Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Trong rất nhiều bài kinh có cuộc đối thoại như thế này [hầu như đã thành bài thuyết giảng kinh điển]:

10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

-- Vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.


Tại sao cái gì vô thường lại là khổ? Nếu một người bị bệnh;rồi khỏi bệnh.Một người bị đau;rồi hết đau.Thì cái vô thường đó là lạc chứ nhỉ?Hay là khổ ở đây mang nghĩa khác? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
cái vô thường đó là lạc
ở đây mình chỉ thấy hai thứ là thân thể và bệnh tật, thế thì cái nào là lạc vậy?
:D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong tangbong tangbong Tương ưng giác chi:

16) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với định giác chi chưa sanh khiến cho sanh khởi; hay đối với định giác chi đã sanh được tu tập, làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có tịnh chỉ tướng, bất loạn tướng. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho viên mãn, thời đây là món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi; hay đối với định giác chi đã sanh khiến cho được tu tập, làm cho viên mãn.

17) Và này các Tỷ-kheo, món ăn nào đối với xả giác chi chưa sanh khiến cho sanh khởi; hay đối với xả giác chi đã sanh được tu tập, làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có các pháp làm trú xứ cho xả giác chi. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho viên mãn, thời đây là món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi; hay đối với xả giác chi đã sanh khiến cho được tu tập, làm cho viên mãn.

Xin được hỏi các pháp nào làm trú xứ cho xả giác chi ạ? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Phật dạy là như lý tác ý đó!
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, chớ có suy tư về thế giới: "Thế giới là thường còn", hay: "Thế giới là vô thường", hay: "Thế giới là hữu biên", hay: "Thế giới là vô biên", hay: "Mạng sống và thân thể là một", hay: "Mạng sống và thân thể là khác", hay: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", hay: "Như Lai không tồn tại sau khi chết", hay: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết", hay: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Vì sao?

Thưa đạo hữu;chỗ in đậm đó có nghĩa là sao? :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Trong kinh chuyển Pháp luân;khi nói về Tập đế:

6) Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Có phải ái luôn câu hữu với hỷ và tham ko ạ? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
mạng sống có thể hiểu là một người

một người và thân thể (người đó) là một - đây là một cách nói của đoạn kiến, vì như vậy thì chẳng còn gì khi thân thể tan rã, không có nghiệp quả

một người và thân thể (người đó) là khác - đây là một cách nói của tự ngã, có một tự ngã khác với thân thể
Có phải ái luôn câu hữu với hỷ và tham ko ạ?
vâng mình nghĩ vậy, ái là tham, tham cái làm mình hỷ lạc sung sướng chớ chẳng ai tham khổ cả
:D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Đạo hữu : tôi đọc bài kinh này

IV. Mahaka (S.iv,288)

1) Một thời, một số đông các Tỷ-kheo trưởng lão trú tại Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.

2) Rồi gia chủ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, gia chủ Citta thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

-- Bạch chư Thượng tọa, mong rằng chư vị trưởng lão ngày mai nhận lời mời dùng bữa ăn của con.

Các Tỷ-kheo trưởng lão im lặng nhận lời.

4-5) (Như đoạn 4,5 của kinh trước).

6) Rồi gia chủ Citta tự tay làm cho thỏa mãn, tự tay cúng dường các Tỷ-kheo trưởng lão với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm.

7) Các Tỷ-kheo trưởng lão sau khi ăn xong, rời tay khỏi bát, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi gia chủ Citta, sau khi nói: "Hãy thâu lượm lại các đồ ăn dư tàn", liền đi theo sau lưng các Tỷ-kheo trưởng lão.

8) Lúc bấy giời, trời nóng rất là gay gắt (kutthitam). Và các Tỷ-kheo trưởng lão ấy đi với thân như bị chảy thành nước, vì các vị ấy đã ăn bữa ăn đầy đủ.

9) Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahaka là vị mới tu nhất giữa chúng Tỷ-kheo ấy. Rồi Tôn giả Mahaka thưa với Tôn giả Thera:

-- Lành thay, bạch Thượng tọa Thera, nếu có luồng gió mát thổi, có cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.

-- Lành thay, này Hiền giả Mahaka, nếu có luồng gió mát thổi, có cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.

10) Rồi Tôn giả Mahaka thực hành thần thông khiến cho gió mát thổi, cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.

11) Rồi cư sĩ Citta suy nghĩ như sau: "Tỷ-kheo mới tu nhất trong chúng Tỷ-kheo này lại có được thần thông lực như vậy".

12) Rồi Tôn giả Mahaka sau khi đến ngôi vườn (tịnh xá) liền nói với Tôn giả Thera:

-- Bạch Thượng tọa Thera, như vậy là vừa rồi.

-- Như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka. Làm như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka. Cúng dường như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka.

13) Rồi các Tỷ-kheo trưởng lão đi đến ngôi tịnh xá, còn Tôn giả Mahaka đi đến tịnh xá của mình.

14) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Mahaka; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahaka rồi ngồi xuống một bên.

15) Ngồi một bên, gia chủ Citta nói Tôn giả Mahaka:

-- Lành thay, bạch Thượng tọa, nếu Tôn đức Mahaka thị hiện cho con thấy thượng nhân pháp thần thông.

-- Vậy này Gia chủ, hãy trải thượng y trong hành lang và rải một bó cỏ.

-- Thưa vâng, bạch Thượng tọa.

Gia chủ Citta vâng đáp Tôn giả Mahaka, cho trải thượng y trong hành lang, và rải một bó cỏ.

16) Rồi Tôn giả Mahaka vào trong tịnh xá, gài then cửa lại, thực hành thần thông lực khiến cho ngọn lửa phun ra từ lỗ ống khóa và giữa các khe cửa, đốt cháy cỏ nhưng không đốt cháy thượng y.

17) Gia chủ Citta đập thượng y, hoảng hốt, lông tóc dựng ngược, đứng một bên.

18) Rồi Tôn giả Mahaka, từ tịnh xá đi ra và nói với gia chủ Citta:

-- Thôi, như vậy là vừa rồi, này Gia chủ.

-- Thôi, như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Làm như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Cúng dường như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Bạch Thượng tọa, mong Tôn đức Mahaka hãy sống thoải mái ở tại Macchikàsanda. Khả ái là rừng Ambàtaka! Con sẽ cố gắng cúng dường cho Tôn giả Mahaka các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

-- Thật là lời nói chí thiện, này Gia chủ!

19) Rồi Tôn giả Mahaka dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát, đi ra khỏi Macchikàasanda, và như vậy từ biệt Macchikàsanda không còn trở lui lại nữa.


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Tôi thắc mắc tại sao tôn giả Mahaka lại ko quay trở lại nữa? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
sự bày tỏ của gia chủ Citta "Con sẽ cố gắng cúng dường cho Tôn giả Mahaka các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh" là vấn đề vì,
1. sự tiếp đãi đặc biệt cho một người sẽ làm người đó khó tu tập
2. sự tiếp đãi đặc biệt cho một người sẽ tạo sự chênh lệch trong tiếp đãi mọi người

cho nên tốt nhất là Tôn giả Mahaka phải từ biệt

ở đoạn trước Tôn giả Isidattà cũng phải từ biệt nhưng không hiểu sao bản Việt dịch không nói đến trong khi bản Anh dịch thì có
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Tương ưng Jambukhàdaka:

V. Ðiều Hòa Hơi Thở (Assàsa) (S.iv,254)

1-2) ...

3) -- "Ðạt đến điều hòa hơi thở, đạt đến điều hòa hơi thở", này Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, này Hiền giả, là đạt đến điều hòa hơi thở?

-- Này Hiền giả, khi nào Tỷ-kheo như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu xúc xứ, cho đến như vậy là đạt được điều hòa hơi thở.

4) -- Này Hiền giả, có con đường nào, có đạo lộ nào đưa đến sự chứng đắc điều hòa hơi thở ấy?

-- Này Hiền giả, có con đường, có đạo lộ đưa đến sự chứng đắc điều hòa hơi thở ấy.

5) -- Này Hiền giả, con đường ấy là gì, đạo lộ ấy là gì đưa đến chứng đắc điều hòa hơi thở ấy?

-- Này Hiền giả, đây là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. Này Hiền giả, đây là con đường, đây là đạo lộ đưa đến chứng đắc điều hòa hơi thở ấy.

6) -- Này Hiền giả, hiền thiện là con đường...


Hiền giả;tại sao tuệ tri sự tập khởi;sự đoạn diệt;vị ngọt sự nguy hiểm và sự xuất ly của 6 xúc xứ lại là điều hòa hơi thở?! :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

161. VII. Kotthika (1) (S.iv,145)

1) ...

2) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika đi đến Thế Tôn...

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho con. Sau khi nghe pháp từ Thế Tôn, con sẽ sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

-- Cái gì vô thường, này Kotthika, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Này Kotthika, cái gì là vô thường?

4) Mắt là vô thường, này Kotthika, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Các sắc là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Nhãn thức là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Nhãn xúc là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.

5-8) Tai... Mũi... Lưỡi... Thân...

9) Ý là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Các pháp là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Ý thức là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Ý xúc là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.

10) Cái gì vô thường, này Kotthika, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.


-----------------------------------------------------------

Lòng dục ở đây hàm ý là tham hay là cả tham sân và si? :)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách