

Nầy Thiện-nam-tử ! Đức Phật quán sát các hạnh thảy đều vô thường. Tại sao biết như vậy ? Vì các hạnh đều do nhơn duyên. Phàm những pháp do nhơn duyên, mà sanh thời biết là vô thường. Các ngoại đạo nầy không có một pháp gì chẳng từ nhơn duyên sanh.
Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh không sanh không diệt, không đi không đến, chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, chẳng phải do nhơn làm ra cũng chẳng phải không nhơn, chẳng phải tu tác chẳng phải tác giả chẳng phải tướng chẳng phải không tướng, chẳng phải có danh chẳng phải không danh, chẳng phải danh sắc, chẳng phải dài ngắn, chẳng phải nhiếp trì trong ấm, giới, nhập. Vì thế nên Phật tánh gọi là thường.
Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh là Như-Lai, Như-Lai là pháp, pháp là thường.
Nầy Thiện-nam-tử ! Thường là Như-Lai, Như-Lai là Tăng, Tăng là thường.
Do nghĩa nầy nên những pháp từ nhơn duyên mà sanh chẳng gọi là thường. Các ngoại đạo nầy không có một pháp gì chẳng từ nhơn duyên mà sanh. Các ngoại đạo nầy chẳng thấy Phật tánh Như-Lai là pháp. Vì thế nên lời nói của ngoại đạo đều là vọng ngữ, không có chơn đế.
Người phàm phu lúc trước thấy bình, y, xe cộ, nhà cửa, thành quách, nước sông, rừng núi, nam nữ, voi ngựa, trâu dê, lúc sau thấy tương tợ bèn nói là thường, phải biết những vật ấy thiệt chẳng phải là thường.
Nầy Thiện-nam-tử ! Tất cả pháp hữu vi đều là vô thường. Pháp vô vi là thường. Hư không và Phật tánh là vô vi nên là thường. Hư không tức là Phật tánh, Phật tánh là Như-Lai, Như-Lai là vô vi, vô-vi là thường. Thường là pháp, pháp là Tăng, Tăng là vô-vi, vô-vi là thường.
Nầy Thiện-nam-tử ! Có hai thứ pháp hữu vi : Một là sắc pháp, hai là phi sắc pháp. Phi sắc pháp là tâm và tâm sở. Sắc pháp là địa thủy hỏa phong.
Nầy Thiện-nam-tử ! Tâm gọi là vô thường vì tánh nó phan-duyên phân biệt. Tánh của nhãn thức khác, nhẫn đến tánh của ý thức khác, nên là vô thường. Cảnh giới sắc khác, nhẫn đến cảnh giới pháp khác, nên là vô thường.
Nầy Thiện-nam-tử ! Nếu tâm là thường thời nhãn thức lẽ ra một mình duyên tất cả pháp. Nếu nhãn thức khác, nhẫn đến ý thức khác, thời biết là vô thường. Bởi các pháp tương tợ niệm niệm sanh diệt, người phàm phu thấy đó chấp cho là thường.
Nầy Thiện-nam-tử ! Vì các tướng nhơn duyên có thể phá hoại, nên cũng gọi là vô thường. Như nhơn nhãn căn, nhơn sắc, nhơn ánh sáng, nhơn tư duy mà sanh nhãn thức. Lúc nhĩ thức sanh ra nhơn duyên đều khác chẳng phải là nhơn duyên của nhãn thức, nhẫn đến nhơn duyên của ý thức cũng khác như vậy.
Nầy Thiện-nam-tử ! Nhơn duyên phá hoại các hạnh sai khác, nên tâm gọi là vô thường. Như tâm tu vô thường khác, tâm tu khổ, không, vô ngã khác. Nếu tâm là thường lẽ ra thường tu vô thường. Còn chẳng đặng quán khổ, không, vô ngã huống lại quán thường, lạc, ngã, tịnh. Do nghĩa nầy nên trong giáo pháp của ngoại đạo chẳng có thể nhiếp lấy thường, lạc, ngã, tịnh, phải biết tâm pháp quyết định là vô thường.
http://www.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-19-4.htm
"....Vạn hạnh (hành) môn trung bất xả nhất pháp"các hạnh thảy đều vô thường.
"Tùy chúng sanh tâm ứng sở tri lượng"...các hạnh đều do nhơn duyên
"Pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp"Các ngoại đạo nầy không có một pháp gì chẳng từ nhơn duyên sanh.
"Tu-bồ-đề ! Bằng có người nói Phật nói ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Tu-bồ-đề! Ý Ông thế nào ? Người ấy có thấu tỏ nghĩa lý của Ta nói không?"Do nghĩa nầy nên những pháp từ nhơn duyên mà sanh chẳng gọi là thường. Các ngoại đạo nầy không có một pháp gì chẳng từ nhơn duyên mà sanh.
"Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh"Tất cả pháp hữu vi đều là vô thường
Chị học và MÊ giảng kinh Đại Thừa rồi mà còn post câu trên, thấy mắc cười quá chị Diệu Đức ơi !!!Tâm gọi là vô thường vì tánh nó phan-duyên phân biệt.
Rất khâm phục vì Phật nói 2 chữ Tâm Pháp, nếu không có người hiểu là "Bồ Đề Tâm" rồi....phải biết tâm pháp quyết định là vô thường.
Như vậy có phải là Phật muốn nói rằng trước khi giữ được nhất tâm bất loạn. Thì phải ngộ được tánh viên giác thanh tịnh thì trí tuệ mới lặng lẽ phát sinh. Còn không thì dù có niệm phật nhất tâm bất loạn thì trí tuệ cũng không phát sinh được mà khi chết chỉ có thể vãng sinh tây phương cực lạc thôi. Nên mình nghĩ tịnh độ tông mang một ý nghĩa khác với mục đích là vãng sinh tây phương cực lạc . Cũng giống như những người muốn về đất chúa họ cần niềm tin về chúa luôn nghĩ về chúa để khi chết chắc chắn được về đất Chúa. Họ chẳng nói đó là một pháp tu gì cả mà chỉ đơn giản là một niềm tin. Nên mình nghĩ tịnh độ cũng phải trả về đúng ý nghĩa của nó và mục đích của nó.Này thiện nam, nếu Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh, dùng Tâm giác thanh tịnh giữ cái lặng lẽ làm hạnh, rồi y đó lắng các vọng niệm và biết thức phiền động, thì trí tuệ lặng lẽ phát sanh, thân tâm khách trần từ đây diệt hết
) .Như Phật nói đi theo 1 trong 3 tính chất đó là đúng hướng còn nếu thấy khác thì lạc vào đường tà. Giống như khoa học ngày nay cho rằng có tồn tại 1 thứ gọi là hạt cơ bản(sau này nâng lên là lý thuyết dây tùy vào tần số rung của nó mà sinh ra các hạt khác nhau) và từ các hạt đó cấu tạo nên vật chất từ đó xây dựng lên không biết bao nhiêu các môn học và vô số những ứng dụng từ nó. Ta thấy nó ứng dụng rất nhiều thứ nhưng dưa trên cơ sở là có tồn tại một vật chất thực có hình tướng luôn vận động và tách rời khi kết hợp tới 1 cấu trúc phức tạp nào đó thì sinh ra tính tri giác. Ta thấy nó hoàn toàn ngược với cái nhìn của đạo Phật. Nên bên đạo Phật vẫn coi nó là "đường tà" mặc dù nó áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực. Nên ta thấy 3 tính chất của tánh viên giác đó tưởng chừng là đơn giản vài 3 câu nhưng nó đủ đập bỏ hết mọi kiến thức của khoa học ngày nay. Nên mới xứng đáng gọi là 3 pháp môn của đạo Phật.Này thiện nam, nếu các chúng sanh tu Thiền, trước phải tu Sổ tức, tâm rõ biết các niệm sanh trụ diệt, chừng ngằn số lượng, như thế khắp trong bốn oai nghi đều phân biệt biết rõ ràng số niệm. Dần dần tăng tiến cho đến biết được một hạt mưa trong trăm ngàn thế giới, như mắt xem thấy những vật mình thọ dụng vậy. Nếu không phải tất cả cảnh giới đã nghe kia, trọn không được giữ.
ho trong khanh đã viết: Còn niệm Phật theo mình nghĩ nó chỉ đơn giản là một cách, một phương pháp để giúp tâm ta không bị tán loạn khi chết để dễ được tiếp dẫn vào cõi Phật mà không bị rơi vào những cõi khác. Như vậy tịnh độ có nghĩa là hãy thật tịnh thì sẽ được cứu độ. chứ không phải là một pháp môn gì cả . Mà hiện nay mình thấy rất nhiều người xem nó như là một pháp môn tu để rồi nói rằng chỉ cần chuyên nhất một pháp môn tu là đủ mà quên tự hỏi rằng liệu đó có phải thực sự là một pháp môn tu không. Để rồi ngồi mấy chục năm trong chùa niệm phật mà nói về đạo Phật thì miên man như người chẳng biết gì về đạo phật. Để rồi người ta nói không biết ông ấy ngồi trong chùa mấy chục năm nay tu cái gì không biết. Ôi chẳng phải là khù khờ lắm sao.
Có thể quý thầy dạy làm lành lánh giữ để tạo phước và niệm phật cầu sanh tịnh độ thì cũng không có gì là ngại. Phước Huệ phải song tu."ho trong khanh"]Có thằng bạn rủ mình vào chùa ở HocMoon tu. Nó đưa mình trang web của ngôi chùa đó. Đây là một ngôi chùa khá lớn ở Viêt Nam và khá đông phật tử. Thế là mình rất hào hứng down load một tá các bài giảng của các thầy nghe thử. Nhưng nghe được vài bài mình không bít họ đang giảng vào chủ đề gì nữa. Mà nó cứ miên man hết ý này đến ý khác. Nghe xong mình chẳng thấy hé lộ gì về một tí tông chỉ gì của đạo Phật cả. đại khái chỉ là làm thiện tích đức ... Những việc như vậy thì đạo nào mà không dạy. Mình mới nói với thằng bạn mình như vậy . Thì nó nói chùa thì nó khác với thiền viện chủ yếu là niềm tin là chính không quan trọng trí tuệ nhiều. Mình mới vào trang web kỹ hơn thì mới biết chùa này tu theo Tịnh Độ. Nghe qua các bài giảng của các thầy trong chùa này mình thấy các ngài nói theo trí tuệ của các ngài thì nhiều mà không thấy tương đồng gì với trí tuệ của Phật cả.
Trật lất hết trơn, ông bạn của ông cũng chẳng biết gì về Phật Pháp và Tịnh Độ cả.Mình mới nói với thằng bạn mình như vậy . Thì nó nói chùa thì nó khác với thiền viện chủ yếu là niềm tin là chính không quan trọng trí tuệ nhiều.
Trời, ông hiểu Kinh Viên Giác vậy là chết rồi.Như vậy có phải là Phật muốn nói rằng trước khi giữ được nhất tâm bất loạn. Thì phải ngộ được tánh viên giác thanh tịnh thì trí tuệ mới lặng lẽ phát sinh. Còn không thì dù có niệm phật nhất tâm bất loạn thì trí tuệ cũng không phát sinh được mà khi chết chỉ có thể vãng sinh tây phương cực lạc thôi. Nên mình nghĩ tịnh độ tông mang một ý nghĩa khác với mục đích là vãng sinh tây phương cực lạc . Cũng giống như những người muốn về đất chúa họ cần niềm tin về chúa luôn nghĩ về chúa để khi chết chắc chắn được về đất Chúa. Họ chẳng nói đó là một pháp tu gì cả mà chỉ đơn giản là một niềm tin. Nên mình nghĩ tịnh độ cũng phải trả về đúng ý nghĩa của nó và mục đích của nó.Này thiện nam, nếu Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh, dùng Tâm giác thanh tịnh giữ cái lặng lẽ làm hạnh, rồi y đó lắng các vọng niệm và biết thức phiền động, thì trí tuệ lặng lẽ phát sanh, thân tâm khách trần từ đây diệt hết
Ôi Thù Thắng Thay Tịnh Độ!
Tịnh độ không phải là một pháp môn tu như thiền na(tĩnh lự), samatha(chỉ) hay tammabatde(quán)
Lục Tổ dạy: "Hãy nhìn lỗi mình, đừng nhìn lỗi người"Còn niệm Phật theo mình nghĩ nó chỉ đơn giản là một cách, một phương pháp để giúp tâm ta không bị tán loạn khi chết để dễ được tiếp dẫn vào cõi Phật mà không bị rơi vào những cõi khác. Như vậy tịnh độ có nghĩa là hãy thật tịnh thì sẽ được cứu độ. chứ không phải là một pháp môn gì cả . Mà hiện nay mình thấy rất nhiều người xem nó như là một pháp môn tu để rồi nói rằng chỉ cần chuyên nhất một pháp môn tu là đủ mà quên tự hỏi rằng liệu đó có phải thực sự là một pháp môn tu không. Để rồi ngồi mấy chục năm trong chùa niệm phật mà nói về đạo Phật thì miên man như người chẳng biết gì về đạo phật. Để rồi người ta nói không biết ông ấy ngồi trong chùa mấy chục năm nay tu cái gì không biết. Ôi chẳng phải là khù khờ lắm sao.
Làm sao tin được khi đạt nhất tâm bất loạn thì tâm khách trần cũng chẳng còn. Vì nêú tâm khách trần chẳng còn thì cần gì Phật đến tiếp độ vì làm gì còn ai nữa mà độ.Ông Niệm Phật đến khi nhất tâm bất loạn thì tâm khách trần cũng chẳng còn
Niệm Phật có nhiều phương pháp:ho trong khanh"]Để niệm phật được chuyên nhất như vậy thì trước tiên người niệm phật cần phải có 1 niềm tin vào cõi phật. tin rằng có tồn tại 1 cõi Phật tốt đẹp để tiếp tục tu tập. Như vậy trong đầu của họ phải hình dung ra một cõi nước tốt đẹp như vậy , như vậy ... thì mới có hứng thú niệm.
Quả nhiên ông chưa từng Niệm Phật nên chẳng thể cảm nhận được cái an vui trong hiện tại, đâu cần phải nghĩ ngợi đâu xa!Nếu không thì lấy đâu động lực mà họ niệm. Không có hứng thú, không có động lực thì không thể niệm được.
Ấy thế mới bảo ông Học Phật Pháp, Đọc Kinh sách, nghe băng giảng của Thiện Tri Thức, và cũng có thể đem những phương pháp khác áp dụng vào đời sống.Ai đó đưa cho bạn một nồi cơm không đố bạn ăn hết được nồi cơm đó một cách chuyên nhất đó.
Không ở đây không tu hành thì làm sao mà qua nước kia!Qua bên tây phương đó mới bắt đầu học.
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 3 khách