Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

F - TỔNG TỤNG

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nên nói kệ :

Tất cả thế gian luận……………………… Ngoại đạo hư vọng nói
Vọng thấy tác, sở tác……………………. Kia ắt không tự tông
Chỉ ta một tự tông…………………………Lìa nơi tác, sở tác.
Vì các đệ tử nói ………………………….. Xa lìa các thế luận

Tâm lượng không thể thấy …………….. Chẳng quán sát hai tâm
Nhiếp - sở nhiếp phi tánh…………………Đoạn - thường hai đều lìa.
Nhẫn đến tâm lưu chuyển ……………….Thảy đều là thế luận.
Vọng tưởng chẳng chuyển ấy …………..Người này thấy tự tâm

Đến đó là việc sanh……………………….Đi đó việc chẳng hiện
Biết rành rõ đến - đi …………………….. Vọng tưởng chẳng còn sanh.
Hữu thường và vô thường………………. Sở tác, không sở tác
Đời này, đời khác thảy……………………Đây đều thế luận thông
.

Hai bài kệ đầu bảo ngoại đạo không có tự tông , đều do năng - sở nhiếp thọ, bèn bị vọng tưởng lưu chuyển. Như Lai tự tông cùng ngoại đạo khác, cũng chỉ xa lìa năng - sở, cũng không có ý chỉ riêng.
Bài kệ thứ ba, thứ tư là chỉ người khi xa lìa năng - sở thì mặc nhiên tự khế hợp, chẳng khởi kiến tướng. Nên nói “Tất cả không có chơn, chẳng do thấy nơi chơn. Nếu thấy nơi chơn ấy, thấy ấy trọn chẳng chơn”. Kinh Lăng Nghiêm nói “Chẳng thủ không, phi huyễn, phi huyễn còn chẳng sanh, huyễn pháp từ đâu lập” Tức là tâm lượng không thể thấy này, tụ biết, tự tin chẳng nên lại khởi quan sát thì một lúc các kiến chấp năng - sở, đoạn - thường thảy đèu không còn. Nếu đến mé này , vừa dính niệm vi tế liền bị lưu chuyển, trở thành thế luận. Cho nên nói “Vọng tưởng chẳng chuyển ấy, người này thấy tự tâm”. Có thể nói đinh ninh răn nhắc như vậy.
Hai bài kệ chót lại chỉ cho người, chính nơi sự vật hàng ngày, tất cả tướng đi đến rỗng sáng rõ ràng, đến không từ đâu, đi không chỗ đến, như mây như điện, như bóng như vang. Người chánh giác được tự tâm hiện lượng này thì mình - người chẳng cách, xưa nay đồng xem. Chẳng như các thứ kiến giác thế luận là hữu thường - vô thường, sở tác - vô tác, đời này - đời khác vậy


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Mấy bài kệ đọc từ trên xuống dưới hay đọc ngang qua từ trên xuống dưới!?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Xin đọc ngang qua.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vậy bài kệ đầu như vầy:

Tất cả thế gian luận
Ngoại đạo hư vọng nói
Vọng thấy tác, sở tác
Kia ắt không tự tông.

tangbong

Kính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Dạ đúng vậy.
Bài kệ nói :
Tất cả những luận thuyết ngoại đạo nói ra đều là hư vọng, vì dựa trên cái thấy có năng - sở. Do đó không có tự tông.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

LIỆT BÀY VỌNG TƯỞNG VÀ NIẾT BÀN

Khi ấy Bồ tát Đại Huệ lại bạch Phật : Thế Tôn ! nói là Niết Bàn đó, nói những pháp gì gọi là Niết bàn, mà các ngoại đạo mỗi phái đều khởi vọng tưởng?
Phật bảo Đại Huệ : Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông nói. Như các ngoại đạo vọng tưởng Niết bàn, chẳng phải vọng tưởng kia tùy thuận Niết bàn.
Đại Huệ bạch Phật : Xin vâng thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ : Hoặc có người ngoại đạo (ấm, giới, nhập) diệt, cảnh giới lìa dục, thấy pháp vô thường , các loại tâm, tâm sở chẳng sanh, chẳng nghĩ cảnh giới quá khứ, hiện tại, vị lai, các thọ ấm hết, như ngọn đèn tắt, như hạt giống hư, vọng tưởng chẳng sanh, nơi những cái này khởi tưởng Niết bàn. Đại Huệ ! đó chẳng do kiến hoại gọi là Niết bàn
.

Trước nói về chấp nhận pháp, đây thì y chánh nhơn, biện chánh quả. Ban đầu nói “như các ngoại đạo vọng tưởng Niết bàn”. Lại nói “chẳng phải vọng tưởng kia tùy thuận Niết bàn”. Vọng tưởng, tùy thuận, tà - chánh rõ ràng.
Sau bày các thứ chẳng ngoài vọng tưởng. Rốt cuộc chỉ ra chánh pháp, chính rõ tùy thuận. Nói tùy thuận tức là tùy thuận tự tánh. Xưa nay tự tánh thanh tịnh mà do khách nhiễm che ngăn nên chẳng hiển lộ. Nếu giác tự tâm hiện lượng thì chơn thánh đạo sanh, dứt che được hiển lộ gọi là Niết bàn. Nên nói tùy thuận chơn như, do lìa chướng mà lập bày.
Cảnh giới (ấm, giới, nhập) diệt, lìa dục đó , nghĩa là kia quán pháp ấm, giới, nhập cứu cánh vô thường, chẳng tham cảnh giới. Đã chẳng tham cảnh giới thì pháp tâm - tâm sở chẳng hiện ở trước, cho nên cũng không có niệm ba đời khứ lai. Như ngọn đèn tắt, hạt giống hư, tức là dụ cho cảnh giới diệt thọ. Loại vọng chấp này chỉ là tưởng hoại, chẳng phải kiến hoại.
Kiến hoại là giác tự tâm hiện lượng, rõ biết pháp ấm, giới, nhập do mê tự tâm, vọng hiện ra cảnh giới, vốn không có sanh, cũng không chỗ diệt. Kiến chấp sanh - diệt lìa, vọng tưởng chóng dứt, tự tánh là Niết bàn, chẳng phải quán pháp vô thường, tùy diệt tưởng thọ, vọng chấp là Niết bàn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Hoặc do từ phương đến phương gọi là giải thoát, cảnh giới tưởng diệt vẫn như gió dừng, hoặc do năng giác, sở giác hoại gọi là giải thoát, hoặc thấy thường - vô thường khởi tưởng giải thoát, hoặc thấy các thứ tướng ngrchieu cảm nhơn sanh khổ, suy nghĩ việc ấy rồi, chẳng khéo giác biết tự tâm hiện lượng, lại kinh sợ nơi tướng, mà thấy vô tướng, sinh ra yêu thích khởi tưởng Niết bàn.

“Từ phương đến phương” , theo cổ chú dẫn, luận rằng :”ngoại đạo thứ hai nói rốt : Ban đầu có phương, từ phương sanh ra thế gian và người , nhơn sanh trời đất, thứ lớp diệt hết trở về nơi phương, nói là thường trụ, là nhơn Niết bàn”.
Song Thắng luận sư lập sáu câu sanh nhơn. Trong câu THẬT có chín pháp : đất, nước, gió, lửa, không, thời, phương, ngã, ý.
Minh luận sư chấp : Đại phạm (thiên), thời, phương, bản tế (vi trần), tự nhiên, hư không, ngã, là bảy pháp thường trụ, hay sanh tất cả pháp.
Ba thứ nói phương này đều là không thể tướng. Họ thấy các pháp hiện tiền không từ đâu sanh, vọng chấp sanh nhơn là từ nơi hư vô. Như tự nhiên, bản tế, các thứ lập danh đều không có thật thể. Lại chú dẫn nói phương là loại (giống) vậy. Từ phương đến phương không có cõi khác.
Kinh Lăng Nghiêm nói Ngoại đao tự nhiên chấp “Biết người sanh người, ngộ chim sanh chim , cùng tám muôn kiếp không có cải đổi, từ loại đến loại, không mất bản tánh”.
Ba lối chấp ở trước là từ phương mà sanh, trở về phương diệt. Lối chấp sau là bản tánh không mất tùy chỗ tự tại. Y vọng chấp này cho là thường trụ. Tất cả cảnh giới trông mong tưởng diệt, như gió chóng dừng, chấp là Niết bàn.
Nang giác sở giác kiến hoại là: chẳng thấy tâm năng giác cùng cảnh sở giác gọi là kiến hoại.
Thấy thường - vô thường là chẳng khởi thấy thường - vô thường.
Xét hai lối chấp này dường như cùng lìa năng nhiếp sở nhiếp và xa hai cái thấy đoạn - thường gần nhau. Song chẳng do giác biết tự tâm hiện ra, vọng tự đè ép, toàn rơi vào năng sở. Dùng kiến dẹp kiến thảy gọi là vọng tưởng. Thấy các thứ tướng tưởng chiêu cảm nhơn sanh khổ, sanh tâm kinh sợ, thấy nơi vô tướng, quán vô thường, khổ không, vô ngã, giữ chơn như thiên lệch, ưa nơi không tịch, loại này là nhị thừa. Do chẳng khéo giác tự tâm hiện lượng, nên chẳng biết tất cả tánh tướng do nội thức biến tương tợ, đều không có thật sự, vọng sanh kinh sợ, bỏ một giữ một chẳng lìa vọng tưởng


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hoặc có hiểu biết các pháp: trong - ngoài, tự tướng - cộng tướng, đến - đi, hiện tại có tánh chẳng hoại, khởi tưởng Niết bàn. Hoặc bảo ngã -nhơn - chúng sanh - thọ mạng, tất cả pháp hoại, khởi tưởng Niết Bàn. Hoặc ngoại đạo trí tuệ ác thiêu đốt thấy tự tánh và sĩ phu, hai cái có gián cách, sĩ phu hiện ra gọi là tự tánh, như loại Minh Đế Cầu Na chuyển biến, Cầu Na là tác giả khởi tưởng Niết bàn, Hoặc bảo phước chẳng phải phước hết, hoặc bảo các phiền não hết, hoặc bảo trí huệ, hoặc thấy tự tại là chơn thật người tạo sanh tử, khởi tưởng Niết bàn.

Hiểu biết các pháp trong - ngoài v.v… có tánh chẳng hoại tức là nhận ngã trong ngũ ấm gọi là tự tánh, như văn trước thân cảm giác , đây là chấp thường.
Ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng tất cả pháp hoại, cho là bốn tướng hoại diệt, đồng với hư không, đây là đoạn kiến.
Tự tánh tức là Minh Đế, sĩ phu tức là thần ngã. Sĩ phu tự tự tánh mà ra cho nên nói như loại Minh sơ.
Cầu na dịch là Y, nghĩa là thần ngã y minh sơ chuyển biến mà sanh. Y là tác giả khởi tưởng Niết bàn. Nên nói “y không sanh só, có trở lại về không”, cũng đồng với đoạn kiến.
Phước chẳng phải phước hết là không có tội phước, tất cả không ngại nhơn quả.
Hoặc bảo các phiền não hết , hoặc bảo trí tuệ , kia dùng phiền não, trí tuệ làm hai . Hoặc bảo phiền não hết mà y trí tuệ. Hoặc bảo phiền não tự nhiên mà hết, chẳng do trí tuệ đoạn, đều không phải chánh nhơn.
Hoặc thấy tự tại, tức là Đại Phạm Thiên . Thuận thế Đại Phạm Thiên hay tạo chúng sanh sanh tử , tức là lấy tạo tác làm thường trụ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hoặc bảo lần lượt sanh nhau, sanh tử lại không có nhơn khác, như thế là chấp trước nhơn, mà kia ngu si không hay biết, vì không biết nên khởi tưởng Niết bàn. Hoặc có ngoại đạo nói được đạo chơn đế, khởi tưởng Niết bàn. Hoặc thấy công đức và công đức sở , khởi hòa hợp một - khác, đồng - chẳng đồng , khởi tưởng Niết bàn. Hoặc thấy tự tánh sở khởi chin không tước có màu sắc , các thứ tạp báu và gai nhonjv.v… các tánh, thấy rồi khởi tưởng Niết bàn.

Lần lượt sanh nhau là : cha sanh con, con sanh cháu, đời đời tiếp nối, không có nhơn khác. Chẳng biết ái là giống, kết tưởng là m thai. Chấp nhận vô minh, hoặc nghiệp là gốc sanh tử, không có giải thoát . Vì chẳng biết nên an phận, nơi sanh tử khởi tưởng Niết bàn. Như thế gian hiện naycha con, ông cháu sanh tử tiếp nối, lầm cho là lẽ dĩ nhiên.
Chơn đế tức là Minh đế, họ chấp Minh đế cho là đạo
Công đức và công đức sở khởi tức là năng tác, sở tác. Nghi năng sở hòa hợp mà sanh thấy một - khác, đồng - không đồng , thảy đều không ngoài tứ cú.
Tự tánh sở khởi là : tự nhiên sanh, cũng đồng với vô nhơn . Bảo rằng chim quạ xưa nay vẫn đen, cò xưa nay vẫn trắng . Người , trời vốn đứng thẳng, súc sinh vốn đi ngang. Cây tùng thì ngay, cây cước thì cong. Chim thú, màu sác, các thứ trân bảo tạp đều tự nhiên sanh, không có nhơn quả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Hoặc có giác 25 chơn thật, hoặc vua gìn giữ nước nhận lục đức luận, khởi tưởng Niết bàn.
Hoặc thấy thời là tác giả, thời tiết thế gian, giác như thế khởi tưởng Niết bàn.
Hoặc bảo tánh, hoặc bảo phi tánh, hoặc bảo biết tánh phi tánh, hoặc thấy có giác cùng Niết bàn sai biệt, khởi tưởng Niết bàn
.

25 chơn thật là : số luận sư lập 25 đế.
Lục đức tức là Thắng luận lập lục cú .
Trước chấp 25 đế và lục cú luận tức là Niết bàn. Đây là lấy giác năng thọ làm Niết bàn .
Vua gìn giữ nước là thọ sáu phần gìn giữ chúng sanh.
Thời tức là ngoại đạo. Thời tán chấp tất cả đều từ thời sanh, xem thấy cây cỏ tươi khô, nở rụng, chấp thời là thường, là một, là nhơn của vạn vật, là nhơn Niết bàn.
Tánh là vật. Có vật, không vật, chẳng phải có chẳng phải không cũng thuộc về nhơn với vô nhơn.
Giác là giác tưởng, giác tưởng thì dao động, Niết bàn thì vắng lặng, hoặc bảo là khác, hoặc chấp không khác, đồng một vọng chấp.

Có loại như thế các thứ vọng tưởng, ngoại đạo nói ra chẳng thành đã thành , người trí bỏ đó.
Đại Huệ ! Như thế tất cả đều rơi vào hai bên khởi tưởng Niết bàn. Các Niết bàn vọng tưởng của ngoại đạo như thế, trong ấy trọn không, hoặc sanh hoặc diệt.
Đại Huệ ! Mỗi thứ Niết bàn của ngoại đạo kia là họ tự luận. Trí huệ quán sát trọn không chỗ lập. Như vọng tưởng kia, tâm ý đi lại, trôi dạt , xao động. Tất cả không có được Niết bàn
.

Kết luận nói ngoại đạo chấp các thứ Niết bàn đều do vọng tưởng thấy, chẳng thành Niết bàn. Nghĩa là chẳng ngoài hai bên, có - không, hoặc trụ, hoặc xuất trọn không có thực nghĩa. Thảy thuộc về tâm, ý, ý thức xao động. Dù được cứu cánh diệt hết, trọn không có thật được Niết bàn. Đây đều chẳng giác biết tự tâm hiện lượng theo cảnh tự tâm hiện hư vọng phân biệt, không có trí như thật, tất cả làm ra đều không thành lập.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ NHƯ LAI TÙY THUẬN NIẾT BÀN

Đại Huệ ! như ta nói Niết bàn là: khéo giác biết tự tâm hiện lượng, chẳng đắm trước ngoại tánh (vật), lìa tứ cú, thấy chỗ như thật, chẳng kẹt tự tâm hiện vọng tưởng hai bên, năng nhiếp - sở nhiếp không thật có, tất cả độ lượng không thấy được thành, ngu nơi chân thật không nên chấp nhận, buông bỏ kia rồi được tự giác thánh pháp, biết hai vô ngã, lìa hai phiền não, trừ sạch hai chướng, hằng lìa hai cái tử, tiến lên mỗi địa, đến Như Lai địa, các tam muội sâu như bóng huyễn v.v…lìa tâm, ý, ý thức gọi là Niết bàn.
Đại Huệ ! Ông và các Bồ tát khác phải nên tu học, phải chóng xa lìa tất cả kiến chấp Niết bàn của ngoại đạo.


Tự tâm hiện lượng là Niết bàn xưa nay thanh tịnh. Niết bàn này tất cả hữu tình bình đẳng đồng có. Tánh nó vắng lặng, chỉ các bậc chơn thánh giả tự chứng được ở trong. Cho nên nói “giác biết”.
Giác biết đây rồi, thấy tánh vốn lặng, cùng tất cả pháp không phải một, không phải khác. Nên nói “Chẳng đắm trước ngoại tánh (vật), lìa tứ cú, thấy chỗ như thật”.
Thấy chỗ như thật thì lý chơn như hiển bày, lìa tất cả tướng, tất cả phân biệt. Nên nói “chẳng kẹt tự tâm hiện vọng tưởng hai bên , năng nhiếp - sở nhiếp không thật có”.
Lý chơn hiển bày thì tưởng tướng đều lặng, ắt con đường suy nghĩ bặt, lối nói năng dứt. nên nói “tất cả độ lượng chẳng thấy được thành, ngu nơi chơn thật nên chẳng chấp nhận”.
Hai vô ngã là nhơn vô ngã, pháp vô ngã
Hai phiền não là căn bản phiền não và tùy phiền não
Hai chướng là hoặc chướng và trí chướng.
Hai tử là phần đoạn tử và biến dịch tử.

Bốn thứ “Hai” này từ giác tự tâm hiện lượng một lúc chóng thấy, đến chứng vô trụ xứ Niết bàn mới được viên mãn.
Niết bàn này là chơn lý, ra khỏi sở tri chướng, đại bi bát nhã thường phụ giúp nên chẳng trụ sanh tử và Niết bàn, lợi lạc hữu tình tột mé vị lai, dụng mà thường lặng. Nên nói “tam muội sâu xa, lìa tâm, ý, ý thức”
Hai Niết bàn này, trong nhơn, trên quả cả hai đều bình đẳng, chỉ Như Lai có. Gồm thêm hữu dư y Niết bàn và vô dư y Niết bàn thành bốn thứ. Như Lai ắt có đủ. Như Lai tuy không thật y mà hiện dường như có. Thế nên Như Lai nên nói đủ bốn. Nhị thừa đoạn kiến tư phiền não hiển bày chơn lý , tuy có chút khổ để y mà hai hoặc hằng diệt, nên cũng được hữu dư Niết bàn. Nếu vô dư y thì nhị thừa cũng có, cũng không. Y nơi chẳng thấy bản lai tự tánh thanh tịnh và không vô trụ xứ nên nói kia là không. Y nơi phiền não chướng hết, hiển bày chơn lý, lìa tướng lặng lẽ, lặng lẽ an vui cùng Phật không khác nên nói cũng có


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TỔNG TỤNG

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ :

Ngoại đạo chấp Niết bàn……………….. Mỗi mỗi khởi vọng tưởng
Đây từ tâm tưởng sanh………………….. Không phương tiện giải thoát
Ngu nơi phược, phược đó……………… Xa lìa phương tiện khéo
Ngoại đạo tưởng giải thoát……………… Giải thoát trọn chẳng sanh
Các trí mỗi khác đường…………………. Ngoại đạo chỗ thấy thông
Kia thảy không giải thoát………………… Vì ngu si vọng tưởng


Đây nói ngoại đạo chấp các thứ Niết bàn, đều do vọng tưởng, không có phương tiện giải thóat. Không phương tiện giải thoát là chẳng khéo giác tự tâm hiện lượng. Chẳng giác tự tâm hiện lượng thì thấy năng phược, sở phược. Thấy có năng phược thì có tâm không đáng có, có trí đáng diệt. Thấy có sở phược thì có pháp nên đoạn, có cảnh nên lìa, nên nói là ngu.
Các thứ chấp nhận mỗi người tự xưng là trí , mà thật không trí, không có lý giải thoát.

Tất cả ngoại đạo si ……………………… Vọng thấy tác, sở tác.
Có- không các loại luận…………………. Kia ắt không giải thoát.
Phàm ngu ưa vọng tưởng………………. Chẳng nghe huệ chơn thật.
Ngôn ngũ gốc ba khổ……………………. Chơn thật diệt nhơn khổ
Thí như bóng trong gương……………… Tuy hiện mà chẳng có.
Nơi gương tâm vọng tưởng…………….. Kẻ ngu thấy có hai.
Chẳng biết tâm và duyên…………………Ắt khởi hai vọng tưởng.
Rõ tâm và cảnh giới……………………… Vọng tưởng ắt chẳng sanh
Tâm ấy tức các thứ ……………………… Xa lìa tướng, sở tướng
Sự hiện mà không hiện………………….. Như ngu kia vọng tưởng
.

Tác tức là tác giả, tức là chấp nhơn tướng. sở tác tức nhơn sanh ra pháp. Thảy rơi vào có - không, không có phần giải thoát. Bởi thức tánh muốn thấy sắc tướng nên tất cả cảnh giới có - không đều là chỗ thích của giác tưởng. Ưa giác tưởng thì ắt ngu chơn thật. Nên nói “có phiền não thì không có hrí tuệ, có trí huệ thì không có phiền não”. Các chấp có - không luống chiêu nhơn quả, trọn không có sự thật, chỉ có ngôn ngữ. Nên nói “ngôn ngữ gốc ba khổ”. Nếu thấy chơn thật thì các vọng chóng dứt, liền diệt nhơn khổ.
Gương dụ tự tâm, bóng dụ cảnh giới sắc - tâm, do tự tâm hiện ra. Tâm cùng cảnh tánh nó không hai, tánh không hai tức là tâm lượng. Rõ thì các thứ đều là tâm, năng - sở đều là vọng, hiện mà không hiện, như huyễn, như điện, chẳng thể nói có hay không.

Ba cõi chỉ vọng tưởng…………………… Nghĩa ngoài thảy không có
Vọng tưởng các thứ hiện…………………Phàm ngu không thể rõ.
Các kinh nói vọng tưởng………………… Trọn chẳng ngoài nơi tên
Nếu lìa nơi ngôn thuyết………………….. Cũng không có sở thuyết
.

Ba cõi chỉ vọng tưởng là ba cõi, các pháp đều do nội thức biến tương tợ nên có ngoại cảnh sanh , thật không có nghĩa riêng. Kẻ ngu không thể hiểu, vọng thấy các thứ. Các kinh đã nói vọng tưởng đều nói không tánh, chỉ có danh tự. Nếu lìa văn tự thì không vọng tưởng có thể được. Vọng tưởng đã dối thì nói cũng chẳng có, không thể lại duyên nơi thánh giáo. Nên nói “chấp thuốc thành bệnh”, Như Lai dạy người thật không có nghĩa dư vậy


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách