A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đoạn văn kinh dưới đây Phật Thích Ca đem cả người tụ dụng và những vật được thụ dụng mà thích nghĩa chữ Cực Lạc.
Trước hết đem cả năm căn với năm trần hợp lại mà thích nghĩa thụ dụng. Sau mới đem nhĩ căn và thanh trần riêng ra mà thích rõ nghĩa thụ dụng.

KINH VĂN
Hựu Xá Lợi Phất bỉ Phật quốc độ, thường tác thiên nhạc, huỳnh kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên mạn đà la hoa
Kỳ độ chúng sinh, thường dĩ thanh đán, các dĩ y kích, thành chúng diệu hoa, cúng dàng tha phương, thập vạn ức Phật; tức dĩ thực thời, hoàn đáo bản quốc, phạn thực kinh hành.


NGHĨA
Lại còn đây nữa, Xá Lợi Phất ơi, nước kia thường nghe,lưng trời hòa nhạc. Mắt đất thuần vàng, ngày đêm sáu buổi, hoa mạn đà la, rắc xuống như mưa. Chúng sinh nước kia, thường ngày sáng sớm, đều lấy vạt áo, đựng các thứ hoa, mùi thơm đẹp lạ, đi cúng phương xa, mười muôn ức Phật, chỉ trong giờ ăn, lại về ngay nhà, cơm xong đi dạo.

