Phải nên lúc nào cũng tập tiết kiệm thành thói quen

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Phải nên lúc nào cũng tập tiết kiệm thành thói quen

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Con hy vọng tất cả đồng tu đến tham học từ khắp nơi trên toàn thế giới có thể chuyển tâm niệm, xem tiền điện và tiền nước của Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba như là của mình, phải nên trả tiền, như vậy thì sẽ không tạo nên sự lãng phí của thường trú một xu một hào nào cả. Xin hỏi quan niệm này đúng không?

Đáp

Quan niệm này không đúng. Phải nên lúc nào cũng tập tiết kiệm thành thói quen, như vậy mới tốt. Quyết không vì mình có thể trả tiền rồi dùng thoả thích theo ý mình. Nói tóm lại tu hành là phải sửa đổi quan niệm và hành vi sai trái của mình. Ðức Phật dạy chúng ta tu hành chân chánh, thường trú cung cấp nơi chốn giúp chúng ta tu hành, sửa thói quen của chúng ta, thành tựu đức hạnh cho chúng ta, hiểu được ý nghĩa này thì biết mình phải tiết kiệm tích phước là tốt lắm.

Vào đời nhà Ðường, ‘Mã Tổ xây tòng lâm, Bách Trượng lập thanh quy’ đề xướng tu tập chung. Trước đó cũng có tu chung nhưng không có quy định và cũng không có luật lệ gò bó gì hết, phần đông cũng chỉ là tự tu. Lúc tu tập chung với nhau chỉ để nghiên cứu, thảo luận, học tập kinh giáo, tu hành thật ra đều là chuyện riêng của từng cá nhân. Chúng ta có thể tưởng tượng lúc đó phải có người giải đãi làm biếng, không thể khắc phục được tập quán của mình, tổ sư đại đức nhìn thấy vô cùng thương tiếc nên mới đề nghị tu tập chung. Tu tập chung thì phải dựa vào đám đông, nương nhờ vào đám đông, mọi người sanh hoạt chung với nhau phải giữ kỷ luật, như vậy mới có thể khắc phục được phiền não tập quán của mình. Tự mình không có năng lực để khắc phục nên phải mượn sức mạnh của đại chúng, việc này là việc tốt. Dụng ý của việc xây tòng lâm và lập thanh quy là ở chỗ này.

Cho nên chúng ta đến đạo tràng để tham học, tham là tham dự, học là học tập, nghĩa là chúng ta muốn tham dự vào đạo tràng này và học tập chung với họ thì mới được lợi ích. Nếu chúng ta đến đạo tràng này rồi dùng một thân phận vai trò gì đặc biệt, không thể cùng đại chúng sanh hoạt với nhau, không thể cùng đại chúng học chung với nhau, vậy thì hoàn toàn sai rồi. Nếu bạn không thể tùy thuận theo đại chúng, nếu dùng ‘giới kinh’ để kết tội thì tội này rất nặng, đó là phá hoại hình tướng của một tăng đoàn, tội này thuộc về ‘tội phá hoà hợp tăng’, quả báo ở địa ngục A Tỳ. Cho nên tôi thường khuyên các bạn đồng tu đây là một đạo tràng chánh pháp, mỗi ngày niệm Phật giảng kinh, tất cả đều có quy củ, nếu tập quán sinh hoạt của chúng ta đã thành thói quen không tốt, đến nỗi không thể cùng đại chúng ở chung với nhau, tự mình nên biết khó mà thoái lui. Rời khỏi đạo tràng này tức là hộ trì đạo tràng, tuyệt đối đừng nên phá hoại hình tướng (nề nếp và sự sanh hoạt) của đạo tràng, công đức của bạn sẽ vô lượng, bạn sẽ làm được một việc rất tốt. Nếu bạn không chịu rời khỏi và cũng không chịu hòa hợp với đại chúng, phá hoại hình tướng, tuy không ai nói đến tội của bạn nhưng quả báo của bạn sẽ ở địa ngục A Tỳ.

Trong tam quy y có ‘quy y Tăng, chúng trung tôn’. ‘Chúng’ là danh từ mà ngày nay chúng ta gọi là đoàn thể, đoàn thể trong xã hội rất nhiều, Phật môn cũng là một đoàn thể. Bốn người trở lên hợp thành một đoàn thể nhỏ, được xưng là ‘chúng’. Ðoàn thể Phật pháp là [đoàn thể] đáng tôn quý, đáng để mọi người tôn trọng nhất trong các đoàn thể. Ðáng tôn kính ở chỗ nào? Ðó là một tăng đoàn hoà hợp thì đáng để mọi người tôn kính. Trong tăng đoàn không có tranh luận, có thể tuân thủ giới điều ‘lục hoà kính’, là một tăng đoàn hoà thuận với nhau nên làm mô phạm cho tất cả các đoàn thể khác trong xã hội. Nếu bạn phá hoại hình tướng của đoàn thể mô phạm này, tội đó nặng biết bao nhiêu? Nhất định đọa tam đồ, chuyện này không thể không biết.
Website lấy bài http://www.niemphat.net/Luan/phathocvandap/phvd_tua.htm


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.35 khách