Mong mọi người giải đáp

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nếu 1 người mỗi ngày nghe tai phone 8 giờ đồng hồ liệu có ảnh hưởng tai không?


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

nguynlinhtam đã viết:Nếu 1 người mỗi ngày nghe tai phone 8 giờ đồng hồ liệu có ảnh hưởng tai không?
Có.

Có nhiều trường hợp bị lảng tai lúc còn trẻ chỉ vì mỗi ngày nghe nhạc ipod nhiều và lớn ở tai. Nghe phone cũng thế.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Cảm ơn Anh Thánh Tri
Em định mỗi ngày nghe Kinh định cho phát ra loa nhưng không tiện vì sợ mọi người nghe xong hủy báng rồi mang tội :">
Mà thôi đọc cũng được nhưng chúng sanh trong cõi này thích nghe hơn là đọc


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ông tụng Kinh mỗi ngày hai thời sáng tối rồi niệm Phật thì có sao đâu. Đâu nhứt thiết là nghe 8 tiếng.

Hơn nữa ông đọc thầm, thì ông tự nghe chính ông. Dẫu đọc mà vẫn nghe.

Dĩ nhiên không ai cấm ông nghe băng người khác đọc... nhưng rảnh nằm mở băng trong phòng nghe có sao đâu.

vừa đọc vừa nghe vẫn hay hơn. Nhớ nhiều, hiểu nhiều, gieo mầm thiện nhiều vào tâm thức, giúp biết nhiều chữ, và viết đúng chính tả, lợi ích nhiều hơn chỉ nghe.

Thân Khẩu Ý đều phải đọc tụng Kinh Niệm Phật thì mới giúp chúng thanh tịnh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Mong Thánh Tri xem hết nha hơi dài :">
Ông tụng Kinh mỗi ngày hai thời sáng tối rồi niệm Phật thì có sao đâu
Thì bây giờ linhtam cũng đọc kinh điển. Pháp sư Tịnh Không dạy đem quyển Kinh Vô Lượng Thọ tụng 3000 biến mà :"> dạy tụng mà không cần hiểu nghĩa tụng thuộc lòng. Nhưng nghe Kinh là để cầu Giải. Tín Giải hành Chứng là nguyên tắc tu hành. Kinh thì có Giáo Lý Hành Quả. Mà Thánh Tri nói 2 thời ở đây là bao nhiêu :"> giờ tính theo Việt Nam hay Trung Quốc hay của Cổ Ấn Độ.
Hơn nữa ông đọc thầm, thì ông tự nghe chính ông. Dẫu đọc mà vẫn nghe.
Thì bây giờ vẫn đọc Bộ Giảng ký Kinh Địa Tạng đây. Còn Kinh Vô Lượng Thọ Thì Pháp sư Giảng hơn 400 giờ thì chỉ có nghe giảng mà thôi.
Khi nghe Kinh mở lớn sợ mọi người nghe xong hủy báng tại vì em đang đi học ở trọ với 7 người họ không tin Phật Giáo.

Chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề này nhĩ căn lợi nhất xin Thánh Tri Đọc này:
Trong Kinh Địa Tạng lúc Đức Phật phóng quang mở pháp hội thì có đoạn:
http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk2.htm
"Hựu xuất chủng chủng vi diệu chi âm.

Lại phát ra những âm thanh vi diệu.


Do đó có thể biết phóng quang hiện tướng lành độ người thượng thượng căn, phát âm thanh vi diệu là để độ người trung hạ căn. Người trung hạ căn nhìn thấy hào quang chẳng hiểu được hàm ý trong đó, nhất định phải yêu cầu đức Phật thuyết pháp. Chỗ này nói: ‘Phát ra những âm thanh vi diệu’, chư vị phải ghi nhớ, đây là nói với chúng sanh trong thế giới Sa Bà, thế giới chúng ta đúng như lời của Văn Thù Bồ Tát: ‘Chân giáo thể của chỗ đó, thanh tịnh ở tại âm thanh và lắng nghe’ [9]. Trong hội kinh Lăng Nghiêm, Thế Tôn để Văn Thù Bồ Tát tuyển chọn pháp Viên Thông cho chúng ta, tức là tuyển chọn pháp môn nào thích hợp nhất cho căn tánh của chúng sanh ở thế gian này. Văn Thù Bồ Tát tuyển chọn ‘Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông Chương’, nói rõ chúng sanh thế giới Sa Bà nhĩ căn (căn tai) lanh lợi nhất. Bạn cho họ coi, đọc kinh, bạn cho họ coi kinh chẳng dễ khai ngộ, bạn kêu họ nghe kinh thì dễ khai ngộ hơn, công đức của nhĩ căn mạnh hơn nhãn căn. Thế nhưng căn tánh của chúng sanh ở khắp nơi trong mười phương thế giới chẳng giống nhau, giống trong kinh nói người nước Hương Tích thì nhĩ căn chẳng tốt, bạn để họ coi, họ chẳng khai ngộ, nghe thì họ cũng chẳng hiểu; mời họ ăn cơm, vừa ăn thì họ liền khai ngộ, chuyện này tuyệt diệu, thế nên họ dùng cơm thơm tho (hương phạn) để làm Phật sự. Tại sao vậy? Thiệt căn (căn nếm mùi vị) lanh lợi. Thế nên hết thảy chúng sanh, căn tánh nào lanh lợi chẳng nhất định. Nếu Thế Tôn giảng kinh Ðịa Tạng ở nước Hương Quốc, đoạn sau này nhất định sẽ ‘lại dùng các thứ cơm vi diệu thơm tho’, phải vậy chăng? Chính là sự việc như vậy. Sẽ chẳng ‘phát ra những âm thanh vi diệu’, đây là chuyên dùng để nói với chúng ta ở thế gian này, thế nên chỗ này phải hiểu, Phật thuyết pháp nhất định phải khế lý, khế cơ. "


Năm xưa Đức Thế tôn giảng Kinh trong các kinh điển thường nói một ngày giảng kinh 2 thời, 2 thời của cổ ấn độ tức là 8 giờ đồng hồ đức phật nói pháp ròng rã suốt 49 năm 1 ngày cũng không gián đoạn, xưa kia ấn dộ chia 1 ngày làm 6 thời vậy. Còn trung quốc họ tín 1 ngày 2 thời tức là 12 con giáp. Vì vậy người thời xưa thành tựu rất nhiều nếu 1 ngày nghe giảng kinh 8 giờ và niệm phật 8 giờ thì khoảng 3 hay 4 năm thì liền chứng được thiền định. Nhưng kẹt nỗi người thời nay không có thời gian.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trích Kinh Lăng Nghiêm
http://niemphat.net/Luan/cattuongvan/ca ... ykheo3.htm
Nhược ước biểu vị, thử trung chánh thị Phát Tâm Trụ thể. Dĩ bổn giải tánh văn huân chi lực, linh khai phát cố, danh quyết định giải.
若 約 表位,此 中 正 是 發 心 住 體。以本 解 性 聞 薰 之 力,令 開發 故,名 決 定 解。

(Nếu căn cứ theo sự biểu thị địa vị [để luận định] thì chỗ này chỉ thẳng vào cái Thể của địa vị Phát Tâm Trụ. Dùng sức Văn Huân của tánh hiểu biết sẵn có để khiến cho khai ngộ, phát tâm, nên gọi là quyết định giải)

Hôm qua vì thời gian bó buộc, câu này chỉ giảng được một nửa. Đây là câu thứ hai trong bốn câu. Dùng “trí quang chiếu diệu” (ánh sáng trí huệ rực sáng) để giải thích ý nghĩa của câu “quyết định giải” trong phần trước. Đoạn cuối cùng, nếu luận về sự biểu thị pháp; “nhược ước biểu vị”, Nhược (若) là giả thiết (ví như), ví như dùng sự biểu thị pháp để nói. “Vị” là năm mươi mốt địa vị của bậc Bồ Tát, tỳ-kheo Cát Tường Vân là đại biểu cho địa vị Sơ Trụ, tức bậc Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo, Ngài đại diện cho địa vị này. “Thử trung chánh thị Phát Tâm Trụ thể”, câu này nhằm nói tới “trí quang chiếu diệu”, trí Quyết Định Giải chính là thể tướng của [địa vị] Phát Tâm Trụ (Sơ Trụ). “Phát tâm” chính là phát Bồ Đề tâm. Nếu không có trí huệ chân thật sẽ không khởi Bồ Đề tâm được! Vì thế, chỉ cần Bồ Đề tâm thật sự phát khởi thì người ấy sẽ là Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo, trí huệ sẽ thấu lộ ra.

Hai câu kế tiếp để giải thích. “Dĩ bổn giải tánh”, “bổn giải” chính là “trí quyết định giải” đã nói trong phần trước. “Giải” là thấu hiểu điều gì? Nói sơ sài, cạn cợt nhất thì là chân tướng của vũ trụ, nhân sinh, vị ấy đều hiểu rõ, đều hiểu rành, một mảy may nghi hoặc cũng không có. Đấy gọi là “quyết định giải”. Đấy là trí huệ chân thật. Do trí huệ ấy hiện tiền nên là Sơ Trụ Bồ Tát. Do vậy, “dùng sức Văn Huân của tánh hiểu biết sẵn có để khiến cho [Bồ Đề tâm] được mở mang, phát khởi”, câu “bổn giải tánh” (tánh hiểu biết sẵn có) rất ý vị. Do đây, biết rằng: Trí huệ chẳng phải là từ bên ngoài tới, nếu từ bên ngoài tới sẽ chẳng có năng lực ấy. “Bổn” là vốn đã có sẵn, đã sẵn trọn đủ trong tự tánh của chúng ta. Vốn sẵn trọn đủ, vì sao năng lực ấy chẳng hiện tiền nơi chúng ta? Đấy là vấn đề của Văn Huân. Chúng ta văn huân (huân tập do nghe pháp) không đủ, công phu Văn Huân chưa đến mức. Vì thế, “bổn giải tánh” chẳng tỏ lộ ra, cũng có nghĩa là trí huệ, đức năng vốn sẵn có trong bổn tánh chẳng thể hiện tiền. Nếu muốn cho nó được hiện tiền, hiện tiền là khởi tác dụng, nhất định phải dựa vào Văn Huân. Văn là nghe pháp, Huân là huân tập, chẳng những chỉ gồm Văn (nghe) mà còn phải bao gồm Tư, Tu, tức Bồ Tát phải học Tam Huệ Văn - Tư - Tu.

“Văn” là tiếp xúc, đối với người mới học, nghe pháp hết sức trọng yếu. Nếu như Văn Huân không trọng yếu như thế thì quý vị hãy suy nghĩ xem, lúc đức Thế Tôn tại thế, cần gì Phật phải giảng kinh thuyết pháp suốt bốn mươi chín năm? Vì sao chẳng lập Niệm Phật Đường, dạy chúng ta thật thà niệm Phật? Hay lập Thiền Đường dạy chúng ta tu Thiền thất? Từ Đại Tạng Kinh chúng ta thấy: Suốt một đời đức Thế Tôn không làm những chuyện ấy. Mỗi một ngày, Ngài giảng kinh thuyết pháp cho đại chúng, nhưng trong số các đệ tử, chúng ta biết Thường Tùy Chúng là hai ngàn năm trăm năm mươi lăm vị. Những vị ấy chẳng rời khỏi Phật, Phật đi đến đâu họ liền theo đến đó. Nói cách khác, mỗi một vị đều nghe kinh suốt mấy chục năm. Ngày ngày nghe, nghe suốt mấy chục năm, Văn Huân đấy! Cũng có người trong số quý vị nghĩ họ có phước báo như thế, hằng ngày được nghe pháp từ nơi Phật, chúng ta không có phước. Thật ra, phước báo của con người chúng ta hiện thời chẳng kém phước báo của người thời ấy, có thể nói là còn lớn hơn họ nữa kia!

Trước kia không có máy thâu âm, không có máy thâu hình, nghe một lượt xong, không có cơ hội nghe lần thứ hai nữa. Suốt một đời Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh thuyết pháp, trừ Vô Lượng Thọ kinh ra, chưa hề giảng [kinh nào] hai lần. Vì thế Văn Huân đắc lực thật sự là chuyện rất khó. Do vậy, họ nghe quá nhiều, trọn chẳng chuyên nhất, hiệu quả đắc lực kém hơn rất nhiều. Hiện thời chúng ta có công cụ khoa học, nếu ưa thích Hoa Nghiêm thì mỗi ngày quý vị nghe kinh Hoa Nghiêm. Quý vị nghe trên mười năm hay tám năm, thâm nhập một môn so với những vị ấy theo Thích Ca Mâu Ni Phật suốt bốn mươi chín năm, hiệu quả còn thù thắng hơn nhiều! Nếu quý vị hỏi vì sao ư? Những vị ấy nghe nhiều quá, còn quý vị thì chuyên ròng một bộ. Nếu quý vị nghe Vô Lượng Thọ Kinh, nghe Di Đà Kinh, nghe hai trăm lượt, ba trăm lượt, sức Văn Huân chẳng thể nghĩ bàn. Vấn đề là chúng ta có làm được hay không? Có hiểu đạo lý ấy hay không? Có chịu làm như thế hay không? Kinh Di Đà gọi đó là “thiện căn, phước báo, nhân duyên”.

Thiện căn là hiểu rõ đạo lý này, thông đạt hiểu rõ là thiện căn, thật sự phát tâm là phước đức, duyên là cơ hội. Giống như trong ngôi đạo tràng nhỏ của chúng ta hiện thời, mỗi một ngày mở cửa cho mọi người niệm Phật tại đây, trong hai mươi bốn tiếng chẳng ngưng nghỉ, đấy là duyên, là cơ hội. Có cơ hội để mọi người niệm Phật tại đây, có cơ hội để mọi người mỗi ngày nghe kinh tại đây, đấy là nhân duyên. Thiện căn, phước đức, nhân duyên, ba điều kiện đều đầy đủ, đấy là đại phước báo! Phước báo thù thắng khôn sánh! Quý vị muốn thành tựu, không có lý nào chẳng thành tựu. Kinh giảng đến chỗ này, đại sư Thanh Lương dạy chúng ta: Vị Bồ Tát ấy chứng được địa vị Sơ Trụ là nhờ sức Văn Huân.

“Linh khai phát cố”: Chữ “khai phát” này là từ ngữ dùng trong nhà Thiền. Trong Thiền tông thường gọi là “minh tâm kiến tánh, khai ngộ”. “Khai” là khai ngộ, “phát” là phát tâm. Hễ khai ngộ sẽ phát Vô Thượng Bồ Đề tâm, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm, đấy là nhập địa vị Sơ Trụ, ý nghĩa ấy này được gọi là “quyết định giải”. Do vậy, dùng từ ngữ “trí quang chiếu diệu” để giải thích chữ “quyết định giải”.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nếu ông rảnh và có khả năng thì vẫn có thể ngày 8 tiếng nghe.

Nhưng ông vẫn còn đi học, phải cố gắng mà học cho xong tốt nghiệp ra trường có việc làm rồi thì ổn định cuộc sống mới tính đến chuyện chuyên tu. Bây giờ ông dành 8 tiếng nghe mỗi ngày thì thời gian đâu mà ông học.

Phải tự lượng sức mình. Nghe nói Lăng Nghiêm chọn Nhĩ Căn, thì liền đem nhỉ căn mỗi ngày nghe 8 tiếng, cho nhĩ căn bị hư hoại (vì nhét vào lỗ tai để nghe) rồi không ăn không uống tắm rửa tiểu tiện ngồi nghe miết thì tổn hao sức khỏe chứ gì. Không nên như thế.

Hơn nữa không phải tu tập Nhĩ Căn Viên Thông là đi ngồi nghe miết các Kinh bài giảng đâu! Như Phật quở ông Anan dẫu ngồi nghe Phật thuyết pháp nhiều, nhớ giỏi mà không áp dụng tu hành thì có ít gì, không thể đắc quả Thánh. Như nghe ăn cơm mà không ăn thì không thể no được.

1. Bước đầu là nghe giảng học hiểu.

2. Kết đến hiểu rồi phải đem áp dụng tu hành.

3. Phải tập tu Thiền Định, Thiền Quán, lắng nghe cái nghe của mình, làm sao cho không còn vướn cái thanh trần bên ngoài nữa, mà xoay lại nghe cái tánh nghe của mình. (đây chỉ là bước đầu thôi), mà tu tập đến đây cũng hay lắm rồi tức là không còn bị thanh trần chi phối tâm nữa.

4. Lên cao nữa sau khi Thanh Trần đã dứt, thì tiến lên là Nghĩ Căn cũng sạch luôn (không).

5. Cái biết về sạch Căn và Trần cũng dứt sạch.

6. Thông suốt cả mười phương, chứng Viên Thông.

Tôi nói hai thời của tôi là sáng và tối. Có thể 1 tiếng buổi sáng, 1 tiếng buổi chiều tối tụng kinh niệm Phật.

Hơn nữa, không nhứt thiết phải đến giờ tụng kinh niệm Phật đó mới gọi là tu, đó chỉ là định khóa giúp cho mình không bỏ sót đó thôi. Chứ tu hành thì ngay khi đối người tiếp vật. Thân Miệng Ý phải sửa đổi từ ác thành thiện, chánh niệm tỉnh giác, làm gì biết mình làm đó.

Như khi viết bài nầy cũng thế. Phải biết mình đang làm gì.

Chúc an lành.

P.S. muốn nghe 8 tiếng cũng được nhưng chỉ nên nghe một câu "Nam Mô A Mi Đà Phật" thôi, bắc nhỏ nhỏ thì còn có lợi hơn là nghe nhưng gì khác.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Tui tụng kinh có 1 thời à! Buổi tối, vì buổi sáng phải đi học sớm nên sợ mất ngủ, mà tối thì ngủ sớm ko được. Nhiều lúc muốn tụng buổi sáng mà ko được, nghe nhà kế bên tụng kinh mà muốn tụng theo :"> Thưa Thánh_tri, mẹ tôi có gặp 1 sư cô, sư cô đó nói người Phật tử tại gia ko nên tụng kinh Địa Tạng, xin giải thích giùm !


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Phải học chứ Thánh Tri :">
Phải tự lượng sức mình. Nghe nói Lăng Nghiêm chọn Nhĩ Căn, thì liền đem nhỉ căn mỗi ngày nghe 8 tiếng, cho nhĩ căn bị hư hoại (vì nhét vào lỗ tai để nghe) rồi không ăn không uống tắm rửa tiểu tiện ngồi nghe miết thì tổn hao sức khỏe chứ gì. Không nên như thế.
. Cái gì mà nói nghe ghê vậy :"> Hỏi vậy thôi chứ seach trên gôgle thì có nhiều người phản ánh tác hại của dây phone Tại linhtam ở kí túc xá nên sợ mọi người nghe xong hủy báng rồi mang tội chứ thật ra thường nghe mp3 bằng đầu đĩa phát ra ti vi ko hà hiện giờ mỗi ngày dụng công chỉ khoảng 4 tiếng mà thôi 4 tiếng đó là để đọc còn 8 tiếng nghe kinh và 8 tiếng niệm Phật đó thì đợi ra trường có việc làm nghe ở nhà ko nghe phone. Chứ có ai khoái nghe phone đâu.


Nghe kinh cũng là niệm Phật chẳng hai đâu. :"> đều là tam học giới định tuệ cùng 1 lúc hoàn thành.

Càng nghe pháp hỷ càng sung mãn. Khi nghe kinh không thể tạo thập ác đó là giới, lúc nghe thì không có vọng tưởng, nghe được rất tường tận thông suốt đó là tu huệ.
1 môn thâm nhập, trường kỳ huân tu, giới định tuệ tam học tất cả đều đầy đủ

Nói tóm lại là :
Tín Giải Hành Chứng.
http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm


j. Chuyên tu Tịnh Ðộ. Giải và Hành cùng coi trọng.

Chúng tôi lợi dụng thời gian ngắn ngủi vài ngày này đến để xem xét hoàn cảnh ở đây, bây giờ đạo tràng đã được xây dựng khá quy mô; hết sức quý báu, nhân duyên vô cùng thù thắng! Chúng tôi tin tưởng Tịnh Tông ở hai nơi Úc Châu và Tân Tây Lan này sẽ có tương lai xáng lạn. Công đức vô lượng ấy đều là của mỗi vị đồng tu hợp sức làm thành, và cũng là do A Di Ðà Phật, chư Phật Như Lai gia trì cho mọi người. Hy vọng mọi người có lòng tin, thâm nhập một môn, chắc thật niệm Phật, Giải và Hành cùng coi trọng. Hành môn thì chúng ta phải chắc thật niệm Phật; Giải môn thì phải nghe kinh, chẳng thể không nghe kinh. Không nghe kinh là người như thế nào? Hoàn toàn chẳng còn nghi hoặc, kiền thành khẳng định, người như vậy có thể khỏi nghe kinh. Nếu còn hoài nghi, đối với Tây Phương Cực Lạc thế giới vẫn chưa rõ ràng lắm thì bạn cần phải nghe kinh. Nghe kinh là để tăng trưởng lòng tin của bạn, tăng trưởng nguyện lực, đạo lý là như vậy.

Hiểu rõ kinh rồi thì bạn sẽ biết mình phải tu học như thế nào. Ðặc biệt là trước khi vãng sanh, thân thể chúng ta còn ở tại thế gian, vẫn chưa thể xa lìa quần chúng, xã hội; chúng ta làm thế nào để ứng phó với xã hội? Làm thế nào sanh sống hằng ngày? Những câu trả lời đều nằm trọn trong kinh giáo. Cho nên người chắc thật niệm Phật khỏi nghe kinh, đây là người như thế nào? Ðây là người chẳng còn làm việc gì hết, chẳng giao thiệp với bất cứ ai, chuyên ở tại Niệm Phật Ðường niệm Phật, thiệt là ‘muôn duyên buông xuống hết’, hạng người này có thể [không nghe kinh]. Nếu bạn còn tiếp xúc với xã hội, bạn bắt buộc phải hiểu kinh giáo, có hiểu được thì bạn mới biết làm thế nào để ứng phó với mọi người trong xã hội, làm thế nào dẫn dắt đại chúng đến học Phật, tự hành hóa tha thì công đức mới được viên mãn. Vì vậy nghe kinh và niệm Phật đều quan trọng như nhau.

Ðạo tràng chúng ta đề xướng ‘Giải và Hành cùng coi trọng’ nên tương lai ở phía ngoài sẽ xây thêm một giảng đường, giảng đường dành riêng để giảng kinh, thuộc về Giải Môn – để khuyến tín, khuyến nguyện. Chỗ này làm Phật Ðường là đủ rồi, vì thực ra người chân chánh niệm Phật chẳng nhiều lắm. Tôi hy vọng trong tương lai mỗi tháng đều tổ chức Phật thất một lần, số người tham gia tốt nhất là bốn mươi tám người. Bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Ðà vừa đúng với số bốn mươi tám người, nếu còn nhiều người hơn số này thì sắp cho họ đến tháng sau; nếu nhiều hơn thì sắp tới tháng sau nữa; làm vậy để mọi người đều cảm thấy trân quý [cơ hội tham dự] Phật thất này, vô cùng khó được -- khó có thể ghi danh được một chỗ. Như vậy thì rất có ý nghĩa, rất quý.

Nếu đông người quá thì tâm sẽ dễ chao động; tán gẫu, nói chuyện nhiều quá sẽ không thâu thập được ích lợi gì hết, vả lại chúng tôi sắp xếp, chuẩn bị cũng khó khăn. Nếu số người mỗi tháng đều nhất định là bốn mươi tám người, thì chúng tôi chỉ sắp xếp nơi ăn chốn ở đầy đủ cho bốn mươi tám người mà thôi, việc tiếp đãi cũng rất thuận tiện. Thế nên tôi hy vọng mỗi tháng đều đả Phật thất, bất kể là người ở đây hay người từ nơi khác đến, bốn mươi tám người đều phải ghi danh trước. Nếu người nào mỗi khóa đều tham dự thì sẽ đặc biệt hoan nghinh, khóa nào cũng tham dự thì nhất định sẽ có thành tựu.

Buổi nói chuyện tại Tịnh Tông Học Hội Úc Châu, 1997 (ngày thứ nhất)



a. Nghiên [cứu kinh] giáo tức là nhớ Phật – Khoa phán, văn tự và nghĩa lý được thực hiện trong sinh hoạt.

Tu hành, tu là gì? Tu tức là sửa đổi những thói hư tật xấu mà thôi. Tiêu chuẩn của tu hành là noi theo lời giáo huấn của Phật, trong kinh Phật dạy làm gì thì mình phải làm theo, dạy đừng làm gì thì mình nhất định chẳng làm. Tu hành là bắt đầu tu tập từ chỗ này. Vì vậy nghiên [cứu kinh] giáo rất quan trọng, hy vọng mỗi ngày chúng ta ít nhất phải nghiên giáo bốn giờ đồng hồ, niệm Phật bốn giờ; mỗi ngày tám giờ đồng hồ, không thể làm ít hơn, nếu ít hơn thì đời này chúng ta cầu vãng sanh sẽ không chắc chắn. Mỗi ngày công phu tám giờ đồng hồ nhất định không thể thiếu, đây là đạo phong và học phong (phong cách tu tập và phong cách học tập) của đạo tràng chúng ta -- giải và hành cùng coi trọng. Quý vị nên biết ‘nghiên giáo’ và ‘niệm Phật’ là cùng một việc, chẳng phải là hai việc. Ðại Thế Chí Bồ Tát dạy: ‘Nhớ Phật niệm Phật, hiện giờ tương lai, nhất định thấy Phật’ (Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai tất định kiến Phật). Nghiên giáo tức là nhớ Phật; năm kinh một luận của Tịnh Tông toàn là nói về y báo, chánh báo trang nghiêm của Tây phương Cực Lạc thế giới. Phương pháp niệm Phật rất nhiều, cho nên nghiên giáo chẳng ở ngoài niệm Phật. Hy vọng là các đồng tu có thời giờ đều đến tham gia nghiên giáo; do pháp sư hoặc cư sĩ đại đức phát tâm giảng kinh, giảng một đoạn xong mọi người nghiên cứu, thảo luận.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thưa Thánh_tri, mẹ tôi có gặp 1 sư cô, sư cô đó nói người Phật tử tại gia ko nên tụng kinh Địa Tạng, xin giải thích giùm !
Sư Cô đó là quyến thuộc của ma đấy


Nam Mô A Di Đà Phật
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

nguynlinhtam đã viết:
Thưa Thánh_tri, mẹ tôi có gặp 1 sư cô, sư cô đó nói người Phật tử tại gia ko nên tụng kinh Địa Tạng, xin giải thích giùm !
Sư Cô đó là quyến thuộc của ma đấy
Giải thích đi chứ !


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Mong mọi người giải đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

nguynlinhtam đã viết:
Thưa Thánh_tri, mẹ tôi có gặp 1 sư cô, sư cô đó nói người Phật tử tại gia ko nên tụng kinh Địa Tạng, xin giải thích giùm !
Sư Cô đó là quyến thuộc của ma đấy
Giải thích đi chứ !


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]38 khách