KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Lành thay ! Lành thay ! Lời đạo hữu Thánh_Tri

Thiết thực thay, lời đạo hữu Thánh_Tri


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Đọc bài đầu của Thánh Tri thấy thích thích, nhưng sao tới chỗ này dct bị khựng....
Theo tinh thần chung chung thì đúng, nhưng nói theo Lăng Nghiêm thì........
Nếu như nói "Tâm là cái suy nghĩ lăng xăng hằng ngày" thì Phật ở trong Kinh Lăng Nghiêm đã thẳng thừng nói với ngài Anan rằng: "Anan cái đó không phải là tâm của ông."
?????

Chỗ này.................
Vì tinh thần kinh Lăng Nghiêm là phá chấp tâm ở ngoài, trong, trên, dưới, giữa.....v.v...của chúng sanh ĐỂ HIỆN CÁI TÂM TRÙM KHẮP.....

*Nếu biết được cái tâm trùm khắp thì núi, non, sơn hà, đại địa, ngũ uẩn (sắc thọ TƯỞNG hành thức) cũng..."bị" bao trùm do Tâm, chẳng ở ngoài tâm. Thì thị, phi thị Văn Thù còn chẳng có lấy đâu ra cái này không phải tâm, cái kia mới là ....???

A Di Đà Phật.

Nếu đem tinh thần "Tâm" của Bát Đại Nhân Giác ...so sánh với "Tâm" của kinh Lăng Nghiêm thì....


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"dct87"]

*Nếu biết được cái tâm trùm khắp thì núi, non, sơn hà, đại địa, ngũ uẩn (sắc thọ TƯỞNG hành thức) cũng..."bị" bao trùm do Tâm, chẳng ở ngoài tâm. Thì thị, phi thị Văn Thù còn chẳng có lấy đâu ra cái này không phải tâm, cái kia mới là ....???
Nếu "Chứng Thật" được cái Tâm ấy thì .... (như ông nói)

Nếu chưa thì ... dù nói dù nính đều là tình thức hư vọng.

Lăng Nghiêm:
Nếu ông quyết-chấp cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời sự-nghiệp các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, riêng có toàn-tính; chứ như hiện nay ông vâng nghe pháp-âm của tôi, đó là nhân cái tiếng mà có phân-biệt: dầu cho diệt hết tất-cả cái thấy, nghe, hay, biết, bên trong nắm-giữ cái u-nhàn, không biết, không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân-biệt bóng-dáng pháp-trần mà thôi.

Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải, chính nơi tâm ông, suy-xét chín-chắn, nếu rời tiền-trần có tính phân-biệt, thì đó mới thật là tâm của ông. Nếu tính phân-biệt, rời tiền-trần, không còn tự-thể thì nó chỉ là sự phân-biệt bóng-dáng tiền-trần. Tiền-trần không phải thường-trụ, khi thay đổi diệt mất rồi, thì cái tâm nương vào tiền-trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ và pháp-thân của ông cũng thành như đoạn-diệt, còn gì mà tu-chứng vô-sinh-pháp-nhẫn”.

Nếu đem tinh thần "Tâm" của Bát Đại Nhân Giác ...so sánh với "Tâm" của kinh Lăng Nghiêm thì....
Không phải so sánh, mà trùng khi đọc chữ Tâm, lại chỉ khởi hỏi Tâm là gì? vẫn chưa biết...

Giống như ông đang hiểu biết điều gì đó tưởng là đã hiểu, xong nhân duyên tình cờ có cái gì đó làm ông khởi nghi lại, mới biết mình chưa được gì.

Hoặc có cái gì đó mà bao lâu ông muốn tìm ra câu trả lời chưa được, nay duyên tình cờ đọc một đoạn nào đó, có thể ông giải được, có thể lại chưa giải được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Không phải so sánh, mà trùng khi đọc chữ Tâm, lại chỉ khởi hỏi Tâm là gì? vẫn chưa biết...
Quan trọng ở chỗ bôi đen trên...
Nếu như nói "Tâm là cái suy nghĩ lăng xăng hằng ngày" thì Phật ở trong Kinh Lăng Nghiêm đã thẳng thừng nói với ngài Anan rằng: "Anan cái đó không phải là tâm của ông."
Câu "Anan cái đó không phải là tâm của ông." (câu này không biết có phải trong kinh nói không, nếu quả thực do kinh Lăng Nghiêm có nói câu này thì cái này là một vấn đề lớn)... so với...

"quyết-chấp cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông" (Câu văn trong kinh)

Là 2 câu khác nhau 1 trời một vực.... Câu thứ nhất là phủ định suy-nghĩ-lăng-xăng chẳng phải là tâm, câu thứ hai là chấp tâm vào chỗ thấy-nghe-hay-biết.

Nếu quả thực kinh Lăng Nghiêm có chỗ nói "Anan cái đó không phải là Tâm của ông", thì Anan cũng "tác lễ nhi khứ" luôn....
Để làm rõ vấn đề Thánh Tri có thể trích câu "Anan cái đó không phải là tâm của ông" trong kinh Lăng Nghiêm được không...nó nằm ở đoạn nào???

Kinh Lăng Nghiêm hay ở chỗ .... 7 lần Phật hỏi Anan Tâm ở đâu ...MÀ PHẬT KHÔNG HỀ NÓI CHÂN TÂM HAY VỌNG TÂM, DUY NHẤT MỘT CHỮ TÂM.

Thánh Tri đang dịch kinh 8 đại nhân giác từ Việt sang Anh để làm lợi ích chúng sanh, dct chỉ muốn học hỏi thêm chỗ hiểu của Thánh Tri để mình rõ thêm vấn đề thôi, chứ không có ý gì đâu.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Trích Kinh Lăng Nghiêm của ngài Tâm Minh Lê Đình Thám dịch:
ÐOẠN IV

NƯƠNG CÁI THẤY, GẠN-HỎI CÁI TÂM

A-nan, nay ông muốn biết đường tu Xa-ma-tha ra khỏi sống chết, tôi lại hỏi ông :

Liền đó đức Như-lai giơ cánh tay kim-sắc, co năm ngón tay, bảo ông A-nan : « Ông có thấy không ? »

Ông A-nan bạch Phật : « Thấy».

Phật bảo: “Ông thấy cái gì?”

Ông A-nan bạch: “Tôi thấy Như-lai giơ cánh tay, co ngón tay thành nắm tay sáng-ngời, chói tâm và con mắt của tôi”.

Phật bảo: “Ông đem cái gì mà thấy?”.

Ông A-nan bạch: “Tôi cùng đại-chúng đều đem con mắt mà thấy”.

Phật bảo ông A-nan: “Ông trả-lời tôi rằng Như-lai co ngón tay làm thành nắm tay sáng-ngời, chói tâm và con mắt của ông; con mắt ông thì thấy được, còn ông lấy cái gì làm tâm để đối với cái nắm tay chói-sáng của tôi?”.

Ông A-nan bạch: “Như-lai hiện nay gạn-hỏi tâm ở chỗ nào, tôi thì dùng tâm suy-nghĩ tìm-xét: Tức cái biết suy-nghĩ ấy, tôi lấy nó làm tâm”.

ÐOẠN V

CHỈ CÁI BIẾT SUY-XÉT CÓ THỂ-TÍNH.

Phật bảo: “Sai rồi, A-nan, cái ấy không phải là tâm của ông”.

Ông A-nan giựt-mình, rời chỗ ngồi, chấp tay đứng dậy bạch Phật: “Cái ấy không phải là tâm tôi thì gọi là cái gì?”

Phật bảo ông A-nan: “Cái ấy là cái tưởng-tượng những tướng giả-dối tiền-trần, nó làm mê-lầm chân-tính của ông. Do từ vô-thủy cho đến đời này, ông nhận tên giặc ấy làm con, bỏ mất tính bản-lai thường-trụ nên phải chịu luân-hồi”.

Ông A-nan bạch Phật: “Thưa Thế-tôn, tôi là em yêu của Phật, vì tâm yêu Phật nên tôi xuất-gia. Tâm tôi chẳng những cúng-dường đức Như-lai, mà còn trải qua hằng-sa quốc-độ, thừa-sự chư Phật và các vị thiện-tri-thức; phát-lòng đại-dũng-mãnh, làm tất-cả những pháp-sự khó làm, là đều dùng cái tâm ấy. Dầu cho hủy-báng Phật-pháp, rời-bỏ hẳn thiện-căn, cũng nhân cái tâm ấy. Nay Phật phát-minh cái ấy không phải là tâm thì tôi thành không có tâm, như cây như đất, vì ngoài cái hay-biết ấy ra, tôi lại không còn gì nữa. Sao đức Như-lai lại bảo cái ấy không phải là tâm? Tôi thật kinh-sợ và cả trong đại-chúng nầy không ai là không nghi-hoặc, xin Phật rủ lòng từ-bi, chỉ-dạy cho những chỗ chưa giác-ngộ”.

Khi bấy giờ đức Thế-tôn chỉ-dạy ông A-nan và cả đại-chúng, khiến cho tâm được vô-sinh-pháp-nhẫn, nơi sư-tử-tọa, xoa đầu ông A-nan và bảo ông rằng: “Như-lai thường nói: Các pháp phát-sinh là duy-tâm biến-hiện, tất-cả nhân-quả, thế-giới, vi-trần, đều nhân cái tâm thành có thể-tính. A-nan, như trong các thế-giới, hết thảy sự-vật hiện có, cả đến ngọn cỏ lá, cây, sợi dây, thắt nút, gạn-xét cỗi-gốc, đều có thể-tính, dầu cho hư-không cũng có tên, có tướng; huống chi cái tâm sáng-suốt thanh-tịnh nhiệm-mầu, làm cho hết thảy sự vật có thể-tính mà tự mình lại không có thể-tính.

Nếu ông quyết-chấp cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời sự-nghiệp các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, riêng có toàn-tính; chứ như hiện nay ông vâng nghe pháp-âm của tôi, đó là nhân cái tiếng mà có phân-biệt: dầu cho diệt hết tất-cả cái thấy, nghe, hay, biết, bên trong nắm-giữ cái u-nhàn, không biết, không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân-biệt bóng-dáng pháp-trần mà thôi.

Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải, chính nơi tâm ông, suy-xét chín-chắn, nếu rời tiền-trần có tính phân-biệt, thì đó mới thật là tâm của ông. Nếu tính phân-biệt, rời tiền-trần, không còn tự-thể thì nó chỉ là sự phân-biệt bóng-dáng tiền-trần. Tiền-trần không phải thường-trụ, khi thay đổi diệt mất rồi, thì cái tâm nương vào tiền-trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ và pháp-thân của ông cũng thành như đoạn-diệt, còn gì mà tu-chứng vô-sinh-pháp-nhẫn”.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"dct87"]Câu "Anan cái đó không phải là tâm của ông." (câu này không biết có phải trong kinh nói không, nếu quả thực do kinh Lăng Nghiêm có nói câu này thì cái này là một vấn đề lớn)... so với...

"quyết-chấp cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông" (Câu văn trong kinh)

Là 2 câu khác nhau 1 trời một vực.... Câu thứ nhất là phủ định suy-nghĩ-lăng-xăng chẳng phải là tâm, câu thứ hai là chấp tâm vào chỗ thấy-nghe-hay-biết.
Nói thẳng rằng "cái tâm suy nghĩ chẳng phải là ông" để phá cái chấp rằng tâm là cái sanh diệt suy nghĩ ấy, theo trần cảnh mà hiện, mà tạm có. Khi trần cảnh mất thì tâm ấy cũng mất, vậy đâu phải thật là tâm của ông. Như ông yêu cái đồng hồ vàng, khi nó mất rồi (bị đánh mất), ông thấy đồng hồ khác ông mua, thì cái tâm yêu thích đồng hồ vàng trước khi đã theo đồng hồ vàng mất rồi, bây giờ lại thấy đồng hồ khác, tức cái tâm khác lại sanh.

Tâm sanh diệt ấy là cái hư vọng vậy.
Nếu quả thực kinh Lăng Nghiêm có chỗ nói "Anan cái đó không phải là Tâm của ông", thì Anan cũng "tác lễ nhi khứ" luôn....
Ông Anan đâu có khờ dạy mà nghe xong đến đó mà tác lễ nhi khứ? Mình cũng thế, khi nghe nói "cái đó không phải là tâm của ông" thì hẳng nhiên là phải đặc câu hỏi "tại sao không phải? và cái gì mới phải?" Cho nên ngài Anan mới cầu Phật chỉ giúp.

Kinh Lăng Nghiêm hay ở chỗ .... 7 lần Phật hỏi Anan Tâm ở đâu ...MÀ PHẬT KHÔNG HỀ NÓI CHÂN TÂM HAY VỌNG TÂM, DUY NHẤT MỘT CHỮ TÂM.
Cốt yếu gạn hỏi ông Anan về cái Tâm, để chỉ rõ cái Chân Tâm.

Ông Anan như chúng mình không biết, lầm nhận cái suy nghĩ sanh diệt theo cảnh trần đó là tâm, nên từ vô thủy đến nay cứ mãi theo đường sanh tử trong vòng luân hồi.

Nay chỉ rõ đó là cái vọng để hiển bài cái Chân.

Sau cùng chỉ rõ cái chân vọng cũng đều là ảo ảnh, cùng nguồn vì Tánh Giác vốn không có chân vọng, mọi thứ đều là Như Lai Tạng Tánh.

Tuy cái thấy nghe hay biết nó vẫn chưa phải là mặt trăng thật, nhưng nó như mặt trăng thứ hai. Mặt trăng thứ hai không rời mặt trăng thật mà có, chỉ vì bị nhậm mới thấy hai.

Còn cái tâm suy nghĩ ấy lại ví như mặt trăng dưới đái nước.
Cái thấy nghe hay biết lại ví như mặt trăng thứ hai, hoặc cũng ví như ánh sáng của mặt trăng.
Còn Như Lai Tạng Tánh thì ví như mặt trăng thật.

Vì vậy đừng dùng cái tâm suy nghĩ lăng xăng mà tu, vì tâm sanh diệt chẳng thể tu chứng vô sanh.
Muốn trở về chân tâm bản tánh phải nương cái thấy nghe hay biết của mình vốn không sanh diệt ấy làm nhân tu hành, mới có thể được cái quả vô sanh.

Phật dạy tỷ mỹ từng bước một trong Kinh Lăng Nghiêm. Phá từng phần vô minh, giúp chúng sanh chứng từng phần pháp thân vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Giáo môn nhiều lời chỉ một Tâm
Đừng kẹt nơi Giáo bỏ mất Tâm
Chẳng khác Tông môn, biệt truyền Tâm
Hiểu rồi nơi Giáo thẳng một Tâm
Tông môn Giáo hạ một nguồn Tâm
Chớ chia Tông Giáo, chớ chia Tâm


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
cái thấy nghe hay biết của mình vốn không sanh diệt
đây là một bước nhảy vì cái thấy nghe hay biết được hiểu là sanh diệt; tuy nhiên tự tánh của sanh là không, tự tánh của diệt là không; cho nên cuối cùng các pháp hữu vi cũng chỉ là một pháp vô vi, không sanh không diệt
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

đây là một bước nhảy vì cái thấy nghe hay biết được hiểu là sanh diệt; tuy nhiên tự tánh của sanh là không, tự tánh của diệt là không; cho nên cuối cùng các pháp hữu vi cũng chỉ là một pháp vô vi, không sanh không diệt
Cái Thấy Nghe Hay Biết (Kiến Văn Giác Tri) là nói tắc cho dụng của Tâm ở sáu căn.

Như Kinh Lăng Nghiêm có nhiều ví dụ:

1. Tay Phật có co, có nắm (động) nhưng cái Thấy của ông Anan Bất Động vậy cái tay co nắm có sanh diệt, mà cái thấy không sanh diệt. Cái thấy gọi là Kiến Tinh chứ chưa phải Kiến Tánh, nhưng nó gần cho nên ví như mặt trăng thứ hai, hoặc ánh sáng của mặt trăng.

2. Chuông đánh lên thì nghe, không đánh chuông vẫn nghe, thì cái nghe là thường trụ bất sanh diệt, còn tiếng chuông thì có sanh diệt vì đánh thì có tiếng, không đánh thì không có tiếng, chứ không phải đánh thì mới nghe, không đánh thì không nghe! Chỉ vì mình lầm nhận chấp trước cho tiếng chuông là cái nghe, là cái tâm của mình nên mới theo nó mà sanh diệt, thành ra cho cái tâm sanh diệt là mình, rồi dùng nó mà tu hành để mong chứng quả vô sanh thì không thể được. Cái nghe tức là Văn Tinh chứ chưa phải Văn Tánh. Nhưng muốn được Văn Tánh phải nương Văn Tinh mà tu hành.

Muốn trở về Tánh Thấy (Kiến Tánh) của mình phải nương nơi Cái Thấy (Kiến Tinh), chứ đừng nương nơi Tướng hư vọng của Sắc Trần.
Muốn trở về Tánh Nghe (Văn Tánh) của mình phải nương nơi Cái Nghe (Văn Tinh), chứ đừng nương nơi Tiếng hư vọng của Thanh Trần.

Các căn khác cũng thế....

Vị Kiều Trần Như ngộ đạo cũng do nhận được đâu là Khách đâu là Chủ, đâu là Trần đâu là Hư Không.

Biết Vọng không theo nên không bị cái vọng làm cho đau khổ.

Đấy chỉ là bước đầu của việc tu hành để trở về với Chân Tâm thôi!

Đoạn đường vẫn còn dày trước mắt.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
cái tay co nắm có sanh diệt, mà cái thấy không sanh diệt
cái tay co nắm thấy nó di động nên cho là có sanh diệt; cái thấy thì không thể thấy; vì không thể thấy mà kết luận là nó bất động bất sanh diệt sao ?

cái thấy là nhãn thức, nhãn thức khởi với sự xúc chạm của căn và trần: cho nên nhãn thức là do nhân duyên, tức có sanh diệt; đây là cách hiểu theo nhân duyên

nhưng theo bát nhã đại thừa thì những pháp như "nhân duyên", "sanh", "diệt", tự chúng cũng chỉ là pháp, không có tự tánh; cho nên nói nhãn thức sanh diệt cũng chỉ là lối nói của tục đế; nhãn thức thực sự là gì cũng không thể nói được; cái thực sự không thể nói được ấy là chân tâm

tương tự những gì chúng ta gọi là sắc, sắc thực sự là gì cũng không thể nói được

cho nên cái biết, cái được biết, tất cả là chân tâm vậy nếu không còn chấp vào nhân duyên
:)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trả lời hay !!! tangbong tangbong tangbong
nhãn thức thực sự là gì cũng không thể nói được; cái thực sự không thể nói được ấy là chân tâm
Nhãn thức là vọng chứ là gì? đã gọi là thức rồi thì tức là vọng. Còn cái gì khởi ra vọng ấy thì mới là cái chơn thực.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Nhãn thức là vọng chứ là gì? đã gọi là thức rồi thì tức là vọng. Còn cái gì khởi ra vọng ấy thì mới là cái chơn thực
nhưng vọng không có tự tánh vọng, tạm gọi là vọng thôi; nhãn thức không có tự tánh nhãn thức, tạm gọi là nhãn thức thôi

tất cả chỉ tạm nói là thế này thế kia; thực sự không thể nói được

mình dùng chữ chân tâm nhưng hiểu chân tâm là không tánh; không tánh thì không khởi không tác; chân tâm không khởi không tác
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách