Muốn nghiên cứu chân lý thì tuyệt đối không được mê tín

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Muốn nghiên cứu chân lý thì tuyệt đối không được mê tín

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Hỏi: Đốt giấy tiền vàng bạc cho tổ tiên là có đạo lý gì?

Đáp: Chuyện này mà có đạo lý thì người Tây phương đều là ma nghèo cả. Quí vị muốn nghiên cứu chân lý thì tuyệt đối không được mê tín.

Hoà Thượng Tuyên Hoá
Gậy Kim Cang Hét
Vấn Đáp Ký Lục 1

Hỏi: Khi an vị tượng Bồ Tát, chúng con có phải lựa ngày và chọn phương hướng hay không?

Đáp: Không cần phải chọn ngày và lựa chỗ. Quí vị nên đặt tượng Bồ Tát ở chỗ cao, cao khoảng nửa thân phía trên của mình là được. Coi ngày, xem hướng đều là tư tưởng của bọn yêu ma quỷ quái.

LỪA GẠT NGƯỜI NGU



HỎI: Đa số người ta nói
là: Muốn có phong thủy tốt thì nên treo một tấm gương
ở trước cửa chánh. Phía bên trái căn nhà nên đặt một
chậu kiểng màu xanh. Phía trên đầu giường của chủ
nhà nên treo hai thanh kiếm, và dọc theo lối đi thì nên
treo cái chuông gió. Làm vậy có phải không?

ĐÁP: 1) Tấm gương biểu thị cho sự thanh tịnh, là thân
tướng chúng ta được trong sạch khi ra khỏi nhà. Quét
nhà là quét rác ra khỏi cửa, khiến cho chúng ta được
sạch sẽ. Gương cũng là sự sáng tỏ, hiểu rõ sự và lý, biết
- chấp nhận theo định mạng tri túc, biết - không tham,
không cầu.
Vậy mà có một số người không biết, lại tin
vào tà thuyết. Họ nghĩ rằng treo gương chiếu yêu ma
thì tà ma không dám xâm phạm vào nhà. Nếu có ý
nghĩ như vậy, thì tà ma đã nhập vào thân thể họ rồi.


2) Cây kiểng màu xanh chỉ là một cách trang trí trong
nhà.


3) Kiếm trí huệ cắt dây
tình ái để chúng ta đừng
lạng quạng.
Hai thanh kiếm
chỉ là biểu tượng cho nam
và nữ, mỗi người cầm giữ
một kiếm. Không treo kiếm thì tà ma không đến, một
khi treo lên thì tà ma sẽ tới chiến đấu với quý vị, bao
lần ai thắng, ai bại không thể nào biết được.


4) Chuông gió tượng trưng cho sự điêu linh, tàn tạ. Ý
nói trong gia đạo suy bại, mỗi ngày một lụng bại dần.

Tóm lại, phong thủy thì không ngoài tự tâm. Tâm địa
tốt, quang minh chánh đại thì mọi việc đều tốt - không
tốt cũng sẽ tốt.
Còn nếu tâm địa không lương thiện,
thì mỗi mỗi đều không tốt. Lúc đó việc tốt cũng biến
thành không tốt.
Vì vậy đức Phật nói: “Tất cả đều do
tâm tạo.”
Người xưa cũng nói: “Người đời cho rằng
huyệt mạch ở trong núi, nhưng nào ai biết huyệt ở tại
trong tâm.”
Những kẻ giang hồ thuật sĩ hay cãi bướng,
tự chế ra các lý luận không chính đáng để lừa gạt người
ngu. Thật đáng thương! Đáng thương thay!



Trích @ http://www.dharmasite.net/BTTSBooks/GayKimCangHet..pdf
Gậy
Kim Cang Hét
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Vấn Đáp Ký Lục
©2007 Buddhist Text Translation Society
Ban Phiên Dịch Kinh Điển
Trường Đại Học Pháp Giới
Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới
Vạn Phật Thánh Thành



[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Làm sao con người có thể khắc phục được tâm bất an và sợ hãi

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Hỏi:

Kính thưa ngài! Làm sao con người có thể khắc phục được tâm bất an và sợ hãi?

Đạt Lai Lạt Ma:

Cách hay nhất là trước khi làm việc gì, chúng ta nên nghĩ đến hậu quả của nó. Thông thường khi gặp một việc xấu, chúng ta cho đó là điều rủi và lúc việc tốt xảy đến, chúng ta nói rằng đó là điều may. Thực ra nếu bảo rằng do điều rủi với may thì hoàn toàn không đúng mà hành động của chúng ta còn chi phối bởi luật nhân quả. Tùy theo nhân thiện hay ác gây ra mà chúng ta sẽ gặp điều tốt hay xấu, may hoặc rủi, thành công hay thất bại. Ngoài ra theo Phật giáo còn do hành động hay nghiệp báo của chúng ta gây ra trong quá khứ. Phương cách khác để diệt trừ tâm lo sợ là chúng ta tự hỏi người đang sợ hãi là ai, có thực không? Ta đang ở đâu? Ta là ai? Bản chất của ta là gì? Ngoài cái thân xác vật lý hay thay đổi này có cái Ta thực sự không? Suy nghĩ như vậy sẽ giúp tâm bạn bình an không còn lo sợ nữa. Đôi khi do tụng niệm thần chú, cầu nguyện Phật gia hộ, nổi lo sợ nơi quý vị cũng sẽ tan biến đi.

http://w*ww.*******hoasen.org/phatgiaotruyenba.htm

PHẬT GIÁO TRUYỀN BÁ
TỪ ĐÔNG QUA TÂY PHƯƠNG
Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Chuyển ngữ: H.T. Thích Trí Chơn
Trích từ sách “Kindness, Clarity and Insight”

Năng Lực Mạnh Mẽ Của THIỆN NGHIỆP

Giọng đọc Quyên Di

Audio: Thiện Nghiệp


Nếu bạn sống có đạo đức, nếu đã thực tập mười điều thiện, phát triển lòng từ bi, tâm bạn có thể có những năng lực mạnh mẽ của thiện nghiệp, thì đó là những thứ duy nhất giúp được bạn khi cuộc đời chấm dứt. Không ai và không có cái gì khác giúp bạn nữa. Lúc đó tâm bạn không còn chỗ ẩn náu, và bạn có thể thấy mình đã không tạo nhiều nghiệp thiện. Bạn sẽ than thở: "Chỉ vì vô minh, không hiểu biết về tình trạng dễ sợ lúc này, lại bị lôi cuốn vào vòng dục lạc của những thú vui nhất thời mà tôi đã tạo nên nhiều nghiệp dữ trong cuộc đời phù du. Tôi đã lãng phí thì giờ vào những hoạt động vô nghĩa".

Trích @: SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN
The Joy of Living - Dying in Peace
Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14
Dịch: Chân Huyền


Audio: TUỆ và PHƯỚC

Nếu chuyên chú thiền chỉ quán tánh Không thì sẽ tích tập được một loại tư lương gọi là trí, còn nếu phát tâm bồ đề hay tâm từ bi thì sẽ tích tập được một loại tư lương khác, gọi là phước. Cùng một lúc, nếu đang tích tập phước đức thì không thể tích tập trí tuệ, và ngược lại, nếu đang tích tập trí tuệ thì không thể tích tập phước đức.

Trích @: PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN

PHÁP TU TÂY TẠNG
DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN
Ðức Ðạt-lai Lạt-ma
Hồng Như chuyển Việt ngữ

http://community.vietfun.com/showthread.php?t=595374


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách