Nghe Kinh tiêu nghiệp

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Nghe Kinh tiêu nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Trích Sự Nghiệp Hoằng Hóa Của Hòa Thượng Tuyên Hóa

32. Giang Tây hoằng pháp.

Vào tháng 5 năm 1948, sau lễ truyền giới mùa Xuân tại Chùa Nam Hoa Ngài đã nhận lời mời của nhóm chuyển pháp luân là nữ Lão cư sĩ Lâm Hoàng Chú Tai đến Huyện Nam Thanh Tỉnh Giang Tây để giảng Kinh A Di Đà.

Khi ấy có hơn trăm người tham dự và do thành tâm nghe pháp nên trong pháp hội đã có nhiều sự cảm ứng không thể nghĩ bàn.



a) Nghe Kinh tiêu nghiệp.

Trong nhóm này có cư sĩ Vạn Quả Lạc bị bệnh ma ám trên mười năm. Tuy có bệnh mà ông vẫn đi thường tới Chùa tu tập, nên ông chắc chắn rằng đây là một căn bệnh do ma ám. Ông đã từng thỉnh chư Tăng, đạo sĩ, pháp sư giảng kinh thuyết pháp, ông cũng lạy Đại Bi Sám, Lương Hoàng Bảo Sám, tụng Kinh Du Già, phóng sanh, phóng âm hồn, cúng vong, thí thực cô hồn....Tất cả công đức Phật sự ông đều làm nhưng vẫn không có hiệu quả. Nhưng khi ông nghe giảng kinh A Di Đà, ma chướng trong người ông tự dưng biến mất và ông không bao giờ bị nó quấy rầy nữa.

b) Bệnh liệt được khỏi.

Một người khác trong chúng là nữ cư sĩ trẻ họ Từ tuy bán thân bất toại nhưng vẫn cố đến nghe giảng Kinh Di Đà, dần dần bệnh cô bình phục.

Lúc bấy giờ hai sự việc trên đã được lưu truyền rộng ra. Điều này cho thấy không những niệm Phật, bái Sám trừ được ma chướng mà nghe Kinh thuyết pháp nghiệp chướng cũng được tiêu trừ.

Sau khi giảng kinh A Di Đà xong, Ngài trở về Chùa Nam Hoa. Trong tháng kế đó có một bọn cướp xông vào Chùa có ý cướp phá. Trong đêm khuya chúng đấm cửa và la to rằng chúng là Đại diện của Chánh quyền đến vì việc quân cơ. Ngài đã không chịu mở cửa. Nghe tiếng cướp đến những người trong Chùa vội chạy tìm chỗ trốn. Hai đệ tử của Ngài thì núp dưới gầm giường, chỉ còn Ngài đứng một mình trơ trọi và sau cùng phải mở cưả. Bọn cướp xông vào dơ cao gậy gộc súng ống hùng hổ hỏi:

- Tại sao ông không mở cưả?

- Các ngươi là một bọn cướp, các ngươi đến đây với ý đồ cướp của, không phải để bố thí. Các ngươi nghĩ sao? Nếu các ngươi là tôi, các ngươi có mở cửa không?

Chúng liền chĩa súng vào phía Ngài rồi thét lên:

- Đem tiền ra đây mau!

Đang mặc chiếc áo rách cố hữu, Ngài điềm nhiên trả lời:

- Các ông thấy áo tôi đang mặc đây rồi nghĩ coi tôi có phải là một người giàu có không?

- Không, nhưng...

Chúng nhìn quanh rồi nói thêm:

- Nhưng Đồ đệ của ông chắc là phải có tiền.

- Nếu Thầy không một xu dính túi, hẳn là Trò phải nghèo xác nghèo xơ.

Tuy nhiên bọn cướp vẫn xông xáo lục lọi Chùa, Ngài theo chúng bén gót quở trách:

- Này, các ngươi đừng có lấy đi một thứ nào à nghen!

Sau cùng bọn cướp phải ra về tay không.




33. Từ biệt Vân Môn

Mùa Đông năm 1948, có một nữ cư sĩ người Mỹ tên Ananda Jennings. Bà thuộc một gia đình Thiên Chúa giáo, vì quyết tâm nghiên cứu Phật pháp và ngưỡng mộ đức hạnh của Lão Hòa Thượng Hư Vân nên tới Chùa Nam Hoa lễ bái Hư Lão. Đúng lúc này Ngài vừa tới Nam Hoa Tự nên ba vị chụp hình lưu niệm. Mùa Xuân 1949 sau khi Đại Giới Đàn viên mãn, bà theo Hư Công ra Bắc đến Đại Giác Thiền Tự ở núi Vân Môn, Huyện Khổng Minh, Tỉnh Quảng Đông và lưu lại đó một thời gian ngắn. Cho đến cuối năm ấy, Ngài từ chức Giám Luật và dồn thời giờ đọc bộ Đại Tạng, ấn bản Long Tạng.

Trong lễ truyền giới năm 1949 tại Chùa Nam Hoa, Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân là Pháp chủ truyền giới sư, còn Ngài là một trong bảy Chứng minh sư. Sau lễ truyền giới, Ngài đã cùng Lão Hòa-thượng đi lên miền Bắc. Rồi Hòa-thượng tiếp tục đi Vân Môn còn Ngài trở về Nam Hoa.

Sau đó Ngài đã một mình từ núi Vân Môn đi đến Chùa Đại Giác trên đường núi cheo leo khúc khuỷu, dài khoảng tám dặm lại có nhiều dã thú và các quái vật hung tợn nhưng Ngài không chút sợ hãi vẫn tiến bước. Trời sập tối, trước mặt Ngài là một đám mây đen nên khó mà nhận ra phương hướng để tiếp tục đi. Đột nhiên Ngài thấy có một nhóm đèn nhỏ hiện ra trong hư nên liền đi theo đốm sáng đó. Ngài đi được chừng một trăm bước thì ánh sáng đó bỗng biến mất và đang lúc định thần nhìn thử xem mình ở đâu, thì Ngài đã thấy mình đang đứng trước cổng Chùa Đại Giác.

Sau khi đảnh lễ Lão Hòa Thượng, khi hỏi về việc cuộc hành trình của Ngài, Hòa Thượng đã không khỏi ngạc nhiên vì trong đêm tối mà Ngài đã tìm ra được lối đi trên con đường hiểm trở này. Hòa Thượng nói;

- Ngay cả ban ngày mà người ta còn dễ bị lạc trên con đường này huống chi nói đến việc đi trong đêm. Con đến đây được trong đêm tối đen như mực này thì thật là lạ.

Sau đó Hòa Thượng đã giao cho Ngài chức Tri chúng tại Chùa Đại Giác ở Vân Môn, cũng như Ngài đã được cử giữ chức này tại Nam Hoa. Lúc bấy giờ vào mùa hè, vì không quen thủy thổ ở đây nên Ngài đã nhuốm bệnh và xin phép Hòa Thượng đi Quảng Châu trị bệnh.

Thấy Ngài quyết chí ra đi, Lão Hòa Thượng cầm tay Ngài ân cần dạy:

- Chuyến ra đi này có lẽ chúng ta không còn dịp gặp lại nữa. Con hãy nỗ lực trên con đường hoằng dương chánh pháp, nhân danh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói lên chánh pháp và hãy thiết lập Đạo tràng để nối tiếp sự nghiệp của Lịch Đại Tổ Sư. Như vậy đường con đi sẽ được chói sáng bằng vô lượng hào quang. Hãy dõng mãnh tinh tấn và vun trồng giới đức đừng cô phụ niềm kỳ vọng ta đặt nơi con.

Muà hè 1949 Ngài đến Chùa Lục Dung ở Quảng Châu mà vị Trụ trì là Lão Hòa Thượng Minh Quán. Hòa Thượng là một vị sư già có bộ râu dài đã từng cùng Ngài dự khóa thiền thất trong suốt mười tuần lễ tại núi Thanh Sơn khi xưa. Vừa đến Ngài được Hòa Thượng cử làm Tri chúng, Ngài đáp ứng, là chỉ lưu lại trong thời gian một tháng và định Trung Thu rằm tháng tám sẽ trở về Vân Môn nhưng nào ngờ hai tuần lễ sau thì con đường đi Vân Môn bị cắt ở Thiều Quan vì tình hình chiến cuộc. Không thể đi Vân Môn được Ngài phải lưu lại Chùa Lục Dung.

Lúc bấy giờ trong quỷ Chùa Lục Dung có năm trăm lạng vàng và ba ngàn Mỹ kim bằng bạc (tương đương năm mươi ngàn Mỹ kim đương thời.) Sau khi Thiều Quan thất thủ, Ngài khuyên phương trượng Minh Quán:

- Tôi đề nghị ba cách sau đây, Thầy xét dùng bất luận cách nào cũng có ích cho Thầy. Một là lấy tất cả tiền bạc hiện có tại Lục Dung và phân cho tất cả trên ba mươi vị Tăng ở đây, đừng kể tôi vì tôi không muốn nhận bất cứ cái gì. Sau khi phân chia, các thầy hoặc rời Chùa hoặc ở lại nhưng nếu họ muốn ở lại thì phải tự túc. Đừng để lại khoản tiền chung nào cả.

Cách thứ hai là đem tất cả tiền đi Hương Cảng gởi tại một ngân hàng ở đó, giữ tiền tại đây chỉ vô ích. Thiều Quan đã thất thủ và Quảng Đông sẽ mất theo. Nếu Thầy gởi tiền tại Hương Cảng thì trong tương lai, khi Thầy đến đó, Thầy có thể dùng được.

Cách thứ ba là đem tất cả tiền đi Hương Cảng, mua một miếng đất và cất một Tu viện rồi di chuyển chư Tăng ở Lục Dung đến đó và Thầy lại làm Phương trượng như cũ. Bất cứ cách nào trong ba cách ấy đều có lợi.

Nhưng sư Minh Quán không có tự tin để thực hành một trong ba cách mà Ngài đã đề nghị, Sư đứng trơ ra nói:

- Nhân quả việc này quá lớn! Tôi không dám di chuyển món tiền này, tôi không đủ tư cách.

Sáng ngày 18, Ngài không đến công phu khuya vì bị đau đầu. Mặc dầu Ngài là một trong ba vị lớn trong Chùa có quyền vắng mặt trong khóa lễ sáng, khi Sư Minh Quán nghe trình rằng Ngài đã vắng mặt, Sư quở Ngài lười biếng. Vì biết rằng có biện bạch với Sư cũng vô ích, nên Ngài chuẩn bị ra đi mặc dầu không có lấy một xu trong túi. Lúc bấy giờ sư Minh Quán van nài:

- Thầy không đi được! Không có Thầy thì tôi biết xoay xở làm sao?

Nhưng Ngài đã quyết định qua Hương Cảng hoằng pháp nơi mà Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo rất thịnh hành, và lối sinh hoạt ở đây rất Tây hóa. Tuy không tiền nhưng Ngài vẫn ra nhà ga và đã gặp hai vị cư sĩ Tạ Khoan Huy và Trần Khoan Mãn cũng đi Hương Cảng, họ liền mua vé cúng dường Ngài. Nhận vé xong Ngài trở lại Chùa Lục Dung để từ biệt Phương trượng Minh Quán. Phương trượng liền sai Thị giả chạy theo nhét vào tay Ngài mười Mỹ kim nhưng Ngài vứt xuống đất nói:

- Thầy đưa tôi cái thứ tiền không thanh tịnh này làm gì?

Đây là lần ra đi cuối cùng của Ngài từ Lục địa Trung Hoa. Ba ngày sau, ngày 22 tháng tám Quảng Đông bị mất. Lão phương trượng và các đệ tử ra ga mang theo nhiều vali và rương nhét đầy vàng bạc nhưng khi họ lên tàu thì tất cả của cải đều bị tịch thu. Mãi sau khi Sư Minh Quán gặp lại Ngài ở Hương Cảng, Sư than rằng:

- Nếu trước kia tôi sớm nghe lời Thầy thì đâu đến nỗi!

- Này Thầy, Thầy có nghĩ rằng Thầy đã mắc một lỗi lầm lớn về nhân quả hay không? Nhưng Thầy có gì đâu mà lo? Thầy còn bộ râu của Thầy mà..



Ngài từng nói: Bất cứ ai cũng có thể giác ngộ nhưng hãy rủ bỏ tất cả những gì mà bạn không rủ bỏ được, và rủ bỏ một cách thật mạnh mẽ.

Từ đó Ngài lưu lại Hương Cảng, vì thời thế loạn lạc không thể trở về núi Vân Môn thân cận Lão Hòa Thượng nhưng Ngài vẫn thường thơ tín qua lại vấn an và còn tận lực trợ giúp Lão Hòa Thượng trùng tu Thiền Tự.

Năm 1958 Hư Công tự tay biên thảo, giải thích ý kệ trong quyển “Tăng Đính Đạo Ảnh Phật Tổ.” Đây là một cống hiến giá trị cho Phật giáo. Đồng thời Hư Công cũng gởi cho Ngài một lá thơ như sau:

“Độ Luân Nhân giả huệ giám:

Đã lâu xa cách, gần đây Nhân-giả hoằng pháp độ sanh ra sao? Mới đây tôi vừa viết thêm một bộ “Phật Tổ Đạo Ảnh.” Xin gởi tặng Nhân-giả tham khảo lưu niệm, hy vọng cùng được lợi cho mình và lợi cho người.

Nay trân trọng,

Pháp Hỉ,

Hư Vân cẩn bái. Ngày 2 tháng 12 năm 1958”

http://chuakimquang.com/vn/Gioi-Thieu/B ... -Tri-Benh/


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách