Tượng Phật ở Tây Tạng

Kính mời các bạn sưu tầm và sáng tác các bài viết về kiến trúc chùa, đình điêu khắc tượng Phật.
vivi
Bài viết: 38
Ngày: 15/09/07 08:30

Tượng Phật ở Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi vivi »

Tượng Phật ở Tây Tạng

Chúng ta đều đã từng nhìn thấy tượng Phật,tượng Bồ Tát,tượng các vị Alahan .Trừ một số tượng A la hán ở một số nơi có vẻ mặt và tư thế khá sinh động , đại đa số các tượng mà chúng ta thấy đều có một số tư thế ,thậm chí nét mặt nhất định,nói một cách hiện đại là nghèo nàn thì cũng dc.

Ở Tây tạng thì ko thế,tượng ở Tây Tạng có mấy đặc điểm :

- Có nét mặt rất sống động,kể cả các tượng Phật ở tư thế kiết già thiền định.

-Tư thế các tượng rất phong phú ,kể từ tư thế tĩnh toạ của chư Phật ,các tư thế ngồi đặc biệt của chư vị Bồ Tát.

- Các tượng rất thật ,hầu như mỗi tượng một vẻ khác nhau và mang được cái hồn của nhân vật.
-
- Con mắt trong tượng chư Phật cũng đặc biệt,thường là mở chứ ko nhắm như ta thường thấy.Mắt tượng Phật và chư đại Bồ Tát ở Tây Tạng ko như mắt người thường mà trũng xuống ở giữa mi trên.
-
- Lòng mắt của chư đại Bồ Tát và chư Phật thể hiện lòng từ bi của các ngài,nhìn kỹ vào mắt các linh tượng dễ cảm được năng lượng đại bi này đang lan toả,mắt các chư vị hơi đỏ.

-Mắt của tượng Tứ đại thiên vương và chư vị Hộ Pháp rất giống mắt chúng ta,kể cả con mắt thứ 3.

- Tay ấn của các chư vị cực kỳ phong phú và rất đẹp, đặc biệt là trên các tranh tường .

Ngoài ra vàng và đá quý ko dùng làm đồ trang sức,người dân Tây tạng chỉ dùng vàng bạc và ngọc quý để làm tượng và xây chùa ,nên chùa chiền và linh tượng ở Tây Tạng ngoài cái đẹp bên trong còn rất sang và quyến rũ bên ngoài.Có tượng dùng hết 3,5 tấn vàng và hàng nghìn viên đá quý.Có tượng được gắn viên ngọc to bằng nắm tay người lớn (người ta nói viên ngọc này dc lấy từ não của một con voi ,nó có giá trị bằng nửa thế giơí – nghe vậy chứ chẳng có ai đem bán được cho ai).Còn những viên đá quý cỡ như quả trứng thì nhiều vô kể, được dùng như chúng ta dùng ngọc trai vậy.

Trong các tu viện Tây tạng còn có một hình thức đặc biệt để trưng bày , đó là hầu như tu viện nào cũng có phòng gọi là vạn phật điện ,nơi đây chứa đúng 10 ngàn tượng đức Adi đà bằng vàng,tất cả đều hệt như nhau.

Ngày nay những linh tượng Tây Tạng cùng với tranh thanka và các bức bích hoạ đang giữ một phần rất quan trọng trong đời sống tâm linh của Tây Tạng.

(sưu tập)


vivi
Bài viết: 38
Ngày: 15/09/07 08:30

Re: Tượng Phật ở Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi vivi »

Tượng Phật ở Tây Tạng
Tập tin đính kèm
dung tam tri.jpg
dung tam tri.jpg (223.65 KiB) Đã xem 4969 lần


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Tượng Phật ở Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

vivi đã viết:Tượng Phật ở Tây Tạng

Chúng ta đều đã từng nhìn thấy tượng Phật,tượng Bồ Tát,tượng các vị Alahan .Trừ một số tượng A la hán ở một số nơi có vẻ mặt và tư thế khá sinh động , đại đa số các tượng mà chúng ta thấy đều có một số tư thế ,thậm chí nét mặt nhất định,nói một cách hiện đại là nghèo nàn thì cũng dc.

...
Ngày nay những linh tượng Tây Tạng cùng với tranh thanka và các bức bích hoạ đang giữ một phần rất quan trọng trong đời sống tâm linh của Tây Tạng.

(sưu tập)
Chúng ta có thể học hỏi gì từ những đúc kết trên?
"thậm chí nét mặt nhất định,nói một cách hiện đại là nghèo nàn thì cũng dc."
Chúng ta có thể biết được một kết luận về tượng Phật Thái lan là: "tính nguyên tắc đã lấn át tính nghệ thuật"
Nhưng chỗ là, tính nguyên tắc có lấn át tính thiêng liêng hay không? Nghĩa là đối với người chiêm ngưỡng nó làm tăng hay giảm sự tôn kính, cùng cảm ứng đối với sự tập trung trong thiền định?
Nhưng rõ ràng, tính nghèo nàn, nó sẽ có tác dụng ngược lại!
Dường như rằng tính nguyên tắc và tính nghèo nàn tưởng chừng nó giống nhau, nhưng thực tế không phải vậy!
Tượng và tranh thangka Tây tạng màu sắc rất phong phú, có thể nói sặc sở nữa là khác, nhưng nó phải theo một nguyên tắc nào đấy, để người chiêm ngưỡng có cảm giác thiêng liêng, và hành giả có thể tập trung và quán tưởng trong khi tu tập.
Có lẽ chúng ta phải học tập kinh nghiệm về tính nguyên tắc này.
Rõ ràng tranh, tượng Phật giáo có thể nguyên màu của đồng, hay đá, hay gỗ; nhưng khi phải tô điểm màu sắc cho làn da, tóc,mắt, răng, y phục, phải theo nguyên tắc nào?
Màu sắc ấy chắc chắn không là màu sắc của những búp bê, hay tranh tượng thông thường.
Tượng Phật giáo VN hiện tại:
-Tượng xi măng, thạch cao.
-Tượng đồng
-Tượng gỗ
-Tượng đá
-Tượng sành sứ,(hầu như chưa có).
Cần có những tượng với kích thước thờ ở Chùa Viện,
nhất là những tượng kích thước với kích thước thở tại phòng hay tư gia, hiện nay chưa được sản xuất phổ biến lắm?


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
vivi
Bài viết: 38
Ngày: 15/09/07 08:30

Re: Tượng Phật ở Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi vivi »

vâng,Tượng và tranh thangka Tây tạng màu sắc rất phong phú, có thể nói sặc sở , nhưng nó phải theo một nguyên tắc nào đấy, để người chiêm ngưỡng có cảm giác thiêng liêng, và hành giả có thể tập trung và quán tưởng trong khi tu tập.Màu sắc tranh tượng Tây Tạng rất đặc trưng,ko thể nhầm lẫn,quan sát lâu rất huyền bí thiêng liêng.Cũng giống như mỗi vùng miền,mỗi quốc gia có một màu sắc đặc trưng riêng,cùng là một tông màu xanh hay đỏ nhưng xanh của VN có thêm một chất liệu gì đó khác xanh của Nhật bản,chất liệu này ko dễ gọi ra chỉ có thể nói chung chung rằng đó là do các yếu tố phong thủy,khí hậu,cùng các yếu tố tinh thần khác của mỗi nơi tạo nên.
Các tượng Vn có nét mặt nhất định có lẽ là theo một nguyên tắc chung, con đã quan sát các bức hình triển lãm tượng và chùa cổ của Vn trong khuôn viên hội nghị quốc gia tại đại lễ Vesak ,ko hề có tính nghèo nàn,mà các tư thế,kích thước và chất liệu rất lạ độc đáo và phong phú,Vd như tượng Đức Phật ngự trên lưng một ông vua đang quỳ thay cho tòa sen,chất liệu cũng có thể là nan tre đan lại và bồi đắp thêm V..v..hình dáng và nét mặt thì mang đậm chất con người Vn.
Dù là nghệ thuật điêu khắc rất khác nhau nhưng tựu trung lại ko ngoài mục đích giúp cho người chiêm ngưỡng có cảm xúc an lạc,thiêng liêng,có lòng tôn kính Tam bảo,giúp cho người ta sống từ bi hơn.con nghĩ là như thế.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tượng Phật ở Tây Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Có điểm đặc biệt trong việc tạo tranh tượng Phật Bồ Tát trong truyền thống Tây Tạng đó là các tranh tượng Phật Bồ Tát Tây Tạng là y theo trong các sự mô tả của Kinh Điển Mật Tông.

Ngay cả các phục sức và các vật trang sức cũng là y theo trong các Kinh Điển Mật Tông.

Trong các Kinh Điển Mật Tông có dạy rất kỹ càng tỷ mỹ về cách tạo các tranh tượng của các vị Phật Bồ Tát.

Tất cả mọi tư thế của các vị Phật Bồ Tát và các ấn khế, màu sắc trong các tranh tượng Phật Tây Tạng là y theo các sự diễn tả trong các Kinh Điển Mật Tông.

Thí dụ như là hình Đức Phật Di Lặc của Tây Tạng là hình vẽ y theo trong Kinh Mật Tông chứ không giống như hình Phật Di Lặc của Trung Hoa là y theo hình của của Ngài Bố Đại Hòa Thượng.

Hình ảnh

Hình Phật Di Lặc Trung Hoa

Khác với tranh tượng Phật VN hay là Trung Hoa, Nhật Bản thì đều thấy có dáng dấp của người bản xứ.

Thí dụ tranh tượng Phật Bồ Tát Trung Hoa thì có dáng dấp của người Trung Hoa, tranh tượng Phật Bồ Tát VN thì có dáng dấp của người Việt Nam.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách