Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Bịnh nhân thường để một con cá trê hay cá chép trong nồi hay thau nước ở dưới giường hoặc trên bàn để ăn cho bổ. Khi tôi đến thăm bịnh thì thấy hình như những con cá này đang vùng vẫy. Có một hôm tôi đến giường bịnh của một cô bị bịnh ung thư vú. Cô là một tín đồ Cơ Ðốc giáo rất trẻ, mới hai mươi bảy tuổi đã bị bịnh này; bạn có thể tưởng tượng được khổ tâm của cô không? Hai tay cô lúc nào cũng lạnh. Ở dưới giường cô có để một con cá; tôi nói với cô:

Có người đang kêu cứu ở dưới giường cô”. Cô mở mắt thật lớn và tỏ vẻ rất ngạc nhiên. Tôi hỏi cô:

“Lúc cô biết được cô mắc phải bịnh này thì cô rất hy vọng sẽ có người cứu cô hết bịnh phải không?”. Cô gật đầu, tôi nói tiếp:

Con cá dưới giường biết là nó sắp sửa vô chảo nóng, cảm tưởng của nó cũng giống cảm tưởng của cô bây giờ. Cô chịu làm Chúa Giê Su đi cứu con cá này không? Con cá đang cầu cứu cô đó. Cô hãy xem”.

Mắt của cô đỏ lên (muốn khóc). Tôi mới nói thêm:

Cô phát tâm cứu chúng nó, lúc cô bị chuyện khó khăn hay tai nạn, tự nhiên sẽ có người lại cứu cô”. Cô vui mừng chịu đem cá đi phóng sanh. Sau đó một vị đạo hữu ở trường đại học Chuyên Khoa Ðài Trung giúp cô đem cá đi phóng sanh…

Nhiều khi tôi nói với bịnh nhân: “Bán cho tôi nồi cá sống này được không?”.

Bịnh nhân thường nói: “Nếu bác sĩ thích ăn thì tôi tặng cho bác sĩ”.

Tôi trả lời: “Tôi ăn chay, không ăn cá, tôi muốn mua những con cá này đi phóng sanh, đem công đức phóng sanh này hồi hướng cho bạn, hy vọng là bạn cũng giống như con cá này cũng được giải thoát, khôi phục lại sức khoẻ, sớm lành bịnh về nhà đoàn viên với gia đình.

Thông thường những bịnh nhân đã chịu quá nhiều đau khổ hoặc có kinh nghiệm đi gần đến cánh cửa sanh tử đều hiểu rõ ‘tình cảnh của mình cũng giống như của con cá’. Họ thường phát tâm từ bi đem cá đi phóng sanh. Tâm niệm đem cá phóng sanh thường có thể làm cho họ có cảm giác vui vẻ, cổ võ sự yêu đời của họ, và làm tươi nhuận đời sống họ nhiều hơn là ăn cá.

Có một người trẻ tuổi khi đi trên phố nửa đêm bị kẻ bất lương đâm vào bụng bị thương nằm ngã quỵ ở bên đường. Sau đó được người ta chở vào nhà thương, vết thương quá lớn nên lòi ruột ra, gan và mật cũng bị thương. Chúng tôi nửa đêm phải giúp anh giải phẫu và khi đó anh không có người nhà đi theo nên chúng tôi phải chụp hình vết thương trước khi giải phẫu để ngừa trường hợp giải phẫu có trục trặc gì phải có bằng chứng bị thương trước… (Trong xã hội hiện nay chúng ta cứu người cũng không phải là chuyện dễ dàng!). Anh này mới đính hôn không bao lâu, bạn có thể tưởng tượng được sự bối rối, lo lắng của người vợ sắp cưới khi nghe tin anh bị thương không? Những thứ trong bụng chúng ta thật không phải là vật gì tốt đẹp, đức Phật nói với chúng ta về ‘quán bất tịnh’, chúng ta có thể quán tưởng thử xem. Nếu lúc đính hôn mà lấy một tấm hình vết thương bụng máu me tùm lum đem cho người ta xem, chắc rất ít người sẽ chịu đính hôn với bạn!

Có một bịnh nhân nọ vào bịnh viện để trị bịnh xương, phía trên chân có gắn một cây bằng kim loại xuyên qua xương và qua luôn cả bắp thịt phía bên kia. Phía dưới chân cũng xỏ thêm một cây như vậy. Bạn có thể tưởng tượng khuôn mặt và tiếng hét kêu đau của người này lúc đút cây vào xương. Nếu người đó là bạn thì bạn có thể mỉm cười được không? Chúng ta thử đoán xem? Bạn thấy những chỗ bán chim nướng ở chợ đêm không? Có cả năm mười con chim xỏ chung vô một xâu treo lủng lẳng trước quày hàng. Sự đau khổ gì gây ra cho những chúng sanh khác một ngày nào đó cũng có thể xảy ra đến thân thể chúng ta. Khi chuyện đó xảy ra thì chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, một chút xíu cũng không dễ chịu. Nhưng chúng ta thường đem sự đau khổ này gây ra cho chúng sanh khác một cách vô tình và xem như không có gì xảy ra. Hãy nghĩ đến sự khổ của chúng sanh, và cũng nên nghĩ đến hạnh phúc lâu dài, xin tất cả mọi người đừng làm vậy nữa, để khỏi ‘hý tiếu sát tha mạng, bi khốc nhập địa ngục’ (cười vui khi giết mạng sống của con vật, rồi khóc than lúc vào địa ngục).

Có một người bị ung thư tử cung mỗi lần gặp tôi đều khóc. Bà đã ly dị và một mình nuôi mấy đứa con rất cực khổ; đứa nhỏ mới học tiểu học thì bà bị bịnh này. Mỗi ngày âu sầu phiền muộn qua ngày… Thật ra trước đó bà đã trị bịnh gần hết rồi; nếu bà có được chút ít trí tuệ trong đời sống… thì cũng có thể sinh sống vui vẻ. Người ta có thể trị hết bịnh ung thư, nhưng sự đau khổ trong tâm nếu không dùng trí huệ và nghe Phật pháp thì trừ không hết. Bà đã được trị liệu bằng phóng xạ, bằng giải phẫu, chỉ thiếu một chuyện là không thỉnh đức Phật mổ cho tâm bà. Sự giải phẫu có hiệu quả nhất là phải giải phẫu trong tâm, bứng tận gốc rễ của phiền não, để bà đừng ôm cứng cây cổ thụ phiền não mỗi ngày mà cứ tưởng là cây phiền não quấn chặt lấy bà.

Có một bà lão lúc vào bịnh viện băng kín vải trên mắt. Lúc tôi mở băng ra trong tâm cảm thấy đau nhói! Bà lão này có gương mặt rất hiền hậu, tròng mắt bà đã bị móc ra vì bị ung thư nên phải làm như vậy. Chúng ta có khi nào nghĩ đến lúc dùng đũa để gắp tròng mắt của con cá trên bàn ăn? Chúng ta thử nghĩ đến Helen Keller, một vĩ nhân bị điếc, câm, và mù đã viết như vầy: ‘Nếu mắt tôi có thể sáng lại được chỉ ba ngày thôi, chỉ ba ngày thôi…’. Chúng ta có thể trong một trường hợp nào đó sẽ bị mất đi đôi mắt, vậy mà lúc còn đôi mắt thì lại nhìn đông, nhìn tây và tự mình sanh ra phiền muộn? Tại sao chúng ta không nhìn ánh mắt từ bi của đức Phật? Tại sao không nhìn về phía có vô lượng hào quang? Chúng ta thường dùng cặp mắt quý báu để nhìn rác rến ở chung quanh; đem rác rến của người khác bỏ vào tâm khảm của mình. Ðể lâu rồi thì cả nội tâm giống như một cái thùng rác hôi thúi nên phải xa cách với chúng Bồ Tát trong thanh tịnh đại hải. Xin hãy mở rộng con mắt của nội tâm, nhân lúc còn nhìn thấy được, hãy nhìn cái tốt đẹp của người khác, học tập ưu điểm của người khác; hãy cảm nhận thêm một chút, hãy nhìn thêm ‘cám mục trừng thanh tứ đại hải’ của đức Phật A Di Ðà, hãy nhìn phong cảnh cực kỳ xinh đẹp của thế giới Cực Lạc, và tấm lòng rộng lớn như biển của chư Bồ Tát.

Có một người bị ung thư ở thực quản, hô hấp bị khó khăn, phải đút một ống từ mũi vào phổi để giúp sự hô hấp và một ống để đút đồ ăn vào bao tử; có khi bà phải rán sức để ho, mỗi lần ho thì đau như xé ruột gan, toàn thân run rẩy vì đau đớn. Chồng bà nhìn thấy cảnh tượng đau lòng như vậy chịu không nổi nên chạy ra hành lang mà khóc. Ðôi lúc tôi đi chợ nhìn thấy những con gà bị treo trên quày thịt cũng tội nghiệp như vậy. Trên cổ của con gà nào cũng có khoét một lỗ để treo, rất ít người thương hại sự đau đớn của chúng nó; nhưng đến khi người đút ống thở vào mũi là vợ, là con, hoặc là mẹ của bạn thì bạn cũng sẽ đau nhót ruột mỗi khi họ ho và thở mạnh.

Có một người làm nghề bán thịt heo, ông bị ung thư phổi được một thời gian thì qua đời. Tôi nghe vợ và con ông kể lại khi ông về nhà mấy ngày hôn mê không tỉnh nhưng miệng cứ la hét và nói:

“Mau mau đem những gan heo treo trên tường đi chỗ khác”. Hoặc là:

“Mau đem đầu heo đi chỗ khác”.


Ông cứ kêu la như vậy suốt mấy ngày đêm, mọi người trong nhà sợ đến lông tóc dựng đứng nhưng không hiểu ông nói cái gì. Cảnh tượng lúc ông chết rất là dễ sợ, ông chịu rất nhiều đau khổ. Từ đó người nhà của ông mới biết nhân quả báo ứng của sự sát sanh; khi ông nằm bịnh viện tôi đã khuyên người nhà ông niệm Phật, nhưng họ nói trong lúc buồn khổ như thế thì làm sao niệm được? Tuy đức Phật A Di Ðà có lòng đại từ bi tiếp dẫn người niệm được mười danh hiệu Phật lúc lâm chung vãng sanh về cõi Cực Lạc, nhưng lúc còn khỏe mạnh người ta rất khó niệm được vì bị mê hoặc bởi tình ái của thế gian, huống chi là lúc gần chết bị sự bịnh khổ giày vò hành hạ thì làm sao có thể niệm được! Nguyện cho sự thị hiện thuyết pháp của người bịnh này làm cho người khác nghe thấy được và rút tỉa kinh nghiệm để tránh khỏi sự đau khổ tương tợ. Và cũng nguyện công đức cảnh giác chúng sanh của ông có thể giúp ông lìa cảnh khổ và được Phật tiếp dẫn. Và cũng nguyện cho những chúng sanh bị ông giết hại nương vào nước cam lồ của Phật pháp, cởi mở gút mắt trong lòng, đồng niệm Di Ðà, đồng sanh tây phương, đồng thành Phật đạo.

http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinh ... ngnghe.htm


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

DH nên đặt lại tựa đề cho hay hơn!


letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

trích từ lắng nghe tiếng hát sông Hằng của bác sĩ Quách Huệ Trân à? Cuốn sách này rất hay! Nhờ đọc cuốn sách trên mà con rút ra được rất nhiều điều, thật ngưỡng mộ vị bác sĩ ấy!


khà khà
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:DH nên đặt lại tựa đề cho hay hơn!
Mình đặt vậy thấy hay lắm vì mình muốn hòa bình tôn giáo , và đó là câu nói rất thâm thúy của cô Quách Huệ Trân tangbong cafene


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Phât. Giáo có bao giờ cãi đao. giáo dân các tôn giáo khác hay phát đông. thánh chiến đâu mà thiếu hòa bình???????? tangbong

Câu nói cũa Bác Sĩ Quách Huê. Trân tuy thâm thúy nhưng đó cũng là thuốc mà hễ thuốc thì tùy binh. cho thuốc chứ đâu phãi binh. nào cũng dùng sữa làm thuốc tri. bá binh. đâu.... :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Diễn Đàn Phật Giáo Sao Không Hỏi Làm Phật Không Lại Hỏi Việc Khác?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

Thật ra ý người post cũng nhắc nhở mình thôi. Mình cố đọc hết mà hiểu, nếu lỡ ai hiểu lầm thì có lẽ tác giả sẽ vào giải bày. Âu cũng là nhân duyên tỏ thêm đạo cho nhiều người. Vì như có lửa bốc lên hừng hựt vậy, mà có thể dập tắt đi mới biết thể nào là An Lạc Cam Lồ :-). Bài viết ở trạng huống một người bác sĩ, bệnh nhân là 1 tín đồ cơ đốc giáo. Ông khuyên người niệm phật "A di đà", chứng tỏ cũng là "Phật Tử". Nếu Phật tử ko cải đạo được thì làm sao nghĩ đến chuyện "Con chiên" có thể cải đạo. Vị thấy thuốc mới mở rộng lòng từ - tấm lòng thuận theo ý muốn người "bịnh", mà chẳng ngại ngùng khi giảng nói về "Chúa". Thứ nữa, chữ viết đại ý dường như đã ra ngoài Kinh Phật, cũng chứng tỏ đạo Phật cũng như Phật tử sẵn sàng Hoan Hỷ & Tùy Thuận, rộng mở ko bó buộc phương vị như tình thần Pháp Hoa. Vì lẽ đó, cũng như có bạn nói ở trên: lời nói như "Thuốc" vậy, mình mở rộng mà hoan hỉ thôi :-)
Sửa lần cuối bởi hochoi vào ngày 28/10/10 19:45 với 1 lần sửa.


hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

Nhìn chung Phât Giáo thì hầu như ko thánh chiến xảy ra. Ví như ở nhà có cha mẹ nghiêm khắc, nên dẫu có xích mích với nhau, con cái trong bụng thì dằn lòng, đứa con biết lẽ phải hơn thì suy nghĩ tha thứ, buông xả hay giữ hiếu thuận hòa nhã làm tiêu chí. Nếu điều trong lòng trong bụng đó còn chút le lói dù nhỏ nhoi lắm thì đến khi cha mẹ đi rồi, hoặc rời xa cha mẹ thì chẳng biết điều gì xảy ra. Huống gì cuộc sống con người ko phải một đời một kiếp. Điều cha mẹ căn dặn trước đó còn dễ quên, thì liệu đời sau Phật tử còn nhớ bổn phận của mình. Đời trước là Phật tử, đời sau dẫu có bổn phận, nhưng có Phật/Chùa đâu, làm sao dễ giữ được. Mong các bạn hoan hỉ suy xét :-)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đời trước là Phật tử, đời sau dẫu có bổn phận, nhưng có Phật/Chùa đâu, làm sao dễ giữ được. Mong các bạn hoan hỉ suy xét :-)

Xin ĐH giãi thích thêm... :D

Chĩ cần làm cho ho. an lac. chuyên tâm dưỡng binh, nhiêu đó đã đũ. Đó không phãi là dung. thân và ý đễ nói pháp giống như kinh Kim Cang hay sao, cần gì nói nhiều, giãi thích này no.

Moi. người tới đây đa số chũ yếu nghiên cứu Phât. Pháp. Nếu ĐH muốn nghiên cứu về các tôn giáo khác thì nên xin ý kiến với thầy Mông. Giác và ĐH VHBK, Admin đễ lâp. ra môt. trang hay chũ đề "Tôn Giáo Đối Chiếu" hay gì đó cũng đâu có muôn.

Có khi nào ĐH tới quán chuyên bán phỡ mà kêu cơm tấm hay cơm niêu không vây.????? :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

ah, cái đó mình có ví dụ tương ứng ở trên đó. :-)
Chĩ cần làm cho ho. an lac. chuyên tâm dưỡng binh, nhiêu đó đã đũ. Đó không phãi là dung. thân và ý đễ nói pháp giống như kinh Kim Cang hay sao, cần gì nói nhiều, giãi thích này no.


Mình cũng chưa hiểu ý bạn lắm. Bạn đang nói về phương pháp của bác sĩ hay cách hành văn câu chuyện hay đang gợi ý về cách giải thích thêm của mình :-)

Thứ cuối, bài viết và comment của mình cũng không đề sướng gì tư tưởng của tôn giáo khác. Cốt chỉ có người post cố để lại một thông điệp gì đó mà ít nhiều người chưa kịp nhận ra.. Mình chỉ giải thích vậy thôi, hoàn toàn mọi người tự quyết định được chuyện của diễn đàn theo hướng tốt đẹp riêng có :-)


trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

tangbong Vì muốn giúp đỡ một bệnh nhân của Tôn Giáo Khác mà bác sĩ Quách Huệ Trân ( một vị dùng thân mình thuyết giáo Bồ Tát Đạo ) đã không ngần ngại nói câu đó ( cô có muốn làm chúa Giê Su không ? ) vì người bệnh nhân đó trong tâm chỉ biết có chúa Giê Su là thần tượng nên .nói vậy , nếu nói có muốn làm Phật không thì bệnh nhân này sẽ phản ứng khi thị tôn giáo liền , vì lòng từ bi nên bác sĩ đã phá bỏ hàng rào ngăn cách tình thương con người miễn sao cứu giúp được chúng sanh tránh khỏi sát nghiệp gieo trong tạng thức chủng tử kiem cang , rồi một ngày nào đó họ cũng tìm về Phật Pháp vì bản thể vốn là như vậy , nếu con đăng bài như vậy con hợp ý chư vị xin chư vị tha thứ sửa lại giùm con . kinhle


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Cô chịu làm Chúa Giê Su không?

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

đúng vậy! :D :D


khà khà
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.37 khách