu, thứ nhất lịch sử không có, thứ nhì Phật A di đà ít giảng pháp, nên kinh của ngài cũng không chính xác lắm, thứ 3, tu pháp của ngài rất khó, vì dễ rơi vào sự ỷ lại, do không có trí, không cần 1 kinh sách, 1 pháp môn nào, cũng có người sẽ đắc đạo, chỉ cần người đó vô tình đi đúng bát chánh đạo, thì niết bàn là không xa, bất cứ ai muốn giải thoát, không ai ko qua khỏi bát chánh đạo, đi sai con đường đó là tà đạo, là hiểu lầm đạo, nói quài mà mấy pa này cứ lì.
cứ đâm đầu vào đống kinh sách đó đi, rồi cứ ngồi 1 chỗ niệm phật, coi bao giờ đắc, trong khi Kinh nikada, nói rất rõ tất cả phương pháp để đến với niết bàn, kinh cú pháp miêu tả mọi sai lầm, tâm lý, hiện tượng của chúng sanh, không chịu khó làm theo, ngồi đó mà niệm phật mong vãn sanh, trong khi công đức không ráng tạo, tới khi hưởng hết phước về tâm rồi thì niệm phật tâm vẫn bất an, ko có phước, ko tạo phước, ko lăn lộn trong cuộc sống để giúp người, thì ko thành đạo, đó là chân lý, ko pháp môn nào vượt qua, ko ai nói trái được.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Pháp Môn Niệm Phật Là Do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Dạy.

Kinh Về Pháp Môn Niệm Phật Thì Có Rất Nhiều Chỉ Là DH karakifun Không Biết Mà Thôi

DH karakifun Không Thích Thực Hành Pháp Môn Niệm Phật Thì Cũng Không Nên Phỉ Báng.
chỉ cần người đó vô tình đi đúng bát chánh đạo, thì niết bàn là không xa, bất cứ ai muốn giải thoát, không ai không qua khỏi bát chánh đạo,
Trong Đạo Phật Không Có Sự Ngẫu Nhiên Thì Làm Gì Mà Có Việc
vô tình đi đúng bát chánh đạo
Niệm Phật Chân Chánh Là Đầy Đủ Bát Chánh Đạo.

1-Niệm Phật Nhất Tâm Không Khởi Tà Kiến Là Chánh Kiến

2-Niệm Phật Nhất Tâm Không Suy Nghĩ Thiện Ác Là Chánh Tư Duy

3-Niệm Phật Nhất Tâm Không Nói Láo, Không Nói Lời Ác, Không Nói Lời Thêu Dệt, Không Nói Lời Vô Ích Là Chánh Ngữ.

4-Niệm Phật Nhất Tâm Thân Khẩu Ý Không Tạo Ác Nghiệp Là Chánh Nghiệp

5-Niệm Phật Nhất Tâm Sống Đúng Như Giới Là Chánh Mạng

6-Niệm Phật Nhất Tâm Cầu Vãng Sanh Thoát Sanh Tử Để Có Thể Tự Lợi Và Lợi Tha Là Chánh Tinh Tấn.

7-Niệm Phật Nhất Tâm Không Dấy Vọng Tưởng Là Chánh Niệm

8-Niệm Phật Nhất Tâm Được Vắng Lặng Là Chánh Định.

DH karakifun Không Lo Tự Tu Cứ Đi Phỉ Báng Pháp Môn Khác Thì Làm Sao Mà Chứng Niết Bàn.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
karakifun
Bài viết: 91
Ngày: 18/08/09 08:01
Giới tính: Nam
Đến từ: vungtau

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi karakifun »

phỉ hồi nào chài, hic hic, chán pác quá, tui mà phỉ là tui chửi tùm lum rồi, tôi chỉ không đồng ý về cách hiểu của pác về pháp môn niệm phật thôi,
1-Niệm Phật Nhất Tâm Không Khởi Tà Kiến Là Chánh Kiến
không có trí tuệ lấy gì biết cái nào là tà kiến, cái nào là thiện kiến

2-Niệm Phật Nhất Tâm Không Suy Nghĩ Thiện Ác Là Chánh Tư Duy
không nghĩ thiện ác theo hình thức nào , hình thức vô tâm hay sao???.

3-Niệm Phật Nhất Tâm Không Nói Láo, Không Nói Lời Ác, Không Nói Lời Thêu Dệt, Không Nói Lời Vô Ích Là Chánh Ngữ.
cái này ai đi tu mà không làm theo, nó thành quy tắc rồi

4-Niệm Phật Nhất Tâm Thân Khẩu Ý Không Tạo Ác Nghiệp Là Chánh Nghiệp
không tạo ác nghiệp, vậy có cần tạo thiện nghiệp hay không, hay chỉ tránh ác, mà ko tạo thiện??

5-Niệm Phật Nhất Tâm Sống Đúng Như Giới Là Chánh Mạng

6-Niệm Phật Nhất Tâm Cầu Vãng Sanh Thoát Sanh Tử Để Có Thể Tự Lợi Và Lợi Tha Là Chánh Tinh Tấn.
cái này là hết lòng vì Phật, được phật thương thôi, chứ không cưng, không là đệ tử ngoan được

7-Niệm Phật Nhất Tâm Không Dấy Vọng Tưởng Là Chánh Niệm
dễ gặm không vọng tưởng lắm, nội nước cầu vãn sanh là bao nhiêu vọng tưởng xảy ra rồi

8-Niệm Phật Nhất Tâm Được Vắng Lặng Là Chánh Định.
cái này đồng ý

phản biện tiếp đi đạo hữu


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

phỉ hồi nào chài, hic hic, chán pác quá, tui mà phỉ là tui chửi tùm lum rồi, tôi chỉ không đồng ý về cách hiểu của pác về pháp môn niệm phật thôi,
Nếu Mà Bạn karakifun Chưởi Tùm Lum Thì Còn Nói Gì Là Bát Chánh Đạo Nữa.
1-Niệm Phật Nhất Tâm Không Khởi Tà Kiến Là Chánh Kiến
không có trí tuệ lấy gì biết cái nào là tà kiến, cái nào là thiện kiến
Sao Bạn Biết Người Niệm Phật Không Có Trí Tuệ?
2-Niệm Phật Nhất Tâm Không Suy Nghĩ Thiện Ác Là Chánh Tư Duy
không nghĩ thiện ác theo hình thức nào , hình thức vô tâm hay sao???.
Bạn karakifun Vì Không Đọc Kinh Phật Nên Không Biết Sự Khác Biệt Giữa Biết Và Suy Nghĩ.

Nghĩ Ác Thì Tạo Ác Nghiệp, Nghĩ Thiện Thì Tạo Thiện Nghiệp.

Nghiệp Thiện Nghiệp Ác Đều Là Nghiệp Dẫn Đi Trong Sanh Tử Luân Hồi.
Không Nghĩ Thiện Ác Mà Vẫn Biết Như Vậy Không Phải Là Vô Tâm Như Là Cây Đá.
3-Niệm Phật Nhất Tâm Không Nói Láo, Không Nói Lời Ác, Không Nói Lời Thêu Dệt, Không Nói Lời Vô Ích Là Chánh Ngữ.

cái này ai đi tu mà không làm theo, nó thành quy tắc rồi
Như Vậy Chứng Tỏ Niệm Phật Là Thực Hành Bát Chánh Đạo.
4-Niệm Phật Nhất Tâm Thân Khẩu Ý Không Tạo Ác Nghiệp Là Chánh Nghiệp

không tạo ác nghiệp, vậy có cần tạo thiện nghiệp hay không, hay chỉ tránh ác, mà không tạo thiện?
Người Tu Tịnh Độ Ai Cũng Siêng Tu Thiện Pháp Hết Vì Bạn karakifun Không Đọc Các Kinh Tịnh Độ Nên Không Biết Mà Thôi.
6-Niệm Phật Nhất Tâm Cầu Vãng Sanh Thoát Sanh Tử Để Có Thể Tự Lợi Và Lợi Tha Là Chánh Tinh Tấn.

cái này là hết lòng vì Phật, được phật thương thôi, chứ không cưng, không là đệ tử ngoan được
Vậy Đệ Tử Ngoan Của Phật Theo Bạn Thì Phải Thế Nào?
7-Niệm Phật Nhất Tâm Không Dấy Vọng Tưởng Là Chánh Niệm
dễ gặm không vọng tưởng lắm, nội nước cầu vãn sanh là bao nhiêu vọng tưởng xảy ra rồi
[/quote]

Bạn karakifun Chắc Là Không Hiểu Tiếng Việt Rồi Nhất Tâm Thì Làm Sao Mà Có Vọng Tưởng, Có Vọng Tưởng Là Tạp Niệm Rồi

Cầu Vãng Sanh Đâu Phải Là Lúc Nào Cũng Cầu Chỉ Lúc Bắt Đầu Tu Phát Nguyện Vãng Sanh Sau Đó Thì Nhất Tâm Mà Niệm Phật.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
karakifun
Bài viết: 91
Ngày: 18/08/09 08:01
Giới tính: Nam
Đến từ: vungtau

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi karakifun »

cõi của phật a di đà cũng chưa giải thoát hết mà, chỉ là tạm thôi, không đến niết bàn được, còn việc bạn giải thích như trên mình rất hoan hỉ, và chấp nhận, nhưng mình vẫn khuyên bạn, dù pháp môn gì, cũng hãy cố theo giáo lý của Thế Tôn, vì giáo lý đó do chính ngài thuyết, còn Kinh A di đà, chỉ là phụ trợ, và là kinh được giới thiệu và truyền tụng, ý nghĩa và tính chất của kinh A di đà chúng ta dù có trí tuệ cũng chưa thể hiểu được, vì chúng ta không thuộc duyên của thời Phật A di đà, nên dễ hiểu sai lời ngài dạy.
nói chung, tôi với bạn tranh cãi cũng chỉ dư thừa, thôi thì hãy lấy cái của tôi bù cái của bạn, và ngược lại, tôi không nói ngoa đâu, những điều tôi nói ko phải ko có gốc, tôi có trí tuệ của tôi, và hiểu như thế, bạn cũng vậy, nhưng dù tôi và bạn thế nào đi nữa thì trí tuệ chúng ta cũng chỉ là phàm phu, nếu may mắn 1 trong 2 ta chứng được thánh quả, chỉ là quả nhỏ nhất (sơ quả), thì lúc đó hãy giản lại cho nhau nghe nhé, và khi đó chắc chắn sẽ có người đúng người sai, người thiếu người đủ
bạn đừng quá khó chịu khi tôi hay nhận xét pháp môn của bạn, tôi không phân biệt gì cả, nên tôi nhận được lợi ích cả 2, nên tôi mới giới thiệu cho bạn Thiền - Tịnh song tu, tôi chỉ rất khó chịu 1 điều về pháp môn này, là dễ làm người phật tử hiểu lầm,bị động, ù lỳ, tôi ko nói bạn nhé, nên nhớ, bạn muốn hiểu tôi, bạn hãy tìm hiểu những phật tử của pháp môn này, nhất là người già, họ thật yếu đuối, và trí tuệ không nhiều lắm... nhưng họ lại dạy cho con cháu họ giống những gì họ hiểu, "cứ niệm phật là thành phật", tuổi trẻ bây giờ, nghe câu đó, thì chẳng thể thuyết phục, mà nền phật pháp này còn hay không là do tuổi trẻ, hãy truyền thụ giáo pháp này, dù có ở bất kỳ hình thức pháp môn nào cũng có tính trị tuệ logic, trong từng lời giảng đơn giản nhất, đừng nói quá trừu tượng, trí tuệ con người bây giờ khá kém, nói trừu tượng quá, họ ko tin, hoặc họ hiểu sai, v.v...
đó là điều tôi nhức nhối, trong diễn đàn này, có những bài viết quá trừu tượng, quá gây hiểu lầm, những điều tôi phản bác, chính là những điều phật tử hiểu sai, tôi càng im lặng, thì lại càng đăng những bài viết tương tự, tuy nhiên, cũng có những bài rất hay, rõ ràng và lợi ích
bạn hãy hiểu và thông cảm, và cũng mở rộng giới tu của mình, đừng quá trói buộc mình trong 1 điều gì, hãy cứ biết tất cả, nếu cứ ôm lấy 1 pháp môn, chắc chắn bạn sẽ mất rất nhiều lợi ích, đừng quá ca ngợi pháp môn (vì khi bạn ca ngợi, chỉ có bạn hiểu nó hay như thế nào, còn người chưa hiểu, lại hiểu lầm), hãy cứ biết trong tâm mình, lắng nghe và chia sẽ, cũng đừng bám sát vào kinh sách, lịch sử còn bị thay đổi, thêm thắt, thì huống chi là kinh sách, tôi không bác kinh do phật thuyết, nhưng những người thế hệ sau khi hiểu được giáo lý gì hay, muốn đóng góp, nhưng những điều do người sau thấy hay nó không đủ mạnh để hợp lý trong đời này, nên những điều tưởng chừng như lợi đó hom nay nó lại có hại.
và chúng ta, những người đi sau, nếu không tỉnh táo, cũng sẽ lầm đường
mong bạn hiểu được ý tôi, bớt gay gắt với tôi, và mở rộng pháp tu của bạn, lợi lạc trong tay.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Cảnh tỉnh mạng người vô thường

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

cõi của phật a di đà cũng chưa giải thoát hết mà, chỉ là tạm thôi, không đến niết bàn được
Vãng Sanh Và Chứng Niết Bàn Là 2 Việc Khác Nhau.

Tịnh Độ Tông Không Hề Nói Là Vãng Sanh Tức Là Chứng Niết Bàn Bao Giờ Cả.

Tịnh Độ Tông Nói Vãng Sanh Cõi Cực Lạc Rồi Tiếp Tục Tiến Tu Cho Đến Thành Phật.

Thành Phật Chánh Đẳng Chánh Giác Thì Mới Chứng Niết Bàn Rốt Ráo.

Giáo Lý Của Tịnh Độ Bạn karakifun Còn Chưa Thông Lại Đề Xướng Thiền Tịnh Song Tu.
nếu cứ ôm lấy 1 pháp môn, chắc chắn bạn sẽ mất rất nhiều lợi ích,


Phàm Phu Sơ Cơ Thực Hành Một Pháp Môn Thì Mới Có Thể Chuyên Nhất.

Nay Hành Pháp Môn Này Mai Hành Pháp Môn Kia Thì Chẳng Đi Đến Đâu Cả.
bạn hãy hiểu và thông cảm, và cũng mở rộng giới tu của mình, đừng quá trói buộc mình trong 1 điều gì, hãy cứ biết tất cả, nếu cứ ôm lấy 1 pháp môn, chắc chắn bạn sẽ mất rất nhiều lợi ích, đừng quá ca ngợi pháp môn
Mạng Người Vô Thường Trí Huệ Có Hạn Mà Không Lo Tu Chuyên Nhất Môn Pháp Môn Lại Muốn Biết Tất Cả Muốn Thực Hành Tất Cả Như Vậy Là Không Đưa Đến Đâu Cả.

Pháp Môn Niệm Phật Là Do Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Giảng Dạy Và Ca Ngợi.

Bạn karakifun Tự Mình Chỉ Trích Pháp Môn Niệm Phật Chứ Không Ai Mà Chỉ Trích Bạn karakifun Cả.
cũng hãy cố theo giáo lý của Thế Tôn, vì giáo lý đó do chính ngài thuyết, còn Kinh A di đà, chỉ là phụ trợ, và là kinh được giới thiệu và truyền tụng,
Ý Của Bạn karakifun Là Kinh A Di Đà Không Phải Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Giảng Dạy Thì Có Phải Bạn karakifun Muốn Nói Kinh A Di Đà Là Không Phải Kinh Phật? Vậy Thì Xin Bạn karakifun Đưa Ra Dẫn Chứng Cụ Thể Là Ai Giới Thiệu, Ai Truyền Tụng Kinh A Di Đà?

Các Bài Viết Của Bạn karakifun Chứa Đầy Sự Mẫu Thuẫn Vô Lý Chứng Tỏ Là Bạn karakifun Không Thông Hiểu Giáo Lý.

Bạn karakifun Một Đằng Thì Không Chấp Nhận Kinh A Di Đà, Không Tin Niệm Phật Vãng Sanh Còn Một Đằng Thì Đề Xướng Thiền Tịnh Song Tu.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách