Giúp em một chút

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

conhoctinhnghich97
Bài viết: 57
Ngày: 07/09/10 20:14
Giới tính: Nữ
Đến từ: hà nội
Nghề nghiệp: học sinh trường lương thế vinh

Giúp em một chút

Bài viết chưa xem gửi bởi conhoctinhnghich97 »

Em năm nay 13 tuổi , em rất thích và muốn tăng tiến trong con đường phật tịnh độ . Ba mẹ em cũng theo đạo phật nhưng muốn em chú ý vào việc học nên không khuyến khích việc em tu tập . Em thấy mình có thể đủ khả năng để vừa học vừa tu tập . Xin mọi người chỉ cho em cách tu tập đơn giản nhất ( vì nếu phức tạp ba mẹ em sẽ không tán thành )
Em thấy khá khó khăn trong việc tu tập vì em còn nhỏ . Mong mọi người giúp đỡ
chân thành cảm ơn
tangbong tangbong tangbong


[color=#FF0000]Đã đựoc sinh ra làm người , lại lãng phí đời người để làm những việc vô lý , phá hoại , sống một cách tầm thường rồi chết , ấy chẳng là đáng tiếc lắm sao ?[/color]
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Giúp em một chút

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Mỗi ngày sáng sớm thức dậy đánh răng niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" 10 hơi thở.

Đọc bài kệ hồi hướng:

Nguyện đem công đức nầy
Trang nghiêm phật tịnh độ
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có kẻ thấy nghe
Đều phát tâm Bồ Đề
Hết một báo thân nầy
Sanh qua cõi Cực Lạc.

Tối trước khi đi ngũ cũng niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" 10 hơi thở. Rồi cũng đọc bài kệ đó.

Xong! Không rờm ra, thuận tiện thích hợp cho người nhỏ tuổi như conhoctinhnghich97.

Lúc buồn lúc vui, lúc vừa nằm trên dường trước khi đi ngủ cũng nên niệm trong tâm câu phật hiệu đó, đến khi nào ngủ thiếp đi thì thôi.

Chúc an vui.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Re: Giúp em một chút

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

Bạn có thể dùng phép thập niệm của Từ Vân sám chủ.
Đây là phương thức của ngài Từ Vân sám chủ, căn cứ theo chương Hạ Phẩm Hạ Sanh của Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Phương pháp này gồm có mười niệm, mỗi niệm là một hơi thở, mật ý đi về chỗ "mượn hơi nhiếp tâm." Người hơi dài có thể mỗi hơi niệm mười mấy câu, kẻ hơi ngắn chỉ bảy, tám câu cũng được. Cứ mỗi hơi niệm Phật gọi là một niệm, mười hơi là mười niệm. Về chỗ niệm Phật mười hơi, có điểm cần chú ý là cứ để tự nhiên đừng kéo dài hoặc rút ngắn. Nếu chẳng thế tất sẽ mang chứng bịnh "thương khí." Sau khi niệm xong mười hơi, tiếp tục đọc bài kệ hồi hướng:

Nguyện sanh Tây Phương cõi Tịnh Độ.
Mẹ cha là chín phẩm sen lành.
Hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh.
Độ khắp tất cả loài hàm thức.
( Niệm Phật thập yếu)
Hoặc nếu không bạn có thể tham khảo các bài hồi hướng khác hoặc tự tâm mình phát nguyện.
Pháp Thập niệm tuy không mất nhiều thời gian nhưng bạn phải tinh tấn mỗi ngày không được thoái lui biếng trễ (khi xong pp thập niệm bạn có thể lần chuỗi niệm Phật thêm 1000 câu tùy theo sức lực). Tuy hành pháp thập niệm bình thường lúc đi đứng nằm ngồi thì bạn vẫn niệm Phật thầm trong tâm. Câu Phật hiệu phải rành rẽ rõ ràng, tuy niệm không nhiều mà phải chắc chắn.
Em thấy khá khó khăn trong việc tu tập vì em còn nhỏ
Còn nhỏ ít phiền não là 1 ưu điểm. Cộng thêm việc nếu niệm Phật tinh tấn phiền não tiêu trừ phát sinh trí tuệ, học hành tiến bộ.
Học giỏi mà niệm Phật cũng giỏi.


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Giúp em một chút

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Xin Trích: http://niemphat.net/Luan/phathocvandap/phvd_2.htm
Để cho bạn tham khảo có lẽ cũng phù hợp với câu hỏi của bạn

Hỏi: Khi học kiến thức thế gian [con] nghĩ rằng đây chỉ lãng phí thời gian, phải nên dùng thời gian để học Phật pháp. Nhưng khi học Phật lại không yên tâm, không buông bỏ được sự học kiến thức thế gian vì nó có thể [giúp mình] kiếm tiền duy trì đời sống. Vì thế kiến thức thế gian học không tốt, học Phật cũng không đi đến đâu, xin hỏi phải nên thế nào mới tốt?