Âm nhạc của trời đất ở lưng chừng hư không là thanh trần. Mặt đất thuần vàng là sắc trần, các thứ hoa là hương trần và sắc trần, các món ăn là vị trần, Đựng hoa đi cúng Phật, tung hoa và đu dạo chơi là xúc trần. Đây là Phật Thích Ca nói về năm căn của chúng sinh đối với năm trần của cảnh vật, để mà hưởng thụ mọi cái vui.
Hai chữ”Thường tác” tức là thường thường tác động, khởi lên suốt cả 6 buổi (lục thời).
“Hoàng kim vi địa” là nói cái thể chất của cõi đất Cực Lạc thuần là vàng cả. Nhưng còn có cả thất bảo trang nghiêm ở trên mặt đất nữa.
“Lục thời” theo tục lệ ở Ấn Độ, ngày chia ra làm 3 buổi : Sơ phận, trung phận , hậu phận. Đêm cũng thế , cho nên gọi chung cả ngày đêm là “Trú dạ lục thời”
Đối với Phật A Di Đà và nhân dân cõi Cực Lạc thì không có thời gian, làm gì có ngày, có đêm, có 6 buổi. Bởi vì ở Tịnh Độ, người (cính báo) và vật (y báo) đều phát ra ánh sáng chẳng cần đến ánh sáng của mặt trời soi cho mới gọi là ngày. Cũng chẳng cần ánh sáng của mặt trăng mới gọi là đêm. Lúc nào cũng sáng luôn luôn như thế. Thời gian ấy là một ngày sáng tươi, dài vô hạn, thì còn làm gì có lúc nào là ngày, lúc nào là đêm. Nhưng đối với những chúng sinh ở cõi Ta Bà đều tối tăm mờ mịt, thời gian ấy chỉ là một đêm buồn rầu, dài vô hạn. Chỉ lúc nào có ánh sáng mặt trời soi cho thì gọi là ngày, lúc nào không có ánh sáng ấy gọi là đêm. Vì có ngày, có đêm nên mới chia cái quãng đời sinh sống của mình ra làm 3 thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Lý thực ra thì chẳng ở đâu có thời gian, chẳng có ngày, chẳng có đêm, mà chỉ là có Trí sáng hay không có Trí sáng mà thôi. Trong đoạn văn này, Phật Thích Ca nói :6 buổi ngày đêm ở Tịnh độ là ý Phật thuận theo tư tưởng của chúng sinh ở cõi đất tối mù, có thời gian , có ngày có đêm mà Phật nói ra thế để cho họ dễ hiểu, dễ so sánh cái thời gian của họ đấy mà thôi.
“Mạn đà la” tiếng Ấn Độ dịch là “thích ý” hay “bạch hoa”
“Y kích” là cái đựng hoa
“chúng diệu hoa” là các thứ hoa mùi thơm đẹp lạ, thì rõ ràng không phải chỉ có hoa “Mạn đà la”. Đáng lý phải có 4 thứ hoa như trong Diệu kinh đã nói để làm tiêu biểu cho 4 nhân tu hành.
“Đem hoa cúng Phật ở nhiều phương khác “ là tiêu biểu cái nhân chân thực biết đi đến cái quả tốt cực điểm (Quả Phật); quả đức ấy nhiều lắm, ở khắp cả đâu đâu cũng có. Nay hãy căn cứ vào cõi đất Ta Bà này, mà nói rằng đi cúng mười vạn ức Phật, là ý nói rằng sau khi mình đã được sinh ở thế giới Cực Lạc rồi, mình trở về cúng Phật Thích Ca, Phật Di Lạc ở đây cũng không khó gì. Nếu lại được sưc thần thông của Phật A Di Đà thêm vào cho mình, thì xa đến đâu mà mình chẳng đi đến được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chữ Thực thời là giờ ăn , có nghĩa là “giờ ăn sáng sớm” , cho nên mới có chữ “tức dĩ” là ở ngay, ngay trong cái buổi sáng sớm ấy (thanh đán) đi cúng 10 vạn ức Phật rồi mới về ăn sáng, thì nhanh biết chừng nào, đủ rõ phép “Thần túc” (chân thần) của người bên Tịnh Độ đi mau lắm , chẳng thể nghĩ bàn, mau như là không phải bước chân khỏi cõi đất ấy mà đã đi khắp hết cả mười phương rồi, chẳng cần đến hết một buổi sáng sớm mà đã trở về rồi.
Đoạn văn này tỏ rõ cho ta hiểu : Ở bên Cực Lạc một tiếng bật ra, một hạt bụi trần, một sát na, cho đến bước chân đi, búng ngón tay, giờ phút nào cũng cùng với Tam bảo ở khắp mười phương cùng thông suốt, giao chập với nhau, không hề chướng ngại . Lại tỏ rõ cho ta hiểu rằng :Ở cõi Ta Bà này trược ác, nghiệp chướng nặng lắm, đối với cõi Cực Lạc chẳng cách xa đâu mà thành ra cách xa. Sống ở cõi Cực Lạc thời công đức rất sâu, đối với cõi Ta Bà tuy có cách xa mà chẳng thấy cách xa chút nào.
Bốn chữ “Phạn thực kinh hành” (cơm xong đi dạo) có nghĩa là nghĩ đến cái ăn thì nó đến ngay, chẳng cần sửa soạn; ăn rồi mâm bát tự nó bay đi chẳng cần cất dọn. Cứ việc đi dạo trên mặt đất thuần vàng , xem hoa, nghe âm nhạc vui chơi mà vẫn tự thấy tiến bước tu hành không ngừng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH VĂN
Xá Lợi Phất, Cực Lạc quốc độ, thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

NGHĨA
Xá Lợi Phất này, cõi nước Cực Lạc, chỉ lấy công đức, mà tạo thành được, trang nghiêm thế đấy.

Đây là đoạn kết thứ hai,
Đoạn văn trên, Phật Thích Ca đã họp năm căn với năm trần lại mà thích nghĩa thụ dụng.
Đoạn này Phật đem riêng “nhĩ căn” với “thanh trần” ra mà thích nghĩa thụ dụng; bởi vì ở cõi đất này, nhĩ căn của người ta rất thông lợi. Cho nên Phật đem riêng cái tiếng nói pháp ra mà thích nghĩa thụ dụng cho thật rộng, thật rõ ràng (để cho mình hiểu rõ sang đấy được hưởng cái vui nghe pháp nhiệm màu, sớm ngộ đạo). Chứ thực ra thì ở bên Cực Lạc , thu hút được hết mọi căn cơ trong pháp giới; Trong năm trần ở bên ấy, trần nào cũng phát sinh ra được hết thảy mọi pháp môn. Đoạn này chia làm hai:
1) Hóa ra tiêng nói pháp của loài hữu tình
2) Hóa ra tiêng nói pháp của loài vô tình


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đây là tiêng nói pháp của loài hữu tình, tức là tiếng chim nói pháp.

KINHVĂN
Phục thứ Xá Lợi Phất , bỉ quốc tường hữu, chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu: Bạch hạc, khổng tước, Anh võ, xá lợi, ca lăng tần già, cộng mạng chi điểu, thị chư chúng điểu trú dạ lục thời, xuất hòa nhã âm, kỳ âm diễn xướng, ngũ căn ngũ lực, thất Bồ Đề phần, Bát Thánh Đạo phần, như thị đẳng pháp, kỳ độ chúng sinh, văn thị âm dĩ giai tất niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng,

NGHĨA
Rồi lại còn nữa, Xá Lợi Phất ơi , nược kia thường có, nhiều các loài chim, màu đẹp vẻ lạ, như chim hạc trống, chim vẹt chim công, xá lợi, cộng mạng, ca lăng tần già, nững loài chim ấy, ngày đêm sáu buổi tiếng hót hòa nhã, diễn ra các pháp, Ngũ căn ngũ lực, thất Bồ Đề phần, Bát Thánh đạo phần, và nhiều pháp khác cũng như thế nữa , Chúng sinh nước kia, nghe tiếng ấy rồi đều vui niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng.

Câu “chủng chủng kỳ diệu tạp sắc” là nói về các loài chim có nhiều và đẹp lạ. Cấu dưới kể qua có 6 loài:
- Chim xá lợi có nơi gọi là “thu lộ” (loài cò). Ngài Kỳ thiền sư bảo là chim xuân oanh.
- Chim ca lăng tần già (tiếng Ấn), Hán dịch là “diệu âm”.vì loài cim này, chưa ra khỏi trứng, tiếng hót đã hay hơn các loài chim khác.
- Chim cộng mạng là loài chim một thân có 2 đầu, 2 thần thức riêng biệt, cùng chung một báo thân. Hai giống chim này ở vùng Tuyết Sơn bên Ấn Độ cũng có. Những giống chim ở Cực Lạc không phải là thực giống như chim ở đây đâu. Phật chỉ nói cho biết mấy loại vì nó hơi giống với những con chim mình yêu quí nhất ở đây mà thôi.
“Ngày đêm sáu buổi, phát ra tiếng hót” thời đủ biết ở ben Tịnh độ không lúc nào chim đậu yên, mà gọi là có đêm tối, vì thân người và thân chim đều ở trong hoa sen hóa sinh ra, vốn không có tính ngủ , cho nên không cần phải có đêm để nằm yên.

“Ngũ căn, ngũ lực, thất Bồ Đề phần, bát Thánh đạo phần” là những phép ở trong 37 trợ đạo phẩm, kể ra như sau :
A) Tứ niệm xứ
B) Tứ chánh cần
C) Tứ như ý túc
D) Ngũ căn
E) Ngũ lực
F) Thất Bồ Đề phần
G) Bát thánh đạo phần


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A – TỨ NIỆM XỨ
1) Thân niệm xứ : xét thân mình là bẩn, không thực. (Tứ đại giai không )
2) Thụ niệm xứ : xét chỗ mình hưởng thụ là khổ (dĩ thọ vi khổ)
3) Tâm niệm xứ : xét chỗ tâm mình biến đổi là vô thường (chư hành vô thường)
4) Pháp niệm xứ : xét các pháp không thực có là vô ngã. (chư pháp vô ngã)

B – TỨ CHÁNH CẦN
1) Những ác pháp đã sinh, phải đoạn trừ
2) Những ác pháp chưa sinh phải ngăn cản (không phạm)
3) Những thiện pháp chưa sinh, phải làm cho sinh ra
4) những thiện pháp đã sinh , phải làm cho tăng trưởng.

C – TỨ NHƯ Ý TÚC
1) Dục như ý túc : Định như ý muốn
2) Tiến như ý túc : Tinh tấn như ý
3) Tâm như ý túc : Tuệ tâm như ý
4) Tư như ý túc : suy nghĩ như ý .

D – NGŨ CĂN
1) Tín căn : Tin tưởng vào các pháp chính đạo và các pháp trợ đạo.
2) Tinh tấn căn : chuyên cần thực hành các pháp chánh đạo và trợ đạo, chẳng ngừng nghỉ.
3) Niệm căn : chỉ nghĩ đến các pháp chánh đạo và trợ đạo, không nghĩ gì khác.
4) Định căn : Thu nhiếp tâm mình vào các thiện pháp chánh đạo và trợ đạo, tâm và pháp ứng hợp với nhau, không cho tán loạn gọi là định căn.
5) Tuệ căn : thực hành các pháp chánh đạo và trợ đạo, quán tưởng “Tứ diệu đế” gọi là Tuệ căn.

E – NGŨ LỰC
1) Tín lực : Làm cho tín căn lớn lên, phá hết mọi nghi hoặc, tà tín, phiền não
2) Tinh tấn lực : làm cho tinh tấn căn lớn lên phá mọi lười biếng, thành tựu việc xuất thế lớn lao , gọi là tinh tấn lực.
3) Niệm lực : Làm cho niệm căn lớn lên, phá mọi tà niệm, thành tựu việc lớn xuất thế, gọi là niệm lực.
4) Định lực : Làm cho định căn lớn lên, phá hết mọi tư tưởng lăng xăng rối loạn, phát ra mọi sự thiền định, gọi là định lực.
5) Tuệ lực : Làm cho tuệ căn lớn lên, ngăn được hết “thông mê hoặc” và “biệt mê hoặc” . Phát ra được trí tuệ chân vô lậu, gọi là tuệ lực.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

D – THẤT BỒ ĐỀ PHẦN
1) Trạch pháp giác phận : khi trí tuệ mình soi xét mọi pháp, khéo phân biệt được chân pháp với giả pháp , chẳng lấy lầm phải tà ngụy , gọi là Trạch pháp giác phận (phần giác ngộ biết chọn pháp)
2) Tinh tiến giác phận : Khi mình tinh tiến tu hành mọi pháp, khéo hay giác ngộ , không tu lầm phải những khổ hạnh vô ích, thường chuyên cần để tâm vào chân pháp mà tu hành gọi là tinh tiến giác phận (phần giác ngộ tinh tiến)
3) Hỉ giác phận : Nếu tâm mình tu đắc pháp mà mừng, nên giác ngộ rằng cái mừng ấy chẳng phải y vào pháp điên đảo mà mừng, mà chính là y vào pháp chân thực mà mừng. (Phần giác ngộ vui mừng)
4) Trừ giác phận : Khi mình đoạn trừ được cái tâm tà kiến và phiền não (Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) nên giác ngộ rằng mình đã đoạn trừ được mọi giống tà ngụy, chẳng để tổn hại đến thiện căn chân chính, gọi là Trừ giác phận (phần giác ngộ đoạn trừ)
5) Xả giác phận : Khi mình lìa bỏ được những cảnh vật mà mình ham mến, nhớ niệm, nên giác ngộ rằng cảnh vật ấy là tà ngụy chẳng phải thực có, vĩnh viễn chẳng nhớ đến nữa, gọi là Xả giác phận (phần giác ngộ lìa bỏ).
6) Định giác phận : Khi tâm mình đã phát ra được mọi thiền định, nên giác ngộ rằng những thiền định ấy là giả, chẳng sinh ra ưa thích nó, gọi là Định giác phận (phần giác ngộ cánh định)
7) Niệm giác phận : Khi mình tu đạo Xuất Thế phải giác ngộ sao cho lúc nào định và tuệ cũng ngang nhau. Hoặc khi tâm mình bị chìm, lịm mất phải nhớ ngay đến 3 phần giác ngộ đầu (Trạch pháp, Tinh tiến, Hỷ) để soi xét cho tâm mình phấn khởi lên. Hoặc khi tâm mình bồng bột, náo động, phải nhớ niệm ngay đến 3 phần giác ngộ sau (Trừ, Xả, Định) để mà nhiếp trì tâm mình lại, làm cho nó điều hòa, gọi là Niệm giác phận (Phần giác ngộ chánh niệm)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E – BÁT THÁNH ĐẠO PHẦN
(Còn gọi là Bát Chánh Đạo)

1) Chánh kiến : Tu phép quán soi thấy rõ mọi hạnh tu vô lậu, thấy rõ ràng 4 diệu đế, gọi là chánh kiến (Thấy biết chân chánh)
2) Chánh tư duy : Dùng cái tâm vô lậu ứng hợp với động, phát ra suy nghĩ, tính toán hiểu biết, khiến cho tâm lớn lên vào với tâm Đại Niết Bàn , gọi là chánh tư duy (suy nghĩ chân chánh)
3) Chánh Ngữ : Dùng trí tuệ vô lậu trừ diệt 4 tà mệnh, thu nhiếp mọi khẩu nghiệp vào trong chánh ngữ, gọi là chánh ngữ (nói năng chân chánh)
4) Chánh nghiệp : Dùng trí tuệ trừ diệt mọi tà nghiệp ở thân mà ra, để yên thân vào trong mọi nghiệp chân chánh, thanh tịnh, gọi là chánh nghiệp (nghiệp chân chánh)
5) Chánh mạng : Dùng trí tuệ vô lậu diệt trừ 5 tà mạng ở 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) để ở yên trong mạng sống chân chánh, thanh tịnh, gọi là chánh mạng (mạng sống chân chánh)
6) Chánh tinh tiến : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp với cần mẫn, tinh tiến tu đạo Niết Bàn, gọi là chánh tinh tiến. (Tinh tiến chân chánh)
7) Chánh niệm : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp với nhớ niệm mà nhớ mọi pháp chánh đạo và trợ đạo, gọi là chánh niệm (nhớ niệm chân chánh)
8) Chánh định : Dùng trí tuệ vô lậu ứng hợp vào thiền định gọi là chánh định (thiền định chân chánh)


GHI CHÚ :
Có 4 loại tà mạng :
1) làm ruộng, làm vườn, làm thuốc để kiếm cơm áo gọi là “Hạ khẩu thực”
2) Làm về thiên văn, xem trăng sao, mưa gió, sấm chớp để kiếm sống gọi là “Ngưỡng khẩu thực”
3) Nịnh hót người quyền thế, đi sứ, nói phét kiếm lợi gọi là “Phương khẩu thực”
4) Làm bùa chú tà thuật, bói toán kiết, hung để kiếm sống gọi là “ Duy khẩu thực”

Lại có 5 loại tà mạng nữa là :
1) Giả vờ hiện tướng mạo kỳ dị
2) Nói khoe công đức mình
3) Xem tướng kiết, hung để thuyết pháp cho người ta
4) Nói to, cho có oai để người ta kinh sợ
5) Nói khoe được nhiều người cúng dường để người ta động tâm.

Năm tà mạng này cũng cốt kiếm cơm áo nuôi thân. Sống như thế không phải là chánh mạng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong 7 phép tu này (gọi là thất khoa) có tất cả 37 đạo phẩm. Tuy rằng tất cả 4 giáo môn, ai cũng phải tu 37 đạo phẩm, nhưng công phu tu luyện và phương pháp thì mỗi giáo môn một khác, sẽ kể như sau :
4 giáo môn là : Tạng, Thông, Biệt, Viên.
1) Y vào “sinh - diệt tứ đế” mà tu thì tức là 37 đạo phẩm của Tạng giáo. (giáo lý Tiểu thừa thấy tứ đế có thực sinh, thực diệt)
2) Y vào “vô sinh diệt tứ đế” mà tu, tức là 37 đạo phẩm của Thông giáo (Giáo lý phổ tông của Bồ Tát, thấy tứ đế là không, chẳng có thực sinh, thực diệt).
3) Y vào “Vô lượng tứ đế” mà tu, tức là 37 đạo phẩm của Biệt giáo (Giáo lý riêng biệt của Bồ Tát, thấy tứ đế có vô lượng hình tướng khác nhau)
4) Y vào “Vô tác tứ đế” mà tu , tức là 37 đạo phẩm của Viên giáo (Giáo lý viên mãn hoàn toàn của Bồ Tát, thấy tứ đế chỉ là huyễn ảnh trong tâm Bồ đề, không ai tạo tác ra nó).

Đạo phẩm của Tạng giáo gọi là pháp môn Bán tự, một phép tu “mới có một nửa”. Ở Tịnh độ ngũ trược rất nhẹ nên chẳng cần đến pháp môn này. Nhưng vì có người tiểu thừa sinh sang đấy, trước đã học thuộc rồi hoặc có giả tạm dùng chăng.
Đạo phẩm của Thông giáo gọi là Đại thừa sơ môn, một pháp môn bắt đầu vào bậc Đại thừa, pháp môn phổ thông; tất cả người trong bậc tam thừa đều phải theo , cho nên ở bên Tịnh độ phần nhiều hay nói đến.
Đạo phẩm của Biệt giáo gọi là “Độc Bồ tát pháp“, một pháp môn đặc biệt cho riêng một bậc Bồ tát; Ở hai cõi Tịnh độ : Đồng Cư và phương tiện hay nói đến.
Đạo phẩm của Viên giáo, gọi là “Vô thượng Phật pháp” một pháp môn trên hết, tu thành Phật; Ở khắp 4 cõi Tịnh, người nào lợi căn cũng được nghe (có thế mới là Tông Tịnh độ của Cực Lạc).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bốn chữ “Như thị đẳng pháp” (còn nhiều pháp khác cũng như thế nữa) thì hai chữ : “ Đẳng pháp” (còn nhiều pháp khác) chỉ 3 pháp : tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc. ở trên 4 phép đã nói trong kinh (Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ đề phần, Bát Thánh đạo phần). Chữ Đẳng pháp ấy lại còn là vô lượng pháp môn khác nữa như là phép : Tứ nhiếp, lục độ, thập lực, tứ vô sở úy …

37 đạo phẩm này tuy là thu được hết mọi pháp môn, nhưng cơ duyên của người tu thì chẳng giống nhau, cho nên những đạo phẩm ấy có khi rút lại, có khi mở rộng thành ra danh nghĩa nó không giống nhau, là cốt để tùy chỗ người muốn nghe mà diễn giảng , khiến cho người nhớ niệm đến tam bảo, phát khởi tâm Bồ đề, phục diệt mọi phiền não. Vì người ta có thấy rõ tâm đại từ, và uy quang của Phật bất khả tư nghị thì mới niệm Phật. Có vui mừng pháp nhập vào tâm , có món ăn pháp sung túc vào thân thì mới niệm pháp, có được cùng tăng chúng cùng nghe, cùng học tập, được nhất tâm tu chứng thì mới niệm tăng.
Cái tâm năng niệm của người ta , tức là phép tam quán (quán không, quán giả, quán trung) . Cái cảnh sở niệm của người ta, tức là Tam Bảo (Phật, pháp, tăng). Cảnh sở niệm (hay sở quán) có thể chia ra : Biệt tướng (tướng riêng) và Nhất thể (cùng một thể chất) và ý nghĩa của 4 giáo môn , Tam đế , quyền và thực, mỗi cảnh mỗi khác, như đã nói trên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH VĂN
Xá Lợi Phất, nhữ vật vị thử điểu thực thị tội báo sở sinh, sở dĩ giả hà ?
Bỉ Phật quốc độ, vô tam ác đạo . Xá Lợi Phất, kỳ Phật quốc độ, thượng vô ác đạo chi danh , hà huống hữu thực. Thị chư chúng điểu giai thị A Di Đà Phật dục linh pháp âm tuyên lưu biến hóa sở tác
.

NGHĨA
Xá Lợi Phất này, ông chớ bảo rằng , những loài chim ấy, thực vì tội báo, phải làm kiếp chim. Là vì lẽ sao ?
Vì nước Phật kia, không có ba đường ác. Xá Lợi Phất này, trong nước Phật kia, cái tên ác đạo, còn không thấy có, huống chi lại có ác đạo thật ư? Những chim ấy là, Phật A Di Đà muốn cho tiếng pháp, chan hòa khắp nơi, mà biến hóa ra
.

Lời Phật hỏi và Phật thích nghĩa ở đoạn văn này rất dễ hiểu. Nhưng giả sử có người hỏi rằng : Những con chim ấy như là bạch hạc, khổng tước v.v… chẳng phải cái tên ác đạo là gì ? mà Phật lại bảo cái tên ác đạo còn không thấy có?
Thưa: Đã chẳng phải tội báo, thì mỗi cái tên ấy, tên nào cũng đều là công đức rốt ráo của Như Lai . Thế nghĩa là cái tên : Bạch hạc là bạch hạc rốt ráo, tên nào cũng thế, tên nào cũng là tên gọi đẹp đẽ của đức tính , chứ có phải là tên ác đạo đâu. (cái tên ở pháp giới này cũng bất khả tư nghị như thế) .
Có người lại hỏi :Phật hóa làm những con chim thì có ý nghĩa gì ?
Thưa: Có 4 nhân duyên về tứ tất đàn [tức 4 phép trong “pháp thí” khiến cho người nghe được 4 lợi ích : 1) được vui mừng. 2) làm việc thiện. 3) chừa tội ác. 4) Hiểu sâu đệ nhất nghĩa.]
1) Phàm người ta ai cũng thích những con chim ấy, thì Phật thuận tình mà hóa ra , khiến cho được vui mừng.
2) Thấy con chim còn biết thuyết pháp (mình là người sao lại không biết) là ý Phật muốn người nghe pháp sinh mầm tiện(tu học đi để nói pháp)
3) Nghe chim nói pháp, thì đừng đối với loài chim mà sinh ra cái tưởng lầm là loài hèn kém, là ý Phật muốn trị cái tâm phân biệt của người si mê, kiêu ngạo.
4) Biết chim ấy tức là Phật A Di Đà, là ý Phật muốn cho người nghe pháp giác ngộ được tính chất bình đẳng của pháp thân. Trong thân ấy cái gì cũng có đủ, cái gì cũng tạo ra được, cái gì cũng bình đẳng. Trong pháp thân ấy lại còn hiển hiện ra những tiếng gió hiu hiu, những tiếng rung của cây vàng, lưới ngọc v.v… và hiện ra hết cả phần giả, phần thực của y báo và chính báo. Ở ngay những thể chất của vạn vật ấy đều là ba thân, 4 đức của Phật A Di Đà, không hề sai khác một ly. (Như thế có thể hiểu được Pháp thân là tiêu chỉ của cả một pháp giới)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH VĂN
Xá Lợi Phất, bỉ Phật quốc độ, vi phong suy động, chư bảo hàng thụ, cập bảo la võng xuất vi diệu âm, thí như bá thiên chủng nhạc, đồng thời câu tác, văn thị âm giả, tự nhiên giai sinh, niệm Phật niệm pháp, niệm tăng chi tâm.

NGHĨA
Xá Lợi Phất ơi, cõi nước Phật kia, gió hiu hiu thổi, nhuiwngx hàng cây báu, những lưới ngọc báu, rung động phát ra, những tiếng nhiệm màu, như là trăm nghìn, các thứ âm nhạc, đồng thời nổi lên. Người nghe tiếng ấy, tự nhiên đều vui, nức lòng niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng.

Loài hữu tình với loài vô tình cùng tuyên dương pháp màu nhiệm, 37 đạo phẩm của 4 giáo môn và vô lượng pháp môn khác, đồng thời diễn thuyết, tùy từng loại chúng sinh, loại nào cũng hiểu; khiến người nghe phép nhớ niệm Tam bảo . Nhớ niệm Tam bào là theo phép Tứ tất đàn mà được 4 lợi ích:
1) Người phàm phu vừa được nghe là toàn cả thân rung động, nhảy nhót, thế là được lợi ích vui mừng.
2) Phần hơi sức của mình cùng với phần hơi sức Tam bảo giao chập vào nhau tất nhiên phát được “Tâm Bồ Đề” thế là lợi ích sinh mầm thiện
3) Do đấy mà phục diệt được hết mọi phiền não, thế là được lợi ích phá tan mọi tội ác.
4) Chứng thực và tỏ ngộ được Tam bảo cùng một thể chất, thế là được lợi ích hiểu sâu vào tới đệ nhất nghĩa lý.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: A DI ĐÀ KINH YẾU GIẢI.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH VĂN
Xá Lợi Phất, kỳ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

NGHĨA
Xá Lợi Phất, cõi nước Phật kia, chỉ lấy công đức mà tạo thành được trang nghiêm như thế.

Mỗi một đoạn Phật Thích Ca nói xong, Phật lại kết thị một lần (đây là lần thứ 3). Phật cố ý nói đi nói lại cho người nghe tin sâu rằng : Hết thảy những vật báu trang nghiêm như thế đều do ý nguyện và hành vi của đức đạo sư A Di Đà tạo thành , do chủng trí của ngài đã thực hiện ra. Và cũng đều là do 3 nghiệp thân, khẩu, ý rất thanh tịnh của mỗi người chúng ta đã cảm ứng mà biến hiện ra ở trong thức tâm của chúng sinh, cùng làm ảnh và chất lẫn cho nhau (Chữ ẢNH và chữ CHẤT rút trong kinh Lăng Già. Phật thí dụ cái A lại gia thức của mỗi người, nó tạo ra vạn pháp, giống như cái gương rất lớn không có giới hạn, bờ bến nào Vạn vật khắp thế giới, khắp vũ trụ giống như cái bóng hiện ra trong cái gương thức đại khổng lồ ấy. Ý Phật muốn nói vạn pháp và trời đất chỉ có thể hiện ra được ở trong thể chất của thức Alaya cũng giống như vạn cái Ảnh chí có thể hiện ra trong thể chất của cái gương. Chỗ có chất của gương tức phải có ảnh. Chỗ có ảnh tức là có chất của gương. Nhưng phải biết rằng chất của thức Alaya thì chỗ nào cũng có, vì nó không có giới hạn, bờ bến , nó không giống như chất gương của thế gian. Câu này nói “Tâm Phật và Tâm chúng sinh cùng làm ẢNH và CHẤT lẫn cho nhau, nghĩa là thân Phật làm ảnh thì tâm chúng sinh làm chất, thân chúng sinh làm ảnh thì tâm Phật làm chất. Ý nói Phật ở trong tâm chúng sinh, chúng sinh ở trong tâm Phật. Tuy ở trong nhau mà không dính chặt lấy nhau giống như ảnh ở trong gương vậy).
(câu này nói phần tính và phần tướng của tâm rất tròn đầy, sáng suốt)
Thí dụ như ánh sáng của nhiều ngọn đèn, cùng chiếu sáng khắp cả, thì coi như một ánh sáng.
Hoàn toàn lý ấy đã thành sự thật, hoàn toàn sự vật ấy tức là lý thật .
Hoàn toàn tính ấy đã khởi ra hạnh tu, hoàn toàn hạnh tu đã ở trong tính. (ý nói đức tính và đức tu của Phật đều là đức tính và đức tu của chúng sanh ). Vậy người tu hành cũng nên suy nghĩ sâu xa cho tỏ ngộ. Đừng nên bỏ cõi Tịnh độ của Phật có thực ấy mà không tu, lại chỉ bàn suông về cõi Tịnh độ bóng ma riêng biệt trong tâm mình (nó chỉ là cái bóng duyên vọng tưởng) đến nỗi phải chịu tiếng chê cười là “ Thử tức, điểu không” (Cách nói để chế diễu người học Phật ngu si, thấy người nói thì cũng nói mà không hiểu, không tin, không tu, không thực hành gì cả. Thí dụ như nghe nói “Phật tức tâm, tâm tức Phật” thì cũng nói tức! tức! giống như con chuột kêu túc! túc! . Nghe nói “Vạn pháp giai không” cũng nói không! Không! (vô, vô) Giống như com chim kêu vo! vo! )


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách