Trích Kinh Địa Tạng

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Trích Kinh Địa Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk6.htm
Sanh tử nghiệp duyên, quả báo tự thọ, ngô thị nhữ mẫu, cửu xử ám minh tự biệt nhữ lai lụy đọa đại địa ngục.

Nghiệp duyên sanh tử, quả báo tự thọ. Tôi là mẹ của cô, lâu nay ở chốn tối tăm. Từ khi vĩnh biệt cô, tôi phải đọa vào đại địa ngục.


Đây là nói bà tuy vừa chết chẳng lâu nhưng trong địa ngục chịu tội khổ, những sự khổ này như chúng ta thường nói ‘sống một ngày cũng như cả năm’. Điều này cũng cho thấy thời gian chẳng chân thật, chẳng phải thật pháp, thời gian là khái niệm trừu tượng của chúng ta. Giống tiểu thuyết bút ký thời cổ Trung Quốc, bút ký tiểu thuyết đời Đường có ghi chuyện ‘Hoàng Lương Mộng’, thời gian trong mộng rất ngắn ngủi, hoàng lương là hạt kê, nấu cháo hạt kê, hạt kê rất dễ nấu, nấu nhanh hơn những gạo khác, cháo còn chưa nấu chín, ông ta ở kế bên ngủ gục và nằm mộng, khi mộng tỉnh dậy thì cháo còn chưa chín, bạn nói thời gian này ngắn không, chỉ là vài phút. Nhưng trong mộng ông ta đã trải qua mấy chục năm, nói lên sự chênh lệch thời gian rất lớn. Ở cõi người chẳng bao lâu, ngày tháng chẳng lâu, còn bà trong địa ngục thì hình như đã trải qua mấy kiếp rồi, cảm thọ của bà rất chân thật, thật là một thời gian dài đăng đẳng.

‘Cửu xử ám minh’, đây là như vừa nói, cảm thọ về thời gian và không gian chẳng tương đồng, trong địa ngục cảm thấy thời gian thật là dài. Giống như người cõi trời nhìn chúng ta vậy, nếu từ trời Đâu Suất nhìn chúng ta, nhân gian chúng ta một trăm năm, sống một trăm năm thật lâu thì ở trời Đâu Suất chỉ là vài giờ. Nếu dùng hai mươi bốn giờ để tính, một phần tư của một ngày là sáu giờ, một trăm năm ở cõi người bằng sáu giờ đồng hồ ở trời Đâu Suất. Người cõi trời Đâu Suất cảm thấy rất nhanh, chỉ trong chốc lát nhưng ở cõi người đã là một trăm năm rồi. Thế nên mấy mươi ngày ở nhân gian thì trong địa ngục đã trải qua mấy đại kiếp rồi. Bà đọa đại địa ngục, chẳng phải địa ngục thường, tạo tội quá sâu nặng


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Trích Kinh Địa Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://daitangkinhvietnam.org/tieu-bo-k ... ml?start=1
3/ Phật Giảng Sở Nhơn.

Ðức Phật bảo Vua Diêm La rằng: “Chúng sinh trong cõi Nam Diêm Phù Ðề tánh tình cứng cỏi khó dạy khó sửa. Ngài Ðịa Tạng đại Bồ tát đây trong trăm nghìn kiếp đã từng cứu vớt những chúng sinh đó làm cho sớm được giải thoát”.

Những người bị tội báo cho đến bị đọa vào đường ác lớn, Ngài Ðịa Tạng Bồ tát dùng sức phương tiện nhổ sạch cội gốc nghiệp duyên, mà làm cho chúng sinh đó nhớ biết những công việc ở đời trước.

Tại vì chúng sinh trong cõi Diêm Phù Ðề kết nghiệp dữ, phạm tội nặng, nên vừa ra khỏi ác đạo, rồi trở vào lại, làm nhọc cho Ngài Ðịa Tạng Bồ tát phả trải qua nhiều số kiếp lo lắng để cứu độ chúng nó.

Ví như có người quên mất nhà mình, đi lạc vào con đường hiểm, trong con đường hiểm đó có rất nhiều thứ Quỉ Dạ Xoa, cùng hùm sói, Sư tử, rắn độc, bò cạp.

Người quên đường đó ở trong đường hiểm chừng giây lát nữa sẽ bị hại.

Có một vị tri thức hiểu nhiều Pháp thuật lạ, có thể trừ sự độc hại đó, cho đến có thể trừ quỉ Dạ Xoa, các loài rắn độc v.v... chợt gặp người quên lạc đường kia đương muốn đi thẳng vào con đường hiểm nạn, bèn vội bảo rằng:

“Ô hay! Này ông kia! Có duyên sự gì mà vào con đường hiểm nạn này? Ông có pháp thuật lạ gì có thể ngăn trừ các sự độc hại chăng?”

Người lạc đường đó, bỗng nghe lời hỏi trên mới rõ là đường hiểm nạn, bèn liền lui trở lại muốn ra khỏi đường hiểm nạn đó.

Vị thiện tri thức ấy nắm tay dìu dắt, dẫn người lạc lối đó ra ngoài đường hiểm nạn, khỏi các sự độc hại đến nơi con đường tốt, làm cho được an ổn rồi bảo rằng:

“Này người lạc đường! Từ nay về sau chớ có đi vào con đường hiểm nạn đó nữa, ai mà vào con đường hiểm đó, ắt khó ra khỏi đặng, lại còn phải bị tổn tánh mạng”.

Người lạc đường đó cũng sanh lòng cảm trọng. Lúc từ biệt nhau, vị tri thức lại dặn thêm:

“Nếu ông có gặp kẻ quen người thân cùng những người đi đường hoặc trai gái, thời ông bảo cho họ biết con đường đó có rất nhiều sự độc hại, vào đó ắt phải tổn tánh mạng, chớ để cho những người ấy tự vào chỗ chết!”

Vì thế nên Ngài Ðịa Tạng Bồ tát đủ đức từ bi lớn, cứu vớt chúng sinh mắc tội khổ muốn cho chúng nó sanh lên cõi trời cõi người để hưởng lấy sự vui sướng tốt đẹp.

Những chúng sinh tội khổ đó rõ biết sự khốn khổ trong con đường ác nghiệp rồi, khi đã được ra khỏi, chẳng còn trở vào nữa.

Như người quên đường kia lạc vào đường hiểm, gặp vị tri thức dẫn dắt cho ra khỏi không bao giờ còn lạc vào nữa.

Gặp gỡ người khác lại bảo chớ vào đường ấy, tự nói rằng mình là quên đường nên đi lạc vào đó, nay đặng thoát khỏi rồi, trọn hẳn không còn trở vào đường đó nữa.

Nếu còn đi vào đường ấy nữa, thời là còn mê lầm không biết đó là con đường hiểm nạn mà mình đã từng sa lạc rồi, hoặc đến nỗi phải mất mạng.

Như chúng sinh bị đọa vào chốn ác đạo, Ngài Ðịa Tạng Bồ tát dùng sức phương tiện cứu vớt cho được thoát khỏi, sanh vào cõi trời, rồi cũng vẫn trở vào ác đạo nữa.

Nếu chúng sinh đó kết nghiệp quá nặng, thời ở mãi chốn địa ngục không lúc nào được thoát khỏi.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách