THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

31 – BIẾT NGƯỜI

Ngài Diễn Tổ nói :
Lơi sinh và truyền đạo cần ở cỗ được người. Nhưng biết người thực khó, thánh triết còn lo . Nghe lời nói của họ, nhưng chưa bảo đảm được việc làm của họ. Tìm thấy việc làm của họ, nhưng sợ sơ sót tài năng của họ. Chỉ có tự mình giao du cùng họ, thấy rõ đầy đủ gốc ngọn, xét chí hạnh, xem khả năng, sau đó giữ vững đạo niệm và âm thầm trọng dụng mới có thể biết được. Biết được thì những kẻ mua danh, sửa dáng hẳn không dung được sự dối trá của họ, và ngay cả những sự tiềm ẩn , bí mật của họ cũng thấy được uyên nguyên.
Thực ra, về lẽ thực của sự xem xét, hiểu rõ và nghe rõ về một người, không phải một sớm một chiều mà có thể đạt tới được. Vì vậy sau khi Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư (Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư họ Đỗ ở Kim Châu, ngài nối pháp Lục Tổ Huệ Năng) yết kiến Huệ Năng Đại Giám thiền sư (Huệ Năng thiền sư là vị tổ thứ sáu thiền tông Trung Hoa, ngài họ Lô ở Phạm Dương. Ngài nối pháp Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ) còn phải làm việc trong mười lăm năm . Và khi Mã Tổ Đạo Nhất thiền sư (Ngài họ Mã ở huyện Thập Phương, Hán Châu. Ngài nối pháp Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư) yết kiến Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư cũng phải theo hầu thiền sư hơn mười năm, mới được trao truyền đại pháp. Thế mới biết khi các bậc tiên thánh trao và nhận đại pháp, quyết không dám truyền trì cho những vị tài đức ít ỏi. Như một cái đồ đựng nước, muốn truyền nước sang một cái đồ đựng khác, cái đồ đựng ấy phải như thế nào mới truyền sang được. Như các vị đương gia, chủng thảo (đảm đương gia nghiệp của Phật tổ gọi là đương gia. Như người làm ruộng biết thu nạp và gìn giữ những hạt giống tốt để gieo trồng , gọi là chủng thảo) phải như thế nào mới có thể nối được pháp qui rộng lớn của Phật giáo. Đó là minh nghiệm về lẽ thực của sự xem xét, hiểu rõ và nghe rõ về một người. Minh nghiệm rồi, há lại còn dung dưỡng những kẻ nói giỏi, dáng khéo, giả dối, nịnh hót, sung vào hàng tuyển chọn đại pháp khí ư ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

32 – HUỆ VÀ ĐỨC

Ngài Diễn Tổ nói :
Quyền bính lớn lao của trụ trì là ở chỗ biết ra ân huệ và có đức độ. Ân huệ và đức độ đều phải làm cả hai, nhất định không thể bỏ một được. Ân huệ mà không có đức độ thì người ta không kính. Có đức độ mà không biết ra ân huệ thì người ta không nhớ. Nếu biết ra ân huệ thì làm cho người ta nhớ, lại biết giữ thêm đức độ thì sự ra ân huệ ấy đáng đủ để làm yên lòng kẻ trên người dưới, và dẫn dụ được các người khác từ bốn phương lại. Nếu biết đức độ làm cho người ta kính, lại nhờ có sự ra ân huệ thêm vào, thì sự duy trì đức độ ấy đáng, đủ để nối dõi bậc tiên giác và dẫn dắt kẻ u mê.
Cho nên người khéo trụ trì , nuôi dưỡng đức độ để làm việc ra ân huệ , tuyên dương việc ra ân huệ để duy trì đức độ. Đức độ mà nuôi dưỡng được thì đối với việc gì cũng bất khuất. Ân huệ mà thực hành được thì có ân nghĩa. Do đó đức độ và ân huệ gom góp lẫn cho nhau, ân huệ và đức độ làm việc lẫn cho nhau. Như thế đức độ không dùng đến tu mà được kính như Phật tổ. Ân huệ không phải mệt nhọc, hao phí mà được nhớ như cha mẹ. Và những người ở khắp nơi – Tứ hải, ngũ hồ - có chí với đạo, ai mà không quay về.
Trụ trì có nhiệm vụ truyền bá đạo đức, hưng hiển, giáo hóa, mà không rõ điều quan yếu trên đây thì không được !

Trong bộ Học Ký, người xưa nói “ Thày nghiêm, nhiên hậu đạo mới được tôn trọng”. Cho nên con cháu thuộc dòng dõi sơn môn Đông Sơn có nhiều bậc hiền đức cao siêu hơn người. Thực là nguồn xa, dòng dài vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

33 – SƯ TƯ (suy nghĩ của thày)

Hòa thượng Diễn Tổ từ chùa Hải Hội dời về chùa Đông Sơn. Ngài Phật Giám ở chùa Thái Bình và ngài Phật Nhãn ở cùa Long Môn, hai vị nghe tin, lên tận đầu núi thăm hỏi, hầu hạ. (Phật Giám Huệ Cần và Phật Nhãn Thanh Viễn đều nối pháp Ngũ Tổ Diễn thiền sư, thuộc đời thứ 14 phái Nam Nhạc)

Hòa thượng Diễn Tổ họp các vị kỳ cựu và các vị củ sự lại. Hòa thượng co sắm nước quả dùng trong cuộc dạ thoại. Hòa thượng Diễn Tổ hỏi ngài Phật Giám :
- Mùa lúa Thư Châu chín chưa ?
- Dạ chín rồi.
- Lúa nếp các trang trại thu được bao nhiêu tất cả ?
Ngài Phật Giám suy nghĩ chưa kịp đáp, Hòa thượng Diễn Tổ nghiêm sắc mặt, đanh tiếng nói :
- Ông lạm dự làm chủ một chùa. Việc không cứ lớn nhỏ, đều phải để tâm xét kỹ. Kế hoạch chi dùng hàng năm của thường trụ ( là chùa chiền, tùng lâm, tự viện) quan hệ đến cả chúng mà ông còn không biết, thì những việc nhỏ nhặt khác, ông không nói ra tôi cũng có thể thấy được. Giữ việc nơi sơn môn (Là tùng lâm, tự viện xây dựng nơi rừng núi) phải biết nhân, biết quả như sư ông (Phương Hội thiền sư) giúp sư tổ ( Từ Minh, Thạch Sương, Sở Viên thiền sư ở Đàm Châu. Ngài họ Lý, nối pháp Phần Dương, Thiện Chiêu thiền sư, thuộc đời thứ 9 phái Nam Nhạc. Ngài Phương Hội là đệ tử của Từ Minh thiền sư. Ngài hầu hạ, trong nom mọi việc cho ngài Từ Minh, từ Nam Viện đến Hưng Hóa suốt 30 năm). Vậy ông không nghĩ của thường trụ nặng như núi sao ?

Hẳn là trong lúc bình thường, hòa thượng Diễn Tổ đã có sẵn những cơ biện lanh lẹ. Ngược lại ngài Phật Giám lại giữ lễ đệ tử , ứng đối thong thả nên mới xảy ra trường hợp như thế!

Trong bộ Học Ký, người xưa nói “ Thày nghiêm, nhiên hậu đạo mới được tôn trọng”. Cho nên con cháu thuộc dòng dõi sơn môn Đông Sơn có nhiều bậc hiền đức cao siêu hơn người. Thực là nguồn xa, dòng dài vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

34 – ĐẠO THUẬT

Ngài Diễn Tổ thấy tăng sĩ nào có tiết nghĩa mà có thể xây dựng thành đạo nghiệp được , trong nhà có sự chống đối gay go , ngài vẫn thản nhiên không tỏ ra bênh vực bằng lời nói hay sắc diện. Song xét đến những kẻ có tính thiên tà, xiểm nịnh, làm những việc tạp nhạp, vụn vặt, không thể dạy dỗ được thì ngài lại ái trọng hơn.
Thực người đời không thể lường được ý nghĩ của ngài. Nhưng đó hẳn là phương sách thủ xả của ngài Diễn Tổ mới có đạo thuật như vậy.
(Ngài làm như vậy để bảo vệ những bậc pháp khí khỏi bị kẻ gian tà làm hại).

35 – NHẤT TÂM

Ngài Diễn Tổ nói :
Người xưa thích nghe lỗi mình, mừng làm việc thiện, tăng trưởng sự bao dung những người chưa hoàn hảo, cẩn hậu đối với sự ẩn ác của người, nhún nhường trong sự giao bạn, siêng năng việc cứu giúp quần chúng và không bao giờ đem so sánh sự được hay mất để sinh ra hai lòng. Cho nên ánh sáng rộng lớn ấy soi sáng cả xưa nay vậy.

GHI CHÚ :
1) Thày Tử Lộ nghe người khác nói lỗi của mình thì mừng
2) Vua Vũ Vương nghe người nói điều thiện thì lạy.
3) Chu Công nói người quân tử phải bao dung người chưa hoàn hảo
4) Vua Thuấn che dấu điều ác và tuyên dương điều thiện của người.
5) Ông Án Bình Trọng thành thực và kính trọng bạn bè mãi mãi không đổi
6) Ông Đoan Mộc Tứ siêng làm việc cứu giúp quần chúng một cách chân thành.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

36 – XỬ SỰ

Hòa thượng Diễn Tổ nói với ngài Phật Giám :
Điều quan yếu của trụ trì là xử sự với chúng quí chỗ đầy đủ, xử sự với mình chỉ nên giản ước, còn những điểm nhỏ nhặt khác đừng quan tâm tới. Dùng người nên tỏ lòng thành thực, nói năng nên lựa chọn cẩn trọng. Lời nói cẩn trọng, tự nhiên chủ nhân có được sự tôn trọng. Tỏ lòng thành thực tự nhiên chúng tâm cảm mến. Được tôn trọng dù không cần uy nghiêm, quần chúng vẫn phục. Đã cảm mến, dù không ra lệnh, công việc cũng tự thành. Và tự nhiên người hiền, người ngu đều thông suốt lòng mình. Ngược lại nếu duy trì bằng thế lực, ép bức bằng đuổi mắng, bất đắc dĩ người ta phải tuân theo nhưng sự tai hại hay kém hiệu lực của nó sẽ gấp muôn lần vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

37 – HƯỚNG ĐẠO

Ngài Diễn Tổ nói với ông Quách Công Phụ :
Tính tình người ta không giữ được mực thường mãi mãi, mà nó tùy theo sự giáo hóa có thể thay đổi dần dần. Từ xưa Phật pháp tuy có sự hưng suy, nhưng trong lý hưng suy ấy đều do sự giáo hóa mà nên. Xưa kia công việc làm lợi ích cho người của các vị tổ sư thuộc phái Nam Nhạc (ở Giang Tây), các ngài thường đem lại sự hay, đẹp, hòa, vui cho con người bằng thuần phong, tiết chế con người bằng thanh tịnh, thấm nhuần con người bằng đạo đức, giáo hóa con người bằng lễ nghĩa, khiến cho những ai tham học đều thu liễm (kềm hãm) được sự trông thấy, nghe thấy một cách bất chính , ngăn lấp được sự tà vạy, dứt bỏ được sự ham muốn và lãng quên về lợi dưỡng. Do đó dần dần họ có thể đi tới chỗ thiện, xa điều lỗi, đạo thành, đức đủ mà họ không tự biết.

Người đời nay cách xa người đời xưa nhiều, nhưng nếu ai quyết định muốn tham cứu đạo Phật, cần phải bền chí không đổi, đặt kỳ hạn cho sự giác ngộ, và sau đó, dù họa hoạn, được mất, đều phó cho định nghiệp, không nên có tính cách tạm thời, cầu mong tránh khỏi hay lo xa là việc không thành mà không làm nữa, thì tự nhiên đạt thành. Nếu chỉ một chút suy nghĩ lại nảy sinh trong lòng thì không những đời nay không trọn mà cho đến nghìn đời, muôn kiếp sau cũng không khi nào thành tựu được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

38 – THIỀN CƠ

Ông Công Phụ từ đất Đương Đồ (châu Thái Bình) qua sông thăm hòa thượng Bạch Vân Đoan tại chùa Hải Hội (Bạch Vân, Thủ Đoan thiền sư họ Cát ở Hàng Dương. Ngài nối pháp Dương Kỳ, Phương Hội thiền sư , thuộc đời thứ 12 phái Nam Nhạc). Hòa thượng Bạch Vân hỏi :
- Trâu ông thuần chưa ?
- Bạch thuần rồi.
Ngài Bạch Vân quát mắng. Ông Công Phụ vẫn khoanh tay đứng im. Ngài Bạch Vân nói
- Thuần rồi! thuần rồi!
Việc này không khác gì việc chứng ngộ của ngài Nam Tuyền ( Nam Tuyền, Phổ Nguyện thiền sư họ Vương ở Trịnh Châu. Ngài nối pháp Mã Tổ, Đạo Nhất thiền sư. Một hôm ngài lên thiền đường nói “ Vương lão tử từ nhỏ đi chăn trâu. Dù chăn nơi khe suối bên đông hay bên tây cũng khó khỏi sự xâm phạm vào lúa mạ của người ta. Chi bằng thả vào nơi đồng không, không còn thấy chi nữa). và ngài Đại Qui ( Đại Qui tức Linh Hựu thiền sư ở Đàm Châu. Ngài họ Triệu ở Trường Khê, Đàm Châu. Ngài nối pháp Bách Trượng Hoài Hải thiền sư, thuộc đời thứ 3 phái Nam Nhạc. Một hôm ngài lên thiền đường nói “ Sau đây một trăm năm, Lão tăng sẽ làm một con trâu trong nhà đàn việt dưới chân núi. Nách bên hữu con trâu này có 5 chữ “Qui Sơn Tăng mỗ giáp”. Người đương thời gọi là Qui Sơn tăng thì bỏ trâu, mà gọi là trâu thì bỏ Qui Sơn Tăng, vậy cứu cánh sẽ gọi là cài gì ?”). Nói rồi ngài liền tặng ông Công Phụ một bài kệ

Ngưu lai sơn trung
Thủy túc thảo túc
Ngưu xuất sơn khứ
Đông xúc tây xúc.

Phỏng dịch

Trong non trâu đủ đồ dùng
Rong chơi ngoài núi, Tây Đông mặc tình.

(Bốn câu kệ trên ngụ ý nói : Tu đã minh tâm kiến tánh, đương nhiên ngoại cảnh không thể nhiễm trước được. Như con trâu có đầy đủ cỏ nước, được rèn luyện thuần thục, thì tha hồ tới đâu cũng không e ngại.)

Ngài lại nói :
- Bậc Thượng đại nhân, dạy ba nghìn người, biết được lễ vậy .
(Câu này đại ý nói : Đã được luyện trong lò giác ngộ, xứng đáng là người giác ngộ).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

39 – KHÔNG THỰC

Ngài Bạch Vân nói với ông Công Phụ :
Năm xưa Khả Chân thiền sư (Khả chân thiền sư người Phúc Châu, nối pháp Thạch Viên Sở Minh thiền sư) ở chùa Thúy Nham thường tự khoe là ta say sưa về thiền quán, và luôn luôn dùng miệng lưỡi linh lợi biện luận, trách mắng chư phương, cho rằng chưa có vị nào được vừa ý mình. Nhưng thực ra những vị ấy chưa tỏ ngộ được đại pháp. Một ngày kia ngài Kim Loan Thiện thị giả gặp Khả Chân thiền sư, cười mà bảo rằng : “ Sư huynh tham thiền tuy nhiều, nhưng không diệu ngộ, được gọi là si thiền vậy ”.
(Thiện thiền sư ở chùa Kim Loan, là cao đệ và là thị giả của ngài Từ Minh, Thạch Sương, Sở Viên thiền sư. Một hôm ngài cùng với ngài Khả Chân đi núi, ngài lấy một viên ngói để lên hòn đá, bảo ngài Khả Chân hướng vào viên ngói này, nói được một câu chuyển ngữ thì cho vào gặp Từ Minh thiền sư. Ngài Khả Chân suy nghĩ, không nói được. Ngài Kim Loan Thiện cười là si thiền)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

40 – HOẰNG ĐẠO

Ngài Bạch Vân nói:
Sự thịnh suy của đạo không phải là thường pháp, mà đều do ở người hoằng đạo. Cổ nhân nói “ Biết giữ thì còn, nếu bỏ thì mất ”. Thực vậy, đạo chẳng bỏ người mà do người bỏ đạo. Người xưa hoặc ở trong rừng núi, hoặc ở nơi triều thị, không bị lôi kéo vào danh lợi, không bị mê hoặc bởi thanh sắc, nên danh dự được vang dội một thời và mỹ danh lưu truyền muôn thuở. Như thế há rằng người xưa làm được mà người đời nay không làm được chăng ? Không, đều bởi sự giáo hóa chưa đến nơi, và ta làm không tận lực mà thôi. Có người lại cho rằng người xưa thật thà nên giáo hóa được, và người đời nay bạc bẽo nên không giáo hóa được. Đó chỉ là lời cố hoặc, thực không đủ xét nghiệm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

41 – NÓI VÀ LÀM

Ngài Bạch Vân nói với ông Vô Vi Tử (Ông Vô Vi Tử họ Dương, tên Kiệt, làm quan bộ Lễ , học pháp nơi Thiên Y Hoài thiền sư)
Nói mà không làm được chẳng bằng đừng nói. Làm mà không hiểu lời, chẳng bằng đừng làm. Nói ra phải nghĩ đến chỗ chung cục của nó. Và định làm gì phải nghĩ đến chỗ ngăn trở của nó. Vì vậy bậc tiên triết cẩn trọng lời nói và lựa chọn việc làm. Nói ra không phải để cầu cho lý được hiển lộ, mà hầu mong mở tỏ chỗ chưa ngộ cho người học. Làm việc không phải là muốn hay riêng cho mình, mà hầu mong dạy chỗ chưa thành cho người học. Cho nên nói ra có pháp độ, làm việc có lễ tiết, mới có thể nói không bị mang họa, và làm không bị mang nhục. Nói phải là mực thước, và làm phải là khuôn pháp.
Kinh Dịch nói “ nói và làm là then chốt của người quân tử, là căn bản của việc sửa mình “.
Nói và làm làm động đến trời đất, cảm đến quỉ thần, thực đáng kính vậy.
GHI CHÚ :
(Động đến trời đất)
Triều đại vua Thang nhà Thương, có một thời gian bị hạn đến 7 năm. Quan Thái Sử tâu với nhà vua “ Nên dùng người làm vật hy sinh để cầu đảo “. Nhà vua nói “ Ta cầu mưa cho dân, àm đem người làm vật hy sinh ư? Ta không thể làm như thế được. Ta sẽ tự làm vật hy sinh để cầu đảo “. Thế rồi vua Thang giữ trai giới, cắt tóc, cắt móng tay , đi xe trần, ngựa trắng, mình khoác áo cỏ Bạch Trữ và tự mình làm vật hy sinh để cầu đảo ở cánh đồng Tang Lâm . Vua Thang tự trách mình 6 việc :
1) Việc chính trị không có tiết độ chăng ?
2) Người dân bị mất chức chăng ?
3) Nữ nhân hầu hạ nhiều chăng ?
4) Cung thất lộng lẫy chăng ?
5) Có những việc hối lộ thịnh hành chăng ?
6) Nhiều kẻ xu nịnh chăng ?
Vua Thang tự trách xong thì trời mưa rất lớn trong vài dặm vuông.

(Cảm đến quỉ thần)
Sách Thế Ngữ chép:
Lỗ Linh tiên sinh ẩn tu trong núi. Một hôm mất con gà trống, thường gáy để báo hiệu buổi sáng. Tiên sinh liền làm bài kệ khấn với xã thần, thần địa phương, đại ý nói “ Tôi có con gà, hẳn là bị cáo bắt mất v v…” Sáng hôm sau thấy có một con cáo chết ở chỗ tiên sinh cầu khẩn hôm qua.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

42 – THIỀN NĂNG

Ngài Bạch Vân nói với ngài Diễn Tổ :
Chí năng của những người tu thiền, phần nhiều chỉ thấy những việc đã xảy ra, chứ không thể thấy những việc chưa xảy ra.
Tu Chỉ, Quán, Định, Tuệ là phòng trước những việc chưa xảy ra. Còn Tác,Chỉ, Nhậm, Diệt là biết sau những việc đã xảy ra. Cho nên công dụng của Tác, Chỉ,Nhậm, Diệt dễ thấy, mà chỗ làm của Chỉ, Quán, Định, Tuệ khó biết.
Chỉ có người xưa chí quyết vào đạo, dứt bỏ vọng niệm khi nó chưa nảy mầm thì tuy rằng có Chỉ, Quán, Định, Tuệ và Tác, Chỉ, Nhậm, Diệt cũng đều là sự bàn luận về gốc ngọn mà thôi. Vì vậy có nơi nói :
“ Nếu còn có một lời nói nào vướng vào gốc ngọn bằng đầu sợi lông thì cũng đều là dối mình”.
Người xưa thấy suốt đến nơi nên không dối mình vậy.

GHI CHÚ :

CHỈ : đình tức vọng niệm
QUÁN: Như lý suy tưởng
ĐỊNH : Tâm không vọng động
TUỆ : Tùy duyên soi tỏ
TÁC : Làm điều thiện
CHỈ : Ngưng việc ác
NHẬM: Dùng đúng chân lý
DIỆT : Dứt bỏ phiền não.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

43 – TRÁCH NHIỆM

Ngài Bạch Vân nói :
Thấy nhiều tăng sĩ chưa bao giờ nghĩ đến kế hoạch cho tùng lâm . Tôi sợ rằng từ đó mà tùng lâm suy kém . Dương Kỳ tiên sư nói : “ Người trên kẻ dưới lẩn tránh trách nhiệm cho yên thân , thì thực là tai họa lớn cho pháp môn”.
Xưa kia tôi ở ẩn trong thư viện chùa Qui Tôn. Tôi mở xem kinh sử không những qua mắt mấy trăm lần, mà xem đến nỗi các sách ấy hư nát rất nhiều. Mối khi mở sách ra xem là tôi quyết định biết được những ý mới. Đem việc ấy mà suy nghĩ tôi thấy rằng “Học không phụ người” là như thế.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách