Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Tứ Niệm Xứ
Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm
Tỳ Kheo Brahmavamso

Giới thiệu: Ðại đức Brahmavamso là vị lãnh đạo tinh thần của hội Phật Giáo Tây Úc, và là viện chủ thiền viện Bodhinyana, huyện Serpentine, tiểu bang Tây Úc, Úc châu.

-oOo -

Các vị thiền sư Phật Giáo đã nói rất nhiều về cách hành trì Pháp Tứ Niệm Xứ (Satipattana), ngoại trừ người tu sĩ nầy. Cho nên, trong bài pháp ngắn hôm nay, tôi cũng xin theo xu hướng nầy để trình bày một vài điều quan sát thực tế về pháp hành thiền đó, vốn là một pháp giảng của Ðức Phật mà có lẽ đã có nhiều ngộ nhận trong hàng thiền sinh Phật Tử.

Các bạn nào đã từng tham gia vào các trung tâm Phật Giáo thì chắc đã nghe nhiều vị thầy tuyên bố rằng Pháp Tứ Niệm Xứ là "một con đường duy nhất" để tiến đến Giác Ngộ. Mặc dù lời tuyên bố nầy có vẻ khẳng định và hấp dẫn, nhưng thật ra, đó không phải là lời phiên dịch chính xác của kinh điển nguyên thủy và cũng không nhất quán với những lời Phật dạy trong các bài kinh khác. Cụm từ Pali "Ekayana Magga" trong bài kinh số 10 (Kinh Tứ Niệm Xứ) trong Trung Bộ Kinh thường được dịch là "con đường duy nhất" cũng được dùng trong bài kinh số 12 (Ðại Kinh Sư Tử Hống) và có ý nghĩa rõ ràng là "một con đường với một mục đích duy nhất". Có nhiều con đường khác nhau nhưng cùng chung một mục đích. Thật ra, "con đường duy nhất" đã được Ðức Thế Tôn đề cập đến, không phải là Tứ Niệm Xứ, mà là Con Ðường Tám Chánh (Bát Chánh Ðạo), như trong Kinh Pháp Cú:

"Trong tất cả các con đường, Con Ðường Tám Chánh là thù thắng nhất (...)
Ðây là con đường duy nhất, không có con đường nào khác, để đi đến tri kiến thanh tịnh"(...)
(Pháp Cú, 273-274, giản lược)

Như thế, "con đường duy nhất" đến Giác Ngộ, như mọi Phật Tử đều đã biết rõ, là Bát Chánh Ðạo. Bốn nền tảng của Chánh Niệm (Tứ Niệm Xứ) chỉ là một phần của con đường đó. Ðó là chi phần thứ 7 (Chánh Niệm). Ngoài ra, còn có Chánh Ðịnh là chi thứ 8, và cũng còn có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Tinh Tấn, và 3 chi của Chánh Giới (Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng). Mỗi chi phần nầy đều cần thiết như nhau, để đạt Giác Ngộ. Nếu có chi phần nào mà không cần thiết thì ắt hẳn Ðức Phật đã dạy về Ðạo Bảy Chánh, Ðạo Sáu Chánh, v.v. Thế nhưng, trong kinh điển, lúc nào Ngài cũng luôn luôn đề cập đến Ðạo Tám Chánh. Cho nên, trong công tác tu học và hành trì của các bạn, các bạn cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng tất cả tám chi phần của Bát Chánh Ðạo cần phải được tu dưỡng đồng đều và trọn vẹn, như là "một con đường duy nhất" .

Hành trì pháp Tứ Niệm Xứ như lời Phật dạy là một công phu rất cao cấp. Cao cấp đến nỗi mà Ðức Thế Tôn dạy rằng nếu người nào có thể hành trì nghiêm túc bốn niệm xứ đó theo phương cách mà Ngài đã đưa ra thì chỉ trong bảy ngày, người đó có thể đạt Giác Ngộ hay đắc quả Bất Lai (Kinh Tứ Niệm Xứ). Nhiều thiền sinh đã từng tham dự các khóa thiền 7 ngày, 10 ngày, hay nhiều hơn mà vẫn chưa đạt được một kết quả cao quý nào như Ðức Phật đã hứa hẹn. Tại sao thế ? Tôi nghĩ rằng đó là vì họ đã không thực hành nghiêm túc đúng theo những lời Phật dạy.

Nếu bạn muốn thực hành pháp Tứ Niệm Xứ theo phương cách mà Ðức Phật nói có kết quả nhanh chóng tiến đến Giác Ngộ, thì có nhiều việc mà bạn cần phải hoàn tất trước khi bạn bắt đầu quán niệm. Các công việc sửa soạn nầy có thể tóm tắt như sau: Bạn cần phải hành trì trọn vẹn bảy chi phần kia của Bát Chánh Ðạo. Hay nói một cách khác, như Ðức Phật đã giảng trong Tăng Chi Bộ ("Chín Pháp - Phẩm Niệm Xứ", Kinh số 63 và 64), bạn phải tuân giữ chặt chẻ 5 Giới luật, đoạn tận 5 Triền cái (tham lam, hận sầu, hôn trầm, trạo hối, nghi ngờ), rồi mới hành thiền Quán Niệm.

Các điều kiện tiên quyết tối quan trọng nầy thật ra đã được Ðức Phật giảng trong hai bài kinh về Tứ Niệm Xứ (trong Trung Bộ và Trường Bộ) trong câu Pali: "Loke Abhijjha-Domanassam". Câu nầy thường được dịch là: "sau khi nhiếp phục tham lam và ưu sầu trên đời" hay tương tự như thế. Lời dịch như vậy thường không được các thiền sinh hiểu rõ và họ xem thường lời dạy đó của Ðức Phật, và vì thế, họ đã không đạt được kết quả nào cả ! Vào thời Ðức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, và cư sĩ ắt hẳn đã hiểu ngay câu nói đó có nghĩa là "sau khi đã đoạn tận năm Triền cái"! Các bản chú giải chính thống về hai bài kinh Tứ Niệm Xứ đều giải thích rõ ràng rằng cụm từ Abhijjha-Domanassam là dùng để chỉ năm Triền cái. Trong các bài kinh giảng khác của Ðức Phật, Abhijjha là đồng nghĩa với Triền cái thứ nhất, Domanassam là đồng nghĩa với Triền cái thứ nhì, và nếu dùng chung lại với nhau -- trong thành ngữ Pali -- đó là cách viết tắt cho nhóm năm Triền cái. Ðiều nầy có nghĩa là cả năm Triền cái phải được đoạn tận trước khi bắt đầu hành trì pháp Quán Niệm. Cho nên, theo ý kiến của tôi, chính vì các thiền sinh cố hành thiền Quán Niệm trong khi vẫn còn vướng mắc vào các Triền cái mà họ đã không đạt được kết quả tốt hay lâu dài.

Chức năng của việc thấu đạt các tầng thiền (Jhana) -- chi phần Chánh Ðịnh của Bát Chánh Ðạo -- là để đoạn tận tất cả năm Triền cái để giúp triển khai tuệ Minh sát. Trong bài kinh số 68 của Trung Bộ (Kinh Nalakapana), Ðức Phật dạy rằng khi hành giả chưa đạt các tầng thiền Jhana, năm Triền cái cùng với bất lạc và giải đãi sẽ xâm chiếm tâm và trú tại đó. Chỉ khi nào hành giả đạt vào các tầng thiền thì năm Triền cái cùng với bất lạc và giải đãi mới không xâm chiếm tâm và không trú tại đó. Ðức Phật đã dạy rõ ràng như thế.

Thiền sinh nào đã trực nghiệm được các tầng thiền mạnh mẽ nầy thì ắt đã biết được, qua kinh nghiệm bản thân, bản chất thật sự của tâm sau khi các Triền cái đã đoạn tận. Thiền sinh nào chưa biết các tầng thiền thì chưa hiểu rõ các dạng vi tế của các Triền cái. Họ tưởng rằng các Triền cái đã đoạn tận, nhưng thật ra, họ đã không nhận thức được chúng, và vì thế, đã không đạt kết quả tốt trong khi hành thiền. Do đó mà pháp hành Thiền Vắng Lặng (Samatha) để nuôi dưỡng các tầng thiền Jhana là một phần của pháp Quán Niệm, và vì thế nếu cho rằng pháp Quán Niệm (Satipattana) là một pháp "Thiền Minh Sát thuần túy" (Vipassana) thì điều nầy không được chính xác cho lắm. Vị thầy của tôi, ngài Ajahn Chah, đã nói đi nói lại nhiều lần rằng Samatha và Vipassana -- Vắng Lặng và Minh Sát; Chỉ và Quán -- phải đi đôi với nhau, không thể tách rời được, như thể hai mặt của một đồng tiền.

Sau khi đã kiên trì hoàn tất các công tác sửa soạn cần thiết, thiền sinh giờ đây có thể an trú chánh niệm vào một trong bốn đề mục: thân thể của mình, các cảm thọ đau đớn hay hỷ lạc, tâm thức, và đối tượng của tâm. Khi các Triền cái đã tàn lụi và thiền sinh có thể duy trì định lực vững mạnh để chú niệm vào các đề mục nầy, thì lúc đó thiền sinh mới có thể quán chiếu được phần sâu thẳm trong tâm thức, sâu hơn cả các nhận thức thông thường, về tính chất vô thường của cái gọi là Tự Ngã mà chúng ta thường bám víu vào đó. Chúng ta thường cho rằng thân thể nầy là tôi, là của tôi, rằng các cảm thọ sướng hay khổ là có liên quan với cái tôi, rằng cái tâm đang quán sát chính là linh hồn của tôi, rằng các đối tượng của tâm như là ý nghĩ và hành thức (cái "chọn lựa") là Tự Ngã, là tôi, là của tôi. Mục đích của Tứ Niệm Xứ là để hướng dẫn thiền sinh phải làm gì sau khi đã thoát ra các tầng thiền, để khám phá ra cái ảo tưởng đã được ngụy trang khéo léo của cái gọi là Tự Ngã, và từ đó thấy được điều mà Ðức Phật đã khám phá, đó là Chân Lý của Vô Ngã.

Ðây không phải là điều dễ làm, không phải bất cứ người nào cũng làm được trong thời gian ngắn, nhưng đó là điều khả thi, có thể hoàn tất được trong bảy ngày. Nhưng với điều kiện là thiền sinh phải hành trì trọn vẹn và nghiêm chỉnh theo các lời Phật dạy mà không chạy theo một ngõ tắt nào khác.

Bình Anson lược dịch
tháng 8-1997


http://www.truongviet.net/upload/xuongr ... thn026.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

- Sửa soạn hành Thiền
- Đoạn trừ các triền cái
- Chứng Sơ thiền cho đến Tứ thiền

A. Sửa soạn hành Thiền

Sau khi thành tựu Giới uẩn, nghĩa là thành tựu hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác, hành giả: "Lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú niệm trước mặt". (Kinh Trung Bộ).

Trong sự sửa soạn hành Thiền, chúng ta thấy rõ hành giả phải giữ Giới, tức là phải sống một nếp sống trong sạch và lành mạnh, mới có thể hành Thiền. Nói một cách khác, hành Thiền chỉ có hiệu quả khi nếp sống của hành Thiền là phải ly dục, ly bất thiện pháp. Những ai ăn nhiều, ngủ nhiều, tất nhiên khó hành Thiền; những ai say đắm năm dục, say đắm về rượu men rượu nấu, làm các hạnh bất thiện về thân, về lời, về ý, tất nhiên khó hành Thiền. Nói tóm lại, người hành Thiền phải sống một đời sống lành mạnh và trong sạch, thời hành Thiền mới có kết quả.

B. Đoạn trừ các Triền cái

"Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thoát ly dục tham, gội rửa tâm hết dục tham. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gội rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, với tâm hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gội rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử hối tiếc, nội tâm trầm lặng, gội rửa tâm hết trạo cử hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát ly khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gội rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp" (Kinh Trung Bộ).

Năm triền cái này có khả năng làm uế nhiễm tâm và làm yếu ớt trí tuệ, nên phải trừ khử để được sáng suốt và để trí tuệ được phát triển. Trong kinh Tăng Chi, đức Phật có nêu rõ những pháp giúp đoạn trừ năm triền cái này:

"Tướng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời dục tham chưa sanh không sanh khởi và dục tham đã sanh được đoạn tận... Từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời sân chưa sanh không sanh khởi, và sân đã sanh được đoạn tận... Người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ-kheo, hôn trầm nhụy miên chưa sanh không sanh khởi, hôn trầm thụy miên đã sanh được đoạn tận... Người có tâm tịnh chỉ, này các Tỷ-kheo, nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi, hay nghi hoặc đã được sanh đoạn tận".

"Này các Tỷ-kheo, như một người mắc nợ, liền làm các nghề nghiệp, những nghề này được phát đạt, người ấy không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia mắc nợ nên ta làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, ta không những trả được các nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi vợ". Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người bị bệnh đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Sau một thời gian, người ấy khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị bệnh, đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Nay ta khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người bị nhốt trong ngục, người ấy sau một thời gian được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị nhốt trong ngục, nay ta được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Người ấy sau một thời gian thoát khỏi cảnh nô lệ được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người giải thoát, được tự do đi lại. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị cảnh nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Nay ta thoát cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người giải thoát, được tự do đi lại". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người giàu có nhiều tài sản, đang đi qua bãi sa mạc. Người ấy sau một thời gian đã đi khỏi bãi sa mạc ấy, đến đầu làng, yên ổn, không có nguy hiểm, tài sản không bị tổn giảm. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia giàu có, nhiều tài sản, đi qua bãi sa mạc. Nay ta đã đi qua khỏi bãi sa mạc ấy yên ổn, không có nguy hiểm, tài sản không bị tổn giảm". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

Cũng vậy này các Tỷ kheo, vị Tỷ-kheo tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bịnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường qua sa mạc. Này các Tỷ kheo, cũng như không mắc nợ, như không bị bệnh tật, như được khỏi tù tội, như được tự do, như được đất lành yên ổn, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán năm triền cái, khi chúng được diệt trừ".

Như vậy đối với người hành Thiền, năm triền cái có tác dụng như một gánh nặng, như một trói buộc và giải thoát chúng có nghĩa là làm vơi nhẹ những gánh nặng và làm giải tỏa những trói buộc. Khi năm triền cái đã đoạn trừ, người hành Thiền mới thật sự bước vào Thiền định, do một tiến trình diễn tiến như sau, như được diễn tả trong kinh Trường Bộ: "Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái, hân hoan sanh. Do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an, do thân khinh an lạc thọ sanh. Do lạc thọ, tâm được định tĩnh".

http://www.truongviet.net/upload/xuongr ... hap021.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

"thiền minh sát dùng thiền vắng lặng làm nền tảng."

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Hành Thiền Để Giải Phóng Tâm
Phạm Kim Khánh

(Trích: "Con Đường Cũ Xa Xưa", Trung Tâm Narada, Seattle, Hoa Kỳ, 1993)

Để kiểm soát, uốn nắn và giải phóng tâm, trong Phật giáo có hai loại thiền.

Theo một lối, thiền hành giả gom tâm vào một điểm và cột chặt tâm lâu dài vào điểm duy nhất ấy để phát triển vắng lặng, an lạc. Danh từ Pàli gọi thiền này là samatha bhàvavà, phương pháp trau giồi tâm nhằm làm cho nó trở nên tĩnh lặng. Ta gọi là thiền chỉ, thiền định hay thiền vắng lặng.

Lối thiền khác là vipassanà, thiền minh sát -- cũng gọi là thiền quán hay thiền tuệ -- hướng tâm định soi vào đời sống để chứng ngộ thực tướng của vạn pháp. Đại Đức Piyadassi giải thích như sau:

"... Danh từ vipassanà (vi + passanà), trong một biến thể, có nghĩa là "thấy một cách phi thường", thấy khác với lối thấy thông thường, do hai thành phần "passati" là thấy và "vi" hàm ý đặc biệt, khác lạ hơn thông thường. Như vậy, vipassanà là thấy vượt ra ngoài cái gì thông thường, là minh tuệ. Đây không phải là nhìn thoáng qua. Cũng không phải chỉ nhìn bên trên bề mặt, ở mặt ngoài mà nhìn sâu vào bên trong Thực Tại của đời sống. Chính nhờ cái nhìn sâu sắc căn cứ trên tâm hoàn toàn vắng lặng ấy mà hành giả tẩy sạch mọi bợn nhơ, mọi ô nhiễm ngủ ngầm để thành mục tiêu cuối cùng, Niết Bàn. Thiền minh sát (vipassanà bhàvanà) là loại thiền mà chính Đức Phật đã tìm ra, đã thực hành, đã thành công và đã ban truyền, trước kia chưa từng có, và ngoài Phật Giáo không có ..."

Thiền Vắng Lặng.

Thí dụ như hành giả lấy hơi-thở-ra-thở-vô làm đề mục, trụ tâm vào điểm mà luồng hơi thở ra và thở vào chạm đến -- có thể là chót mũi hoặc phía trên môi trên. Khi hành như thế ít lâu hành giả có thể hình dung rõ ràng cảm giác xúc chạm của luồng gió vào nơi đụng ấy. Đó là uggaha nimitta, ấn tượng hình dung. Không để gián đoạn, hành giả cố tâm vào cái hình ảnh phát hiện trong tâm ấy một cách liên tục đến khi phát triển một hình ảnh khái niệm (patibhàga nimitta). Sự khác biệt giữa ấn tượng hình dung (uggaha nimitta) với ấn tượng khái niệm (patibhàga nimitta) là trong ấn tượng khái niệm, hình ảnh phát sanh do tri giác, được thanh lọc trong sạch, sáng sủa như mặt trăng không bị mây che, còn trong ấn tượng hình dung, hình ảnh mù mờ như mặt trăng nhìn xuyên qua lớp mây.

Trong lúc liên tục chuyên chú gom tâm vào khái niệm trừu tượng như vậy năm pháp triền cái tạm thời được khắc phục, hành giả đạt đến mức độ gọi là cận định (upacàra samàdhi).

Vẫn tiếp tục gia công, vào một lúc nào hành giả có thể nhập định (appanà samàdhi, định trọn vẹn) và đắc Thiền (Jhàna), thọ hưởng trạng thái an tĩnh và vắng lặng của tâm an trụ. Hai trạng thái cận định và định chỉ khác nhau ở sức mạnh của các chi thiền. Lúc cận định vẫn có đầy đủ năm chi thiền nhưng năng lực của các chi thiền chưa được vững chắc, giống như em bé tập đi, khấp khểnh bước vài bước rồi té xuống. Đứng dậy đi nữa, rồi té xuống nữa. Khi nhập định rồi thì giống như người lớn mạnh khỏe, đi đứng ngay thẳng, vững vàng. Năm chi thiền - tầm, sát, phỉ, lạc, trụ -- đồng thời phát sanh mạnh mẽ bao gồm cái được gọi là Thiền (Jhàna) và năm pháp triền cái tạm thời được chế ngự.

Hành giả tiếp tục gia công và phát triển Nhị Thiền. Đến đây, hai chi thiền đầu tiên -- tầm và sát -- bị loại đi. Hành giả đã quen thuộc, không còn phải qua hai giai đoạn tầm và sát nữa mà thẳng vào phỉ và lạc rồi đến trụ.

Đến Tam Thiền, chi thiền phỉ bị loại, chỉ còn lạc và trụ. Cuối cùng đến Tứ Thiền, luôn cả lạc cũng không còn mà chỉ có xả (upekkhà) và trụ. Chi thiền xả có tầm quan trọng đặc biệt về mặt đạo đức và tâm lý. Đây không phải là thọ xả, tức thọ vô ký, cảm giác không vui không buồn. Chi thiền xả là trạng thái tâm bình thản giữa những hoàn cảnh thăm trầm của đời sống, phải do một ý chí mạnh mẽ phát triển. Nhận định rằng chi thiền lạc vẫn còn thô kịch, hành giả loại trừ luôn chi thiền ấy như đã loại trừ ba chi thiền trước và trau giồi, phát triển chi thiền xả, đắc Tứ Thiền, tầng cao nhất của Thiền Sắc Giới.

Đã thành tựu tất cả bốn tầng thiền của Thiền Sắc Giới, hành giả chuyên chú gia công trau giồi Thiền Vô Sắc. Trong phần chú giải quyển Abhidhammattha Sangaha, Đại Đức Nàrada viết như sau:

"... Vị hành giả đã có phát triển Thiền Sắc Giới (Rùpa Jhàna) và bây giờ muốn trau giồi Thiền Vô Sắc, bắt đầu gom tâm vào ấn tượng khái niệm (Patibhàga nimitta, đã có đề cập đến ở phần trên). Khi chuyên chú gom tâm như vậy một ít lâu hành giả thấy một đốm sáng nhỏ, yếu, giống như con đôm đốm, phát ra từ đối tượng. Hành giả ước nguyện rằng ánh sáng nhỏ này sẽ lớn lên dần dần cho đến bao trùm toàn thể không gian. Đến đây hành giả không còn thấy gì khác, ngoài ánh sáng này, cùng khắp mọi nơi. Không gian đầy ánh sáng này không có thiệt, không thật sự hiện hữu, không phải là một thực tại, mà chỉ là một hiện hữu, không phải là một thực tại, mà chỉ là một khái niệm. Gom tâm vào đối tượng này hành giả niệm "àkàsa ananto", không gian vô tận vô biên, cho đến khi phát triển Sơ Thiền Vô Sắc, tầng Thiền Vô Sắc đầu tiên, Không Vô Biên Xứ, cảnh giới không gian vô biên.

"Lấy Sơ Thiền làm đề mục, hành giả tiếp tục gom tâm vào đó và niệm, "vinnanam anantam", thức vô tận vô biên, cho đến lúc phát sanh Nhị Thiền Vô Sắc, Thức Vô Biên Xứ, cảnh giới thức vô biên.

"Để phát triển Tam Thiền Vô Sắc, Vô Sở Hữu Xứ, hành giả lấy tâm Sơ Thiền Vô Sắc làm đề mục và niệm "natthi kinci", không có gì hết.

"Tứ Thiền Vô Sắc được phát triển bằng cách lấy Tam Thiền Vô Sắc làm đề mục. Tam Thiền Vô Sắc này vi tế đến độ ta không thể quả quyết rằng có tâm hay không có tâm. Khi chăm chú ít lâu vào Tam Thiền hành giả phát triển Tứ Thiền, Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng.

"Bốn tầng Thiền Sắc Giới khác nhau do các chi thiền. Bốn tầng Thiền Vô Sắc thì khác nhau do đề mục gom tâm. Sơ Thiền và Tam Thiền Vô Sắc có hai khái niệm (pannati). Đó là khái niệm về tánh cách vô biên của không gian và khái niệm về hư vô. Tâm Nhị Thiền lấy tâm Sơ Thiền làm đề mục. Tâm Tứ Thiền lấy tâm Tam Thiền làm đề mục ... "

Hành giả đã tiến đạt đến tuyệt đỉnh của thiền vắng lặng. Tuy nhiên, đến tầng vắng lặng cao siêu cùng tột này hành giả vẫn còn chưa trọn vẹn phát triển đủ ánh sáng trí tuệ để đánh tan đêm tối vô minh ngủ ngầm trong luồng nghiệp. Vô minh và ái dục giống như hai con thú dữ. Hành giả chỉ nhốt trong chuồng mà không diệt. Ngày nào sút chuồng nó sẽ còn là tai hại lớn lao. Vì lẽ ấy hành giả chưa tuyệt đối châu toàn, chưa thoát ra khỏi vòng sanh tử trong Tam Giới (Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới), chưa hoàn toàn giải thoát.

Trước ngày Thành Đạo của Bồ Tát Gotama, chỉ có thiền vắng lặng, samatha bhàvanà. Hai vị đạo sư lỗi lạc thời bấy giờ, thầy của Bồ Tát, là những vị đắc thiền cao nhất, lúc ấy chưa ai đạt đến. Các Ngài đã tiến đến mức cùng tột của thiền vắng lặng là Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng. Chắc chắn đây là mức rất cao của tâm định khi hành giả tạm thời trọn vẹn đè nén, khắc phục năm triền cái. Các chi thiền phỉ và lạc phát sanh, đưa đến trạng thái tâm tuyệt đối vắng lặng và an lạc. Nhưng Bồ Tát không thỏa mãn với những thành quả ấy. Đã kiểm soát và khắc phục tâm, tạm thời làm chủ mình, nhưng Ngài nhận định rằng bấy nhiêu đấy chưa đủ. Thú dữ vẫn còn đó. Phải tận diệt mọi nhiễm ô và mọi hoặc lậu mới tuyệt hậu hoạn. Mục tiêu cứu cánh của Ngài chỉ là chứng ngộ Chân Lý Cùng Tột, chứng ngộ Thực Tại, thấy sự vật đúng như sự vật là như vậy, tức là chứng ngộ ba đặc tướng của các pháp hữu vi là vô thường, khổ, vô ngã. Chính nhờ trí tuệ trực giác này mà Bồ Tát đập vỡ tung cái vỏ Vô Minh dày cứng đã bao phủ Ngài từ vô lượng kiếp để vượt đến Thực Tại, để chứng ngộ tận tường và trọn vẹn Bốn Chân Lý Cao Thượng "trước kia chưa từng được nghe".

Thiền Minh Sát.

Pháp hành mà chúng ta thảo luận đến đây là chú niệm, gom tâm an trụ vào một điểm duy nhất và không biết gì ngoài điểm ấy. Có một pháp định tâm khác, gọi là Thiền Minh Sát, không hạn chế đối tượng của niệm bằng cách chỉ chú tâm vào một đối tượng bất di dịch mà hướng tâm vào những trạng thái luôn luôn biến đổi của tâm và thân, ghi nhận bất luận hiện tượng nào xảy diễn đến mình. Công phu hành thiền của hành giả là giữ chú niệm của mình bám sát vào bất luận gì mình tri giác, nhưng buông bỏ tất cả, không bám níu gì hết. Trong khi tu tập theo dõi ghi nhận như vậy tâm định của hành giả càng lúc càng kiên cố cho đến một lúc nọ trở thành nhất điểm tâm, vững chắc trên mỗi điểm của luồng trôi chảy luôn luôn biến đổi của sự vật. Mặc dầu đối tượng đổi thay, di động như thế nào, tâm nhất điểm của hành giả luôn luôn an trụ vững vàng vào đó. Tâm định vừa vững chắc vừa di động này được phát triển bằng cách thực hành Tứ Niệm Xứ: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp, đây là "con đường duy nhất để chúng sanh tự thanh lọc, để diệt trừ đau khổ, để thành đạt trí tuệ và để chứng ngộ Niết Bàn."

Khác biệt giữa Thiền Vắng Lặng và Thiền Minh Sát.

Thiền Vắng Lặng là pháp môn nhằm đè nén năm triền cái và định tâm trong một đối tượng nhất định. Tâm phỉ lạc đưa đến chứng đắc các tầng Thiền Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Thiền Minh Sát đưa đến một loại trí tuệ nhận thức rõ ràng ba đặc tướng của các pháp hữu vi là vô thường, khổ, vô ngã.

Trong thiền vắng lặng, hành giả chọn và xử dụng một trong số các môn, như nhãn môn hay ý môn. Còn các môn khác thì không dùng. Trong thiền minh sát, hành giả không nhất thiết chọn một đề mục nào mà dùng cả sáu môn cùng với sáu đối tượng của nó.

Trong thiền vắng lặng, khi hành giả chọn đề mục, dùng tâm quán tưởng ở trong đề mục ấy cho đến lúc tâm có đủ năng lực đè nén năm triền cái, năm chi thiền dần dần hiện rõ, tâm an trụ vững trong đề mục và cuối cùng chứng đắc các tầng Thiền (Jhàna). Năm triền cái đối nghịch với thiền vắng lặng vì là chướng ngại, cản trở tâm an trụ, nhưng không đối nghịch với thiền minh sát. Niệm về năm triền cái, tức lấy sự hay biết năm chướng ngại tinh thần này làm đề mục thiền, là một phần của Niệm Pháp.

Đối tượng của thiền minh sát là thực thể pháp trong thời hiện tại, những gì thật sự xảy diễn trong khoảnh khắc hiện tại. Đối tượng của thiền minh sát là Tứ Niệm Xứ. Các đối tượng chế định, do hành giả tự tạo như ấn chứng, cảm giác hay hình ảnh v.v... không thể dùng làm đối tượng thiền minh sát, chỉ dùng làm đối tượng của thiền vắng lặng.

Dầu thiền vắng lặng và thiền minh sát có sự khác biệt nhau song thiền vắng lặng có thể làm nền tảng cho thiền minh sát như trường hợp Đức Phật. Ngài tiến cao đến mức cùng tột của thiền vắng lặng là Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng rồi xả thiền, quán chiếu thân và tâm Ngài, dùng chi thiền phỉ, lạc v.v... làm đối tượng và thấy rõ vô thường, khổ, vô ngã. Đó là "thiền minh sát dùng thiền vắng lặng làm nền tảng."

Ta cũng có thể trực tiếp hành thiền minh sát mà không qua thiền vắng lặng, như chỉ quán niệm theo bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi.

Để giải đáp một câu hỏi về sự khác biệt giữa thiền vắng lặng và thiền minh sát, Ngài Acharn Chah -- một thiền sư danh tiếng ở Thái Lan -- nói:

"... Thật dễ hiểu. Thiền vắng lặng và thiền minh sát cùng đi chung với nhau. Trước tiên, do nhờ pháp hành gom tâm an trụ vào đề mục, tâm trở nên an tĩnh, vắng lặng. Tâm chỉ vắng lặng trong khi ta ngồi thiền. Đó là thiền vắng lặng. Căn bản tâm định sẽ khởi duyên, tạo điều kiện cho trí tuệ, tuệ minh sát, phát sanh. Đến mức độ này tâm luôn luôn vẫn an tĩnh, dầu ta ngồi nhắm mắt tham thiền nơi vắng vẻ hay đi bách bộ giữa phố phường nhộn nhịp. Nó là vậy. Ngày nào còn là trẻ con, giờ đây lớn khôn. Ta là người đứng tuổi. Em bé thủa nào và người đứng tuổi hiện nay có phải là một không? Có thể nói là một. Hoặc, theo một lối nhìn khác, có thể nói là hai người khác biệt. Cùng thế ấy, ta có thể tách rời thiền vắng lặng và thiền minh sát.

"Chớ tin Sư bằng lời. Hãy thực hành đi, rồi tự mình sẽ thấy. Không cần phải làm gì đặc biệt. Nếu chăm chú quan sát, nhin xem trạng thái vắng lặng và trí tuệ phát sanh thế nào, quý vị sẽ tự bản thân thấu đạt chân lý. Trong những năm sau này người ta quá chú trọng đến danh từ. Họ gọi pháp hành của họ là minh sát và coi rẻ thiền vắng lặng. Hoặc họ gọi thiền của họ là vắng lặng và hãnh diện nói rằng muốn thành công thiền minh sát phải trải qua giai đoạn hành thiền vắng lặng. Tất cả những lời qua tiếng lại ấy là điên cuồng. Chớ nên bận tâm suy tư. Chỉ giản dị hành. Tự mình sẽ thấy ...."

Phạm Kim Khánh (1993)
Narada Center, Seattle, USA


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

''trở về chân tâm là thiền, niệm Phật mà không vọng tưởng cũng là thiền''

Vậy khi niệm Phật mình ngồi niệm Phât dễ đi vào thiền định '' thiền tịnh song tu''

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. xin đóng góp một chút hiểu biết gửi đến đạo hữu.

Chúc bạn và gia đình luôn an lac.


laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

tangbong tangbong tangbong

Thiền Tịnh hỗ trợ cho nhau .


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Nhớ lấy Tín - Nguyện làm nền tảng.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách