Phương Pháp tu tập như thế nào thì tốt?

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
karakifun
Bài viết: 91
Ngày: 18/08/09 08:01
Giới tính: Nam
Đến từ: vungtau

Re: Phương Pháp tu tập như thế nào thì tốt?

Bài viết chưa xem gửi bởi karakifun »

con xin xam hoi


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Phương Pháp tu tập như thế nào thì tốt?

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Tôi đã nhìn thấy rõ được đời sống chỉ có: Đau khổ và vô thường.

Nói về Pháp môn tu tập thì chỉ có Thiền Định và Niệm Phật.
- Thiền Đinh: Đây là phương pháp tuyệt diệu nhất, có thể hằng ngày ngay trong đời sống chúng ta phải chú tâm quán tưởng vào hơi thở hay xúc cảm. Bạn phải hiểu rằng chúng ta không được bám chấp. vd: khi người nào đó có ác cảm với bạn, nếu bạn có cảm giác khó chịu thì bạn đang bám chấp vào người đó nên đau khổ mới xuất hiện. khi mà chúng ta không còn để ý tới thì sẽ rất thoải mái vì mình không thủ chấp
- Niệm Phật: Đây cũng được xem là Thiền (bởi vì đòi hỏi chú tâm và dứt bỏ mới mong đạt được thành quả), phần nhiều chúng ta phải tập trung và lòng thành

Chỉ cần đạt được tầng thánh thứ ba là chúng ta đã thoát khỏi cõi dục giới này rồi.

Câu hỏi: Đức Phật có đệ tử hay không, và có ai là kế nghiệp Đức Phật không?
Trả lời là không: Thứ Nhất: Ai sẽ là người có đạt được Phẩm Hạnh như Đức Phật mà để nối nghiệp
Thứ Hai: Ngài không có bất cứ đệ tử nào kể cả: Đại Ca Diếp, A Nan, Upaly, Mục Kiền Liên....
Vì sao? Giống như bạn có tờ 100 ngàn trong túi, bạn móc ra và nói đây là tiền của tôi. Khi đó bạn có xúc cảm dâng lên tự hào và phấn khởi và bạn cho rằng đó là của bạn (dẫn đến luyến ái và thủ chấp vào). Nếu như Đức Phật nói Đại Ca Diếp là đệ tử của Ngài thì Đức Phật đã bám chấp và xem là "của mình". Như thế là sai hoàn toàn. Vào thời Đức Phật có rất nhiều tôn giáo tranh nhau vì danh tiếng cố gắng thu nhận đệ tử để tự hào vì thân thế, vì sư oai quyền. Nếu Đức Phật làm vậy thì Ngài phủ nhận là lời nói " Luyến Ái là nguồn gốc của khổ đau"

Ngài còn nói: Bánh xe của luân hồi sẽ còn quay mãi khi có bàn đạp là vô minh và luyến ái.

Để tu được thành quả là phải loại bỏ được tất cả luyến ái, và không còn bám chất vào. Chỉ có những phẩm hạnh điềm đạm, từ bi.....

Vậy ta sẽ hiểu nếu còn sống ngoài đời sống thì chúng ta không thể nào đạt được giải thoát. Chỉ có thể đạt được niềm vui và hạnh phúc nhờ vào đời sống phẩm hạnh và cao thượng của chúng ta.

Câu chuyện: Mắt Người Trinh Nữ - Subhà Gặp Tên Du Ðãng. Câu chuyện rất tuyệt!

Pháp tu có thể thấy:
http://www.thuvienhoasen.org/daibichugianggiai-00.htm
* BA TÔNG CHỈ VÀ SÁU NGUYÊN TẮC
................................................ cho đến:
* GIÁO DỤC TRONG TĂNG GIÀ LÀ CHỦ YẾU


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách