KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Namo Amitabha,

Kính lễ các bậc Thiện Tri Thức!

Con bắt đầu dịch Kinh Bát Đại Nhân Giác sang tiếng Anh và viết Chú Thích vào những ngày nghỉ lễ Tạ Ơn (Thanksgiving 24-25, 2010) ở Hoa Kỳ cho đến nay mới hoàn tất.

Dịch Kinh nầy mới đầu không có mục đích gì khác ngoài việc thử nghiệm mình có khả năng dịch Kinh hay không, hơn nữa nghỉ lễ không biết làm gì nên đem Kinh ra dịch. Vì vậy con đã lựa Kinh ngắn mà dịch. Mới đầu có nghĩ đến Bát Nhã Tâm Kinh, nhưng thấy đã có nhiều người dịch sang tiếng Anh rồi nên con tìm đến Kinh Bát Đại Nhân Giác nầy.

Mới đầu lại ngã mạn rằng việc dịch Kinh có gì là khó đâu, nhưng khi dịch mới biết việc dịch Kinh không phải dễ dàng, mà phải có nhiều kiến thức Phật Học và hiểu từ ngữ Phật Pháp mới hiểu mà dùng đúng từ ngữ. Thật là một điều khó khăn cho con vì con là người dốt không những tiếng Việt và Anh, mà kiến thức Phật Học cũng chẳng ra gì, cái nào cũng không rành.

Nhưng đã làm thì phải làm cho trọn vẹn, cho nên con đã cố gắng hết mình so sánh các bản dịch và tra cứu các từ điển để hiểu và dùng từ cho đúng. Nhưng không phải vì thế mà bản dịch nầy trọn vẹn được vì đây là lần đầu tiên con làm việc dịch Kinh nầy nên không nhiều kinh nghiệm và cũng chưa biết sẽ có lần thứ hai hay không. Tuy vậy, dù chỉ một lần dịch Kinh củng đã cảm thấy vui và thỏa mãn lắm rồi vì con học hỏi được chút ít không những quá trình dịch kinh, mà còn kiến thức Phật học và ngôn ngữ.

Vì nghiệp dầy phước mỏng nên con chưa từng được vào trường lớp Phật Học để học cho đàng hoàn mà chỉ tự mình mò học lấy mình cho nên khó thoát khỏi những tư tưởng tà kiến mê lầm.

Vì các điều trên, bản dịch nầy có lẽ không có giá trị và đáng tin dưới cái nhìn của các học giả nghiên cứu. Tuy nhiên dù cơm thiêu nguội lạnh cũng có thể đở lòng cho những người đang đói khác đã bao ngày.

Nên nay xin nhờ các bậc Thiện Tri Thức thương sót duyệt lại và sửa giúp con.

Xin đê đầu lễ tạ chư vị Thiện Tri Thức.

Nguyện tất cả chúng sanh cùng tôi đồng tỏ ngộ Viên Giác Diệu Tâm.
Nguyện Phật Pháp được trường tồn để lợi ích khắp chúng sanh.
Nguyện chư vị Thiện Tri Thức thân khỏe tâm lạc, để tiếp dẫn người Sơ Học, để chánh pháp xương minh, rạng ngời Tông Tổ.

Lâm Thánh Tri Kính Viết
Mùa Vía đức Phật A Di Đà năm 2010.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

THE EIGHT ENLIGHTENMENTS OF THE GREAT BEING SUTRA

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

THE EIGHT ENLIGHTENMENTS1 OF THE GREAT BEING2 SUTRA3
Shramana An Shi Gao4 Translated from Sanskrit to Chinese During the Latter Han Dynasty
Thích Thiện Huệ Translated from Chinese to Vietnamese
Lâm Thánh Tri Translated from Vietnamese to English


As a disciple of Buddha5, one should day and night, whole-heartedly recite, contemplate and remember the following Eight Enlightenments of the Great Being:

The First Enlightenment: The world is impermanent6. The country is fragile. The four great elements7 ultimately cause suffering8 and are empty9. The five skandhas10 are non-self11. All of those things appear and disappear. They are constantly changing, deceptive and uncontrollable12. Ultimately, the mind13 is the root of all evil and the body is the accumulation of all karmic wrongdoing. If one meditates and contemplates like that then, one will gradually be distant and liberated from the life cycle of birth and death.

The Second Enlightenment: Excessive desire14 is the cause of suffering. The weariness of birth and death arises from greed and desire. If one is to have less desire then, one’s body and mind are freed from action and delusion.

The Third Enlightenment: The human mind is unwearied, unsatisfied and insatiable. It only wants more. Consequently, this increases the unwise and impure actions and accumulates the wrongdoings. Bodhisattva15 however, is not like that. A Bodhisattva always remembers and understands the principle of contentment16. A Bodhisattva satisfies with a simple life and follows the Buddha’s Pathway. Cultivation of Wisdom17 is a Bodhisattva’s main practice and career.

The Fourth Enlightenment: Laziness18 leads to the decadent downfall. However, practice the Perfection of Diligent Effort19 (Paramita of Diligence) frequently will destroy evil afflictions20 and delusions, subdue the four Mara21 and liberate from the prison of skandhas and worlds22.

The Fifth Enlightenment: The ignorance23 is the cause of life cycle of birth and death. A Bodhisattva always remembers to listen and learn extensively in order to develop, expand and achieve the perfection of wisdom and eloquence24. This enables a Bodhisattva to educate, transform and bring all sentient being to a realm of great joy and happiness.

The Sixth Enlightenment: Poverty leads to many displeasures and resentments, and often associates with the evil conditions that lead to wrongdoings. A Bodhisattva practices the Perfection of Generosity25 (Giving) with equal mind toward both friend and foe. A Bodhisattva does not take ones past wrongdoings into his mind and certainly does not harbor hatred thoughts toward evil person.

The Seventh Enlightenment: The five desires26 are evil sources. Even though one is a laity, one should not be contaminated with worldly desires and pleasures. Instead, one should always aspires the monk’s three robes27 and one bowl28 and having the aspiration to leave home29 and enter a monastic life, to uphold the Buddha’s Pathway purely, practice the way of purity or pure living30 nobly, and be compassionate31 unconditionally toward all living being.

The Eighth Enlightenment: The life cycle of birth and death is burning ragingly and causing endless sufferings to all living being. Therefore, a Great Being should take the Bodhisattva’s Vow32 to rescue all beings from sufferings, to vow to take on and endure the immeasurable sufferings of all beings, and to lead all beings to the ultimate happiness.

The Eight Enlightenments like these are the enlightenments of the Great Being. Buddhas and Bodhisattvas practice the diligence, compassion, and wisdom. They board the Dharmakaya33 (Dharma Body) and sail to the shore of Nirvana34. And then, they return to the realm of birth and death to rescue and carry all living beings across to the Nirvana’s shore. To rescue all beings, Buddhas and Bodhisattvas use these Eight Enlightenments to educate and show all beings the Buddha’s pathway, and let all beings know and understand the suffering of life cycle of birth and death explicitly. So that, living beings can disentangle themselves from the five desires and practice the Eight Noble Paths35. If one is a Buddha’s disciple then, in every single thought one should recite these Eight Enlightenments. This is because these Eight Enlightenments can eradicate one’s endless sufferings and karmic debts36 and can help all beings to advance toward Bodhi37, quickly attain Great Enlightenment38, free from the life cycle of birth and death, and remain in eternal bliss and happiness abidingly.

Glossary

1. Enlightenment: Bodhi (Sanskrit) means awakening, a state of fully awake, no more dilusion and affliction.

2. Great Being: A Great Being is a Bodhisattva, who practices wisdom and compassion toward all beings.

3. Sutra: Sutra (Sanskrit) is a collection of teaching dialogues between Buddha Sakyamuni and his disciples that had been classified and written in books or Buddhist Texts.

4. An Shi Gao: An Shigao or An-Shih-Kao (Chinese: 安世高) was born as a Prince of Parthie. Instead of taking his father’s throne, he chose to leave home and became a Buddhist monk. After becoming a monk, he went to China around 148 A.C. He was the first monk to translate Indian Buddhist Texts into Chinese.

5. Buddha: Buddha (Sanskrit) is a word refers to a being that has fully enlightened or awaken. Our history Buddha is Gotama Buddha who found Buddhism after attained full and supreme enlightenment. He was born as a prince in 623 B.C. in Lumbini Park at Kapilavatthu, northern India (present day Nepal).

6. Impermanent (adj): Anitya (sanskrit) means impermance (n) or impermanent (adj). It is a law or process of everything in the universe is changing constantly, therefore, not being permanent.

7. Four Great Elements: Mahabhuta (skt), Four tanmatra: Prithin (skt) or Earth Solid Matter Element, Apas (skt) or Water, Liquid and Fluid Element, Tjas (skt) or Fire and Heat Element, and Vayu (skt) or Wind, Air, Motion Element. These are the four main elements that help create and support the existence of everything in the universe, from the Sun to Earth, from abiotic to biotic beings.

8. Suffering: Duhkha (skt) means suffering, pain, sorrow, misery. It is a state of being unhappy and pain from both body and mind. Buddha Sakyamuni taught that birth is suffering, growing old is suffering, sickness is suffering, and death is suffering.

9. Empty: Sunyata or Sunya (skt) means emptiness or non-existence. It is a concept of everything that existed in the universe such as the earth, human, animal, water, rock and many more are due to the causes and effects. In other words, everything is created and produced by the causal conditions. Thus, there is no true entity within each of those things being created and produced. Rather, the true nature of those things is the four great elements come together by causal conditions to exist temporarily as described above.

10. Five Skandhas: Panca-skandha (skt) or five aggregates. Beings especially, humans are made up of these five aggregates: Rupa (skt) or form and matter, Vedana (skt) or feeling and sensation, Samjna (skt) or cognition and perception, Samskara (skt) or mental formation, Vijnana (skt) or consciousness. These five aggregates so called “aggregates” because they cumulate or aggregate to cloud or cover-up our Buddha-nature. We are still ignorance and not enlighten because we mistakenly think that these five aggregates are our true entities when they are not. That’s why we’re experiencing endless suffering in the life cycle of birth and death.

11. Non-Self: Anatma or Nairatmyam (skt) means egolessness, selflessness or self-emptiness. Self-emptiness divided into two areas: Self-emptiness of Person (pudgalanairatmya) and Self emptiness of matters or things (Dharma-nairatmya).

12. Uncontrollable: means no chief or no true entity or no real essence, that no one has control over those impermant things.

