Tu không được tham cầu huyền diệu

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Tu không được tham cầu huyền diệu

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Phàm lệ kẻ có lợi căn, có lòng tin dũng mãnh tu hành, chịu khó hạ thủ công phu thì sự chướng dễ trừ, song lý chướng khó sạch. Những trắc trở như thế nào xin nêu ra đây:

1. Người tu không được tham cầu huyền diệu nhiệm mầu:

Bởi vì việc này (chân tâm Phật tánh) vốn xưa này bình thường, chẳng chút huyền diệu. Do thế cổ nhân mới nói:

“Ngộ rồi vẫn giống hồi chưa ngộ
Mình đây vẫn chỉ người năm xưa!”


Song chẳng phải là chỗ kinh nghiệm của xưa kia, cũng chẳng có chi huyền diệu. Công phu nếu tới nơi tới chốn thì tự nhiên thấy mọi sự bình thật. Chỉ vì mình chưa lắng sạch tri giải, tập khí; bên trong hạt giống bát nhã làm chỗ khiến tập khí hun đúc, dẫn khởi lên những thứ huyển hóa, mà phần lớn sản sanh xảo kiến (cái thấy sắc xảo, thông minh) trùm phủ tâm mình mà cứ tưởng chúng là thứ huyền diệu hay ho. Và do đó đeo cứng chẳng muốn xả bỏ chúng. Đó chính là bóng dáng của thức thần, là gốc của cái thấy hư vọng phân biệt*. Cũng gọi là kiến thích**. So sánh với các vọng tưởng thô phù thì nó khác xa, bởi vì nó là thứ sanh diệt lưu trú rất vi tế, mà ta gọi là Trí Chướng. Cái thấy hư vọng này ngăn trở cái chính trí kiến (tức là trí huệ). Nếu người nhận thứ hư vọng này là chân thật thì sẽ sanh đủ thứ kiến giải cuồng loạn. Đây là điều tối kị.

2. Không được đem lòng chờ khai ngộ:

Chân tâm mầu nhiệm tròn đầy của ta vốn xưa nay tuyệt đãi. Chỉ vì vọng tưởng ngưng kết, rồi tâm, cảnh, căn trần đối đãi thành lập, nên ta mới khởi hoặc, tạo nghiệp. Người tu hành chỉ cần giữ một niệm, buông xả hết thân tâm thế giới. Phải ôm giữ độc nhất một niệm, hướng về trước mà tiến tới. Đừng lo gì ngộ với chẳng ngộ. Chỉ lo mỗi niệm, mình đều hành trì là được. Khi công phu chín mùi thì tự nhiên mình sẽ thấy bản lai diện mục. Cần gì phải tính toán lo trước lo sau.

Nếu đem lòng chờ ngộ thì cái tâm chờ ngộ ấy trở thành cái gốc của sanh tử. Dù mình có chờ đến hết kiếp cũng chẳng thể ngộ. Đó là vì mình chẳng hiểu, cho rằng chân tâm tuyệt đối này là cái thứ gì khác ngoài đây mà có. Tâm chờ đợi mà không trừ thì đa số như kẻ đi tìm đồ tìm hoài mà không thấy thì sẽ sanh lòng chán bỏ, không tìm nữa.

3. Không được mong cầu diệu quả:

Cái vọng tâm sanh tử của chúng sanh vốn nguyên là Như Lai quả thể. Nay bởi vì mê hoặc nên mình đem thần thông diệu dụng của chư Phật biến làm vọng tưởng tình lự, phân biệt tri kiến. Đem pháp thân chân tịnh biến làm thứ nghiệp sanh tử. Đem tịnh độ thanh tịnh biến làm cảnh giới lục trần.

Ngày nay dụng công tu hành, nếu một niệm đốn ngộ tự tâm thì sẽ cảm thấy như lò đúc tiêu dung hết vạn tượng. Sẽ biết rằng thân tâm thế giới nguyên là Như Lai quả thể. Rằng vọng tưởng tình lự, nguyên là thần thông diệu dung. Chỉ đổi tên mà không đổi cái bản thể vậy. Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác nói:

Vô minh thật tánh ta tánh Phật
Huyền hóa không thân là pháp thân.

Nếu ngộ được pháp môn này thì lòng thủ xả sẽ trừ mất, tâm yêu ghét sẽ dứt bặt. Mỗi bước đều là Tịnh Độ, là Hoa Tạng, mỗi niệm đều có Di Lặc hạ sanh.

Nếu trước cứ đặt lòng mong cầu diệu quả, thì tâm hy cầu này trở thành cái gốc sanh tử, chướng ngại chánh tri kiến. Hễ càng cầu thì càng lạc xa lắc. Khi sức mong cầu mệt mỏi thì sanh lòng chán nản.

----------------------------------
*Phân biệt vọng kiến
**Cái thấy như dao đâm

http://www.dharmasite.net/bdh04/PhapNgu ... DaiSu.html


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách