Tết Việt_Phong Tục và Tập Quán

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Nguyen_khoa
Bài viết: 184
Ngày: 11/01/10 05:54
Giới tính: Nam
Đến từ: tp Ho Chi Minh

Tết Việt_Phong Tục và Tập Quán

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen_khoa »

Tết Việt mang đậm chất văn hóa cổ truyền,là hồn dân tộc dc ông bà ta gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay.Và các phong tục tập quán xưa nay vẫn ko thay đổi.Có những tập tục rất hay cần dc lưu truyền,nhưng bên cạnh đó còn những tập tục quá cổ hữu và dị đoan,nào là xông đất,nào là cúng sao, và cái đáng nói ỡ đây sao đúng ngày cúng thổ đất,sao phải cúng cá lóc nướng,rồi tôm luộc....vv...chĩ có 1 ngày cúng mà ko biết bao nhiêu la chúng sanh bị giết và biết bao nhiêu người tạo nghiệp.Là 1 phật tữ mình có nên làm theo những điều đó ko?nếu mình muốn cúng chay thì co dc ko?Thường thì các vị thần hộ trì nhơn trạch và gia đạo có thể ăn mặn cũng có thể an chay,ta nên cúng gì là tốt nhất?
Ngưỡng mong các vị DH tận tâm chia sẽ giúp cho tất cả mọi người có thể hiểu đúng và làm đúng tangbong Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma ha Tát tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tết Việt_Phong Tục và Tập Quán

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cúng chay và hoa quả là tốt chứ.

Cúng các ông thần thổ địa cũng bằng hoa quả là được rồi.

Mình tu hành phải "tùy duyên bất biến".

Tức là theo tổ tiên truyền thống có "tết" thì cứ thuận theo đó mà làm, nhưng còn việc làm hành động, ý nghĩ, lời nói như thế nào mình phải theo những lời Phật dạy. Thí dụ mình đã là Phật tử tại gia giữ năm giới, thì ngày tết đừng mua vật về giết để cúng tế. Chay, hoa quả là được rồi, chỉ tượng trưng cho lòng thành, chứ chưa hẳng là ông bà, hay thổ địa ăn cái gì.

Có thể ông bà đã đầu thay lâu rồi, có thể họ đoạ lạc tam đồ cũng không chừng. Cho nên nhưng ngày đó ta có thể tụng kinh niệm phật hồi hướng cho họ. Đó là hành động hiếu thảo, nhớ đến tổ tiên. Chứ không phải là cho tiền, cúng tế con vật, đánh bài nhậu nhẹt là hiếu thảo, nhớ đến tổ tiên đâu! Ngược lại còn có hại không nhỏ!

Cha mẹ ông bà còn sống thì mình cứ thuận theo thế gian mà mời lên để mình chúc thọ năm mới và tặng quà làm tròn bổn phận người con, người cháu cho họ được vui, gia đình đầm ấm hạnh phúc.

Vì thế gia đình có hạnh phúc an vui hay không là do chính mình. Tất cả mỗi người trong gia đình ai cũng giữ lễ, làm tròn bổn phận thì tự nhiên được an vui hạnh phúc.

Chứ không phải đi vào chùa mấy ngày tết, bỏ tiền cúng chùa, lạy phật cầu xin cho con được hạnh phúc hay người nhà gia đình hạnh phúc mà được. Phật đã chỉ bài cho chúng ta con đường đi đến an vui hạnh phúc. Còn việc của ta là phải thực hành thì mới mong được như thế.

Tiền cúng dường tam bảo quả nhiên có phước, lạy phật cũng tốt, nhân nào thì quả nấy (không cần phải xin gì cả, chỉ hồi hướng pháp giới chúng sanh được sớm giác ngộ giải thoát). Nhưng mà nếu đem tiền đúc lót cho phật, lạy vài cái rồi cầu xin mà ngay nơi ý niệm, cử chỉ hành vi và lời nói của mình không thay đổi, không làm tròn trách nhiệm và bổn phận của chính mình thì không thể nào mang lại hạnh phúc an vui cho mình và người trong nhà cũng như xã hội. Đó là điều tôi muốn nhấn mạnh.

Phước nhiều hay ít không phải chỉ ở đồng tiền nhiều hay ít. Mà là do tâm của chính mình chí thành chí kính hay không chí thành chí kính, lại do tâm lượng nhỏ cầu xin cho riêng mình, hay quảng đại hồi hướng pháp giới chúng sanh.

Phải khéo khi đi chùa vào những ngày tết nầy. Đừng để người khác nhìn vào cho là Phật giáo mê tín, cũng như chính mình biến Phật thành thần linh để thỏa mảng tham dục vọng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Tết Việt_Phong Tục và Tập Quán

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Vì chỗ tôi ỡ rất nhõ lai. bất tiên. nên chĩ kê bàn thờ Phât. Còn nhà má tôi thì có cã bàn thờ Phât. và bàn thờ ông bà.

Tùy trình đô. hiễu biết về PG ít hay nhiều, hễ hiễu nhiều thì bớt hoăc. không cúng mấy vi. thần nhân trach. gia đao. gì đó vì "Quy y Phât. rồi thì không quy y thiên thần quỹ vât." Tuy vây. đối với người chưa hiễu PG sâu cũng chĩ nên từ từ chĩ bão đễ bõ mấy hũ tuc. đó dần dần. :D

Theo tôi thì nên cúng hoa quã cho nó tiên. vì nhà cữa không hôi mùi thit. cá và khõi mất công chiên xào nấu nướng :D và đễ khuyến khích bớt sát sanh.

Theo chỗ tôi hiễu đươc., viêc. ăn chay bắt đầu hình thành vào thế kỹ thứ 10, cỡ 8-9 thế kỹ sau khi PG du nhâp. Trung Quốc. Từ đó lan sang Viêt. Nam và Đai. Hàn và giữ cho tới ngày nay.

Nhât. Bãn và các nước PG Nguyên Thũy theo phong tuc. đia. phương thì không ăn chay.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tết Việt_Phong Tục và Tập Quán

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi nghĩ tùy hoàn cảnh thôi, nhưng bất biến.

Chổ ở chật hẹp, bất tiện thì không cần phải bài một bàn thờ lớn, chỉ cần một chổ nhỏ, gọn, sạch sẽ, cao ráo mà mình có thể lạy Phật, Ngồi và đứng dễ dàng.

Tôi nghĩ không nhứt thiết phải có thức ăn, chỉ cần một ly nước trong, mỗi ngày thay đổi, hai cây đèn, nhan cũng tốt mà cũng không cần, có thể dùng cục hương đốt để ngồi thiền hay niệm phật được khây khỏa nhẹ nhàn.

Nhan hay cục hương tượng trưng cho Giới
Nước tượng trưng cho Thanh Tịnh
Đèn tượng trưng cho Trí Tuệ

Cúng Phật bằng ba thứ ấy để tượng trưng và cũng là hằng ngày nhớ nghĩ tu Giới Định Tuệ.

Tuy rằng cúng dường là một hình thức, nhưng không thể bát bỏ vì gieo nhân tốt thì gặp quả vui vậy.

Nói cúng thổ địa, chứ không phải quy y thổ địa cầu xin và phục tùng những giáo lý của thổ địa. Cũng giống như bố thí một người nghèo cơm nước thì có gì là không được.

Còn chay mặn là tùy mỗi người. Tôi thì theo Phật Giáo Việt Nam từ ngàn xưa nên nép mình theo chư Tổ cũng ăn chay, và cúng chay.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]39 khách