Phật Pháp Khó Nói Mà Vẫn Phải Nói?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Phật Pháp Khó Nói Mà Vẫn Phải Nói?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Học Phật Pháp, viết bài khuyên người mấy năm nay tôi mới hiểu vì sao Phật Thích Ca lúc vừa Thành Đạo lại muốn Nhập Niết Bàn nhưng rồi nhờ chư Thiên xin ở lại dạy Phật Pháp cứu chúng sanh và ngài nhớ lại chư Phật cũng phải làm hạnh nguyện đại bi như thế mà phải ơ lại hoằng truyền gần 50 năm.

Vì sao Phật Pháp khó nói?

1. Phật Pháp

Trong Phật Pháp có nhiều pháp môn tu, cũng là thuốc hay mà cũng là độc dược, thâm sâu khó tả khó lường, và khó hiểu, hôm nay hiểu Phật Pháp như vầy, ngày mai lạy thấy khác rồi. Điển hình là xo sánh bài tôi viết vài năm trước với bài hôm nay hoàn toàn khác xa!

2. Căn Cơ

Căn cơ chúng sanh lại không đồng, mình thì lại không biết căn cơ chúng sanh thế nào, dẫu biết phải dạy mỗi người mỗi khác. Dạy ông A thế nầy, còn dạy bà B thế kia. Ông A và Bà B tu hành hai pháp khác nhau nhưng cũng là Phật Pháp rồi họ lạy cãi nhau tôi đúng bà sai, tôi đúng ông sai v.v... ôi bao nhiêu chuyện. Nói cho ông A nghe được mà người khác nghe hoặc bà B nghe lại không chịu vì căn cơ khác và ngược lại.

3. Chúng Sanh

Chúng sanh thì quá can cường khó giáo hóa như Kinh Địa Tạng có nói, ác kiến (thân kiến, biên kiến, tà kiến, giới cấm thủ kiến v.v..) của chúng sanh lẫy lừng, sâu dầy từ vô thỉ khó mà chuyển được.


Thành ra tôi hiểu tâm trạng của Phật, vì đôi lúc tôi cũng chẳng muốn viết bài khuyên ai nữa cả vì khuyên người nầy, người khác đọc không chịu rồi viết lời phê bình đúng sai. Rồi viết bài khuyên người kia thì người nọ không chịu vân vân và vân vân... mà họ nào có hiểu là tùy trường hợp, tùy căn cơ, tùy chúng sanh mà nói khác nhau hoặc nói lời "diều dắt ngon ngọt" như vậy. Đôi khi tôi nói lời khuyến dụ ngon ngọt để diều dắt, đôi khi tôi lại nói lời thẳng thắng, rồi mọi người lại chẳng hiểu mà sanh buồn cái nầy buồn cái kia, giận hờn chưởi bới lung tung. Tôi đọc xem cũng thấy nhứt đầu :)) mà biết làm sao bây giờ.

Mà nếu tôi không tiếp tục viết bài thì không đáp ứng được nguyện vọng của tôi là đem phật pháp lợi ích mọi người kể cả tôi cũng được lợi ích, dẹp tà kiến, mê tín siển dương chánh kiến chánh tín thì Phật pháp mới đứng vững được nơi đời. Nhưng tôi cũng hiểu lẽ Vô Thường, con người có sanh có diệt, thế giới có thành có hoại, huống gì là Phật Pháp có chánh có mạt, hơi đâu mà lo. Nhưng lại cũng hiểu Phật Pháp cũng chẳng có chánh chẳng mạt vì lúc nào lại chẳng có Phật Pháp vì là chân lý, chỉ là do nơi chúng sanh mà Phật pháp cho chánh có mạt đấy thôi.

Nhưng mà tôi đọc Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền ngài nói dù việc nhỏ nhoi lợi ích chúng sanh cũng không bỏ qua, như là trong mỗi phần cuối của 10 hạnh Phổ Hiền ngài có nói: "Cõi hư không cùng tận, cõi chúng sanh cùng tận, nghiệp chúng sanh cùng tận, phiền não chúng sanh cùng tận, sự tu '10 hạnh Phổ Hiền' của tôi vẫn không cùng tận, niệm niệm nối luôn không hở, thân khẩu, ý ba nghiệp không hề nhàm mỏi." cho nên tôi nhờ câu đó mà khích lệ tôi gắng lên. Vì vậy cũng gắng làm được bao nhiêu, viết được bao nhiêu, giúp được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu thôi.

Nguyện cầu Đại Chúng thường sống trong hào Quang Trí Tuệ của Phật Đà thì may mắn cho Phật Pháp, cho chúng sanh, cho chính mình lắm!

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Phật Pháp Khó Nói Mà Vẫn Phải Nói?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Các hành là vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt, diệt rồi
Tich diệt là vui

Tich diệt không rời cứu độ. Muốn cứu độ chúng sanh thì bản thân mình phải đầy đủ tất cả các phương tiện.

Phàm phu có ngã của phàm phu. Diệt ngã phàm phu thì vào ngôi vị thánh, và có ngã vi tế. Diệt luôn ngã vi tế đó thì vào ngôi vị Phật. Dù thánh (bồ tát trong thập địa, thanh văn, duyên giác) hay phàm đều chưa rốt ráo. Thanh văn, duyên giác còn thích nhận địa vị giải thoát, an trụ vi tế, chỉ thoát cho mình. Bồ tát thánh không chỉ giải thoát cho mình mà tâm nguyện giải thoát cho chúng sanh. Bồ tát thánh luôn phá bỏ giới hạn nhập pháp của bản thân mình, nên ngày càng nhập sâu trong định vi tế. Sau cùng đắc "a la hán vi tế" mà thành Phật. Bồ tát thánh không bị việc cứu độ xoay chuyển mình mà tâm cứu độ vẫn hằng hiện.

Bồ tát phàm dễ bị việc cứu độ xoay chuyển, và dễ mất tâm bồ đề. Nếu tham luyến việc cứu độ thì đó là bồ tát phàm. Bởi vì tự lực còn thấp thì bản thân chưa thể siêu xuất luân hồi, huống gì giúp người khác siêu xuất luân hồi. Nhưng cái Tâm bồ đề của phàm phu đáng quý vô cùng, các vị thánh thanh văn và duyên giác chẳng có, nên khéo tu không những không mất Tâm Bồ Đề mà vẫn đầy đủ tự lực. Pháp môn niệm Phật quả tối thắng cho những Bồ Tát phàm này. Một khi từ Tâm Bồ Đề mà niệm Phật hồi hướng mình và chúng sanh cùng về Cực Lạc thì thành tựu quả thật lớn lao nhiều thánh nhân theo chẳng kịp.

Con lại nhắc nhở chính mình.

Tâm của Ngài Thanh_Tri thật lớn lao. Tâm của con không bằng Ngài, con ơn lời khuyên của Ngài trước đây đối với con và tất cả mọi người.
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật Pháp Khó Nói Mà Vẫn Phải Nói?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Chữ "Thánh" có vài nghĩa như sau:

Nếu nói theo 10 Pháp Giới thì Thánh chỉ cho Than Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Còn Phàm thì chỉ cho Lục Độ chúng sanh.

Nếu nói theo 52 Địa vị Bồ Tát:

Thập Tín
Thập Trụ
Thập Hạnh
Thập Hồi Hướng
Thập Địa
Đẳng Giác
Diệu Giác

Nếu nói theo 52 Địa vị Bồ Tát thì nói về Hiền và Thánh.

Hiền là nói từ địa vị Thập Tín đến địa vị thứ 7 của Thập Địa.
Thánh là từ địa vị thứ 8 của hàng Thập Địa trở lên đến thành Phật, tức là từ Bát Địa đến quả Phật là chỉ còn tu 1 đại A Tăng Kỳ Kiếp nữa thôi.

Nhưng mà cũng có thể nói vào hàng Thập Địa là Thánh rồi vì vậy có thể nói như sau:
Hiền là nói đến địa vị từ Thập Tín cho đến Thập Hồi Hướng.
Thánh là từ địa vị Thập Địa trở lên đến Phật vị Diệu Giác.

Bài viết trên cốt ý chính tôi chỉ muốn nói rằng vì sao tôi hiểu Phật muốn nhập Niết Bàn khi mới thành đạo là vì Phật Pháp sâu xa nhiệm mầu khó nói, còn chúng sanh căn cơ bất đồng, ác kiến lẫy lừng khó giáo hóa. Không có ý gì khác. Việc tôi nói linh tinh khác phần sau thì chỉ làm cái ví dụ để mọi người hiểu vì sau khó nói phật pháp mà vẫn phải nói. Thành ra đừng nghĩ gì khác ngoài vấn đề đó, còn tôi có ra sao thì không quan trọng, cho nên đừng đưa tôi lên cao quá mà tôi dễ té.

Gọi sao cũng được, tôi chẳng màn vì giả danh như huyễn. Nhưng đối với người khác thì khó hiểu cho họ rồi sanh phiền não bao thứ tâm thì không hay. Mà đối với người tu thì thật sự rất sợ những lời khen và nêu cao. Bởi vì tôi nhìn cái đó là họa, ai mà dám nhận để chuốc họa vào thân!

Biết nó là giả ai gọi sao thì gọi không sợ, mà chỉ sợ là tuy nó là giả vậy mà có thể đem lại tai hại và họa đến cho mình đó! Người trí không ai không hiểu lẽ đó.

Nên xưng hô bình thường là được rồi nếu ông không muốn man họa đến cho tôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Phật Pháp Khó Nói Mà Vẫn Phải Nói?

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Trên con đường trung đạo, phải và trái thật khó mà tư lường.

Nếu một đệ tử đi hướng sang phải nhiều, vị thầy bảo anh ta nên di lệch về hướng trái một chút.
Một đệ tử khác thì đi lệch về bên trái, thầy khuyên nên nhắm tay phải đi.
Nếu không có sự can thiệp đúng lúc của thầy, cả hai đều sẽ hướng ra ngoài con đường phải đi.

Người ngoài thấy vậy liền phán ngay: vị đạo sư đang tự mâu thuẫn với chính mình. Lúc thì thế này, khi thế khác. Ngay cả những đệ tử lâu năm đôi khi cũng thấy hoang mang. Thật khó cho thầy!


Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Re: Phật Pháp Khó Nói Mà Vẫn Phải Nói?

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

caunguyen


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.35 khách