Ðáp: Bạn nên học kiến thức thế gian cho xong để có một ngành nghề thích hợp, có thể giúp mình sinh sống và không cần phải bận tâm về vấn đề tiền bạc. Tuy nhiên đời sống không cần phải giàu có, có thể sống qua ngày là được rồi, như vậy mới có thể dốc toàn tâm toàn lực đi học Phật. Nhà Phật có nói: ‘Bánh xe pháp chưa lăn thì bánh xe ‘ăn’ phải lăn đi trước’ (Pháp luân vị chuyển thực luân tiên). Nếu đời sống thấp nhất của chúng ta cũng không lo được thì đâu còn tâm tư đầu óc gì để học Phật nữa. Cho nên các bạn đồng tu tại gia nhất định phải có đời sống [thu nhập] thấp nhất không bị trở ngại, cả nhà vui vẻ hòa hợp thì học Phật mới có kết quả tốt đẹp.

Ngày xưa đạo nghiệp của những người xuất gia được thành tựu nhiều, ngày nay thành tựu ít, đạo lý đều ở chỗ này. Ngày xưa cư sĩ cúng dường ruộng đất, sơn lâm cho người xuất gia, cho nên tự viện am đường đều có sản nghiệp. Tự viện đem ruộng đất cho nông phu thuê vì vậy có thâu nhập nhất định, họ không cần nhờ tín đồ, không cần làm ‘kinh sám Phật sự’ và không phải giao tế. Vì kinh tế không thành vấn đề nên tâm an, tu hành dễ thành tựu. Ngày nay khó khăn rồi, tự viện không có tài sản và thâu nhập cố định, tiền thâu nhập hoàn toàn nhờ vào kinh sám Phật sự và pháp hội cho nên đạo nghiệp tu hành của người xuất gia rất khó thành tựu. Chúng ta quan sát kỹ lưỡng, tại sao cư sĩ tại gia có thành tựu? Người tại gia có sự nghiệp, mỗi tháng có tiền thâu nhập cố định, vì thế tâm của họ dễ định và dễ thanh tịnh hơn người xuất gia.

Người xuất gia muốn như lý và như pháp tu hành trong hoàn cảnh ngày nay cũng vẫn có thể làm được. Nhưng người xuất gia thiếu lòng tin [và thường lo nghĩ về] vấn đề ‘phải nhờ vào gì để sinh sống?’, ‘có thể tin vào Phật Bồ Tát bằng đất bằng gỗ không?’, tự mình không có tín tâm nên rất khó. Nếu có lòng tin tuyệt đối và vững chắc đối với Phật Bồ Tát, một tí lo lắng cũng không có, cho dù chết đói cũng cam lòng. [Nếu vậy thì] Phật Bồ Tát sẽ lo lắng cho họ, lúc gặp khó khăn thật sự sẽ có người đến giúp đỡ, sẽ gặp được những duyên phận không thể nghĩ đến, đây là sự gia trì của Tam Bảo.

Chúng tôi không nắm chắc nguồn gốc của sự cúng dường về tài chánh vì chúng tôi không biết ai sẽ lại cúng dường, nhưng chúng tôi có một niềm tin: ‘niệm Phật chỉ để cầu vãng sanh Tịnh độ’. Nếu thật không còn nguồn cung cấp tài chánh, tâm của chúng tôi càng vững chắc hơn nữa, thật thà niệm Phật. Một ngày không có ăn thì niệm Phật một ngày; hai ngày không có ăn thì niệm Phật hai ngày, đến ba, bốn ngày thì vãng sanh rồi, chúng ta phải có niềm tin như vậy, đừng tham sống sợ chết. Trong ‘Tịnh độ thánh hiền lục’, vào đời nhà Tống pháp sư Oánh Kha ba ngày không ăn, không ngủ, nhất tâm niệm A Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật liền tiếp dẫn ngài vãng sanh. Ðã có chuyện xảy ra như vậy chúng ta còn sợ gì nữa! Kinh A Di Ðà nói: ‘Nếu từ một ngày cho đến bảy ngày’, chúng tôi tin tưởng nên vĩnh viễn giữ tâm chân thành, thanh tịnh, nhất quyết không phan duyên bên ngoài. Nếu có người đem tiền lại cúng dường, số tiền này quá lớn, chúng tôi phải hỏi: ‘Tiền của bạn là từ đâu mà có? Người nhà biết không?’ Tiền tài cúng dường gọi là tịnh tài, nếu người nhà không biết thì sẽ phá hoại sự hòa thuận trong gia đình; nguồn gốc của tiền tài không chính đáng, hoặc là tiền mượn trả góp thì chúng tôi sẽ không nhận cúng dường. 21-90-46



Nam Mô A Di Đà Phật
conhoctinhnghich97
Bài viết: 57
Ngày: 07/09/10 20:14
Giới tính: Nữ
Đến từ: hà nội
Nghề nghiệp: học sinh trường lương thế vinh

Re: Giúp em một chút

Bài viết chưa xem gửi bởi conhoctinhnghich97 »

tangbong tangbong tangbong rất cảm ơn mọi người đã giúp em .nhưng em còn phân vân vì có khá nhiều bài niệm vãng sinh em không biết nên dùng bài nào nữa , hay là bài nào cũng được , xin cho em í kiến


[color=#FF0000]Đã đựoc sinh ra làm người , lại lãng phí đời người để làm những việc vô lý , phá hoại , sống một cách tầm thường rồi chết , ấy chẳng là đáng tiếc lắm sao ?[/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.48 khách