13. Mind: Citta (skt) means consciousness. In Buddhism the Mind is defined as the “knowing” or “awareness”. The mind has several characteristic such as immaterial, formless and invisible. Yet, it is capable of perceiving, understanding, knowing, and retaining the informations and objects through body senses such as the eye, ear, nose, tongue, and body. Furthermore, it can also think, have thoughts and control our body to perform many actions whether good or bad. These karmic actions cause suffering and fuel the life cycle of birth and death (samsara).

14. Desire: Human beings have endless desires. However, there are five main desires that most occur: desire for money, desire for body form, desire for fame, desire for foods and drinks, and desire for sleep and rest. It can also be desire for color, desire for sound, desire for smell, desire for taste, and desire for touch.

15. Bodhisattva: Bodhisattva Mahasattva (skt) is a person who follows Buddha’s Pathway to seek Great or Perfect Enlightenment like all other Buddhas. Yet, a Bodhisattva also has great compassionate vow or Bodhicitta Vow to liberate all living beings from suffering and not just for a Bodhisattva, himself.

16. Contentment: Satisfaction or contentment. This is the characteristic of happiness. The more we greed and have more desires, the more we suffer as consequences. A person who satisfies or contents with what he or she has in the present and at this moment, he or she is living a happy, peaceful and enjoyable life.

17. Wisdom: Jnana (skt) or Prajna (skt) is True and Perfect Wisdom. Buddha is an enlightened one. A Bodhisattva is a person who seeks great enlightenment to liberate from life cycle of birth and death (samsara) has to practice and cultivate wisdom until he fully attains Buddhahood or Fully Enlightened like the Buddhas.

18. Laziness: Idleness, laziness or effortless. If a person who practices Buddhism is lazy and remiss in practicing or cultivating, he or she not only unable to reach the enlightenment, but also falls back to samsara and continue experience the suffering in the life cycle of birth and death.

19. Perfection of Diligent Effort: Paramita of Diligence or Virya-paramita (skt). Virya (skt) means diligent effort. Paramita of diligence is one of the six parimitas a Bodhisattva must practice and cultivate. Practicing paramita of diligence help us destroy our laziness and allow us to reach enlightenment and liberate ourselves from sufferings.

20. Evil Affliction(s): Sam-klesa (skt) means delusion. Delusions or afflictions are evil because they bother our mind and cause suffering. They also hinder us from attain enlightenment.

21. Four Mara(s): Mara means evil demon. Mara refered as evil demon because it hinders one from attaining the enlightenment. There are four main maras or demons in Buddhism: 1) the mara of death, 2) the mara of heaven, 3) the mara of afflictions, and 4) the mara of five skandhas (form, sensation, perception, condition, and consciousness).

22. World(s): Traidhatuka (skt) or three realms or worlds of existence. In Buddhism, there are three different Realms or Worlds of existence: Kamadhatu (skt) or world of passion, lust and greed (includes human world), Rupadhatu (skt) or world of only form and matter, and Arupadhatu (skt) or world of formless and emty of materials and bodies.

23. Ignorance: Mudha (skt) means stupidity, delusion, not enlightenment, and unable to see the truth. Ignorance causes wrongdoings and impure actions which lead to the suffering of life cycle of rebirth and death.

24. Eloquence: Vaco-patu (skt) means the ability to teach, discuss and debate Buddha-Dharma eloquently and skillfully.

25. Perfection of Generosity: Dana (skt) means to give alms, to make offerings, generosity, and charity. Perfection of Generosity means Dana-Paramita. It is one of the six parimitas a Bodhisattva must practice and cultivate. Buddha taught greed is the source of sufferings and in order to eradicate greed, one must practice giving.

26. Five Desires: Look at Desire.

27. Robes: Buddhist monks have three robes or garments: 1. Antarvasas (skt) or an inner robe with five cassock pieces; 2. Uttarasanga (skt) an outer robe that wear on top of the Antarvasas and it has seven cassock pieces. 3. Samghati (skt) this is a robe that monk wear for Buddhist ceremonies and it has from 9-25 cassock pieces.

28. Bowl: Patra (Skt) means a bowl that Buddhist monks use to alm-begging for foods once a day as a way of living and practicing Buddha Dharma.

29. Leave Home: Pravraj (skt) means leaving home or layman life, become Buddhist monk or nun anh have a monastic life.

30. Pure Living: means to uphold and practice Buddha’s precepts nobly and purely. Or living a life purely without greed and lust.
31. Compassion: Karuna (skt) means loving kindness, mercy, and benevolence. Compassion eradicates hatred.

32. Bodhisattva’s Vow: Means the vow of a Boddhisattva to attain Buddhahood or Great Enlightenment and to rescue all beings from sufferings and to the shore of Bodhi and Nirvana.

33. Dharmakaya: means Dharma Body or Law Body, which is the formless true body, true nature of Buddha.

34. Nirvana: Nirvana (skt) means totally and truly liberated from all ignorances and sufferings. In addition it also means returned to Buddha-nature, no place to be bound to, or attach to, have true freedom and happiness.

35. Eight Noble Paths: Astangika-marga (skt) means eight right ways or noble paths to liberate living beings from sufferings.

They eight noble paths are:
1. Samyag-drsti (skt) means correct or right view about things without delusion;
2. Samyag-samkalpa (skt) means right thought or correct thinking about matters;
3. Samyag-vac (skt) means right speech without any distortion or harm to others;
4. Samyag-karmanta (skt) means right action – actions that beneficial others and ourselves;
5. Samyag-ajiva (skt) means right living or correct occupation – means to avoid having professions that harm sentient beings such as slaughterer, hunter, dealer in narcotics and alcohols;
6. Samyag-vyayama (skt) means right zeal or effort – effort of doing the right and good things for ourselves and others, as opposed to wrongdoings and harmful to others;
7. Samyag-smrti (skt) means right mindfulness and rememberance;
8. Samyag-samadhi (skt) means right meditation and concentration.

36. Karmic Debts: means the accumulation of wrongdoings eons of lifetime ago.

37. Bodhi: Bodhi (skt) means awakening and enlightenment.

38. Great Enlightenment: means to attain Buddhahood or to become Buddha, achieve Supreme Enlightenment.





KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC LƯỢC GIẢI
Hậu Hán Sa Môn An Thế Cao dịch
TT Thích Thiện Huệ


Toàn văn phân ra làm ba, trước là nêu chung, thứ là giải riêng, sau cùng là kết luận.
Nay nói phần đầu:

Là đệ tử Phật, phải ngày lẫn đêm, chí tâm tụng niệm, Tám Điều Giác Ngộ của bậc đại nhân.

Bất kể tại gia, xuất gia, hễ đã quy y nơi Phật, đều là đệ tử Phật. Đã là đệ tử Phật, ắt phải hằng tu Tám Điều Giác Ngộ này. Nói cả ngày lẫn đêm để nêu rõ công phu không gián đoạn. Bảo chí tâm là chỉ sự chân thành tha thiết. Lại nói tụng niệm, để hiển bày văn nghĩa thuần tịnh, ghi nhớ không quên vậy. Tám Điều Giác Ngộ, sẽ chú thích trong văn kết thán.

Thứ hai giải riêng tám điều:
- Trước nhất giác vô thường vô ngã:
Giác ngộ thứ nhất: Thế gian vô thường, quốc độ mong manh, tứ đại khổ không, năm ấm vô ngã, sinh diệt đổi dời, hư ngụy không chủ, tâm là nguồn ác, thân là mọi tội, quán sát như vậy, xa dần sinh tử.

Đây là cửa đầu nhập đạo, trước bầy pháp ngã pháp hai chấp. Trước tiên, quán thế gian vô thường, quốc độ mong manh, như các thứ bờ cao thành hồ, hang sâu hóa gò, quán như vậy, ắt nơi y báo (1) không còn tham cầu. Thứ đến do bốn đại quán thân, đất nước gió lửa gây hại lẫn nhau, nên có 404 bệnh khổ. Đại nào cũng không thật tính, nên cứu cánh đều không. Lại do năm uẩn quán tâm, thọ tưởng hành thức hợp cùng sắc thân gọi là năm ấm, nơi đây thực chẳng có ngã và ngã sở, chỉ là pháp sanh diệt biến hoại đổi dời trong từng sát na, không thật nên hư ảo, chẳng chân thành giả ngụy. Chỉ do nơi các tướng đổi thay nên thật không chủ, do vậy nơi chánh báo (2) không khởi tâm tham đắm. Lại thân tâm chính báo này, dẫu ta có yêu mến nó, cũng chí luống công chẳng được lợi ích, mà còn do vừa mê sáu trần duyên cảnh, cho là tướng tự tâm, tâm lập tức trở thành cội gốc của tội ác. Vừa mê bốn đại tưởng tướng của tự thân, thân liền thành chỗ chứa mọi tội lỗi. Nếu không xét thấu điều này, tất hại cho sự an lành vô cùng. Có quán sát được vậy, ắt hai chấp thân tâm giảm nhẹ, đó là phương tiện thứ nhất xa dần sinh tử.

- Thứ hai giác thường tu thiểu dục:
Giác tri thứ nhì: Đa dục là khổ, sinh tử nhọc nhằn, do tham dục khởi, thiểu dục vô vi (3), thân tâm tự tại.

Đã do điều giác ngộ thứ nhất hàng phúc kiến hoặc (4) nay lại do điều giác ngộ thứ hai hàng phục tư hoặc (5) vậy. Tư hoặc tuy nhiều, dục tham đứng đầu, hễ tu thiểu dục, tất ngộ vô vi mà được tư tại.

- Thứ ba giác tri túc thủ đạo.
Giác tri thứ ba: Tâm không chán đủ, chỉ hay đa cầu, tăng trưởng tội ác, Bồ Tát không vậy, thường niệm tri túc, an bần giữ đạo, Huệ là sự nghiệp.
Đã tu thiểu dục, nên tu tri túc, bằng cách chuyên tâm nơi huệ nghiệp vậy. Người đa dục không tri túc, ngăn che trí huệ vô cùng. Nay nơi thiểu dục, lại thêm tri túc, tất huệ nghiệp tự nhiên thăng tiến.

Thứ tư thường hành tinh tiến:
Giác tri thứ tư: Giãi đãi đọa lạc, thường hành tinh tiến, phá ác phiền não, hàng phục bốn ma, ra khỏi nhà ngục ấm giới.

Phàm gọi là thiểu dục tri túc, chính là muốn tự xét sức mình để làm các việc. Nếu mượn cớ tri túc mà ngồi trong hầm giãi đãi, tất đọa lạc càng sâu, nên phải thường hành tinh tiến để phá trừ hai món phiền não kiến tư. Trừ ma phiền não, ắt hàng phục được hết ấm ma, tử ma (6), có như vậy mới ra khỏ nhà ngục ngũ ấm thập bát giới (7).

-Thứ năm giác đa văn trí huệ.
Giác ngộ thứ năm: Sinh tử ngu si, Bồ Tát thường niệm, quảng học đa văn, tăng trưởng trí huệ, thành tựu biện tài, giáo hóa hết thảy, khiến được vui lớn.

Tuy nói tinh tiến, mà không quảng học đa văn để tăng trưởng trí huệ, tất thành cái lỗi ám chứng (8), lai có nghe mà không huệ, như đem lửa tự đốt; có huệ mà thiếu nghe, như cầm dao tự cắt. Nghe (Văn) và Huệ phải đầy đủ, mới tự lợi lợi tha.

-Thứ sáu giác bố thí bình đẳng.
Giác tri thứ sáu: Nghèo khổ đa oán, thường kết ác duyên, Bồ Tát bố thí, oán thân bình đẳng, không nhớ ác cũ, không ghét ác nhân.

Tuy có trí huệ mà không phúc đức, cũng không sao tự lợi lợi tha, nên cần hành đủ tam đàn vậy. Biết nghèo khổ nhiều oán trái, nên hành bố thí, đó là tài thí. Rõ oán thân nên bình đẳng, mà không nhớ ghét, tức vô úy thí. Pháp thí như văn trên đã nói, nay thêm tài thí và vô úy thí để đủ tam đàn vậy.

-Thứ bảy giác xuất gia phạm hạnh.
Giác ngộ thứ bẩy: Năm dục tội lỗi, tuy là tục nhân, không nhiễm dục lạc thế gian, thường niệm pháp thí, ba y một bát, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao vời, từ bi mọi loài.

Tuy trí huệ phúc đức, nếu không dứt hẳn ngũ dục gia đình, ắt không sao thiệu long Tam Bảo, thụ trì Phật pháp. Phải biết ba đời chư Phật, chưa từng không thị hiện thân xuất gia mà thành đạo cả. Tam y (9), một là An Đà Hội, hai là Ưu Đa La Tăng, ba là Tăng Già Lê. Nên tuy cư thân xuất gia mà không giữ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao vời, tư bi với muôn loài, tất chỉ là gã trộm Phật hình nghi, càng gây thêm tội, phải hiểu rõ như vậy.

-Thứ tám giác đại tâm phổ tế.
Giác tri thứ tám: Sinh tử thiêu đốt, khổ não vô cùng, phát tâm đại thừa, cứu vớt hết thảy, nguyện thay chúng sanh, chịu vô lượng khổ, khiến mọi chúng sanh, tất cánh an lạc.
Tuy đã xuất gia, không phát tâm Đại thừa rộng độ, tất từ tâm không trọn, không phát tâm chịu khổ thay chúng sanh, ắt bi tâm không vẹn. Từ bi trọn đủ mới thức là người con chấn hương gia nghiệp nhà Phật.

Phần kết thán:
Tám điều như vậy, là chỗ giác ngộ của Bậc Đại Nhân, chư Phật bồ Tát tinh tấn hành đạo từ bi tu huệ, ngồi thuyền pháp thân đến bờ Niết Bàn lại vào sinh tử độ thoát chúng sanh, dùng tám điều này khai đạo tất cả, khiến các chúng sanh rõ sinh tử khổ, xả bỏ ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nếu đệ tử Phật, trong hằng mỗi niệm, tụng tám điều này, diệt vô lượng tội, tiến đến Bồ Đề, tốc chứng chính giác, vĩnh đoạn sanh tử, thường trụ khoái lạc.

Từ Tu Tám điều như vậy trở xuống đến chữ thứ 16, kết thành danh nghĩa. Từ Tinh Tiến hành đạo trở xuống đến chữ thứ 16, kết thành công đức tự giác. Thuyền Pháp thân chỉ cho đức tánh giác ngộ, bờ Niết Bàn hiển bày chỗ tu đức. Từ Lại vào sinh tử độ thoát chúng sanh trở xuống đến chữ thứ 32 (tu tâm thánh đạo), kết thành công đức giác tha, chỉ có tự giác mới giác tha được. Từ Nếu đệ tử phật cho hết phần kết thán, kết thành công đức tụng niệm. Đã thường tụng văn này, tất khéo hiểu chân ý nghĩa, nhờ khéo tư duy nghĩa này, mà có thể tự giác giác tha. Do vậy diệt tội lỗi và đoạn trừ sinh tử khổ, hướng đến bờ giác và chứng được sự an lạc vĩnh hằng.


Chú Thích Kinh Bát Đại Nhân Giác

Y Báo: Y báo và chánh báo gọi chung là nhị báo. Y báo còn gọi là Y qủa, tức quốc độ,thế giới, nhà cửa, khí cụ các thứ, do nghiệp đời trước mà chúng sanh cảm được, thân của chúng sanh nương các thứ này mà tồn tại, nên gọi là Y báo.

Chính báo: Còn gọi là Chính qủa, tức thân ngũ uẩn, chúng sanh do nghiệp đời trước mà cảm được thân này, đó là qủa báo chính, nên gọi là chính báo (xem Hoa Nghiêm Đại sớ 1)

Vô Vi:

Kiến tư: Là Kiến hoặc và Tư hoặc, còn gọi là Kiến Ái, Kiến Tu, Tứ Trụ, Nhiễm Ô Vô Tri, Chi Mạt Vô Minh, Thông Hoặc, Giới Nội Hoặc, đều khái qúat gọi chung phiền não của Tam Giới.

Kiến Hoặc: Các loại vọng kiến, phân biệt và suy lường lệch lạc của các đạo lý, mà phát sanh ra các thự vọng hoặc như Ngã Kiến, Biên Kiến.

Tư Hoặc: Các mê tình như Tham, Sân, Si, các vọng hoặc phát khởi do tư lự các sự vật ở thế gian.

Như vậy dựa theo sự mê chấp, gọi là Kiến hoặc là Lý hoặc, Tư Hoặc là Sự Hoặc. Vì Kiến hoặc là những thứ tà tưởng, thường kiên, ngã kiến phát sanh bởi sự mê lầm chân lý, vô thường, vô ngã, và vì Tư hoặc là những vọng tình tham sân si phát sinh do sự mê nhiễm sắc thanh của cás sự vật ở thế gian. Song phâng Kiến, hoặc, Tư Hoặc theo mê lý và mê sự, là theo Pháp Tướng của Tiểu Thừa Câu Xá. Còn theo Pháp Tướng của Đại Thừa Duy Thức, thì phân loại theo hai thứ Phân Biệt khởi và Câu Sinh khởi. Hai chướng phiền não là sở tri do Phân Biệt khởi là Kiến hoặc, hai chướng phiền não và sở tri do Câu Sinh Khởi là Tư Hoặc.

Lại gọi là Kiến vì gồm hai nghĩa.

a) Các hoặc bị đoạn trừ khi chiếu kiến chân lý, nên gọi là kiến hoặc
b) Kiến có nghĩa suy lường, hoặc này lấy suy lường làm tính, nên gọi là kiến hoặc.

Tư cũng có hai nghĩa:

a) Một khi đã kiến thấy chân lý đoạn kiến hoặc rồi\, lại tư duy tu tập chân lý để đoạn hoặc này, nên gọi là tư hoặc.
b) Vì tư duy thế gian, vọng chấp sự vật mà khởi hơặc nên gọi là tư hoặc.

Cả hai hoặc này là nhân chính thọsinh tử trong tam giới, đoạn hai hoặc này mới thoát được sanh tử trong tam giới. Ðoạn hoặc cũng theo thứ tự, trước đoạn kiến hoặc, sau đoạn tư hoặc. Kiến hoặc có tính mãnh lợi, khi kiến (thấy) đế lý liền đoạn sạch. Còn tính hoặc có tính độn muội , phải nhiều lần tư duy đế lý mới từ từ đoạn được. Vị đoạn kiến hoặc gọi là kiến đạo, vị đoạn tư hoặc gọi là tu đạo. Vị đoạn cả hai hoặc gọi là Vô Học đạo.

Thiên Thai Tông quy kết hết thảy vọng hoặc làm ba thứ:
a) Kiến Tư là chướng ngăn Niết Bàn.
b) Trần Sa là chướng ngăn Bồ Ðề.
c) Vô Minh là chướng ngăn Trung Ðạo thật tướng.

Tư Hoặc:
Ấm ma, Thiên ma, Tử Ma: Gọi là Tam Ma. Chỉ trì tập âm nghĩa giải thích Tam Ma như sau:

1) Phiền não ma: Chỉ hết thảy vọng hoặc trong Tam giới, các vọng hoặc này nhiễu loạn tâm thần hành giả, khiến không thành tựu Bồ đề được, nên gọi là Phiền não ma. Ngũ ấm ma được nhiếp trong ma này.

2) Thiên ma: Tức trời thứ sáu của dục giới. Nếu người nào muốn cần tu các thắng thiện để siêu xuất sinh tử của Tam giới, ắt bị Thiên ma này chướng ngại, tạo nên đủ nhiễu loạn, khiến hành giả không thể thành tụu được thiện căn xuất thế. Gọi đó là Thiên ma.

3) Tử ma: Chỉ bốn đại phân tán, cái chét ngăn chận sự kéo dài huệ mệnh, nên gọi là Tử ma.
Lại Trí Ðộ Luận quyển năm và Nghĩa Lâm Chương quyển sáu gọi Phiền Não ma, Ấm ma, Thiên ma và Tử ma là Tứ ma.

1) Phiền não ma: Các thứ phiền não tham dục , san khuể thường gây não hại thân tâm, nên gọi là Ma.

2) Ấm ma: Hay còn gọi là ngũ chúng ma, tan dịch là Uẩn ma. Năm ấm thường sinh đủ mọi khổ não, nên gọi là Ma\.

3) Tử ma: Sự chết hay đoạn mệnh căn của người nên gọi là Ma.

4) Thiên ma: TứcTha Hóa Tự Tại Thiên Tử Ma, tân dịch là Tự Tại Thiên Ma, là ma vương của trời thứ sáu dục giới\, thường phá ại các thiện sự của người, nên gọi là ma. Chỉ có ma này trong tứ ma là bổn pháp, còn ba thứ kia theo ý nghĩa mà gọi là ma.

Thập bát giới: Gồm lục căn (Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý). Lục trần: (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), và lục thức (nhãn cho đến ý thức). Giới có hai nghĩa sai khác, vật này vật nọ không xen tạp được nhau. Ðại Thừa Nghĩa Chương quyển tám mạt (Giới là phân giới, do các pháp có tính khác biệt gọi là "Giới"). Vì lục căn, lục trần, lục thức có tính cách khác biệt, nên gọi chung là 18 giới. Lại Câu Xá Luận quyển nhất nói: "Giới có nghĩa các loại pháp (pháp chủng tộc), như trong một núi có nhiều loại như đồng, sắt, vàng, ... gọi là đa giới (nhiều chất loại). Như vậy một thân hoặc một tương tục có đến 18 loại pháp chủng tộc, gọi là 18 giới. Hiểu theo nghĩa trên, giới của Tam giới và Thập Bát giới là giới theo Ða giới, không nên hiểu theo là pháp giới.

Ám Chướng: Chuyên lấy tọa thiền làm công phu , còn nơi văn nghĩa của nghĩa lý thì mờ ám.

Tam Y: Y phục do Phật chế phân làm ba loại:

1) Tăng Già Lê (Sanghati) dịch là Chú Tụ Thời Y. Y này để mặc vào những lúc đại chúng tề tập truyền giới hay thuyết giới.

2) Uất Ða La Tăng (Uttarasanga) dịch là Thượng Y (y trên) mặc trên y An Ðà Hội .

3) An Ðà Hội (Antarvasaka) dịch là Trung Trước Y (áo mặc bên trong).
Sau này ba y được theo Ðiều , như An Ðà Hội là Ngũ điều y, Uất Ðà La Tăng là Thất Ðiều Y, và Tăng Già Le là Cửu Ðiều trở lên, hay còn gọi là Ðại y.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

tangbong.Lúc trước nguynlinhtam nghe PS Tịnh Không giảng ngài có nói:
Có 1 người sống ở bên Mĩ phát tâm dịch Kinh sang Tiếng Anh đã dịch được rất ư là nhiều Kinh Điển nhưng mà ông ta đến nói với PS là những bài dịch Kinh đó người ta xem không hiểu không dùng được. PS bảo là muốn dịch Kinh thì trước hết cần phải có 1 người có tu có chứng giảng tường tận bộ Kinh đó nhiên hậu mới dịch ra. Và cần phải có rất nhiều người như xưa kia Pháp trường dịch Kinh của Huyền Trang Đại Sư và ngài Cưu Ma có cả mấy trăm, mấy ngàn người và lúc bấy giờ có rất nhiều chữ mới được tạo ra. Và với lại người dịch Kinh phải hiểu biết sâu rộng ngoại ngữ lẫn danh từ phổ thông trong Phật Học. PS nêu ví dụ:
Quy y Phật nhị túc tôn. (Quy y Phật phước huệ viên mãn)
Nếu mà dịch trực tiếp nghĩa là: Quy Y Phật 2 cái chân tôn kính, vì túc là chân.


A Di Đà Phật


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Qui y Phật nhị túc tôn
nghĩa là nuơng về theo Phật, đấng tôn kính (đày đủ) trong 2 cõi Trời, người.
Vì Phật là Thiên, Nhân sư (thầy của trời, người)
Vì sao chỉ nói có trời và người ? vì các loài chúng sinh khác không có trí bát nhã, không thể truyền bá đạo Phật được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính Đạo Hữu binh
Đạo Hữu có viêt:
binh đã viết:Vì sao chỉ nói có trời và người ? vì các loài chúng sinh khác không có trí bát nhã, không thể truyền bá đạo Phật được.
Xin xem lại :PHẨM THẾ CHỦ DIỆU NGHIÊM THỨ NHẤT-KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM
http://daitangkinhvietnam.org/kinh-bo-b ... he-chu-die

Tễu : Kính kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cảm ơn đ/h Tễu đã nhắc nhở. tangbong tangbong
Các loại chúng sinh như chư vị thần thánh đều hình dạng người và có trí tuệ, nên họ có thể nghe pháp, hiểu pháp.

Ý tôi nói là trong 6 loại chúng sanh: thiên, nhân, A tu la, địa ngục, ngã quỉ, súc sanh.
Thì súc sanh không thể nghe pháp
Địa ngục không được nghe pháp. Vì nếu có tiếng niệm Phật hay nói pháp ở dưới địa ngục thì địa ngục đã bị phá hủy rồi (theo kinh địa tạng)
Ngã quỉ thì chỉ tìm tòi ăn uông, vì đói khát triền miên, không có tâm nghe pháp
A tu la thì chỉ sân hận, lo chiến tranh, không thể tu đạo.

Tuy nhiên cũng vẫn có trường hợp ngoại lệ, tỷ dụ như trong kinh Pháp Hoa: Vãn có các vua A tu la đến nghe pháp, và nàng Long nữ (súc sanh) vẫn thành Phật.
Nhưng tổng quát thì chỉ có 2 loài là trời và người mới có tâm tu đạo.
Tóm lại, trong 6 cảnh giới, (thiên, nhân, a tu la, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục) thì Đức Phật dậy dỗ chúng sinh ở 2 cảnh giới cao nhất (thiên nhân sư) Vì chúng sinh ở 2 cảnh giới này dễ giáo hóa hơn những chúng sinh ở các cảnh giới khác.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật...

Nhị túc = 2 thứ đầy đủ ...

dct nhớ trong mấy bài Quy Y có câu
...."Quy Y Phật đấng phước trí vẹn toàn"

2 cái đầy đủ là Phước và Trí

Phật không những là thầy của trời và người còn là cha của 4 loài nữa...
Phật cũng xuống Long Cung để giáo hóa...hoặc thị thị hiện vào tất cả các loại hình chúng sanh để giáo hóa...

Bát Nhã là nói thể, tất cả chúng sanh đều đồng 1 thể,
Có tích 1 con chuột trốn duới bàn thờ Phật mỗi ngày nghe ông sư tụng kinh Pháp Hoa mà kiếp sau trở thành vị Đại Thiền Sư.
Két cũng không thẹn với loài người + trời mà cũng vãng sanh,
Trong kinh thường nói "Thiên Long" (bát bộ) ... Thiên, Long là đại diện cho 8 bộ chúng, trong đó có trời, có người, có súc sinh, có thần, có quỉ .v.v...

Sao lại không nói "Thiên Nhân Bát Bộ" mà nói .... Thiên Long ...
Thiên đại diện là nói người trời, quỉ thần, ..yêu mị....
Long là đại diện cho các loài súc sinh...(Ma Hầu La Già, Khẩn Na La,.....cho tới .......heo bò gà chó)

Cho nên nói chung là Thiên Long... chứ cũng chẳng nói Thiên Nhân..., cũng là chúng sanh trong tam giới. Như trong các pháp hội, các loài này cũng có mặt...

Phật dùng 1 thứ âm thanh, chúng sanh mọi loài đều tự hiểu.


Địa Ngục không phải chỉ là nơi bị ngục hình (như trong núi Thiết Vi), cũng là nơi sinh hoạt của quỉ đạo.
Phật Bồ Tát thị hiện vào Địa Ngục cứu chúng sanh cũng nhiều, nhưng chúng sanh trong Địa Ngục thì khó giáo hóa hơn chúng sanh ở loài khác. Vì toàn là "ngũ nghịch thập ác" không hà...cho nên không dễ độ.
Nếu chúng sanh ở Địa Ngục không độ được Bồ Tát Địa Tạng cũng chẳng vào đó làm gì...("Địa Ngục Vị Không Thệ Chẳng Thành Phật")

Nếu nói không có tâm nghe pháp cũng không đúng lắm, mà là duyên chưa đến để được nghe Pháp,
Ví như trong truyện mình cũng thường thấy Bồ Tát Quán Thế Âm đem đồ ăn đến bố thí cho loài Ngạ Quỉ, mà bố thí xong chẳng lẽ quay đi mà không nói một bài pháp gì sao ???
Quỉ thì cũng có loài nhiều của, ít của, giống như ở thế giới mình có người nghèo khổ có người giàu, đâu phải người giàu mới tu được, còn nghèo thì không ???
Nếu họ có tâm hướng về Phật pháp thì họ cũng sẽ tu, hộ trì Phật pháp vậy.

A Tu La cũng có loài tu hành, cũng là loại "quỉ cấp cao"...cũng có mặt trong 8 bộ chúng ...cũng quy y tam bảo. (không quy y tam bảo mà được nghe nhiều pháp hội Phật thuyết sao???)

Chúng sanh bình đẳng, có duyên thì Phật độ, không có chúng sanh nào "giỏi" hơn chúng sanh nào hết, chỉ là nhân duyên chưa đầy đủ để được độ.
Két, heo, gà ... vãng sanh hết trơn rồi ...mà .......dct chưa vãng sanh nữa....hic hic :((
Nam Mô A Di Đà Phật...


Hình ảnh
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< >:D< >:D<


TÂM là gì ?

Xin được góp Ý như sau : TÂM là tất cả ! Nhất thiết do TÂM tạo ,

Trích Kinh Hoa Nghiêm : TÂM NHƯ HOẠ SĨ KHÉO
VẼ THẾ GIỚI MUÔN MÀU
CẢNH NGŨ ẤM THẾ GIAN
KHÔNG PHÁP NÀO KHÔNG TẠO
Bài Kệ về TÂM :
BA ĐIỂM NHƯ SAO SÁNG
NÉT NGAN TỢ TRĂNG TÀ
ĐOẠ SA HAY THÀNH PHẬT
CŨNG TÂM ẤY MÀ RA ( Bản đồ Mười Pháp Giới )

Như trên đã viết thì chữ TÂM đứng riêng một chữ thì có nghĩa : Một là tất cả, tất cả là một .
Và còn một Ý nữa trong Pháp Bửu Đàn Kinh , Lục Tổ nói : TÂM VÔ HÌNH TƯỚNG ĐÓ LÀ TRÍ HUỆ TÂM ( Trí Huệ là Trí Bát Nhã )

Còn chữ TÂM có ghép thêm chữ nào đó thí dụ : Tâm Tuệ, Tâm Linh, Tâm thiện , Tâm ác v.v… thì quí Bạn dễ hiểu về nghĩa tuỳ theo chử nào ghép chung với chữ TÂM.
>:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách